Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 776/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 26 tháng 6 năm 2001 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Điều lệ quản lý quy hoạch đô thị ban hành kèm theo Nghị định số 91/CP ngày 17 tháng 8 năm 1994 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau tại tờ trình số 04/TTr-UB ngày 09 tháng 02 năm 2001 và Bộ trưởng Bộ Xây dựng tại tờ trình số 06/TTr-BXD ngày 14 tháng 3 năm 2001,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Vị trí, ranh giới và phạm vi lập quy hoạch:
Khu Khí - Điện - Đạm tỉnh Cà Mau nằm trên khu đất thuộc các ấp 3, 6, 7 và 8 của xã Khánh An về phía Đông Nam huyện U Minh, cách trung tâm thành phố Cà Mau khoảng 11 km.
Phạm vi lập quy hoạch chung gồm 1.208 ha, được xác định như sau:
- Phía Bắc giáp sông Cái Tàu.
- Phía Nam giáp kênh Xáng Minh Hà.
- Phía Đông giáp sông ông Đốc.
- Phía Tây giáp trại giam K1 Cái Tàu.
3. Các hạng mục công trình xây dựng trong khu Khí - Điện - Đạm:
a) Các công trình cung cấp khí:
- Các công trình cung cấp khí cho cụm Khí - Điện - Đạm được gắn với nguồn khí khai thác từ các mỏ khí thuộc khu vực biển Tây Nam có trữ lượng khai thác tại mỏ khí PM-3/CAA (vùng khai thác chung Việt Nam và Malaysia) là 52,3 tỷ m3, trong đó Việt Nam hưởng 50% (26 tỷ m3); mỏ khí Cái Nước (thuộc Lô 46) khoảng 2 tỷ m3; và trong tương lai có thể bổ sung nguồn khí khai thác từ các mỏ 46/51, Lô B, 52/97.
- Sản lượng khí khai thác: từ cuối năm 2004 khoảng 1,2 - 1,4 tỷ m3/năm; việc vận chuyển khí về Việt Nam theo đường ống dẫn khí PM-3/Cà Mau.
b) Nhà máy điện:
Nhà máy điện công suất 720 MW;
Lượng khí tiêu thụ hàng năm khoảng 900 triệu m3/năm, tương đương khoảng 3,1 triệu m3/ngày.
c) Nhà máy đạm:
Nhà máy đạm công suất ban đầu khoảng 800.000 T/năm, tương đương 2.350 tấn Urê/ngày.
Lượng khí tiêu thụ khoảng 500 triệu m3/năm.
d) Cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp và công nghiệp địa phương, gồm: công nghiệp khí hoá lỏng; công nghiệp hoá chất lấy khí làm nguyên liệu; công nghiệp vật liệu xây dựng và công nghiệp chế biến nông, thuỷ sản... sử dụng khí thấp áp là nguồn nhiên liệu.
đ) Các công trình phụ trợ khác: bao gồm hệ thống hạ tầng kỹ thuật như giao thông, cấp, thoát nước, khu xử lý nước và rác thải trong và ngoài cụm công nghiệp; hệ thống kho, cảng và bến bãi; khu điều hành và dịch vụ công cộng v.v...
e) Khu đô thị mới Khánh An: phục vụ nhu cầu tái định cư và khu ở dành cho công nhân khu công nghiệp với quy mô dự kiến khoảng 10 ngàn dân.
a) Cơ cấu quy hoạch sử dụng đất đai:
Đất xây dựng gồm đất xây dựng khu công nghiệp và đô thị mới Khánh An có diện tích khoảng 1.208 ha, trong đó:
- Đất khu công nghiệp có diện tích khoảng 800 ha được quy hoạch gồm:
+ Đất xây dựng công nghiệp 558,1 ha chiếm 69,8%
+ Đất trung tâm điều hành và dịch vụ 16,0 ha 2,0%
ư+ Đất cây xanh cách ly và tập trung 112,8 ha 14,1%
+ Đất giao thông và công trình
đầu mối hạ tầng kỹ thuật 101,0 ha 12,6%
+ Đất khác (ven sông rạch) 12,1 ha. 1,5%
- Đất ngoài khu công nghiệp, có diện tích khoảng 408 ha, được quy hoạch gồm:
+ Đất giao thông 56,0 ha 13,7%
+ Đất dân cư 135,0 ha 33,1%
+ Đất sông rạch, ao hồ, sú vẹt ven
sông và đất khác (đang nuôi tôm) 217 ha. 53,2%
b) Phân khu chức năng:
- Đất xây dựng công nghiệp có quy mô khoảng 558,1 ha được phân thành 3 cụm sau:
+ Cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm có quy mô khoảng 168,1 ha nằm ở ngã ba Vàm Cái Tàu, trong đó nhà máy điện nằm ở phía Bắc kênh Khánh An có diện tích 52,8 ha, nhà máy đạm nằm ở phía Nam kênh Khánh An có diện tích 95,3 ha (bao gồm cả diện tích cảng phục vụ cụm Khí - Điện - Đạm và đường từ tỉnh lộ vào nhà máy) và trạm phân phối khí nằm ở phía Nam nhà máy đạm có diện tích 20 ha.
+ Cụm công nghiệp sử dụng khí thấp áp nằm về phía Nam cụm Khí - Điện - Đạm có diện tích khoảng 360 ha, trong đó 220 ha đất dành để xây dựng các xí nghiệp công nghiệp và 140 ha đất dành để xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp như đường giao thông, công trình dịch vụ công cộng, công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật và cây xanh tập trung...;
+ Cụm kho, cảng có diện tích khoảng 30 ha dự kiến bố trí trên sông ông Đốc, dưới đập Tắc Thủ.
- Khu vực xây dựng các công trình điều hành, dịch vụ công cộng có diện tích khoảng 16,0 ha được bố trí ở góc Đông Nam nhà máy điện và khu vực gần khu kho, cảng địa phương.
- Cây xanh tập trung và cách ly có diện tích khoảng 112,8 ha được bố trí ở phía Nam nhà máy điện và nhà máy đạm, xung quanh trạm phân phối khí, ven các kênh rạch, dọc các tuyến đường chính và tại các dải phân cách với khu dân cư.
- Khu đô thị mới Khánh An có diện tích khoảng 120 ha nằm hai bên kênh Xáng Minh Hà trên ngã ba sông Tắc Thủ.
- Đất xây dựng các công trình đầu mối hạ tầng kỹ thuật có diện tích khoảng 4,0 ha gồm trạm cấp nước, trạm xử lý nước thải, hồ thử nghiệm sinh học được bố trí ở phía Nam nhà máy đạm và phía Nam cụm công nghiệp địa phương.
- Đất xây dựng đường giao thông có diện tích khoảng 153,0 ha gồm các tuyến đường đối ngoại có lộ giới 38,5 m và trong khu công nghiệp có lộ giới 13,5 - 32,0 m.
5. Định hướng Quy hoạch phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật:
a) Về giao thông:
- Giao thông đối ngoại:
+ Tuyến đường thuỷ từ Vàm Cái Tàu đi Chắc Băng, Xà No đi Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh;
+ Cụm công trình đập và âu thuyền Tắc Thủ được xây dựng theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
+ Cụm cảng phục vụ công nghiệp Khí - Điện - Đạm giai đoạn đầu 800.000 tấn/năm;
+ Tuyến đường bộ thành phố Cà Mau - Tắc Thủ - U Minh có lộ giới 38,5 m;
+ Xây dựng 2 cầu Tắc Thủ và Hai Chu.
- Giao thông khu công nghiệp:
ư+ Đường số 1 song song với tuyến Cà Mau - Tắc Thủ - U Minh và sông Ông Đốc có lộ giới 28 m và dải cách ly mỗi bên 10 m;
+ Đường số 2 đi vào khu vực nhà máy điện, nhà máy đạm và các đường trục chính khu công nghiệp có lộ giới 32 m;
+ Đường vào trạm phân phối khí có lộ giới 13,5 m;
+ Các tuyến đường còn lại trong khu công nghiệp có mặt cắt 21 - 23,5 m;
+ Đường khu đô thị mới Khánh An có lộ giới 21 m;
+ Các tuyến đường trong hàng rào các nhà máy điện và nhà máy đạm có lộ giới từ 6 - 8 m.
b) Về chuẩn bị kỹ thuật đất đai:
- Cao độ thiết kế nền là 1,57 m;
- Tổng khối lượng đất đắp khoảng 6.345.000 m3;
- Thoát nước mưa: sử dụng cống hộp bê tông cốt thép.
c) Về cấp điện:
- Nguồn điện: trước mắt sử dụng lưới điện quốc gia qua trạm điện 35 KV Cái Tàu (được nâng công suất từ 2,5 MVA lên 6,3 MVA) hoặc xây dựng mới trạm điện Thới Bình; giai đoạn sau khi nhà máy điện hoàn thành, nguồn điện cụm Khí - Điện - Đạm được cân bằng nội bộ;
- Tổng công suất yêu cầu 46,38 MW;
- Từ trạm biến thế 110 KV sẽ có 6 tuyến 22 KV có chiều dài mỗi tuyến là 26 km.
d) Cấp nước:
- Tổng nhu cầu dùng nước cho cụm công nghiệp là 14.300 m3/ngày, trong đó:
+ Cụm Khí - Điện - Đạm giai đoạn đầu là 2.400 m3/ngày;
+ Cụm công nghiệp sử dụng nguồn khí thấp áp giai đoạn đầu 6.200 m3/ngày;
+ Khu đô thị mới Khánh An là 2.300 m3/ngày;
- Sử dụng nguồn nước ngầm có độ sâu từ 250 - 320 m;
- Nước làm nguội máy sử dụng nước sông với chu trình sử dụng lại bằng tháp làm mát hoặc hồ nhân tạo.
đ) Xử lý nước thải và vệ sinh môi trường:
- Nước thải sẽ được xử lý triệt để và được dẫn ra hồ thử nghiệm sinh học (nuôi tôm đối chứng), sau đó mới xả ra kênh Trạm Giam, kênh Minh Hà và đổ ra biển Tây;
- Rác thải được thu gom đưa về xử lý tập trung tại khu vực Quy hoạch của tỉnh Cà Mau.
6. Quy hoạch xây dựng đợt đầu:
Tập trung ưu tiên xây dựng cụm công nghiệp Khí - Điện - Đạm, hệ thống kho, cảng và trạm phân phối khí theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án đầu tư cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau được phê duyệt và xây dựng khu tái định cư phục vụ việc di dời, giải phóng mặt bằng.
1. Giao ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau:
- Tổ chức công bố Quy hoạch chung để nhân dân biết, thực hiện; lập hồ sơ cắm mốc đường đỏ;
- Ban hành Quy chế quản lý xây dựng đô thị theo Quy hoạch chung đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan tổ chức lập, xét duyệt các quy hoạch chi tiết để làm cơ sở cho việc triển khai các dự án đầu tư thực hiện theo đúng quy định hiện hành.
2. Giao cho Tổng công ty Dầu khí Việt Nam với chức năng là chủ đầu tư cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau khi lập dự án đầu tư xây dựng cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau cần làm rõ:
- Trữ lượng khí khu vực Tây Nam và khả năng cung cấp khí theo từng giai đoạn;
- Đánh giá tác động môi trường cụm Khí - Điện - Đạm Cà Mau, trong đó cần làm rõ biện pháp giảm thiểu các ảnh hưởng tới môi trường không khí, môi trường nước và vùng nuôi tôm.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Cà Mau, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam và các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) |
- 1Quyết định 176/2001/QĐ-BKH về việc thành lập Tổ chuyên gia thẩm định Dự án đường ống khí PM3/Cà Mau do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Thông báo số 232/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo nhà nước về dự án cụm khí điện đạm Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 1Quyết định 176/2001/QĐ-BKH về việc thành lập Tổ chuyên gia thẩm định Dự án đường ống khí PM3/Cà Mau do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 2Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 3Thông báo số 232/TB-VPCP về việc kết luận của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải tại cuộc họp giao ban Ban Chỉ đạo nhà nước về dự án cụm khí điện đạm Cà Mau do Văn phòng Chính phủ ban hành
Quyết định 776/QĐ-TTg năm 2001 phê duyệt quy hoạch chung khu khí - điện - đạm Cà Mau, tỉnh Cà Mau do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 776/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/06/2001
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 27
- Ngày hiệu lực: 11/07/2001
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra