Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 797/QĐ-UBND

Đà Nẵng, ngày 18 tháng 02 năm 2019

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VẬT LIỆU XÂY DỰNG THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 17/11/2010;

Căn cứ Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

Căn cứ Quyết định số 152/2008/QĐ-TTg ngày 28/11/2008 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng ở Việt Nam đến năm 2020;

Căn cứ Nghị quyết 205/NQ-HĐND ngày 19/12/2018 của HĐND thành phố về việc thông qua Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Xét Công văn số 04/ĐC501-KTKH ngày 07/01/2019 của Đoàn Địa chất 501 về việc bàn giao tài liệu Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030;

Theo đề nghị của Sở Xây dựng tại nội dung Tờ trình số 785/TTr-SXD ngày 24/01/2019,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030, do Đoàn Địa chất 501 lập với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu quy hoạch

a) Mục tiêu chung

- Quy hoạch thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 làm cơ sở, căn cứ pháp lý cho các cơ quan chức năng của Nhà nước quản lý, sử dụng khoáng sản tiết kiệm có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong việc xin cấp giấy phép thăm dò, khai thác giai đoạn đến năm 2025; định hướng cho việc thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đến năm 2030.

- Các mỏ tiếp tục hoạt động sau năm 2018 phải áp dụng các phương pháp khai thác, chế biến tiên tiến nhằm nâng cao công suất, tận dụng tối đa nguồn tài nguyên khoáng sản, hạn chế ô nhiễm môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể

- Xác định mục tiêu thăm dò, khai thác, sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trong giai đoạn đến năm 2020, từ năm 2021-2025 và từ năm 2026-2030.

- Xác định các khu vực mỏ và loại khoáng sản cần đầu tư thăm dò, khai thác, sử dụng; khu vực cấm hoạt động khoáng sản.

- Xây dựng cơ sở khoa học và thực tiễn nhằm khai thác, sử dụng hợp lý và có hiệu quả tiềm năng tài nguyên khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; đầu tư kết cấu hạ tầng, tăng nguồn thu ngân sách cho Thành phố và giải quyết việc làm cho người lao động.

- Đề ra các biện pháp tích cực để tăng cường công tác quản lý về tài nguyên khoáng sản và tổ chức lại các hoạt động khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo quy hoạch.

2. Nội dung quy hoạch

Xác định 21 khu vực quy hoạch khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, như sau:

a) Quy hoạch đá xây dựng

Có 14 khu vực quy hoạch với diện tích 421,40 ha, tổng trữ lượng khai thác là 65.642.800m3 (Phụ lục 1). Các giai đoạn thực hiện như sau:

- Giai đoạn đến 2020: Diện tích thăm dò, khai thác là 201,70ha, tổng trữ lượng khai thác khoảng 6.268.200m3.

- Giai đoạn 2021-2025: Diện tích thăm dò, khai thác là 120,30ha, tổng trữ lượng khai thác khoảng 6.138.800m3.

- Giai đoạn 2026-2030: Diện tích thăm dò, khai thác là 48,10ha, tổng trữ lượng khai thác khoảng 6.052.000m3.

Riêng hai khu vực mỏ đá ký hiệu QH1 và QH1A chỉ được phép khai thác đá lăn, không phá vỡ địa hình tự nhiên và rừng hiện trạng.

Ngoài ra, có 02 khu vực kết hợp khai thác đá xây dựng với khai thác đất đồi[1] làm vật liệu san lấp (QH8 và QH18), tổng diện tích 47,30ha, trữ lượng khai thác khoảng 5.392.500m3.

Cao trình hoàn thổ của các mỏ phải theo nguyên tắc: Bằng hoặc cao hơn địa hình tự nhiên tại khu vực xung quanh (trừ trường hợp có thiết kế ao hồ điều tiết, cảnh quan theo đồ án quy hoạch[2]).

b) Quy hoạch đất đồi làm vật liệu san lấp: Có 07 khu vực quy hoạch với diện tích 402,20ha, tổng trữ lượng khai thác: 29.550.600m3 (Phụ lục 2).

Các giai đoạn thực hiện như sau:

- Giai đoạn đến 2020: Diện tích thăm dò, khai thác: 114,20 ha, tổng trữ lượng khai thác khoảng 8.350.000m3.

- Giai đoạn 2021-2025: Diện tích thăm dò, khai thác: 153,70ha, tổng trữ lượng khai thác khoảng 10.923.000m3.

Việc khai thác đất đồi làm vật liệu san lấp phải kết thúc trước 31/12/2025.

(Có bản vẽ; phụ lục đính kèm, có điều chỉnh số hiệu các điểm quy hoạch so với Nghị quyết HĐND nhằm đảm bảo liên tục; ủy quyền Giám đốc Sở Xây dựng ký Thuyết minh quy hoạch và các bản đồ Hiện trạng, Quy hoạch chi tiết đá xây dựng, đất san lấp và các mặt cắt địa chất, Bản đồ hình thái sau khai thác ban hành kèm theo quyết định này).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Xây dựng

- Công bố Quy hoạch trên cổng thông tin điện tử thành phố, cổng thông tin điện tử Sở Xây dựng, gửi đến các các Sở, ngành, chính quyền địa phương liên quan. Theo dõi việc quản lý và tổ chức thực hiện các quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đã được phê duyệt trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;

- Hướng dẫn các hoạt động thẩm định, đánh giá về: Công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng; chất lượng sản phẩm vật liệu xây dựng;

- Tổ chức thẩm định các dự án đầu tư khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường theo phân cấp của Chính phủ và phân công của UBND thành phố;

- Hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các quy chuẩn kỹ thuật trong các hoạt động: Khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường; sản xuất vật liệu xây dựng;

- Kiểm tra chất lượng các sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng được sản xuất, lưu thông và đưa vào sử dụng trong các công trình xây dựng trên địa bàn Thành phố theo quy định của pháp luật;

2. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Phối hợp với Sở Xây dựng lập hồ sơ mẫu quy hoạch chi tiết khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trình UBND thành phố phê duyệt làm cơ sở hướng dẫn cấp phép cho các chủ đầu tư;

- Tham mưu cho UBND thành phố thực hiện việc cấp Giấy phép hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố theo quy hoạch được duyệt;

- Tổng hợp và cập nhật tình hình thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

- Kiểm tra, thanh tra và xử lý theo quy định đối với các hành vi vi phạm trong thăm dò, khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

- Phối hợp với Sở Xây dựng thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động khai thác chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường;

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các nội dung về chú trọng quyền lợi của người dân sống trong vùng có hoạt động khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

3. Sở Công Thương

- Là cơ quan chuyên môn chủ trì, tham mưu UBND thành phố thực hiện đầu mối quản lý hoạt động vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ trên địa bàn thành phố Đà Nẵng;

- Thực hiện cấp, cấp lại hoặc thu hồi Giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đối với các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp đê khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng theo phân cấp của Bộ Công Thương;

- Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các quận, huyện, UBND các phường, xã và các cơ quan, đơn vị liên quan kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện Phương án giám sát ảnh hưởng nổ mìn của các tổ chức, doanh nghiệp sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trong khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường đối với công trình, đối tượng cần bảo vệ nằm trong phạm vi ảnh hưởng của nổ mìn; từ đó hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp điều chỉnh phương án nổ mìn an toàn và hiệu quả;

- Tham gia ý kiến góp ý thẩm định về công nghệ, phương án nổ mìn tại các mỏ khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trước khi Sở Tài nguyên và Môi trường trình UBND thành phố cấp giấy phép khai thác khoáng sản.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Tiếp nhận hồ sơ, nghiên cứu tích hợp vào Quy hoạch thành phố Đà Nẵng trong quá trình tổ chức lập, trình thẩm định, phê duyệt.

5. Các sở: Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động - Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Công an thành phố, Bộ chỉ huy quân sự thành phố

Theo chức năng nhiệm vụ được giao, phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch được phê duyệt.

6. Ủy ban nhân dân các quận, huyện

- Thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản, môi trường, an toàn lao động trong các hoạt động thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, đảm bảo an ninh, trật tự, xã hội tại khu vực mỏ trên địa bàn quản lý;

- Giải quyết theo thẩm quyền các thủ tục giao đất, cho thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và các vấn đề khác có liên quan cho tổ chức, cá nhân được cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường tại địa phương theo quy định của pháp luật;

- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khoáng sản; xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật;

- Chấp hành nghiêm túc việc quản lý hoạt động khoáng sản theo quy hoạch đã được phê duyệt; quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản chưa được khai thác, đảm bảo ổn định tình hình an ninh trật tự xã hội trên địa bàn quản lý; hướng dẫn các đơn vị có nhu cầu cấp phép hoạt động khoáng sản theo đúng quy hoạch và Luật Khoáng sản năm 2010;

- Phối hợp với các Sở, Ban, Ngành chức năng trong công tác kiểm tra, hậu kiểm; tăng cường công tác giám sát các cơ sở khai thác, chế biến khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường về việc chấp hành quy trình công nghệ khai thác, chế biến, về bảo vệ môi trường đã được thẩm định và nghĩa vụ đối với nhà nước, địa phương.

7. Các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản

- Chấp hành nghiêm chỉnh các quy định của Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ Môi trường, Luật Đầu tư, Luật Xây dựng và các quy định hiện hành của pháp luật;

- Bảo vệ tài nguyên khoáng sản trong phạm vi, ranh giới khu vực mỏ được cấp phép; khai thác, chế biến hợp lý, tiết kiệm theo đúng thiết kế mỏ, thực hiện an toàn vệ sinh lao động, bảo vệ và phục hồi môi trường - môi sinh - đất đai; bảo đảm quyền lợi của nhân dân địa phương nơi hoạt động khai thác mỏ, ưu tiên tuyển dụng lao động địa phương nơi có hoạt động khoáng sản.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế các Quyết định số: 6790/QĐ-UBND ngày 20/8/2012; 7747/QĐ-UBND ngày 06/11/2013 của Chủ tịch UBND thành phố.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND thành phố; Giám đốc các Sở: Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Tài chính, Lao động- Thương binh và Xã hội, Giao thông vận tải, Công an thành phố, Bộ chỉ huy quân sự thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện: Liên Chiểu, Cẩm Lệ, Hòa Vang; Viện trưởng Viện Quy hoạch xây dựng Đà Nẵng; Đoàn trưởng Đoàn Địa chất 501; Thủ trưởng các đơn vị và cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 4;
- HĐND TP (thay báo cáo);
- CT và các PCT;
- CVP và các PVP;
- Lưu: VT, QLĐTh.

CHỦ TỊCH




Huỳnh Đức Thơ

 

QUY HOẠCH THĂM DÒ, KHAI THÁC VÀ SỬ DỤNG KHOÁNG SẢN LÀM VLXD THÔNG THƯỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ĐẾN NĂM 2025, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

(Ban hành kèm theo Quyết định số 797/QĐ-UBND ngày 18/02/2019 của Chủ UBND thành phố Đà Nẵng)

PHỤ LỤC 1: ĐÁ XÂY DỰNG

STT

Số hiệu quy hoạch

Địa đim

Diện tích (ha)

Tr lượng (1.000m3)

Cos quy hoạch thấp nhất (m)

Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng

Số hiệu QH theo Phụ lục NQ HĐND TP và các ghi chú khác

Giai đoạn đến 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Dự trữ

Diện tích (ha)

Trlượng (1000m3)

Diện tích (ha)

Trlượng (1000m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (1000m3)

Diện tích (ha)

Trữ lưng (1000m3)

1

QH1 (ĐXD)

Thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang

88,00

440,00

Không hạ cos

44,00

220,00

44,00

220,00

0,00

0,00

0,00

0,00

- QH1 (ĐXD)

- Chỉ được khai thác tận thu đá lăn

2

QH1A (ĐXD)

Thôn Trường Định, xã Hòa Liên, huyện Hòa Vang và Thôn Thủy Tú, quận Liên Chiểu

22,30

133,80

Không hạ cos

11,00

65,00

11,30

68,80

0,00

0,00

0,00

0,00

- QH1A (ĐXD)

- Chỉ được khai thác tận thu đá lăn

3

QH2 (ĐXD)

Khu Trung Nghĩa-Núi Hồng Vàng, Hòa Ninh, Hòa Vang

8,90

1.780,00

60

0,00

0,00

3,00

600,00

5,90

1.180,00

0,00

0,00

QH2 (ĐXD)

4

QH3 (ĐXD)

Khu Trung Nghĩa-Núi Hồng Vàng, Hòa Ninh, Hòa Vang

12,30

1.476,00

60

3,00

192,00

3,00

480,00

6,30

804,00

0,00

0,00

QH3 (ĐXD)

5

QH4 (ĐXD)

Khu Trung Nghĩa-Núi Hồng Vàng, Hòa Ninh, Hòa Vang

40,90

4.908,00

70

5,00

240,00

3,00

360,00

18,90

2.268,00

14,00

2.040,00

- QH4 (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

6

QH10 (ĐXD)

Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang

4,00

900,00

20

4,00

240,00

4,00

480,00

0,00

0,00

4,00

180,00

- QH9A (ĐXD)

- Trước khi gia hạn, cấp phép khai thác giai đoạn tiếp theo phải thẩm định về lĩnh vực quốc phòng

7

QH12 (ĐXD)

Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang

51,50

15.450,00

16

13,00

252,00

13,00

630,00

17,00

1.800,00

8,50

12.768,00

- QH14 (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

8

QH13 (ĐXD)

Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang

6,50

520,00

20

3,30

144,00

0,00

0,00

0,00

0,00

3,20

376,00

- QH15 (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

9

QH14 (ĐXD)

Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang

94,50

22.680,00

20

55,10

2.112,00

24,00

1.920,00

0,00

0,00

15,40

18.648,00

- QH16 (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

10

QH15 (ĐXD)

Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu

2,50

350,00

20

2,00

120,00

0,00

0,00

0,00

0,00

0,50

230,00

QH17 (ĐXD)

11

QH16 (ĐXD)

Phường Hòa Khánh Nam, quận Liên Chiểu

30,10

4.816,00

20

19,80

1.920,00

0,00

0,00

0,00

0,00

10,30

2.896,00

- QH17A (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

12

QH17 (ĐXD)

Phường Hòa Phát, quận Cẩm Lệ

30,50

2.928,00

10

30,50

307,20

0,00

0,00

0,00

0,00

30,50

2.620,80

- QH18 (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

13

QH19 (ĐXD)

Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang

14,80

4.662,00

50

6,00

288,00

5,00

600,00

0,00

0,00

3,80

3.774,00

QH22 (ĐXD)

14

QH20 (ĐXD)

Xã Hòa Khương, huyện Hòa Vang

14,60

4.599,00

20

5,00

168,00

10,00

780,00

0,00

0,00

4,60

3.651,00

- QH23 (ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

Tng (ĐXD) Phụ lục 1

421,40

65.642,80

 

201,70

6.268,20

120,30

6.138,80

48,10

6.052,00

94,80

47.183,80

 

Tổng (ĐXD) Ph lc 2

47,30

5.392,50

 

21,40

624,00

23,30

1.464,00

0,00

0,00

43,60

3.304,50

 

Tổng (ĐXD) cộng dồn phụ lục 1 2

468,70

71.035,30

 

223,10

6.892,20

143,60

7.602,80

48,10

6.052,00

138,40

50.488,30

 

 

PHỤ LỤC 2: ĐẤT ĐỒI LÀM VẬT LIỆU SAN LẤP

STT

Số hiệu quy hoạch

Địa điểm

Diện tích quy hoạch (ha)

Trữ lượng (1.000 m)

Cos quy hoạch thấp nhất (m)

Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng

Số hiệu QH theo Phụ lục NQ HĐND TP và các ghi chú khác

Giai đoạn đến 2020

Giai đoạn 2021-2025

Giai đoạn 2026-2030

Dự trữ

Diện tích (ha)

Trữ lưng (1000m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (1000m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (1000m3)

Diện tích (ha)

Trữ lượng (1000m3)

1

QH5 (ĐSL)

Sơn Phước, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

16,40

1.687,50

40,00

6,00

617,40

5,40

555,70

0,00

0,00

5,00

514,40

QH5 (ĐSL)

2

QH6 (ĐSL)

Sơn Phước, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

12,40

1.276,00

35,00

6,00

617,40

4,00

411,60

0,00

0,00

2,40

247,00

QH6 (ĐSL)

3

QH7 (ĐSL)

Đèo Ông Gấm, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

122,20

12.574,40

30,00

25,00

3.000,00

42,00

4.321,80

0,00

0,00

55,20

5.252,60

QH7 (ĐSL)

4

QH8 (ĐSL)

Xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

79,60

5.572,00

40,00

27,00

1.890,00

17,00

1.190,00

0,00

0,00

35,60

2.492,00

- QH8 (ĐSL- ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

QH8 (ĐXD)

41,00

4.920,00

10,00

17,70

504,00

23,30

1.464,00

0,00

0,00

41,00

2.952,00

5

QH9 (ĐSL)

Xuân Phú, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang

20,30

2.103,10

25,00

7,00

725,20

13,30

1.377,90

0,00

0,00

0,00

0,00

- QH9 (ĐSL)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

6

QH11 (ĐSL)

Xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang

47,30

5.297,60

8,00

13,20

1.200,00

23,00

2.576,00

0,00

0,00

11,10

1.521,60

- QH11 (ĐSL)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

7

QH18 (ĐSL)

Xã Hòa Nhơn, huyện Hòa Vang

104,00

1.040,00

45,00

30,00

300,00

49,00

490,00

0,00

0,00

25,00

250,00

- QH19 (ĐSL-ĐXD)

- Trước khi cấp phép khai thác khoáng sản phải lấy ý kiến thẩm định lĩnh vực quốc phòng

QH18 (ĐXD)

6,30

472,50

20,00

3,70

120,00

0,00

0,00

0,00

0,00

2,60

352,50

Tổng (ĐSL)

402,20

29.550,60

 

114,20

8.350,00

153,70

10.923,00

0,00

0,00

134,30

10.227,60

 

Tng (ĐXD)

47,30

5.392,50

 

21,40

624,00

23,30

1.464,00

0,00

0,00

43,60

3.304,50

 

 



[1] Điều chỉnh so với Nghị quyết HĐND TP: “tận thu đá xây dựng kết hợp với khai thác đt đồi”.

[2] Bổ sung so với Nghị quyết HĐND TP.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 797/QĐ-UBND năm 2019 phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác và sử dụng khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030

  • Số hiệu: 797/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 18/02/2019
  • Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
  • Người ký: Huỳnh Đức Thơ
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 18/02/2019
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản