Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/2007/QĐ-UBND

Nha Trang, ngày 13 tháng 12 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH QUY ĐỊNH ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT, MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II (2007 - 2010), TỈNH KHÁNH HÒA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KHÁNH HÒA

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Cắn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Quyết định số 216/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt quy định tạm thời mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nâng cao trình độ sản xuất của đồng bào các dân tộc miền núi thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 và Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Thông tư số 01/2007/TT-BNN hướng dẫn thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010;

Căn cứ Quyết định số 186/2004/QĐ-UB ngày 18/10/2004 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành Quy định chính sách khuyến nông, khuyên lâm;

Căn cứ Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND ngày 22/8/2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Khánh Hòa, giai đoạn 2006-2010 (Chương trình 135 giai đoạn II);

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 769/TTr-SNN ngày 10/10/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định định mức kinh tế kỹ thuật, mức hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2007-2010), tỉnh Khánh Hòa.

Điều 2. Phân công thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

- Chủ trì, phối hợp với các Ban Dân tộc và các sở, ngành liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách và trực tiếp chỉ đạo thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc chương trình 135 giai đoạn II trên địa bàn tỉnh.

- Xây dựng quy trình triển khai thực hiện, quy định các thủ tục của từng bước công việc; các mẫu, biểu (biểu kế hoạch, mẫu báo cáo kinh tế kỹ thuật…) từ khi bắt đầu khảo sát, lập dự án, tổ chức thực hiện đến nghiệm thu, thanh quyết toán và bàn giao để tập huấn cho các chủ đầu tư thực hiện.

- Hướng dẫn các huyện, xã lập dự án và kế hoạch phân bổ chi tiết dự án cho các huyện báo cáo Ban chỉ đạo chương trình 135, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Kiểm tra, giám sát thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn tỉnh. Chỉ đạo, tổng kết, phổ biến và nhân rộng mô hình sản xuất trên địa bàn.

- Tổng hợp kết quả thực hiện, báo cáo định kỳ 3 tháng, 6 tháng và 1 năm về cơ quan thường trực Chương trình 135 của tỉnh và Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Giao cho Chi cục Hợp tác xã và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tham mưu giúp Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: phối hợp với Sở Tài chính cân đối, bố trí nguồn kinh phí thực hiện chương trình.

3. Sở Tài chính: hướng dẫn các địa phương thuộc Chương trình thủ tục cấp phát, thanh quyết toán theo quy định của Chương trình 135 giai đoạn II.

4. Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chịu trách nhiệm trước UBND tỉnh về toàn bộ hoạt động của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, địa bàn và đạt hiệu quả sử dụng vốn.

- Xây dựng kế hoạch đầu tư và tổng hợp, báo cáo về Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thường trực Chương trình 135 của tỉnh.

- Căn cứ vào định mức kinh tế kỹ thuật, mức hỗ trợ, hướng dẫn các xã lập kế hoạch, dự toán chi tiết, xây dựng dự án và thẩm định phê duyệt.

- Hướng dẫn các xã tổ chức quản lý dự án theo quy định tại Thông tư số 01/2007/TT-BNN ngày 15/01/2007 và Thông tư số 79/2007/TT-BNN ngày 20/9/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.

- Làm chủ đầu tư trong trường hợp được UBND tỉnh giao.

- Chỉ đạo, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện dự án tại các xã và xây dựng, tổng kết, phổ biến các mô hình điểm.

- Tổng hợp kết quả thực hiện dự án, báo cáo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, thường trực Chương trình 135 của tỉnh định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân cấp xã

- Chịu trách nhiệm trước UBND huyện và nhân dân trong xã về toàn bộ hoạt động của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn, kết quả và hiệu quả sử dụng vốn.

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến về Chương trình 135 giai đoạn 2006-2010 và dự án Hỗ trợ phát triển sản xuất trên địa bàn xã.

- Tổ chức họp dân để lựa chọn hộ, nhóm hộ, nội dung, nhu cầu hỗ trợ; tổng hợp nhu cầu của các hộ, nhóm hộ, báo cáo UBND huyện và thông báo công khai để nhân dân giám sát.

- Căn cứ kế hoạch vốn được giao, định mức kinh tế kỹ thuật, mức hỗ trợ lập dự toán chi tiết, xây dựng dự án, lập báo cáo kinh tế kỹ thuật hoặc hợp đồng với đơn vị tư vấn có tư cách pháp nhân lập báo cáo kinh tế kỹ thuật trình UBND huyện thẩm định phê duyệt (trường hợp được UBND huyện giao làm chủ đầu tư).

- Tổ chức chỉ đạo triển khai thực hiện dự án đến hộ, nhóm hộ.

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện dự án đảm bảo quy chế dân chủ cơ sở.

- Tổng hợp kết quả thực hiện dự án định kỳ 3 tháng, 6 tháng, 1 năm báo cáo UBND huyện.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Trưởng ban Dân tộc, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và Thủ trưởng các cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Xuân Thân

 

QUY ĐỊNH

ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT, MỨC HỖ TRỢ THỰC HIỆN DỰ ÁN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN SẢN XUẤT THUỘC CHƯƠNG TRÌNH 135 GIAI ĐOẠN II, TỈNH KHÁNH HÒA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2007/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa)

Điều 1. Những quy định chung

1. Định mức kinh tế kỹ thuật, mức hỗ trợ tại Quy định này được đầu tư trực tiếp đến hộ sản xuất, chăn nuôi áp dụng trong giai đoạn từ năm 2007-2010.

2. Thực hiện theo phương thức Nhà nước và nhân dân cùng làm.

3. Hộ gia đình được hỗ trợ đầu tư phải trực tiếp quản lý, sử dụng để phát triển kinh tế hộ gia đình đạt hiệu quả và vươn lên thoát nghèo.

4. Các hoạt động phát triển sản xuất, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, giám sát và đánh giá được thực hiện công khai, dân chủ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của người dân và cộng đồng.

5. Giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất được Chương trình 135 giai đoạn II hỗ trợ thực hiện theo hướng chọn các loài cây, con phù hợp với điều kiện từng địa phương, có chu kỳ ngắn, sớm cho thu hoạch, sản phẩm dễ tiêu thụ để tạo điều kiện cho các hộ nghèo có thu nhập đảm bảo và có thêm cơ hội phát triển sản xuất, tự lực vươn lên thoát nghèo bền vững.

Điều 2. Đối tượng hỗ trợ và phạm vi áp dụng

1. Đối tượng hỗ trợ: là hộ nghèo và nhóm hộ, cụ thể:

a) Hộ nghèo

Hộ nghèo theo tiêu chí quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08/7/2005 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chuẩn nghèo cho giai đoạn 2006 - 2010.

b) Nhóm hộ

- Gồm những hộ nghèo và những hộ đang sinh sống trên cùng địa bàn cụm dân cư thôn, bản, có cùng mối quan tâm chung đến phát triển sản xuất và tự nguyện hợp tác giúp đỡ nhau.

- Có cam kết hoặc nội quy hoạt động trong đó quy định rõ trách nhiệm, nghĩa vụ, quyền lợi và đóng góp (công lao động, vật tư, tiền…) của từng thành viên trong nhóm để thực hiện dự án và có kế hoạch sử dụng nguồn vốn nhằm tăng thu nhập, tạo việc làm cho các thành viên.

- Có tổ trưởng do các thành viên trong nhóm bầu ra để quản lý điều hành hoạt động của nhóm.

- Số lượng, tỷ lệ hộ nghèo trong nhóm do UBND xã quy định phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.

Hộ, nhóm hộ được lựa chọn công khai, dân chủ từ thôn, bản, trên cơ sở những hộ nghèo hơn được ưu tiên hỗ trợ đầu tư trước, UBND xã lập danh sách hộ, nhóm hộ được hỗ trợ thông qua thường trực HĐND xã, trình UBND huyện phê duyệt.

2. Phạm vi áp dụng

Địa bàn các xã đặc biệt khó khăn, thôn đặc biệt khó khăn ở các xã khu vực II thuộc Chương trình 135 giai đoạn II, tỉnh Khánh Hòa theo danh sách được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 164/2006/QĐ-TTg ngày 11/7/2006 và Quyết định số 301/2006/QĐ-UBDT ngày 27/11/2006, Quyết định số 06/2007/QĐ-UBDT ngày 06/9/2007 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc về việc công nhận 3 khu vực vùng dân tộc thiểu số và miền núi theo trình độ phát triển.

Điều 3. Định mức kinh tế kỹ thuật và mức hỗ trợ

1. Các hoạt động khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và khuyến công xây dựng và phổ biến nhân rộng mô hình sản xuất.

Định mức kinh tế kỹ thuật và mức hỗ trợ áp dụng theo định mức quy định tại Quyết định số 216/QĐ-BNN-KHCN ngày 26/01/2007 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc phê duyệt quy định tạm thời định mức áp dụng trong các chương trình, dự án khuyến nông và Quyết định số 186/2004/QĐ-UB ngày 18/10/2004 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc ban hành quy định chính sách khuyến nông, khuyến lâm.

2. Giống cây trồng, vật nuôi, vật tư sản xuất (áp dụng đối với hộ nghèo)

a) Đối với giống cây trồng

- Định mức kinh tế kỹ thuật tính cho 1 ha.

- Nhà nước chỉ hỗ trợ tiền giống, công, phân bón, vật tư sản xuất do nhân dân đầu tư.

b) Đối với vật nuôi

- Nhà nước hỗ trợ tiền giống.

- Bò đực giống: bò lai > 50% máu Zebu (trọng lượng bình quân 200 kg/con).

- Heo đen: giống đặt mua của người dân tại địa phương (trọng lượng bình quân 5 kg/con).

c) Định mức kinh tế kỹ thuật một số loại cây trồng, vật nuôi chủ yếu:

TT

Loại cây trồng, vật nuôi

ĐVT

Số lượng

Đơn giá (đồng)

Thành tiền (đồng)

1

Mía tím (tính cho 1 ha)

 

 

 

 

 

- Giống

 

 

 

 

 

+ Bầu giống

Bầu

20.000

450

9.000.000

 

+ Hom giống

Hom

40.000

350

14.000.000

 

- Phân NPK 16-16-8

Kg

2.000

6.300

12.600.000

 

- P

Kg

500

1.500

750.000

 

- K

Kg

300

6.200

1.860.000

 

- Vôi bón lót

Kg

200

1.000

200.000

 

- Thuốc bảo vệ thực vật

Kg

25

16.000

400.000

 

Tổng cộng

 

 

 

 

 

+ Trồng bằng bầu giống

 

 

 

24.810.000

 

+ Trồng bằng hom giống

 

 

 

26.600.000

2

Chuối mốc (tính cho 1 ha)

 

 

 

5.238.000

 

- Giống

Cây

1.000

2.000

2.000.000

 

- N

Kg

200

5.300

1.060.000

 

- P

Kg

200

1.500

300.000

 

- K

Kg

90

6.200

558.000

 

- Vôi

Kg

1.000

1.000

1.000.000

 

- Thuốc bảo vệ thực vật

Kg

20

16.000

320.000

3

Dứa (tính cho 1 ha)

 

 

 

94.850.000

 

- Giống

Chồi

40.000

1.000

40.000.000

 

- N

Kg

2.500

5.300

13.250.000

 

- P

Kg

2.000

1.500

3.000.000

 

- K

Kg

6.000

6.200

37.200.000

 

- Vôi

Kg

1.000

1.000

1.000.000

 

- Thuốc bảo vệ thực vật

Kg

25

16.000

400.000

4

Cây mì (tính cho 1 ha)

 

 

 

 

 

- Giống

Hom

10.000

80

800.000

 

- N

Kg

200

5.300

1.060.000

 

- P

Kg

350

1.500

525.000

 

- K

Kg

200

6.200

1.240.000

 

- Thuốc bảo vệ thực vật

Kg

4

16.000

64.000

5

Bò đực giống

 

 

 

10.000.000

 

- Giống bò lai > 50% máu Zebu (trọng lượng bình quân trên 200 kg/con)

Con

1

10.000.000

10.000.000

 

- Hỗ trợ thức ăn bổ sung

 

 

 

 

 

+ Cỏ

Kg/ngày/con

15-20

 

 

 

+ Tinh bột

Kg/ngày/con

1,5

 

 

 

- Thuốc thú y

đồng/năm

100.000

 

100.000

6

Trâu

 

 

 

6.100.000

 

- Giống

Con

1

6.000.000

6.000.000

 

- Hỗ trợ thức ăn bổ sung

 

 

 

 

 

+ Cỏ

Kg/ngày/con

15-20

 

 

 

+ Tinh bột

Kg/ngày/con

1,5

 

 

 

- Thuốc thú y

đồng/năm

100.000

 

100.000

7

Heo đen

 

 

 

379.000

 

- Giống

Con

1

200.000

200.000

 

- Hỗ trợ thức ăn bổ sung (tính theo kg tăng trọng từ khi nuôi đến khi xuất chuồng)

Kg/1 kg T.trọng

3

3.000

9.000

 

- Thuốc thú y

đồng/năm

50.000

 

50.000

 

- Lưới kẽm

m

4

30.000

120.000

8

 

 

 

1.524.000

 

- Giống

Con

1

1.000.000

1.000.000

 

- Thức ăn tinh

Kg/3 tháng mùa khô

18

3.000

54.000

 

- Thuốc thú y

đồng/con

 

50.000

50.000

 

- Hỗ trợ trồng cây họ đậu

M2

60

7.000

420.000

d) Mức hỗ trợ: 2 triệu đồng/hộ để mua giống cây trồng, vật nuôi phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập.

3. Mua sắm trang thiết bị máy móc, công cụ sản xuất và chế biến, bảo quản sản phẩm.

Mức hỗ trợ: Thực hiện theo Quyết định số 49/2006/QĐ-UBND ngày 13/6/2006 của UBND tỉnh Khánh Hòa về việc quy định thực hiện chính sách hỗ trợ nông dân mua máy, thiết bị cơ khí sản xuất trong nước phục vụ sản xuất nông nghiệp.

Điều 4.

Trong trường hợp có phát sinh cây trồng, vật nuôi mới phù hợp với điều kiện, đặc điểm của từng địa phương mà chưa có định mức kinh tế kỹ thuật, nếu địa phương có nhu cầu thì Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với các địa phương và các ngành liên quan xây dựng định mức kinh tế kỹ thuật trình UBND tỉnh phê duyệt.

Điều 5. Hóa đơn thanh toán

Do đặc thù của sản xuất nông nghiệp và đối tượng hưởng thụ của dự án hỗ trợ phát triển sản xuất đối với vật tư, giống… nếu mua của các công ty hoặc hộ kinh doanh thì bắt buộc phải có hóa đơn hợp lệ. Trường hợp mua bán trong dân (giữa các hộ nông dân với nhau) thì phải có giấy biên nhận mua bán của hộ, có xác nhận của trưởng thôn và chủ tịch UBND xã và nằm trong khung giá do UBND tỉnh phê duyệt là đủ điều kiện thanh toán./.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 81/2007/QĐ-UBND Quy định định mức kinh tế kỹ thuật, mức hỗ trợ thực hiện dự án hỗ trợ phát triển sản xuất thuộc Chương trình 135 giai đoạn II (2007-2010), tỉnh Khánh Hòa

  • Số hiệu: 81/2007/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 13/12/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Khánh Hòa
  • Người ký: Lê Xuân Thân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 23/12/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản