Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 81/2004/QĐ-UB

Sơn La, ngày 23 tháng 7 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Thông tư số 15/TT-LB ngày 15/7/2003 của Liên Bộ Khoa học và Công nghệ - Bộ Nội vụ hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ. quyền hạn của cơ quan quản lý về Khoa học và Công nghệ ở địa phương;

Căn cứ Quyết định số 71/2004/QĐ-UB ngày 28/6/2004 của UBND tỉnh Sơn La Về việc kiện toàn tổ chức bộ máy Trung tâm ứng dụng và chuyển giaơ tiến bộ Khoa học Công nghệ tỉnh Sơn La.

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La tại Tờ trình số 135/TT-KHCN ngày 05 tháng 7 năm 2004 và Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Phê duyệt đề án tổ chức hoạt động của Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ (Có đề án kèm theo).

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ căn cứ đề án tổ chức hoạt động của Trung tâm chỉ đạo Trung tâm triển khai thực hiện và phối hợp với các ngành chức năng tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả đề án được phê duyệt.

Điều 3. Các ông (bà) Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ. Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

 

 

Nơi nhận:
- Thường trực tỉnh uỷ
- Thường trực HĐND, UBND tỉnh
- Như điều 3.
- Lưu VPUB.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
CHỦ TỊCH




Hoàng Chí Thức

 

ĐỀ ÁN

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM ỨNG DỤNG VÀ CHUYỂN GIAO TIẾN BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TỈNH SƠN LA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 81/2004/QĐ-UB ngày 23 tháng 7năm 2004 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La)

Thực hiện Nghị quyết TW 2 khoá VIII và các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước về Khoa học và Công nghệ, trong những năm qua hoạt động khoa học và công nghệ tỉnh Sơn La đã đat được một số thành tựu nhất định, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Với khoảng 30 đề tài, dự án cấp Nhà nước, cấp tỉnh được đầu tư hàng năn thuộc các lĩnh vực khoa học xã hội nhân văn, nông - lâm nghiệp, công nghiệp, xây dựng, nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm ... đã góp phần nâng cao năng xuất cây trồng, vật nuôi, nâng cao chất lượng sản phẩm hàng hoá sản xuất tại địa phương và từng bước xác lập được cơ sở khoa học làm tiền đề để xây dựng các chính sách phát triển kinh tế, chính trị, văn hoá xã hội của tỉnh trong hiện tại và tương lai.

Công tác quản lý Nhà nước về khoa học và công nghệ từng bước được kiện toàn về tổ chức, bộ máy và cán bộ từ cấp tỉnh đến các huyện, Thị xã. Các văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo cơ chế khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ tại địa phương không ngừng được củng cố. Hội đồng khoa học và công nghê cấp tỉnh được kiện toàn và đã tham mưu đắc lực cho UBND tỉnh trong việc xét duyệt, tuyển chọn, nghiệm thu các để tài dự án, phê duyệt các chương trình, kế hoạch, dự án kinh tế xã hội.

Tuy nhiên, hoạt động khoa học và công nghệ theo cơ chế hoạt động hiện nay còn bộc lộ một số tồn tại:

- Hoạt động nghiên cứu ứng dụng các tiến bộ kỹ .thuật, công nghệ mới, giống mới trước khi đưa vào sản xuất hiện nay đều do các Sở, ban, ngành, các doanh nghiệp thực hiện. Chủ nhiệm các đề tài. dự án vừa công tác vừa nghiên cứu và mang tính chất riêng của từng ngành, từng cơ sở nên từ việc xây dựng phương pháp nghiên cứu, xây dựng đề cương... đến khâu tổ chức thực hiện các đề tài dư án còn nhiều lúng túng và khó huy động được sức mạnh của đội ngũ cán bộ làm công tác nghiên cứu khoa học và công nghệ của địa phương, các chuyên gia đầu ngành của các cơ quan nghiên cứu ớ trung ương và các tỉnh bạn. Từ đó dẫn đến chất lượng nghiên cứu chưa cao, tỷ lệ ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào thực tiễn sản xuất và đời sống còn thấp và ít hiệu quả.

- Do chưa có phận chuyên trách phân tích, đánh giá và tư vấn cung cấp, lựa chọn các thông tin phù hợp với nhu cầu địa phương nên các kỹ thuật, công nghệ tiên tiến ít được áp dụng.

- Hệ thống các phòng đo lường, thử nghiệm phục vụ công tác nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ nghiên cúư khoa học của tỉnh và các trường đại học cao đẳng hiện chưa đáp ứng được nhu cầu nghiên cứu, đào tạo của tỉnh.

- Việc triển khai các nhiệm vụ mang tính kỹ thuật như: Giám định thiết bị, công nghệ, cung cấp các thiết bị phục vụ còng tác đo lường thử nghiệm, công nhận chất lượng sản phẩm, đánh giá tác động môi trường, đo lường thử nghiệm.... chưa có cơ quan chức năng thực hiện nên phải thuê các cơ quan trung ương, các tính bạn rất tốn kém và không chủ động được về thời gian, gây khó khăn cho công tác quản lý kỹ thuật của tỉnh.

Để khoa học và công nghệ thực sự trở thành nền tảng và là động lực cho CNH-HĐH đất nước (Nghị quyết BCH Trung ương lần 2 khoá VIII), hoạt động khoa học và công nghệ nói chung và các hoạt động hỗ trợ phục vụ công tác quản lý khoa học và công nghệ nói riêng cần phải có sự đổi mới về phương thức hoạt động để phù hợp với xu thế phát triển chung của đất nước, khu vực và đáp ứng ngày càng cao hơn nhu cầu của tỉnh.

I- MỤC TIÊU:

1- Tạo tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất và đời sống phù hợp với nền kinh tế thị trường có sự quản lý thống nhất của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

2- Cung cấp các dịch vụ khoa học và công, nghệ đáp ứng nhu cầu trong và ngoài tỉnh.

3- Đảm bảo sự phát triển khoa học công nghệ và kinh tế - xã hội bền vững, có hiệu quả.

4- Thu hút sự tài trợ, hợp tác, liên doanh liên kết trong khoa học công nghệ và đầu tư chuyển giao công nghệ mới ở trong và ngoài nước.

5- Tạo cơ sở vật chất kỹ thuật đáp ứng nhu cầu nghiên cứu cho đội ngũ cán bộ khoa học công nghệ tỉnh và nhu cầu thực tập cho đội ngũ học sinh, sinh viên nhầm nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của tỉnh.

6- Tiết kiệm nguồn chi từ ngân sách Nhà nước cho các hoạt động chuyển giao công nghệ và các dịch vụ kỹ thuật.

II- PHƯƠNG ÁN HOẠT ĐỘNG.

I- Dự án Xây dựng văn phòng, hệ thống các phòng thử nghiêm, kiểm định đa năng và khu trình diễn kỹ thuật cõng nghệ tiên tiến, sản xuất thử nghiêm:

a- Địa điểm xây dựng: Thị xã Sơn La, Tỉnh Sơn La.

b- Mục tiêu của dự án:

Xây dựng văn phòng Trung tâm, xây dựng và nâng cấp các phòng thử nghiệm đa năng, khu trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, xưởng sản xuất thử nghiệm thuộc lĩnh vực công nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng và các ngành kỹ thuật khác.

c- Nội dung chính của dự án:

(Có Dự án xây dựng và nâng cấp các phòng thử nghiêm kèm theo).

d- Thời gian đầu tư: Từ năm 2005 đến năm 2007.

e- Hình thức đầu tư:

Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo bổ xung, hình thành trung tâm giám định, thử nghiệm hiện đại chất lượng cao và khu trình diễn kỹ thuật công nghệ tiên tiến, sản xuất thử quy mô nhỏ trước khi đưa vào sản xuất thử nghiệm quy mô lớn hơn.

2- Dự án Xây dựng khu công nghệ cao - Công nghệ sinh học tại Mộc Châu:

a- Địa điểm xây dựng: Xã Phiêng Luông huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.

b- Mục tiêu của dự án:

- Mục tiêu chung:

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức hệ thống liên hoàn sản xuất một số giống cây trồng chất lượng cao cho tỉnh Sơn La và từng bước hình thành khu công nghệ cao - Công nghệ sinh học phục vụ phát triển kinh tế, xã hội vùng Tâv Bắc.

- Mục tiêu cụ thể:

Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, đào tạo nhân lực cho khu sản xuất giống chất lượng cao (bước đầu tập trung vào một số giống hoa có giá trị kinh tế, giống cây thuốc Actiso, giống cây khoai tây Hà Lan và một số cây trồng khác) tại vùng cách ly khí hậu “ôn đới” tự nhiên huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La.

Xây dựng và chuyển giao các mô hình ứng dụng công nghệ kỹ thuật tiên tiến về sản xuất rau quả an toàn, hoa cây cảnh chất lượng cao và mô hình Nông - Lâm kết hợp cho tỉnh Sơn La và các tỉnh trong khu vực.

Khu công nghệ sinh học sẽ là nơi đào tạo, tham quan và học tập kỹ thuật công nghệ cao về nông, lâm nghiệp cho tỉnh Sơn La và các tỉnh bạn.

c- Nội dung chính của dự án:

- Thu thập thông tin, đánh giá hiện trạng phát triển Nông - Lâm nghiệp tại Mộc Châu.

- Qui hoạch tổng thể mặt bằng khu công nghệ cao.

- Thu hồi đất và giải phóng mật bằng.

- Đầu tư xây dựng mới khu nuôi cấy mô hiện đại.

- Đầu tư xây dựng mới khu nhà kính, nhà lưới, xưởng sản xuất giá thể, nhà điều hành, hệ thống tưới tự động, bán tự động...

- Đầu tư xây dựng hệ thống đường giao thông nội bộ, hệ thống tưới tiêu cơ bản.

- Đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật cho đội ngũ cán bộ công nhân viên của Trung tâm.

d- Thời gian đầu tư: Từ năm 2005 đến năm 2007.

e- Hình thức đầu tư:

Đầu tư xây dựng co sở vật chất kỹ thuật, đào tạo mói, hình thành mô hình trình diễn và chuyển giao tiến bộ KHCN Nông - Lâm nghiệp công nghệ cao theo hướng sản xuất hàng hóa nông nghiệp chất lượng cao.

III- PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC BỘ MÁY.

Để đảm bảo thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ được quy định tại Quyết định số 71/2004/QĐ-UB ngày 28 tháng 6 năm 2004 của UBND tỉnh Sơn La, tổ chức bộ máy của Trung tâm như sau:

1- Ban giám đốc Trung tăm: Gồm có Giám đốc và 01 Phó Giám đốc.

- Thu thập, sử lý thông tin khoa học và công nghệ, lựa chọn các thành tựu khoa học và công nghệ, các kỹ thuật tiến bộ để đề xuất với UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ đưa vào kế hoạch hoạt dộng khoa học và công nghệ hàng năm.

- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ thường xuyên hoặc đột xuất do UBND tỉnh, Sỏ KH&CN giao.

- Làm đầu mối hợp tác với các co quan trong nước và Quốc tế. Xây dựng và triển khai các dự án có tài trợ quốc tế về KH&CN.

- Quản lý cán bộ công nhân viên, tài sản, trang thiết bị và tài chính của Trung tâm theo các chế độ quy định của Nhà nước.

2- Các phòng chức năng:

2.1- Phòng Hành chính:

Đảm bảo các điều kiện hành chính để Trung tâm hoạt động.

2.2- Phòng Công nghệ sinh học:

Quản lý điều hành hoạt động của Khu công nghệ sinh học tại Mộc Châu, bao gồm: Hệ thống nhà nuôi cấy mô, các vườn giống cây đầu dòng, vườn thực nghiệm, vườn ươm, các vườn sản xuất kinh doanh khoai tây giống, hoa giống, rau sạch, cây thuốc actiso...

2.3- Phòng Sản xuất thử nghiệm:

- Tổ chức thực hiện các hoạt động ứng dung, sản xuất thử nghiệm và chuyển giao công nghệ đã được khẳng định cho các tổ chức, đơn vị, cá nhân có nhu cầu ở trong và ngoài Tỉnh.

- Quản lý điều hành hoạt động của các xưởng sản xuất thử, sản xuất thử nghiệm, trình diễn kỹ thuật công nghệ tiên tiến...

2.4- Phòng Dịch vụ tổng hợp:

Cung ứng các loại hình dịch vụ về khoa học, công nghệ và môi trường phục vụ yêu cầu của mọi đối tượng trong xã hội:

- Dịch vụ giám định, kiểm định, đo lường, thử nghiệm chất lượng vật liệu, hàng hoá, sản phẩm.

- Dịch vu giám định, kiểm định thiết bị, công nghệ, môi trường.

- Điều tra, đánh giá các yếu tố gây ô nhiễm. Tư vấn, lập báo cáo đánh giá hiện trạng môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM) cho các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động:

- Dịch vụ cung cấp thông tin về KH&CN. Tư vấn, lập hồ sơ chuyển giao công nghệ.

- Cung cấp các dịch vụ chuyển nhượng kỹ thuật. Mua bán các thiết bị khoa học công nghệ.

- Thực hiện các dịch vụ khảo sát, lập dự án đầu tư, liên doanh liên kết để ứng dụng phát triển công nghệ.

- Dịch vụ kiểm soát, đánh giá các thông số an toàn bức xạ, đo liều bức xạ cho các cơ sở bức xạ trong và ngoài Tỉnh

- Các dịch vụ khoa học công nghệ khác.

IV- CÁC KIỆN BẢO ĐẢM HOẠT ĐỘNG.

1- Kinh phí hoạt động của Trung tâm được sử dụng từ các nguồn sau:

a- Ngân sách Nhà nước cấp :

- Tiền lương và kinh phí hoạt dộng theo số biên chế được giao.

- Kinh phí từ nguồn sự nghiệp khoa học cấp hàng năm để tăng cường tiềm lực khoa học và duy trì một số nhiệm vụ của Sở Khoa học và Công nghệ giao.

b- Kinh phí từ các hoạt động: Triển khai đề tài, dự án khoa học, các dịch vụ kỹ thuật.

c- Kinh phí từ các nguồn tín dụng và các nguồn huy động khác.

2- Tài sản:

2.1 Tại Thị xã Sơn La:,

a- Trụ sở làm việc :

- Nhà làm việc cho cán bộ viên chức: 08 phòng x 18 m2 = 124m2

- Hệ thống thiết bị thử nghiệm, kiểm định: 08 phòng x 24 m2 =192 m:

- Xưởng sản xuất thử nghiệm: 500 m

- Các mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất công nghiệp, chế lương thực, thực phẩm quy mô nhỏ : 3.000 m2

b- Phương án bố trí:

Với nhu cầu diện tích như trên, cần bố trí địa điểm thuận lợi về cấp nước, điện, đường giao thông với tổng diện tích đất là 10.000 m2 tại vị trí gần khu trung tâm Thị xã.

c- Trang thiết bị làm việc:

- Bàn ghế làm việc : 08 bộ.

- Máy tính máy in : 02 bộ.

- Điện thoại : 02 chiếc.

- Máy Fax : 01 chiếc.

- Ô tô bán tải phục vụ hoạt động triển khai các kết quả nghiên cứu, ứng dụng kỹ thuật tiến bộ vào sản xuất: 01.

d- Trang thiết bị kỹ thuật:

- Thiết bị kiểm định, thử nghiệm (Có dự án nâng cấp hệ thống phòng đo lường thử nghiệm kèm theo).

- Thiết bị quan trắc môi trường.

- Thiết bị kiểm soát an toàn bức xạ.

2.1 Tại Huyện Mộc Châu:

(Có Dự án xây dựng khu công nghệ cao - Công nghệ sinh học kèm theo).

Với nhu cầu đã nêu trong dự án, nhất trí bố trí địa điểm thuận lợi về cấp nước, điện, đường giao thông với tổng diện tích đất là 120.000 m2 tại xã Phiêng Luông huyện Mộc Châu.

Để Trung tâm có thể đi vào hoạt động, trước mắt giao cho các ngành chức năng có liên quan tiến hành các thủ tục cấp đất, cho phép Trung tâm xây dựng trụ sở và mua sắm trang thiết bị làm việc. Các nội dung khác đươc đầu tư bổ xung hàng năm theo kế hoạch.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 81/2004/QĐ-UB về phê duyệt đề án tổ chức hoạt động của Trung tâm ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ tỉnh Sơn La

  • Số hiệu: 81/2004/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 23/07/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
  • Người ký: Hoàng Chí Thức
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản