Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 79/QĐ-UB | TP. Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 03 năm 1990 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG NỘI THÀNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 30 tháng 6 năm 1989;
- Căn cứ quyết định số 07/NH-QĐ ngày 19-10-1989 của Tổng giám đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành quy định tạm thời về tổ chức hoạt động của Hợp tác xã tín dụng đô thị;
- Để chấn chỉnh hoạt động kinh doanh tiền tệ, tín dụng trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, và theo đề nghị của Giám đốc ngân hàng Nhà nước khu vực 1;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1.- Nay ban hành kèm theo quyết định này “Quy định về tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã tín dụng nội thành”.
Điều 2.- Quy định này áp dụng đối với các hợp tác xã tín dụng phường, hợp tác xã tín dụng liên phường, hợp tác xã tín dụng ngành hoặc liên ngành, các trung tâm tín dụng, hoạt động trên địa bàn nội thành thành phố Hồ Chí Minh (gọi chung là hợp tác xã tín dụng).
Điều 3.- Ngân hàng Nhà nước khu vực 1 có trách nhiệm hướng dẫn thực hiện, và phối hợp với Ủy ban nhân dân quận, huyện và các sở ban ngành thành phố liên quan chấn chỉnh lại các tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã tín dụng theo tinh thần của quy định này.
Điều 4.- Các đồng chí Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 1, Ủy ban nhân dân quận, huyện, Thủ trưởng các Sở ban ngành thành phố chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
QUY ĐỊNH
VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG NỘI THÀNH
(Ban hành kèm theo quyết định số 79/QĐ-UB ngày 17-3-1990 của UBND thành phố)
Chương I
TÍNH CHẤT, MỤC ĐÍCH CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG
Điều 1.− Hợp tác xã tín dụng là tổ chức kinh tế tập thể của các cổ đông thực hiện kinh doanh tín dụng và dịch vụ ngân quỹ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, hoạt động theo nguyên tắc hạch toán kinh tế.
Hợp tác xã tín dụng nói trong quy định này là các hợp tác xã tín dụng phường, hợp tác xã tín dụng liên phường, hợp tác xã tín dụng quận, hợp tác xã tín dụng ngành liên ngành, trung tâm tín dụng, trung tâm đầu tư và các tổ chức kinh doanh tín dụng có tên gọi khác hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2.− Hợp tác xã tín dụng chịu sự quản lý về tổ chức hành chánh của Ủy ban nhân dân địa phương hoặc ngành chủ quản nơi thành lập, và chịu sự quản lý Nhà nước của ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Chi nhánh khu vực 1).
Điều 3.− Hợp tác xã tín dụng thực hiện quyền tự chủ tài chánh và tự chủ hoạt động kinh doanh theo luật pháp, tự chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước khách hàng về các mặt hoạt động.
Chương II
NHIỆM VỤ QUYỀN HẠN CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG
Điều 4.− Hợp tác xã tín dụng có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
1 − Tập trung đủ vốn cổ phần của các cổ đông
2 − Huy động tiền nhàn rỗi trong xã hội
3 − Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh và đời sống xã hội theo phương hướng phát triển kinh tế của địa phương.
4 − Được mở tài khoản tiền gởi tại một ngân hàng chuyên doanh do mình lựa chọn, được thực hiện các quan hệ tín dụng với ngân hàng chuyên doanh. Hợp tác xã tín dụng mở tài khoản tiền gởi tại ngân hàng nào thì quan hệ tín dụng với ngân hàng đó.
5 − Hợp tác xã tín dụng phải thực hiện đúng đắn chính sách lãi suất và các chế độ, thể lệ và tài chánh, tín dụng của Nhà nước và của ngân hàng. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nộp thuế theo pháp luật.
6 − Hàng tháng hợp tác xã tín dụng phải gởi ngân hàng Nhà nước khu vực 1 báo cáo cân đối kế toán và các báo cáo khác theo yêu cầu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước khu vực 1, cuối năm phải gởi báo cáo quyết toán tài chánh.
7 − Hợp tác xã tín dụng chịu sự kiểm tra, giám sát của Ngân hàng Nhà nước khu vực 1, được ngân hàng Nhà nước và các cơ quan pháp luật bảo vệ các quyền lợi hợp pháp.
8 − Hợp tác xã tín dụng có trách nhiệm bảo vệ một tài khoản của khách hàng.
Chương III
NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG
Điều 5.− Hợp tác xã tín dụng tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, quản lý dân chủ.
Hợp tác xã tín dụng được tổ chức trên địa bàn quận hoặc liên phường, những nơi có quan hệ hàng hóa tiền tệ phát triển, có khá năng huy động và sử dụng vốn thường xuyên.
Điều 6.− Ngân hàng Nhà nước khu vực 1 là cơ quan cấp giấy phép hoạt động cho hợp tác xã tín dụng trên cơ sở quyết định thành lập của ủy ban nhân dân quận đã có sự thống nhất với Ngân hàng Nhà nước khu vực 1.
Quá trình hoạt động hợp tác xã tín dụng có thể bị phạt tiền, đình chỉ hoạt động tạm thời, hoặc thu hồi giấy phép, nếu hoạt động không đúng tính chất, vi phạm pháp luật tài chánh chánh, tín dụng và vi phạm nội dung của quy định này.
Điều 7.− Hợp tác xã tín dụng chỉ được hoạt động trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh theo giấy phép kinh doanh quy định, không được mở chi nhánh đại diện, không được kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, đá quý, không được liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức kinh tế khác.
Điều 8.− Cổ phần ban đầu của hợp tác xã tín dụng tối thiểu 300 triệu đồng, bằng tiền mặt, của trung tâm tín dụng tối thiểu 1 tỷ đồng.
Quá trình hoạt động, nguồn vốn tự có của hợp tác xã tín dụng (vốn cổ phần và quỹ tích lũy) phải chiếm tỷ lệ tối thiểu 20% trên số vốn huy động.
Điều 9.− Hợp tác xã tín dụng phải ký quỹ tại ngân hàng Nhà nước khu vực 1, mức ký quỹ là 10% trên tổng số vốn huy động. Số tiền ký quỹ được tính vào tồn quỹ bảo đảm thanh toán của hợp tác xã tín dụng. Khi cần thiết để bảo đảm chi trả, thanh toán cho khách hàng, hợp tác xã tín dụng được nhận lại số tiền đã ký quỹ nhưng sau đó phải bổ sung lại cho đủ tỷ lệ 10% nói trên. Tồn quỹ bảo đảm thanh toán và tiền ký quỹ phải được duy trì thường xuyên ở mức tối thiểu là 15% trên tổng số vốn huy động.
Điều 10.− Đại hội cổ đông là cơ quan quyền lực cao nhất của hợp tác xã tín dụng. Đại hội cổ đông bầu ra Ban quản trị từ 5 đến 7 người, và Ban kiểm soát từ 2 – 3 người. Ban quản trị bầu ra chủ nhiệm và Phó chủ nhiệm.
Chủ nhiệm, phó Chủ nhiệm phải là những người không có tiền án, tiền sự, không bị kết án vì toan phạm hay đồng lõa về những tội ăn trộm, tội bội tín, tội lường gạt, tội biển thủ, tộin chiếm đoạt tài sản XHCN, tội ký chi phiếu không tiền bảo chứng, đã từng bị khánh tận và phá sản; chấp hành đúng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh, có văn bằng trung học hoặc đại học kinh tế, ngân hang và đã kinh qua công tác ngân hàng.
Ban quản trị do Ủy ban nhân dân quận hoặc do cơ quan chủ quản nơi thành lập ra quyết định công nhận.
Chương IV
CỔ ĐÔNG, CỒ PHẦN CỦA HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG
Điều 11.− Trường hợp hợp tác xã tín dụng thua lỗ gây thiệt hại nghiêm trọng đến tiền gởi của khách hàng thì Chủ tịch Ban quản trị và Chủ nhiệm chịu trách nhiệm cá nhân về tội vô ý hoặc cố ý gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản công dân hoặc tài sản XHCN.
Điều 12.− Mọi công dân đều có quyền mua cổ phần của hợp tác xã tín dụng, khi có cổ phần được công nhận là cổ đông, mỗi cổ đông được quyền mua nhiều cổ phần, nhưng không được quá 20% tổng số vốn cổ phần của một hợp tác xã tín dụng. Không được dùng vốn vay ngân hàng vay hợp tác xã tín dụng để mua cổ phần.
Các cổ đông khi ra khỏi hợp tác xã tín dụng được nhận lại vốn cổ phần và tiền lời (nếu có).
Điều 13.− Cổ đông của hợp tác xã có các nghĩa vụ và quyền lợi.
1/ Góp đủ cổ phần khi vào hợp tác xã tín dụng, thực hiện các nghị quyết, quyết định của đại hội cổ đông, của Ban quản trị và của Chủ nhiệm.
2/ Là thành viên chính thức của đại hội cổ đông, có quyền biểu quyết các công việc của hợp tác xã tín dụng, có quyền ứng cử, bầu cử vào Ban quản trị, Ban kiểm soát.
3/ Được chia lãi cổ phần theo kết quả kinh doanh và cùng chịu trách nhiệm về số lỗ (nếu có)
4/ Có quyền phê bình, chất vấn, kiến nghị công việc của Ban quản trị, Ban kiểm soát và Chủ nhiệm, Ban quản trị, Ban kiểm soát, Chủ nhiệm có trách nhiệm phải trả lời chất vấn của cổ đông.
Chương V
VỐN, TÀI SẢN VÀ PHÂN PHỐI THU NHẬP CỦA HTX TÍN DỤNG.
Điều 14.− Tài sản của hợp tác xã tín dụng gồm vốn tự có và coi như tự có và các loại tài sản khác.
Vốn tự có và coi như tự có của hợp tác xã tín dụng, gồm
– Vốn cổ phân dưới dạng lời cùng chia, lỗ cùng chịu
– Quỹ tích lũy
– Quỹ khen thưởng
– Quỹ phúc lợi và bảo hiểm xã hội
– Quỹ dự phòng bù đắp rủi ro.
Vốn hoạt động của hợp tác xã tín dụng, gồm:
– Vốn tự có và coi như tự có
– Vốn huy động tiền gởi
– Vốn vay ngân hàng và hợp tác xã tín dụng khác
– Các loại vốn hợp pháp khác.
Vốn tự có và coi như tự có và các loại tài sản khác của hợp tác xã tín dụng thuộc quyền sở hữu của hợp tác xã tín dụng; vốn huy động và vốn đi vay của hợp tác xã thuộc quyền sử dụng của hợp tác xã tín dụng; các loại vốn, tài sản của hợp tác xã tín dụng được Nhà nước bảo hộ theo pháp luật.
Điều 15.− Quyết toán cuối năm, số thực lãi được phân bổ theo tỷ lệ:
– Chia lãi cổ phần 50%
– Trích quỹ tích lũy 20%
– Trích quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, bảo hiểm xã hội 20%
– Trích lập quỹ dự phòng bù đắp rủi ro 10%.
Nếu quyết toán cuối năm bị lỗ, đại hội cổ đông quyết định theo hướng: trích quỹ tích lũy, quỹ dự phòng bù đắp rủi ro để bù, nếu không đủ, trích một phần vốn cổ phần để bù, và phải có biện pháp hoàn lại đủ.
Chương VI
THÀNH LẬP VÀ GIẢI THỂ HỢP TÁC XÃ TÍN DỤNG
Điều 16.− Điều kiện để thành lập hợp tác xã tín dụng:
– Địa bàn hoạt động có khả năng huy động vốn và sử dụng vốn (cho vay) thường xuyên.
– Nhân dân trong vùng tự nguyện tham gia và có khả năng góp đủ vốn cổ phần
– Có số cổ đông tối thiểu 50 người
– Có đủ cán bộ, nhân viên có kiến thức kinh doanh tiền tệ tín dụng.
Điều 17.− Các hợp tác xã tín dụng có thể sát nhập lại hình thành một hợp tác xã tín dụng có quy mô lớn hơn, nếu được Ủy ban nhân dân quận, Ngân hàng Nhà nước khu vực 1 chấp nhận.
Điều 18.− Hợp tác xã tín dụng phải giải thể trong những trường hợp:
– Quá nửa số cổ đông yêu cầu.
– Làm ăn thua lỗ hụt 1/3 vốn cổ phần không có khả năng bù đắp.
– Theo đề nghị của Giám đốc ngân hàng Nhà nước khu vực 1 do hợp tác xã tín dụng mất khả năng thanh toán, thường xuyên vi phạm pháp luật tài chánh, tín dụng và ngân hàng.
– Khi giải thể, việc thanh quyết toán đặt dưới sự giám sát của Ngân hàng Nhà nước Việt nam, chi nhánh khu vực 1; về mặt hình sự chủ nhiệm phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Quyết định giải thể sẽ quy định các thủ tục và nguyên tắc thanh lý đối với hợp tác xã tín dụng để bảo vệ quyền lợi của người gởi.
Điều 19.− Các hợp tác xã tín dụng đang hoạt động và đã được cấp giấy phép hoạt động trước khi công bố quyết định giải thể, Ủy ban nhân dân quận phải trình phương án thanh lý với ngân hàng Nhà nước khu vực 1 và phải được ủy ban nhân dân thành phố phê chuẩn.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 4340/QĐ-UB-NC năm 1998 bãi bỏ các văn bản qui phạm pháp luật hết hiệu lực ban hành từ ngày 02/7/1976 đến ngày 31/12/1996 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- 2Nghị quyết 02/2014/NQ-HĐND thông qua Đề án về nâng cao chất lượng hoạt động của Hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 79/QĐ-UB năm 1990 ban hành Quy định về tổ chức và hoạt động của Hợp tác xã tín dụng nội thành của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh
- Số hiệu: 79/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/1990
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Vương Hữu Nhơn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra