Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 788/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 03 tháng 4 năm 2023 |
QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 09 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ; Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 30 tháng 9 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 68/2022/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ.
QUYẾT ĐỊNH:
Vụ Pháp chế là tổ chức hành chính trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường, có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ, bao gồm: tổ chức xây dựng pháp luật; rà soát, hệ thống hóa, kiểm tra, hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; phổ biến, giáo dục pháp luật; theo dõi tình hình thi hành pháp luật; kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính; pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật; giám định tư pháp; hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp; bồi thường Nhà nước. Tham mưu, giúp Bộ trưởng quản lý, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu.
1. Về công tác xây dựng pháp luật:
a) Lập, cho ý kiến về đề nghị xây dựng luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, nghị định của Chính phủ do Bộ chủ trì xây dựng;
b) Tổng hợp, trình Bộ trưởng ban hành Chương trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và báo cáo tình hình, tiến độ thực hiện sau khi được phê duyệt;
c) Soạn thảo, góp ý dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng;
d) Thẩm định các dự thảo Thông tư thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng; rà soát, kiểm tra hồ sơ dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trước khi gửi lấy ý kiến góp ý, thẩm định, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
đ) Tổng hợp, đôn đốc các đơn vị trực thuộc Bộ rà soát, xây dựng các văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành luật, nghị quyết, pháp lệnh, nghị định, quyết định trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
2. Về công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị trực thuộc Bộ;
c) Tổng hợp kết quả rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý những quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp thực tiễn.
3. Về công tác kiểm tra và xử lý văn bản quy phạm pháp luật:
a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật hằng năm của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Tổ chức thực hiện tự kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng;
c) Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật có quy định liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ do các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt ban hành;
d) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất phương án xử lý đối với các văn bản quy phạm pháp luật có nội dung trái pháp luật (nếu có);
đ) Kiểm tra, đề xuất xử lý đối với các văn bản hành chính chứa quy phạm pháp luật nhưng không ban hành bằng hình thức văn bản quy phạm pháp luật của Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ khi có phản ánh, kiến nghị hoặc khiếu nại của tổ chức, cá nhân.
4. Về công tác hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật:
a) Kiểm tra dự thảo văn bản hợp nhất do các đơn vị trực thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng ký xác thực; xây dựng văn bản hợp nhất theo phân công của Bộ trưởng;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện hợp nhất văn bản quy phạm pháp luật của các đơn vị trực thuộc Bộ.
5. Công tác pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật:
a) Xây dựng, trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra việc xây dựng, thực hiện, cập nhật bộ pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật; thẩm định, trình Bộ trưởng ký xác thực các đề mục thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ, gửi các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
6. Về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật:
a) Tổng hợp, trình Bộ trưởng chương trình, đề án, dự án, kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật dài hạn, hàng năm của Bộ; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo quy định của pháp luật;
c) Tổ chức đội ngũ tuyên truyền viên pháp luật; tổ chức bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ đối với đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên pháp luật về tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng;
d) Tổ chức thực hiện các hoạt động thông tin, truyền thông về pháp luật; biên soạn, phát hành các tài liệu phổ biến, giáo dục pháp luật; cung cấp thông tin pháp luật, thông cáo báo chí về công tác pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo quy định;
đ) Làm nhiệm vụ cơ quan thường trực Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Bộ;
e) Tổ chức dịch văn bản quy phạm pháp luật ra tiếng nước ngoài theo phân công của Bộ trưởng;
g) Cập nhật cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật theo quy định.
7. Về theo dõi tình hình thi hành pháp luật:
a) Xây dựng trình Bộ trưởng ban hành kế hoạch theo dõi, kiểm tra tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt;
b) Thu thập thông tin, điều tra, khảo sát và xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường. Tổ chức kiểm tra tình hình thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường;
c) Hướng dẫn, đôn đốc, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo quy định của pháp luật; tổng hợp, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện phân cấp trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
8. Về kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:
a) Thực hiện kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ;
b) Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận kiểm tra thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính do Bộ ban hành.
9. Về pháp luật quốc tế và hợp tác quốc tế về pháp luật:
a) Tham gia, có ý kiến về mặt pháp lý trong đàm phán, ký kết, phê chuẩn, phê duyệt, gia nhập, bảo lưu, hiệu lực, sửa đổi, bổ sung, gia hạn và nội luật hóa các điều ước quốc tế trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường theo phân công của Bộ trưởng;
b) Thẩm định về pháp lý đối với các thỏa thuận quốc tế mà Bộ hoặc các đơn vị trực thuộc Bộ là một bên trước khi ký kết;
c) Chủ trì, phối hợp giải quyết tranh chấp trong quá trình thực hiện các điều ước quốc tế và thỏa thuận quốc tế thuộc các lĩnh vực quản lý của Bộ;
d) Làm đầu mối thông báo và hỏi đáp về hàng rào kỹ thuật trong thương mại đối với các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ và các hiệp định thương mại tự do theo phân công của Bộ trưởng;
đ) Thẩm định về pháp lý đối với các chương trình, dự án hợp tác quốc tế có toàn bộ hoặc một phần nội dung về xây dựng pháp luật; tổng hợp, kiểm tra công tác hợp tác quốc tế về pháp luật của Bộ.
10. Thực hiện hoạt động hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện công tác tham mưu về các vấn đề pháp lý và tham gia tố tụng thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ theo phân công của Bộ trưởng.
12. Tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về công tác bồi thường của Nhà nước theo quy định của pháp luật; tổng hợp, lập danh mục bí mật nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
13. Tổng hợp, chuẩn bị giúp Bộ trưởng trả lời các kiến nghị của cử tri và chất vấn của đại biểu Quốc hội về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ; chuẩn bị ý kiến thành viên Chính phủ đối với các văn bản quy phạm pháp luật theo phân công của Bộ trưởng.
14. Tổ chức tập huấn, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ công tác pháp chế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường.
15. Tổ chức và quản lý cộng tác viên kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa, theo dõi thi hành pháp luật thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước của Bộ.
16. Tổng hợp, theo dõi, đôn đốc thực hiện công tác về giám định tư pháp; làm đầu mối phối hợp với Bộ Tư pháp, Hội Luật gia Việt Nam; hướng dẫn tổ chức, hoạt động và đầu mối của Chi hội Luật gia Bộ.
17. Thực hiện chương trình, kế hoạch, dự án hợp tác với nước ngoài về pháp luật theo phân công của Bộ trưởng.
18. Tham gia nghiên cứu khoa học, thực hiện các chương trình, đề án, dự án về pháp luật theo phân công của Bộ trưởng; phối hợp thẩm định, nghiệm thu các dự án, đề án, đề tài nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.
19. Về tham mưu, giúp Bộ trưởng tổ chức thực hiện các quy định về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu:
a) Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có liên quan; tổng hợp, theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện quy định của pháp luật về trách nhiệm tái chế sản phẩm, bao bì và trách nhiệm thu gom, xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
b) Trình Bộ trưởng quyết định thành lập Hội đồng EPR quốc gia; ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng EPR quốc gia; chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của Văn phòng giúp việc của Hội đồng EPR quốc gia;
c) Công bố danh sách các tổ chức, đơn vị tái chế và bên được ủy quyền tổ chức tái chế theo quy định của pháp luật;
d) Tổ chức tiếp nhận, tổng hợp, hướng dẫn việc đăng ký kế hoạch tái chế và báo cáo kết quả tái chế của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
đ) Công bố công khai tiêu chí, ưu tiên, mức hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế, thu gom, xử lý chất thải; hướng dẫn, phê duyệt, thông báo kết quả phê duyệt hồ sơ đề nghị hỗ trợ tài chính cho hoạt động tái chế, xử lý chất thải theo quy định của pháp luật;
e) Hướng dẫn, theo dõi việc kê khai số tiền đóng góp hỗ trợ hoạt động tái chế và xử lý chất thải của tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu;
g) Xây dựng, quản lý và vận hành Cổng thông tin điện tử EPR quốc gia;
h) Thực hiện chức năng thường trực Hội đồng EPR quốc gia, kiêm nhiệm Văn phòng giúp việc của Hội đồng EPR quốc gia.
20. Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Bộ và phân công của Bộ trưởng.
21. Báo cáo định kỳ và đột xuất tình hình thực hiện nhiệm vụ về các lĩnh vực công tác được giao.
22. Quản lý công chức, tài sản thuộc Vụ theo quy định của pháp luật và theo phân công của Bộ trưởng.
23. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo phân công của Bộ trưởng.
Điều 3. Cơ cấu tổ chức và chế độ làm việc
1. Lãnh đạo Vụ Pháp chế có Vụ trưởng, không quá 03 Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về nhiệm vụ được giao và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động của Vụ; ban hành quy chế làm việc và điều hành hoạt động của Vụ; ký các văn bản về chuyên môn, nghiệp vụ theo chức năng, nhiệm vụ được giao và các văn bản khác theo phân công hoặc ủy quyền của Bộ trưởng.
3. Phó Vụ trưởng giúp việc Vụ trưởng, chịu trách nhiệm trước Vụ trưởng và pháp luật về lĩnh vực công tác được phân công.
4. Vụ Pháp chế làm việc theo chế độ thủ trưởng kết hợp chế độ chuyên viên. Vụ trưởng phân công nhiệm vụ đối với công chức phù hợp với chức danh, tiêu chuẩn và năng lực chuyên môn để đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Hiệu lực và trách nhiệm thi hành
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 2929/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 10 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế.
2. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Pháp chế, Tổ chức cán bộ và Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
- 1Quyết định 0782/QĐ-BCT năm 2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Quyết định 2239/QĐ-BTTTT năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 953/QĐ-BTC năm 2018 sửa đổi Quyết định 1066/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng thuộc Tổng cục Hải quan và Quyết định 1051/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 4Quyết định 2929/QĐ-BTNMT năm 2022 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 5Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Quyết định 1977/QĐ-BYT năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế
- 7Quyết định 992/QĐ-BNV năm 2022 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 1Quyết định 0782/QĐ-BCT năm 2008 quy định về chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- 2Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Quyết định 2239/QĐ-BTTTT năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Quyết định 953/QĐ-BTC năm 2018 sửa đổi Quyết định 1066/QĐ-BTC quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng thuộc Tổng cục Hải quan và Quyết định 1051/QĐ-BTC quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Tổng cục Hải quan do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 5Nghị định 101/2020/NĐ-CP về sửa đổi Nghị định 123/2016/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ
- 6Nghị định 68/2022/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 7Quyết định 1128/QĐ-BNN-TCCB năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 1977/QĐ-BYT năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế
- 9Quyết định 992/QĐ-BNV năm 2022 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 788/QĐ-BTNMT năm 2023 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 788/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 03/04/2023
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Trần Hồng Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra