Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 787/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 27 tháng 06 năm 2013 |
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐIỀU LỆ (SỬA ĐỔI, BỔ SUNG) HIỆP HỘI THỂ THAO DƯỚI NƯỚC VIỆT NAM
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định quyền lập hội;
Căn cứ Luật Thể dục, thể thao ngày 29 tháng 11 năm 2006;
Căn cứ Nghị định số 61/2012/NĐ-CP ngày 10 tháng 8 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 45/2010/NĐ-CP ngày 21 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội và Nghị định số 33/2012/NĐ-CP ngày 13 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2010/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam đã được Đại hội đại biểu nhiệm kỳ VII (2013-2017) của Hiệp hội thông qua ngày 15 tháng 01 năm 2013.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HIỆP HỘI THỂ THAO DƯỚI NƯỚC VIỆT NAM
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 787/QĐ-BNV ngày 27 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Tên tiếng Việt: Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam.
2. Tên viết tắt: Hiệp hội TTDNVN.
3. Tên tiếng Anh: Vietnam Aquatic Sports.
4. Tên viết tắt tiếng Anh: VASA.
5. Biểu tượng (logo):
1. Tôn chỉ: Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam (dưới đây gọi tắt là Hiệp hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp với sự tham gia tự nguyện của các tổ chức và cá nhân có hoạt động, đóng góp vật chất và tinh thần, cổ vũ, giúp đỡ tích cực cho sự phát triển các môn thể thao: bơi, bóng nước, nhảy cầu, bơi nghệ thuật và lặn (dưới đây gọi tắt là các môn thể thao dưới nước).
2. Mục đích: Đoàn kết, tập hợp, huy động mọi nỗ lực, nguồn lực, hoạt động của các tổ chức, cá nhân trong xã hội nhằm phát triển phong trào tập luyện, thi đấu các môn thể thao dưới nước, góp phần nâng cao sức khỏe, rèn luyện ý chí, phẩm chất đạo đức, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước, phù hợp với truyền thống dân tộc cho quần chúng nhân dân, nhằm nâng cao thành tích thể thao, góp phần nâng cao vị thế của thể thao Việt Nam trong khu vực và trên thế giới.
Điều 3. Phạm vi, lĩnh vực hoạt động
1. Phạm vi hoạt động: Hiệp hội hoạt động trên phạm vi toàn quốc, tuân thủ pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Điều lệ Hiệp hội được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt, chịu sự quản lý nhà nước về thể dục thể thao của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các bộ, ngành khác có liên quan về lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội; là thành viên của phong trào Olympic Việt Nam, thừa nhận Điều lệ, Luật của các Hiệp hội, Liên đoàn thể thao quốc tế và các tổ chức quốc tế khác mà Hiệp hội là thành viên.
2. Hiệp hội đại diện cho hội viên các môn thể thao dưới nước của Việt Nam trong quan hệ hợp tác với các tổ chức thể thao các nước, châu lục, thế giới và các tổ chức quốc tế khác theo quy định của pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam tham gia ký kết.
3. Các môn thể thao dưới nước gồm:
a) Môn Bơi: Các môn bơi trong bể, mặt nước thiên nhiên (đường dài);
b) Các môn Lặn thể thao;
c) Môn Bóng nước;
d) Môn Nhảy cầu;
đ) Môn Bơi nghệ thuật.
Điều 4. Địa vị pháp lý, trụ sở
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có biểu tượng, có con dấu và tài khoản riêng mở tại ngân hàng theo quy định của pháp luật.
2. Trụ sở của Hiệp hội đặt tại Thủ đô Hà Nội.
3. Văn phòng đại diện tại một số tỉnh, thành được thành lập theo quy định của pháp luật.
Ngôn ngữ chính thức của Hiệp hội là tiếng Việt, ngôn ngữ giao dịch quốc tế chính thức là tiếng Anh và một số ngôn ngữ khác mà các Liên đoàn quốc tế tương ứng quy định sử dụng. Các văn kiện, văn bản chính thức được làm bằng tiếng Việt và tiếng nước ngoài đều có giá trị pháp lý như nhau. Trường hợp không thống nhất trong việc dịch hoặc hiểu thì văn bản bằng tiếng Việt sẽ được coi là văn bản chính thức.
Hiệp hội phối hợp với các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội và hội viên theo quy định của pháp luật để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu sau:
1. Tuyên truyền, vận động; thông tin khoa học, kỹ thuật, hướng dẫn kỹ thuật chuyên môn, khai thác các tiềm năng trong xã hội có liên quan đến các môn thể thao dưới nước. Xác lập các mối quan hệ trong nước và quốc tế nhằm phát triển phong trào, nâng cao thành tích các môn thể thao dưới nước. Sử dụng công nghệ thông tin trong quản lý, tổ chức thi đấu và các sự kiện do Hiệp hội tổ chức;
2. Huy động và tập hợp hội viên tham gia phát triển phong trào thể thao dưới nước, đặc biệt là đối tượng thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên, nâng cao thể chất cho nhân dân; xây dựng kỹ năng tồn tại trong môi trường nước, góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước cho nhân dân vùng có nguy cơ lũ lụt cao, nhất là trẻ em; tạo môi trường phát hiện và bồi dưỡng tài năng thể thao;
3. Xây dựng hệ thống đào tạo vận động viên tài năng theo nhóm tuổi, các đội tuyển quốc gia theo định hướng chuyên môn hóa sâu, hướng tới chuyên nghiệp;
4. Xây dựng chương trình đào tạo cán bộ quản lý, huấn luyện viên, giảng viên, trọng tài và sử dụng hiệu quả đội ngũ cán bộ này;
5. Căn cứ Luật thi đấu, biểu diễn và điều lệ các môn thể thao dưới nước của các Liên đoàn, Hiệp hội quốc tế mà Việt Nam là thành viên, Hiệp hội hướng dẫn thực hiện thống nhất trong toàn quốc theo quy định của pháp luật;
6. Soạn thảo và trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định:
a) Tiêu chuẩn chuyên môn đối với vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, hướng dẫn viên, cứu hộ các môn thể thao dưới nước;
b) Tiêu chuẩn chuyên môn đối với các công trình xây dựng liên quan đến tập luyện và thi đấu các môn thể thao dưới nước.
7. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao, các tổ chức thể thao quốc tế và các tổ chức khác tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ ngắn hạn cho huấn luyện viên, trọng tài các môn thể thao dưới nước;
8. Mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tổ chức thể thao quốc tế, nhằm trao đổi kinh nghiệm và thành tựu khoa học kỹ thuật về thể thao dưới nước.
Hiệp hội là đại diện của Việt Nam tại các tổ chức thể thao quốc tế có cùng lĩnh vực hoạt động. Giới thiệu và cử đại diện của Việt Nam tham gia các tổ chức này. Cử vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài tham dự các hội nghị quốc tế; tham gia điều hành các giải do các tổ chức thể thao quốc tế mời liên quan đến lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội;
9. Đề xuất với Nhà nước về các chủ trương, chính sách nhằm tăng cường điều kiện vật chất, kỹ thuật; sử dụng và chế độ đãi ngộ hợp lý cho huấn luyện viên, vận động viên, trọng tài các môn thể thao dưới nước phù hợp với pháp luật;
10. Huy động các nguồn lực xã hội, thu hút các nguồn tài trợ trong và ngoài nước; tổ chức các hoạt động kinh tế theo quy định pháp luật để tạo nguồn kinh phí cho hoạt động của Hiệp hội;
11. Tiếp nhận và tổ chức thực hiện các hoạt động tác nghiệp do Nhà nước chuyển giao theo quy định của pháp luật;
12. Phát triển hội viên; hỗ trợ các tổ chức ở các địa phương, các ngành về chuyên môn, nghiệp vụ;
13. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của hội viên theo quy định của pháp luật; giải quyết tranh chấp giữa vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài và các thành viên khác những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Hiệp hội;
14. Các nhiệm vụ khác phù hợp với quy định của pháp luật về hội.
1. Công nhận thành tích, đẳng cấp, chuyên môn, kỷ lục các môn thể thao dưới nước, các danh hiệu chuyên môn khác cho cá nhân và tập thể.
2. Công nhận tiêu chuẩn chuyên môn đối với các công trình xây dựng; trang thiết bị, dụng cụ thể dục thể thao liên quan đến tập luyện và thi đấu các môn thể thao dưới nước.
3. Theo sự phê chuẩn, ủy quyền của cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao, Hiệp hội ban hành điều lệ thi đấu; tổ chức, điều hành các cuộc thi đấu, biểu diễn các môn thể thao dưới nước trên phạm vi toàn quốc; phối hợp với các tổ chức thể thao quốc tế tổ chức các cuộc thi đấu, biểu diễn thể thao dưới nước quốc tế tại Việt Nam.
4. Trao quyền và giám sát hội viên trong việc tổ chức giải đấu hoặc sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức và điều hành trên cơ sở điều lệ do Hiệp hội ban hành sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
5. Ban hành theo thẩm quyền và đảm bảo việc thực hiện các quy định trong hoạt động quản lý, kiểm soát và điều hành, trong đó bao gồm cả việc tổ chức các giải đấu; đăng ký và quản lý huấn luyện viên, trọng tài, vận động viên; chuyển nhượng; khai thác quyền thương mại, quyền truyền thông trong các giải đấu, các sự kiện do Hiệp hội tổ chức phù hợp với quy định có liên quan của luật pháp quốc gia và của các tổ chức quốc tế mà Hiệp hội là thành viên.
6. Phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về thể dục thể thao tuyển chọn, thành lập và chuẩn bị đội tuyển quốc gia các môn thể thao dưới nước tham gia các giải thi đấu quốc tế và tham gia đoàn Thể thao Việt Nam.
7. Sở hữu tất cả các quyền phát sinh từ các giải đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức, điều hành của Hiệp hội, trong đó bao gồm các quyền về tài chính; quyền thu thanh, ghi hình; sản xuất; phát thanh, truyền hình; truyền thông đa phương tiện; quảng cáo, tiếp thị; các quyền khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.
8. Trao quyền sử dụng và phân phối hình ảnh, âm thanh và các hình thức dữ liệu khác của các trận đấu và các sự kiện thuộc quyền quản lý, tổ chức và điều hành của Hiệp hội.
9. Các quyền hạn khác phù hợp với quy định của pháp luật về hội.
Hội viên của Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam gồm: Hội viên chính thức (hội viên tổ chức và hội viên cá nhân) và hội viên danh dự.
1. Hội viên tổ chức gồm: Hội, Hiệp hội, Liên đoàn, Câu lạc bộ và các tổ chức hội khác được thành lập theo quy định của pháp luật, đang hoạt động hợp pháp ở các địa phương, ngành, tổ chức kinh tế và tổ chức xã hội trong cả nước, thừa nhận, chấp hành Điều lệ của Hiệp hội, Luật và quy định của các tổ chức thể thao quốc tế mà Hiệp hội là thành viên, tự nguyện làm đơn xin gia nhập, đóng niên liễm theo quy định được xem xét công nhận là Hội viên tổ chức chính thức của Hiệp hội.
2. Hồ sơ xin gia nhập gồm:
a) Đơn xin gia nhập;
b) Bản sao các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập;
c) Danh sách lãnh đạo chủ chốt;
d) Văn bản cam kết tuân thủ Điều lệ Hiệp hội và các quy định có liên quan khác.
3. Quyền lợi:
a) Được cử đại biểu tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề trong chương trình nghị sự của các kỳ Đại hội Hiệp hội; đóng góp ý kiến, phê bình các cá nhân và cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội; giới thiệu đại biểu tham dự Đại hội đại biểu toàn quốc, giới thiệu đại biểu ứng cử và bầu cử các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội;
b) Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện, thi đấu, thông tin khoa học về chuyên môn và các loại hình dịch vụ khác của Hiệp hội;
c) Được tổ chức các giải đấu và sự kiện do Hiệp hội cấp phép hoặc ủy quyền;
d) Cử vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, hội viên tham gia các hoạt động và các cuộc thi đấu do Hiệp hội tổ chức;
đ) Được cấp giấy chứng nhận “Hội viên tổ chức”;
e) Được bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng, khen thưởng khi có thành tích.
4. Nghĩa vụ:
a) Chấp hành pháp luật của Nhà nước, Điều lệ và các quyết định của Hiệp hội; đóng niên liễm theo quy định;
b) Tôn trọng và chấp hành Luật, điều lệ của các tổ chức thể thao quốc tế mà Hiệp hội là thành viên;
c) Tích cực tham gia các hoạt động của Hiệp hội; đóng góp có hiệu quả vào việc phát triển và nâng cao trình độ các môn thể thao dưới nước;
d) Thường xuyên củng cố, phát triển tổ chức và các cơ sở hoạt động về thể thao dưới nước ở đơn vị, địa phương mình;
đ) Phát triển hội viên, tổ chức các hoạt động cho hội viên tại các câu lạc bộ và tổ chức tương đương khác ở địa phương, cơ sở theo đúng Điều lệ của tổ chức và pháp luật của Nhà nước;
e) Báo cáo kết quả hoạt động cho Hiệp hội theo quy định của Điều lệ.
1. Công dân Việt Nam, kể cả công dân Việt Nam đang học tập, công tác, sinh sống tại nước ngoài tán thành Điều lệ Hiệp hội, tự nguyện xin gia nhập Hiệp hội, đóng hội phí theo quy định đều có thể được công nhận là hội viên chính thức của Hiệp hội. Hội viên có thể đồng thời là hội viên của Hiệp hội và là hội viên của một tổ chức thành viên hoặc đơn vị hoặc câu lạc bộ mà tổ chức đó phải là hội viên tổ chức của Hiệp hội.
2. Quyền lợi:
a) Được tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề được nêu ra ở các tổ chức của Hiệp hội. Được bầu cử, ứng cử làm đại biểu đi dự Đại hội cấp cao hơn và tham gia vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội theo quy định nhưng phải được tổ chức thành viên nơi hội viên đang tham gia sinh hoạt giới thiệu và đề cử;
b) Được Hiệp hội bảo vệ quyền lợi chính đáng, tạo điều kiện thuận lợi để tập luyện, thi đấu, học tập, nâng cao trình độ chuyên môn và tham gia các hoạt động do Hiệp hội tổ chức;
c) Được ưu tiên sử dụng các phương tiện tập luyện tại cơ sở là thành viên của Hiệp hội;
d) Được khen thưởng khi có thành tích xứng đáng;
đ) Được cấp thẻ “Hội viên”.
3. Nghĩa vụ:
a) Chấp hành pháp luật của Nhà nước và Điều lệ, nghị quyết, quyết định của Hiệp hội;
b) Đóng hội phí theo quy định;
c) Tôn trọng và chấp hành Luật, điều lệ của các tổ chức thể thao quốc tế mà Hiệp hội là thành viên;
d) Học tập, tập luyện tích cực, sáng tạo, không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và thành tích thể thao;
đ) Tuyên truyền phát triển hội viên mới.
1. Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện trở thành hội viên chính thức nhưng có đóng góp cho Hiệp hội, có thể được công nhận là hội viên danh dự.
2. Hội viên danh dự được mời tham dự hội nghị, Đại hội đại biểu nhiệm kỳ, được phát biểu ý kiến, nhưng không được biểu quyết, bầu cử, ứng cử vào cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
Hội viên (cá nhân và tổ chức) muốn ra khỏi Hiệp hội phải có đơn gửi Ban Chấp hành xem xét, quyết định. Trước khi có quyết định chính thức hội viên đó phải giải quyết xong mọi vấn đề liên quan đến Hiệp hội, tổ chức và hội viên khác.
Hiệp hội được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản, hiệp thương dân chủ, thống nhất trong hành động, quyết định theo đa số, tự chủ về tài chính và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hiệp hội. Công nhận và tôn trọng Luật, Điều lệ và các quy định của các liên đoàn, hiệp hội thể thao quốc tế mà Hiệp hội là thành viên.
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Thường trực.
4. Ban Kiểm tra.
5. Các ban, Hội đồng chuyên môn.
6. Văn phòng Hiệp hội và các tổ chức trực thuộc.
1. Đại hội của Hiệp hội gồm: Đại hội nhiệm kỳ và Đại hội bất thường được tổ chức dưới hình thức Đại hội đại biểu. Đại hội là Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hiệp hội, được tổ chức 04 (bốn) năm 01 (một) lần do Ban Chấp hành triệu tập. Số lượng đại biểu và thành phần tham dự do Ban Chấp hành quyết định.
2. Đại hội đại biểu chỉ được tổ chức khi có trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức được triệu tập có mặt.
3. Trong trường hợp cần thiết, Ban Chấp hành có thể triệu tập Đại hội bất thường khi có từ 2/3 (hai phần ba) số lượng ủy viên Ban Chấp hành trở lên yêu cầu bằng văn bản. Đại hội bất thường không thảo luận và quyết định những vấn đề không có trong nội dung triệu tập.
4. Nguyên tắc biểu quyết của Đại hội: Đại hội có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Đại hội quyết định. Việc biểu quyết thông qua các quyết định của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) đại biểu chính thức có mặt tán thành.
5. Đại biểu tham dự Đại hội gồm có:
a) Ủy viên Ban Chấp hành đương nhiệm;
b) Đại biểu do các hội viên tổ chức đề cử (số lượng đại biểu do Ban Chấp hành xem xét, quyết định cụ thể đối với từng trường hợp);
c) Đại diện các cơ quan, tổ chức, hội viên liên quan do Ban Chấp hành đương nhiệm giới thiệu;
d) Hội viên danh dự, đại biểu là lãnh đạo của tổ chức hội viên danh dự do Ban Chấp hành quyết định đối với từng trường hợp cụ thể.
6. Nhiệm vụ Đại hội nhiệm kỳ:
a) Kiểm tra thành phần và tư cách đại biểu;
b) Bầu Đoàn Chủ tịch và Ban Thư ký;
c) Thông qua chương trình Đại hội. Bất kỳ việc sửa đổi, bổ sung hoặc thay đổi chương trình Đại hội chỉ có hiệu lực khi có trên 1/2 (một phần hai) đại biểu tham dự thông qua biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín;
d) Thảo luận và thông qua báo cáo của Ban Chấp hành về hoạt động của Hiệp hội trong nhiệm kỳ vừa qua và chương trình hoạt động trong nhiệm kỳ tới;
đ) Thảo luận và quyết định việc bổ sung, sửa đổi Điều lệ;
e) Nghe báo cáo và quyết định về tài chính;
g) Quyết định về số lượng, cơ cấu Ban Chấp hành và tổ chức bầu cử Ban Chấp hành Hiệp hội nhiệm kỳ tới;
h) Bầu Chủ tịch Hiệp hội;
i) Bầu Ban Kiểm tra;
k) Thông qua nghị quyết Đại hội;
l) Các vấn đề khác có dự kiến trong chương trình nghị sự.
1. Ban Chấp hành do Đại hội trực tiếp bầu ra bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Ban Chấp hành lãnh đạo và giám sát các hoạt động của Hiệp hội trong thời gian giữa hai kỳ Đại hội.
2. Ban Chấp hành mỗi năm họp 01 (một) lần do Chủ tịch điều hành hoặc người được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản để thảo luận và quyết định chương trình hoạt động hàng năm và những chủ trương, biện pháp liên quan đến việc thực hiện các nghị quyết của Đại hội; quyết định Đại hội nhiệm kỳ và bất thường; thông qua các báo cáo, các dự thảo đề án sẽ trình Đại hội; thống nhất các chủ trương, biện pháp quan trọng nhằm chỉ đạo triển khai thực hiện các nhiệm vụ của Hiệp hội.
3. Trong nhiệm kỳ, Ban Chấp hành có thể được bổ sung hoặc thay thế nhưng không quá 1/3 (một phần ba) số lượng Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định. Việc bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Chấp hành phải đưa ra trong hội nghị thường kỳ hoặc bất thường của Ban Chấp hành và được thông qua biểu quyết bằng hình thức bỏ phiếu kín hoặc giơ tay. Ủy viên Ban Chấp hành trúng cử phải đạt số phiếu ít nhất trên 1/2 (một phần hai) và lấy theo thứ tự từ người có số phiếu cao nhất cho đến khi đủ số lượng; nếu không đủ số lượng, việc có bổ sung nữa hay không do Ban Chấp hành quyết định.
4. Hội nghị Ban Chấp hành chỉ được tiến hành hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) ủy viên Ban Chấp hành có mặt. Các quyết định của cuộc họp được thông qua nếu có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên có mặt tán thành.
5. Ủy viên Ban Chấp hành muốn xin ra khỏi Ban Chấp hành phải có đơn gửi Ban Chấp hành Hiệp hội xem xét, quyết định. Trước khi ra khỏi Ban Chấp hành phải bàn giao lại công việc, cơ sở vật chất, tài chính mà mình phụ trách cho các tổ chức, cá nhân được Ban Chấp hành ủy nhiệm.
1. Thường trực gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, Chánh Văn phòng.
2. Thường trực là cơ quan của Ban Chấp hành, thay mặt Ban Chấp hành lãnh đạo và điều hành các hoạt động của Hiệp hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành. Các cuộc họp của Thường trực chỉ được tiến hành hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) thành viên Thường trực có mặt.
3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thường trực:
a) Lãnh đạo và điều hành công việc thường xuyên của Hiệp hội;
b) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện các Nghị quyết của Ban Chấp hành;
c) Xây dựng và xét duyệt các quy chế hoạt động của các cơ quan lãnh đạo và các ban, hội đồng;
d) Công tác khen thưởng;
đ) Quyết định kỷ luật theo đề nghị của Ban Kiểm tra.
4. Nguyên tắc hoạt động: Phân công và giao trách nhiệm trực tiếp của Chủ tịch đối với các Phó chủ tịch và các thành viên khác; các cuộc họp của Thường trực họp do Chủ tịch chủ trì hoặc người được Chủ tịch ủy quyền bằng văn bản và được biểu quyết theo đa số. Nội dung cuộc họp phải có biên bản.
1. Chủ tịch Hiệp hội là công dân Việt Nam do Đại hội trực tiếp bầu ra bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Chủ tịch là người chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hiệp hội về mọi hoạt động của Hiệp hội.
2. Chủ tịch có nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành các hoạt động của Hiệp hội. Triệu tập và chủ trì các kỳ họp của Ban Chấp hành, Thường trực. Ký các nghị quyết của Ban Chấp hành và các quyết định của Hiệp hội. Các vấn đề quan trọng cần phải tham gia ý kiến và có sự nhất trí của đa số Thường trực, trong trường hợp khẩn cấp, sau khi ban hành văn bản phải thông báo cho các thành viên khác của Thường trực.
3. Chủ tịch là chủ tài khoản của Hiệp hội. Đại diện quyền lợi của Hiệp hội trong các tổ chức kinh tế và các tổ chức khác liên quan đến hoạt động Hiệp hội.
1. Phó Chủ tịch do Ban Chấp hành bầu ra trong số ủy viên Ban Chấp hành theo đề nghị của Chủ tịch bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
2. Phó Chủ tịch có nhiệm vụ giúp Chủ tịch và cùng với Chủ tịch chịu trách nhiệm về các hoạt động của Hiệp hội và các lĩnh vực công tác được Chủ tịch phân công. Ký các văn bản do Chủ tịch ủy quyền và ủy nhiệm;
3. Khi cần thiết, Chủ tịch chỉ định 01 Phó chủ tịch Thường trực.
1. Ban Kiểm tra do Đại hội bầu. Số lượng ủy viên Ban Kiểm tra do Đại hội quyết định. Trưởng Ban Kiểm tra là ủy viên Ban Chấp hành, do Ban Kiểm tra bầu trực tiếp trong số ủy viên Ban Kiểm tra. Ủy viên Ban kiểm tra không nhất thiết là ủy viên Ban Chấp hành. Trưởng Ban Kiểm tra được mời tham dự các cuộc họp của Thường trực khi thảo luận các vấn đề có liên quan.
2. Ban Kiểm tra hoạt động độc lập, làm việc theo chế độ tập thể. Có quyền kiểm tra hội viên (kể cả chức danh cao nhất) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn hội viên trong việc thực hiện nhiệm vụ, chấp hành đường lối, nghị quyết, chỉ thị và Điều lệ Hiệp hội; kiểm tra việc thu, chi tài chính; có quyền yêu cầu được cung cấp mọi tài liệu có liên quan đến nội dung kiểm tra.
3. Ban Kiểm tra xem xét, giải quyết, kết luận những trường hợp tố cáo Hiệp hội, hội viên; những trường hợp vi phạm kỷ luật, vi phạm Điều lệ Hiệp hội, Điều lệ thi đấu, gian lận và kiến nghị Thường trực ban hành hình thức kỷ luật.
1. Tổng thư ký do Ban Chấp hành bầu theo đề nghị của Chủ tịch trong số ủy viên Ban Chấp hành bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín.
2. Tổng thư ký có nhiệm vụ và quyền hạn:
a) Giúp Chủ tịch và Thường trực điều hành công việc thường xuyên của Hiệp hội;
b) Phối hợp với các Phó Chủ tịch chuyên trách tổ chức thực hiện các nghị quyết của Ban Chấp hành, quyết định của Thường trực;
c) Theo dõi việc phối hợp, điều phối hoạt động của các tổ chức trực thuộc, các ban, Hội đồng và hội viên của Hiệp hội;
d) Ký các văn bản do Chủ tịch ủy quyền; chuẩn bị nội dung và báo cáo tình hình hoạt động của Hiệp hội tại các phiên họp của Thường trực và Ban Chấp hành;
đ) Thay mặt Chủ tịch đảm bảo mối quan hệ với hội viên và các tổ chức quốc tế mà Hiệp hội là thành viên;
e) Lựa chọn, giới thiệu nhân sự chủ chốt của cấp điều hành cho Thường trực và Chủ tịch bổ nhiệm;
g) Ký các văn bản do Chủ tịch ủy quyền và ủy nhiệm;
h) Ủy quyền thứ nhất của chủ tài khoản Hiệp hội.
1. Phó Tổng thư ký do Chủ tịch bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thư ký.
2. Phó Tổng thư ký giúp Tổng thư ký điều hành công việc chuyên môn và một số công việc cụ thể khác do Tổng thư ký phân công.
1. Chánh Văn phòng do Chủ tịch bổ nhiệm theo đề nghị của Tổng thư ký.
2. Chánh Văn phòng giúp Chủ tịch điều hành Văn phòng Hiệp hội trong việc phối hợp và điều phối các hoạt động hàng ngày của Hiệp hội. Là thư ký trong các phiên họp của Ban Chấp hành và Thường trực. Ký các văn bản do Chủ tịch ủy quyền và ủy nhiệm.
Điều 23. Văn phòng, ban, Hội đồng chuyên môn
1. Các ban, Hội đồng chuyên môn của Hiệp hội do Chủ tịch quyết định thành lập theo quyết định của Thường trực. Mỗi ban có thể thành lập các tiểu ban hoặc Hội đồng tư vấn để thu hút các cá nhân trong và ngoài Hiệp hội tư vấn cho hoạt động của Hiệp hội về các lĩnh vực chuyên môn, kinh tế...
2. Thường trực quy định cụ thể về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, phê duyệt chương trình công tác và quy chế hoạt động của các ban, tiểu ban, Hội đồng chuyên môn.
3. Văn phòng Hiệp hội có chức năng giúp Chủ tịch và Thường trực theo dõi, điều hành các công việc hàng ngày của Hiệp hội. Là đầu mối duy nhất trong quan hệ quốc tế và hội viên. Là cơ quan thường trực của các ban và Hội đồng chuyên môn.
Điều 24. Giải thể, chia tách, sáp nhập
Việc chia, tách; sáp nhập; giải thể Hiệp hội được thực hiện theo quy định của pháp luật. Trường hợp Hiệp hội tự giải thể hoặc bị cơ quan quản lý nhà nước giải thể hoặc chia, tách, sáp nhập với Liên hiệp hội khác thì tài sản, tài chính và nhân sự của Hiệp hội được xử lý, giải quyết theo quy định của pháp luật.
1. Nguồn thu:
a) Niên liễm và các khoản đóng góp khác của hội viên;
b) Các loại lệ phí phù hợp với quy định của pháp luật;
c) Nguồn thu quảng cáo;
d) Tiền thu được do hoạt động gây quỹ, tạo nguồn, hoạt động kinh tế;
đ) Tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức và các cá nhân trong và ngoài nước.
2. Các khoản chi chủ yếu:
a) Chi cho hoạt động hành chính, Văn phòng;
b) Hỗ trợ tổ chức tập luyện, đào tạo, thi đấu, hội nghị, hội thảo trong nước và ra nước ngoài;
c) Chi cho công tác thông tin khoa học, tuyên truyền, giáo dục;
d) Chi cho giải thưởng, khen thưởng;
đ) Các khoản chi phí hợp lệ khác.
1. Tất cả những trang thiết bị, tài chính, tài sản bất động sản của Hiệp hội đều được quản lý chặt chẽ, thống nhất theo các quy định hiện hành của pháp luật và các quy định của Hiệp hội, phải báo cáo công khai trong các kỳ họp, hội nghị Ban Chấp hành và Đại hội.
2. Mọi trường hợp gây thiệt hại về vật chất đều phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
1. Hội viên (cá nhân, tổ chức) và các thành phần khác có đóng góp, có thành tích xuất sắc sẽ được Hiệp hội khen thưởng, biểu dương và kiến nghị với Nhà nước, với các tổ chức thể thao quốc tế có thẩm quyền tương ứng, khen thưởng ở mức cao hơn theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn và hình thức khen thưởng theo Điều lệ và quy định của pháp luật.
1. Tổ chức, hội viên nếu vi phạm Điều lệ và các quyết định của Hiệp hội, vi phạm đạo đức thể thao làm tổn hại danh dự, uy tín của Hiệp hội, tùy theo mức độ vi phạm, quyết định các hình thức sau: Cảnh cáo; khiển trách; phạt tiền; tạm đình chỉ; khai trừ. Đối với khai trừ: Mọi quyền và lợi ích của tổ chức, hội viên liên quan đến Hiệp hội đều bị hủy bỏ, nhưng tổ chức và hội viên đó vẫn phải giải quyết các nghĩa vụ tài chính và các vấn đề khác có liên quan đến Hiệp hội và các tổ chức, hội viên khác. Tổ chức và hội viên nếu quá 24 tháng (2 năm) liên tục không đóng niên liễm, hội phí sẽ bị khai trừ.
2. Tổ chức, hội viên nếu vi phạm pháp luật của Nhà nước và mọi tổ chức hoặc cá nhân nào vi phạm quyền thành lập Hiệp hội lợi dụng danh nghĩa Hiệp hội để hoạt động trái pháp luật và trục lợi thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật bằng các hình thức quy định tại Khoản 01 Điều này; xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Hội viên là ủy viên Ban Chấp hành sẽ mặc nhiên bị bãi nhiệm nếu không tham dự quá 02 (hai) kỳ hội nghị hoặc bỏ họp mà không thông báo lý do bằng văn bản.
4. Ban Chấp hành Hiệp hội quy định cụ thể thẩm quyền, thủ tục, tiêu chuẩn và hình thức kỷ luật trong nội bộ theo Điều lệ và quy định của pháp luật.
Điều 29. Sửa đổi, bổ sung Điều lệ
1. Chỉ có Đại hội đại biểu toàn quốc của Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam mới có quyền sửa đổi hoặc bổ sung Điều lệ Hiệp hội.
2. Việc sửa đổi, bổ sung Điều lệ Hiệp hội phải được trên 1/2 (một phần hai) số đại biểu chính thức có mặt tại Đại hội đại biểu tán thành và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt mới có hiệu lực thi hành.
1. Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội gồm 7 Chương, 30 Điều đã được Đại hội đại biểu Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam khóa VII (2013 - 2017) nhất trí thông qua ngày 15 tháng 01 năm 2013 tại thành phố Hà Nội và có hiệu lực thi hành theo Quyết định phê duyệt của Bộ trưởng Bộ Nội vụ.
2. Căn cứ các quy định của pháp luật về hội và Điều lệ Hiệp hội, Ban Chấp hành Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức thực hiện Điều lệ này./.
- 1Quyết định 241/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thiết bị giáo dục Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 523/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Quyết định 828/QĐ-BNV năm 2013 Phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Thiết kễ mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 4Quyết định 822/QĐ-BNV năm 2013 cho phép đổi tên Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam thành Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam và phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Quyết định 948/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Điều Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 605/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật Thể dục, Thể thao 2006
- 2Luật về quyền lập hội 1957
- 3Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 4Nghị định 33/2012/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 45/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội
- 5Nghị định 61/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 6Quyết định 241/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thiết bị giáo dục Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 523/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thực phẩm chức năng Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Quyết định 828/QĐ-BNV năm 2013 Phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Thiết kễ mẫu và sáng tạo mỹ thuật Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 9Quyết định 822/QĐ-BNV năm 2013 cho phép đổi tên Hiệp hội Da - Giầy Việt Nam thành Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam và phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Da - Giầy - Túi xách Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 10Quyết định 948/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Điều Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 11Quyết định 42/QĐ-BNV năm 2014 phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Những người lao động sáng tạo Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 12Quyết định 605/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 13Quyết định 660/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Liên đoàn Bóng đá Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 787/QĐ-BNV năm 2013 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Thể thao dưới nước Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 787/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/06/2013
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra