Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 797/QĐ-UBND | Bình Phước, ngày 18 tháng 5 năm 2023 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Trợ giúp pháp lý ngày 20/6/2017;
Căn cứ Nghị định số 144/2017/NĐ-CP ngày 15/12/2017 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý hoạt động tố tụng;
Xét đề nghị của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại Tờ trình số 56/TTr-HĐPHLN ngày 09/5/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 308/QĐ-UBND ngày 14/02/2014 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
| CHỦ TỊCH |
HOẠT ĐỘNG CỦA HỘI ĐỒNG PHỐI HỢP LIÊN NGÀNH VỀ TRỢ GIÚP PHÁP LÝ TRONG HOẠT ĐỘNG TỐ TỤNG TỈNH BÌNH PHƯỚC
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 797/QĐ-UBND ngày 18/5/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh)
1. Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Bình Phước (sau đây gọi tắt là Hội đồng) là tổ chức kiêm nhiệm thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Thông tư liên tịch số 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-VKSNDTC ngày 29/6/2018 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Tòa án nhân dân tối cao quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng (sau đây gọi tắt là Thông tư liên tịch số 10).
2. Hội đồng có nhiệm vụ phối hợp chỉ đạo, thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật.
3. Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp liên ngành Trung ương về thực hiện các nhiệm vụ theo quy định.
4. Sở Tư pháp tỉnh Bình Phước là cơ quan thường trực của Hội đồng, có trách nhiệm điều phối hoạt động của Hội đồng.
1. Hội đồng hoạt động theo nguyên tắc thảo luận tập thể và quyết định theo đa số. Trường hợp có ý kiến khác nhau giữa các thành viên, khi biểu quyết tỷ lệ tán thành và không tán thành bằng nhau, thì quyết định theo bên có ý kiến của Chủ tịch Hội đồng đã biểu quyết.
2. Hội đồng hoạt động theo sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp liên ngành ở Trung ương và chương trình, kế hoạch được Hội đồng thông qua hàng năm.
3. Hội đồng sử dụng con dấu của Sở Tư pháp.
Điều 3. Nhiệm vụ chung của các thành viên Hội đồng
1. Tổ chức triển khai thực hiện Thông tư liên tịch số 10 trên địa bàn tỉnh Bình Phước và phạm vi ngành mình.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn triển khai thực hiện, đồng thời đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trong ngành thực hiện các nhiệm vụ có liên quan theo quy định tại Thông tư liên tịch số 10 và báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ với Hội đồng.
3. Tham dự các cuộc họp của Hội đồng, tham gia ý kiến đối với các nội dung cần bàn của Hội đồng; trường hợp không thể dự họp thì thông báo ý kiến bằng văn bản với Chủ tịch Hội đồng và ý kiến tham gia có giá trị biểu quyết về nội dung Hội đồng cần bàn.
4. Đề xuất với Hội đồng các biện pháp cần thiết để giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh trong công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
5. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Chủ tịch Hội đồng về kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của ngành về công tác trợ giúp pháp lý.
6. Thực hiện nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và của Ủy ban nhân dân tỉnh liên quan đến hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng.
Điều 4. Nhiệm vụ của Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng
a) Lãnh đạo, điều hành hoạt động của Hội đồng; phân công nhiệm vụ cho từng thành viên Hội đồng;
b) Chủ trì các cuộc họp của Hội đồng;
c) Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng;
d) Chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh, Hội đồng phối hợp liên ngành ở Trung ương và trước pháp luật về hoạt động của Hội đồng;
e) Giải quyết các công việc khác thuộc trách nhiệm của Hội đồng.
2. Nhiệm vụ của Phó Chủ tịch Hội đồng
Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công hoặc thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Hội đồng khi Chủ tịch Hội đồng vắng mặt.
Điều 5. Nhiệm vụ của các thành viên Hội đồng
1. Sở Tư pháp
Sở Tư pháp là cơ quan thường trực của Hội đồng, có trách nhiệm chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý Nhà nước (sau đây gọi tắt là Trung tâm) thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Cung cấp Bảng thông tin, Tờ thông tin; Hộp tin trợ giúp pháp lý; mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý, Biên bản giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý miễn phí, mẫu Thông báo về trợ giúp pháp lý, mẫu Thông tin về trợ giúp pháp lý và Sổ theo dõi vụ việc trợ giúp pháp lý cho các cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ;
b) Cung cấp danh sách, số điện thoại của trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, cơ sở giam giữ;
c) Cung cấp cho cơ sở giam giữ băng ghi âm, đĩa ghi âm, USB hoặc phương tiện khác có chứa nội dung thông tin về trợ giúp pháp lý dạng âm thanh (MP3, WMA hoặc WMV) nếu có;
d) Kịp thời cử, thay thế trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng theo quy định của Luật Trợ giúp pháp lý và Thông tư liên tịch số 10, phối hợp xác minh, kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý, thông tin lại cho cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng chuyển đến biết nếu họ không thuộc diện được trợ giúp pháp lý hoặc không có yêu cầu trợ giúp pháp lý;
đ) Phối hợp thực hiện các hoạt động truyền thông và hướng dẫn về trợ giúp pháp lý;
e) Phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng đánh giá việc thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng của trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý và cán bộ, viên chức của Trung tâm trong hoạt động phối hợp về trợ giúp pháp lý;
g) Lập dự toán kinh phí thực hiện các nhiệm vụ phối hợp trợ giúp pháp lý theo quy định hiện hành về phân cấp ngân sách nhà nước;
h) Chủ trì Xây dựng Chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng; tổng hợp báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ được giao của Hội đồng với Chủ tịch UBND tỉnh, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
2. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo các Phòng PC01, PC02, PC03, PC04, PC11, PA09 và Công an các huyện, thị xã, thành phố thực hiện niêm yết Bảng thông tin, Tờ thông tin về trợ giúp pháp lý tại trụ sở cơ quan, nhà tạm giữ, trại tạm giam để cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý cho công dân;
b) Chỉ đạo Điều tra viên, cán bộ điều tra trong quá trình tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam và bị hại biết về quyền được trợ giúp pháp lý đồng thời thông báo cho Trung tâm để thực hiện cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tiếp giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý của họ. Thực hiện việc thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định;
c) Cơ quan điều tra thực hiện đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký tham gia tố tụng cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định Thông tư liên tịch số 10;
d) Cơ quan điều tra, người có thẩm quyền nhà tạm giữ, trại tạm giam tạo điều kiện thuận lợi cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý tiếp xúc với người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam và bị hại theo quy định của pháp luật; xác nhận về thời gian cho người thực hiện trợ giúp pháp lý. Cung cấp bản kết luận điều tra và các quyết định tố tụng khác cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng;
đ) Điều tra viên, cán bộ điều tra thông báo trước về thời gian, địa điểm lấy lời khai, hỏi cung và thời gian, địa điểm tiến hành các hoạt động điều tra khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng hình sự cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
3. Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh
a) Niêm yết Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và đặt Hộp tin trợ giúp pháp lý tại trụ sở cơ quan, đơn vị cấp tỉnh và huyện để cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý cho công dân;
b) Kiểm sát viên, kiểm tra viên trong quá trình tiến hành tố tụng có trách nhiệm giải thích cho bị can và các đương sự biết về quyền được trợ giúp pháp lý đồng thời thông báo cho Trung tâm để thực hiện cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tiếp giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý của họ và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ giúp pháp lý. Thực hiện việc thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định;
c) Thực hiện việc đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký tham gia tố tụng cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định Thông tư liên tịch số 10. Tạo điều kiện cho trợ giúp viên, luật sư cộng tác viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý sao chụp hồ sơ vụ án theo quy định của pháp luật, xác nhận về thời gian cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng. Cung cấp bản cáo trạng và các quyết định tố tụng khác cho người thực hiện trợ giúp pháp lý.
4. Tòa án nhân dân tỉnh
a) Niêm yết Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý và đặt hộp tin trợ giúp pháp lý tại trụ sở cơ quan, đơn vị để cấp phát miễn phí tờ gấp pháp luật, mẫu đơn yêu cầu trợ giúp pháp lý và các tài liệu pháp luật có liên quan về trợ giúp pháp lý cho công dân;
b) Trong quá trình tiến hành tố tụng, chỉ đạo thẩm phán, thẩm tra viên, thư ký, Tòa án nhân dân hai cấp có trách nhiệm giải thích cho bị cáo, người bị hại, các đương sự biết về quyền được trợ giúp pháp đồng thời thông báo cho Trung tâm để thực hiện cử người thực hiện trợ giúp pháp lý trực tiếp giải thích về quyền được trợ giúp pháp lý của họ và hướng dẫn họ tiếp cận các thông tin về trợ giúp pháp lý. Thực hiện thông báo, thông tin về trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; Ghi nhận ý kiến của trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý khi bào chữa, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người được trợ giúp pháp lý trong các văn bản tố tụng; Giao các văn bản tố tụng cho người thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng trong vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật về tố tụng.
Bảo đảm cho người thực hiện trợ giúp pháp lý khi tham gia tố tụng thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ của người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật về tố tụng và pháp luật về trợ giúp pháp lý; xác nhận về thời gian làm việc của trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý tham gia tố tụng; tạo điều kiện cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý nghiên cứu, sao chụp hồ sơ vụ án, vụ việc theo quy định của pháp luật;
c) Thực hiện việc đăng ký, từ chối, hủy bỏ việc đăng ký tham gia tố tụng cho trợ giúp viên pháp lý, luật sư cộng tác viên thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định Thông tư liên tịch số 10.
5. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh
Có trách nhiệm phổ biến pháp luật về trợ giúp pháp lý đến cán bộ, chiến sỹ thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phù hợp với quy định của pháp luật; niêm yết Bảng thông tin về trợ giúp pháp lý tại cơ quan, Ban Chỉ huy quân sự các huyện, thị xã, thành phố và đơn vị.
Tham gia phối hợp với Sở Tư pháp và các cơ quan tố tụng cấp tỉnh trong hoạt động phối hợp trợ giúp pháp lý cho nhân dân trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài chính
Tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí cho công tác hoạt động phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý; hướng dẫn, theo dõi và kiểm tra việc quản lý, sử dụng kinh phí phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
Điều 6. Nhiệm vụ của Tổ giúp việc cho Hội đồng
1. Giúp cơ quan thường trực Hội đồng chuẩn bị nội dung, tài liệu các phiên họp của Hội đồng.
2. Xây dựng kế hoạch phối hợp, báo cáo công tác trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng hàng năm trình Hội đồng thông qua.
3. Thường xuyên giữ mối liên hệ, trao đổi thông tin với các cơ quan, ban ngành và các cơ quan có liên quan đến hoạt động của Hội đồng.
4. Giúp lãnh đạo liên ngành nghiên cứu, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện phối hợp công tác trợ giúp pháp lý trong tố tụng.
5. Tham mưu giúp Hội đồng đề ra các biện pháp cần thiết để giải quyết các vướng mắc, bất cập trong công tác phối hợp và tăng cường sự phối hợp có hiệu quả về trợ giúp pháp lý trong tố tụng.
6. Định kỳ tham mưu Hội đồng thực hiện sơ kết, tổng kết 06 tháng, hàng năm để đánh giá tình hình thực hiện Thông tư liên tịch số 10, tham mưu đề xuất khen thưởng và xử lý những trường hợp vi phạm.
7. Lập dự toán kinh phí hoạt động của Hội đồng, Tổ giúp việc Hội đồng trình Chủ tịch Hội đồng thông qua để trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
8. Tổ trưởng Tổ giúp việc của Hội đồng có trách nhiệm tổ chức các hoạt động của Tổ giúp việc, phân công nhiệm vụ cho từng thành viên và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng về kết quả công tác của Tổ giúp việc.
Điều 7. Chế độ họp, chế độ báo cáo
1. Hội đồng họp toàn thể định kỳ 01 lần/năm, kỳ họp phải có 2/3 tổng số thành viên tham dự để kiểm điểm, đánh giá và đề ra phương hướng công tác chỉ đạo thực hiện. Ngoài ra có thể họp đột xuất khi có 2/3 tổng số thành viên trở lên đề nghị hoặc theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng.
Trong thời gian không tổ chức họp, văn bản của Hội đồng sẽ được Chủ tịch Hội đồng ký ban hành sau khi có ý kiến tham gia của các thành viên.
2. Các ngành thành viên có trách nhiệm báo cáo tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ được giao với cơ quan thường trực của Hội đồng. Việc báo cáo được thực hiện 02 lần: lần 1 gồm báo cáo nội dung triển khai Thông tư liên tịch số 10 và số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, số liệu được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/10 hàng năm; lần 2 chỉ báo cáo số liệu vụ việc trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng, số liệu được lấy từ ngày 01/01 đến ngày 31/12 hàng năm. Báo cáo thực hiện theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 10. Thời hạn nhận báo cáo: lần 1 trước ngày 15/11 hàng năm, lần 2 trước ngày 15/01 năm tiếp theo hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và Hội đồng phối hợp liên ngành ở Trung ương.
Cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm tổng hợp báo cáo gửi Hội đồng phối hợp liên ngành ở Trung ương và Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định của pháp luật.
3. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc, các thành viên Hội đồng kịp thời báo cáo bằng văn bản về Sở Tư pháp - cơ quan thường trực của Hội đồng để tổng hợp, trình Hội đồng xem xét, sửa đổi, bổ sung hoặc đề nghị sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.
Kinh phí phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng được thực hiện theo Điều 23 Thông tư liên tịch số 10.
Hằng năm, Hội đồng tổ chức họp đánh giá kết quả đạt được, rút kinh nghiệm và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho năm tiếp theo. Biểu dương, đề nghị khen thưởng những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc tham mưu, tổ chức thực hiện công tác phối hợp về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tại địa phương.
2. Quy chế này được sửa đổi, bổ sung trong trường hợp có sự thay đổi về tổ chức, hoạt động hoặc theo đề nghị của đa số thành viên Hội đồng hoặc theo đề nghị của Chủ tịch Hội đồng. Cơ quan thường trực Hội đồng có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan xây dựng, soạn thảo, báo cáo Chủ tịch Hội đồng và trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định việc sửa đổi, bổ sung Quy chế./.
- 1Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019
- 2Quyết định 36/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 3Quyết định 1248/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lâm Đồng
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Bộ luật tố tụng hình sự 2015
- 3Luật Trợ giúp pháp lý 2017
- 4Nghị định 144/2017/NĐ-CP về hướng dẫn Luật Trợ giúp pháp lý
- 5Thông tư liên tịch 10/2018/TTLT-BTP-BCA-BQP-BTC-TANDTC-VKSNDTC quy định về phối hợp thực hiện trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do Bộ trưởng Bộ Tư pháp - Bộ Công an - Bộ Quốc phòng - Bộ Tài chính - Chánh án Tòa án nhân dân tối cao - Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Kế hoạch 89/KH-UBND thực hiện Quyết định 32/2016/QĐ-TTg về chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2019
- 8Quyết định 36/QĐ-UBND năm 2020 về Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng trên địa bàn thành phố Hải Phòng
- 9Quyết định 1248/QĐ-UBND năm 2021 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng tỉnh Lâm Đồng
Quyết định 797/QĐ-UBND năm 2023 Quy chế hoạt động của Hội đồng phối hợp liên ngành về trợ giúp pháp lý trong hoạt động tố tụng do tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 797/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/05/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trần Tuệ Hiền
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/05/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra