- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 4Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 5Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10Nghị định 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 11Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước
- 1Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về xử lý trách nhiệm đối với Chủ rừng, Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã thiếu kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng, phát, đốt rừng gây thiệt hại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 2Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2008/QĐ-UBND | Đồng Xoài, ngày 25 tháng 11 năm 2008 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Luật Bảo vệ và Phát triển rừng ngày 03/12/2004;
Căn cứ Pháp lệnh Công chức (đã được sửa đổi bổ sung năm 2000, 2003);
Căn cứ Nghị định số 23/2006/NĐ-CP ngày 03/3/2006 của Chính phủ về thi hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng;
Căn cứ Nghị định số 09/2006/NĐ-CP ngày 16/01/2006 của Chính phủ quy định về phòng cháy và chữa cháy rừng;
Căn cứ Nghị định số 32/2006/NĐ-CP ngày 30/3/2006 của Chính phủ quy định về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;
Căn cứ Nghị định số 119/2006/NĐ-CP ngày 16/10/2006 của Chính phủ về tổ chức và hoạt động của kiểm lâm;
Căn cứ Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản;
Căn cứ Quyết định số 32/2008/QĐ-UBND ngày 14/7/2008 của UBND tỉnh ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 245/TTr-SNN ngày 30/10/2008,
QUYẾT ĐỊNH:
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ TRÁCH NHIỆM VÀ XỬ LÝ TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ RỪNG, CÁC CƠ QUAN, TỔ CHỨC, CÁ NHÂN VỀ BẢO VỆ RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-UBND ngày 25/11/ 2008 của UBND tỉnh)
Quy định này quy định trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan nhà nước, các tổ chức, cá nhân về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
Quy định này áp dụng đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng; giao đất, cho thuê đất để trồng rừng; công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác (gọi tắt các đối tượng trên là chủ rừng); các cơ quan, tổ chức, cá nhân có chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phước, thiếu trách nhiệm để rừng bị thiệt hại do phá rừng trái phép, khai thác trái phép, bị cháy.
TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ RỪNG VÀ ĐẤT LÂM NGHIỆP
Điều 3. Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng
1. Chủ rừng có trách nhiệm bảo vệ rừng của mình, bao gồm: Bảo vệ hệ sinh thái rừng, thực vật rừng, động vật rừng.
1.1. Bảo vệ hệ sinh thái rừng:
- Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp bảo vệ hệ sinh thái rừng.
- Khi tiến hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc có những hoạt động khác ảnh hưởng trực tiếp đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải tuân theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng, pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Khi xây dựng mới, thay đổi hoặc phá bỏ các công trình có ảnh hưởng đến hệ sinh thái rừng, sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật rừng phải thực hiện việc đánh giá tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và chỉ được thực hiện các hoạt động đó sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
1.2. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
a) Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp phòng, chống chặt phá rừng.
- Quản lý, bảo vệ và phát triển thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm trên diện tích rừng, đất rừng được giao. Những loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, nguồn gen thực vật rừng quý, hiếm phải được quản lý, bảo vệ theo quy định của Chính phủ.
- Việc khai thác thực vật rừng, động vật rừng chỉ được thực hiện ở các khu rừng đã có chủ rừng và phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép.
- Việc khai thác tận dụng, tận thu gỗ và lâm sản trong rừng tự nhiên, trong rừng trồng hoặc khai thác gỗ vườn rừng phải thực hiện theo Quy chế quản lý rừng của Thủ tướng Chính phủ và quy trình, quy phạm về khai thác gỗ và lâm sản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
b) Thực hiện phòng cháy, chữa cháy rừng
- Ở những khu rừng tập trung, rừng dễ cháy, chủ rừng phải có phương án phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Khi trồng rừng mới tập trung phải thiết kế và xây dựng đường ranh, kênh, mương ngăn lửa, chòi canh lửa, biển báo, hệ thống thông tin theo quy định của pháp luật về phòng cháy, chữa cháy.
- Tổ chức thực hiện các quy định, nội quy, điều kiện an toàn, biện pháp về phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định của pháp luật.
- Xây dựng, ban hành các quy định, nội quy và biện pháp về phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi quản lý.
- Xây dựng và tổ chức thực hiện phương án, dự án, kế hoạch phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực quản lý.
- Tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kiến thức phòng cháy và chữa cháy rừng; huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy rừng; thành lập, quản lý và duy trì hoạt động của tổ, đội phòng cháy và chữa cháy rừng.
- Kiểm tra an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; xử lý hoặc đề xuất xử lý các hành vi vi phạm quy định, nội quy về phòng cháy và chữa cháy rừng và tổ chức khắc phục kịp thời các thiếu sót, vi phạm quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng theo thẩm quyền.
- Đầu tư trang bị phương tiện, dụng cụ phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định.
- Bảo đảm kinh phí đầu tư cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
- Báo cáo định kỳ và đột xuất về tình hình phòng cháy và chữa cháy rừng, thông báo kịp thời cho cơ quan kiểm lâm sở tại, cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy và cơ quan quản lý trực tiếp những thay đổi lớn có liên quan đến bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy rừng thuộc phạm vi quản lý.
- Phối hợp với các chủ rừng khác, chính quyền sở tại, cơ quan, tổ chức xung quanh trong việc bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy rừng; không gây nguy hiểm cháy đối với các khu rừng, cơ quan, tổ chức và hộ gia đình lân cận.
- Thực hiện các hoạt động phòng cháy và chữa cháy khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
- Phối hợp và tạo điều kiện cho các cơ quan chức năng điều tra, truy tìm thủ phạm gây cháy rừng.
- Khi xảy ra cháy rừng, chủ rừng phải kịp thời chữa cháy rừng, báo ngay cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Chấp hành sự hướng dẫn, kiểm tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Xây dựng và thực hiện phương án, biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Việc trồng cây rừng, nuôi hoặc chăn, thả động vật vào rừng phải thực hiện theo đúng pháp lệnh về bảo vệ và kiểm dịch thực vật và pháp lệnh về thú y.
- Không được sử dụng thuốc phòng, trừ sinh vật hại rừng không đúng theo danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép sử dụng tại Việt Nam.
- Chủ rừng phải thực hiện các biện pháp phòng, trừ sinh vật gây hại rừng; khi phát hiện có sinh vật gây hại rừng trên diện tích rừng được giao, được thuê phải báo ngay cho cơ quan bảo vệ và kiểm dịch thực vật, kiểm dịch động vật gần nhất để được hướng dẫn và hỗ trợ các biện pháp phòng trừ.
- Chủ rừng phải chịu trách nhiệm về việc để lan truyền dịch gây hại rừng nếu không thực hiện các biện pháp về phòng, trừ sinh vật gây hại rừng theo quy định của Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật, pháp luật về thú y.
2. Chủ rừng không thực hiện các quy định tại Khoản 1 Điều này mà để mất rừng được Nhà nước giao, cho thuê thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp của Ủy ban nhân dân huyện, thị xã
1. Ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi địa phương.
2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của cấp huyện trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt theo quy định tại Điều 18 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt; chỉ đạo Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp xã) lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và trình Ủy ban nhân dân cấp huyện phê duyệt.
3. Thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng trong phạm vi địa phương theo chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
4. Tổ chức thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi của địa phương, định kỳ báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Tổ chức việc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng đối với hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn; chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp xã xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện các quy định, hợp đồng về giao rừng, cho thuê rừng, khoán rừng cho tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn.
6. Tổ chức, chỉ đạo việc lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư thôn.
7. Cấp và thu hồi các loại giấy phép về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật.
8. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc ứng dụng khoa học công nghệ, đào tạo nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng.
9. Tổ chức và chỉ đạo thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
10. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn; xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.
1. Chỉ đạo, hướng dẫn và tổ chức thực hiện các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng trong phạm vi cấp xã.
2. Lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của địa phương, trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch đó.
3. Thực hiện việc phân định ranh giới các loại rừng trên bản đồ và trên thực địa theo sự chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp huyện.
4. Thực hiện việc thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng trong phạm vi địa phương và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện.
5. Thực hiện việc bàn giao rừng tại thực địa cho các chủ rừng và xác nhận ranh giới rừng của các chủ rừng trên thực địa; xây dựng phương án giao rừng, cho thuê rừng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và có kế hoạch trình Ủy ban nhân dân cấp huyện đưa vào sử dụng đối với những diện tích rừng Nhà nước chưa giao, chưa cho thuê.
6. Lập và quản lý hồ sơ giao rừng, cho thuê rừng và đất để trồng rừng; các hợp đồng cho thuê rừng, khoán rừng giữa tổ chức, cộng đồng dân cư thôn, hộ gia đình, cá nhân trong xã.
7. Hướng dẫn nhân dân thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, sản xuất lâm nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp kết hợp; làm nương rẫy, định canh, thâm canh, luân canh, chăn thả gia súc theo quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng đã được phê duyệt.
8. Chỉ đạo các thôn, bản và đơn vị tương đương xây dựng và thực hiện quy ước quản lý, bảo vệ, phát triển rừng; tổ chức và huy động lực lượng quần chúng trên địa bàn phối hợp với kiểm lâm, lực lượng công an, quân đội trên địa bàn phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi xâm hại rừng.
9. Kiểm tra và xử phạt vi phạm hành chính các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo thẩm quyền.
10. Tổ chức thực hiện việc tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
11. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện về việc để xảy ra phá rừng trái phép, cháy rừng, mất rừng, sử dụng đất lâm nghiệp sai mục đích ở địa phương.
1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về lâm nghiệp.
a) Hướng dẫn việc lập và chịu trách nhiệm thẩm định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của UBND cấp huyện.
b) Giúp UBND tỉnh quyết định xác lập các khu rừng phòng hộ, khu rừng đặc dụng, khu rừng sản xuất trong phạm vi quản lý của tỉnh sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc phân loại rừng, xác định ranh giới các loại rừng, thống kê, kiểm kê, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
c) Tổ chức thực hiện phương án giao rừng cho cấp huyện và cấp xã sau khi được phê duyệt; tổ chức thực hiện việc giao rừng, cho thuê rừng; thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng cho tổ chức, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện dự án đầu tư về lâm nghiệp tại Việt Nam; tổ chức việc lập và quản lý hồ sơ giao, cho thuê rừng và đất để trồng rừng.
Tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo UBND cấp huyện thực hiện giao rừng cho cộng đồng dân cư, thôn, bản và giao rừng, cho thuê rừng cho hộ gia đình, cá nhân theo quy định.
d) Thẩm định, phê duyệt phương án điều chế rừng, thiết kế khai thác rừng; giúp UBND tỉnh chỉ đạo và kiểm tra việc trồng rừng, bảo vệ rừng đầu nguồn, rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định.
đ) Hướng dẫn, kiểm tra việc cho phép mở cửa rừng khai thác và giao kế hoạch khai thác cho chủ rừng là tổ chức và UBND cấp huyện sau khi được phê duyệt; việc thực hiện các quy định về trách nhiệm của UBND cấp huyện, UBND cấp xã có rừng trong quản lý, bảo vệ rừng ở địa phương; việc phối hợp và huy động lực lượng, phương tiện của các tổ chức, cá nhân trên địa bàn trong bảo vệ rừng, quản lý lâm sản và phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Cơ quan kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
a) Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
b) Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
c) Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
d) Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
đ) Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
e) Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
f) Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
h) Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
g) Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 7. Xử lý trách nhiệm đối với chủ rừng
1. Chủ rừng được Nhà nước giao rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại để quản lý, bảo vệ và sử dụng vào mục đích lâm nghiệp, không thực hiện đầy đủ trách nhiệm được quy định tại Điều 3 Quy định này, để rừng bị phá, bị khai thác trái phép, bị cháy sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 12, 18, 19 Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
Đối với chủ rừng Nhà nước, đồng thời với việc xử phạt vi phạm hành chính còn bị kiểm điểm, xem xét, nếu không thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 3 Quy định này sẽ bị cách chức.
2. Không xử phạt vi phạm hành chính mà chuyển sang truy cứu trách nhiệm hình sự trong trường hợp:
a) Hậu quả hành vi vi phạm vượt quá mức tối đa xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 18, 19 của Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản.
b) Tái phạm các hành vi quy định tại Điều 175, Điều 189 Bộ luật hình sự năm 1999.
Điều 8. Xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã thiếu trách nhiệm không thực hiện đúng chức năng theo quy định của Nhà nước để mất rừng do phá rừng trái phép, cháy rừng, sẽ kiểm điểm xem xét việc thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 5 của Quy định này. Nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định sẽ chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:
- Khiển trách: Diện tích rừng bị mất từ 10 ha đến 15 ha/tháng hoặc từ 30 ha đến dưới 45 ha/năm.
- Cảnh cáo: Diện tích trên 15 đến dưới 25 ha/tháng hoặc từ 45 ha đến dưới 75 ha/năm.
- Đề nghị cách chức: Diện tích từ 25 đến dưới 40 ha/tháng hoặc từ 75 ha đến dưới 120 ha/năm.
Điều 9. Xử lý trách nhiệm đối với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để mất rừng do phá rừng trái phép, cháy rừng, sẽ kiểm điểm xem xét việc thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 4 của Quy định này. Nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định sẽ chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:
- Khiển trách: Diện tích rừng bị mất từ 30 ha đến 50 ha/tháng hoặc từ 90 ha đến dưới 150 ha/năm.
- Cảnh cáo: Diện tích trên 50 đến dưới 70 ha/tháng hoặc từ 150 ha đến dưới 210 ha/năm.
- Đề nghị cách chức: Diện tích từ 70 đến dưới 90 ha/tháng hoặc từ 210 ha đến dưới 270 ha/năm.
Điều 10. Xử lý trách nhiệm đối với Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm
Hạt trưởng hạt Kiểm lâm để mất rừng do phá rừng trái phép, cháy rừng, sẽ kiểm điểm, xem xét việc thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 6 của Quy định này. Nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định sẽ chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:
- Khiển trách: Diện tích rừng bị mất từ 30 ha đến dưới 40 ha/tháng hoặc từ 90 ha đến dưới 120 ha/năm.
- Cảnh cáo: Diện tích trên 40 đến dưới 60 ha/tháng hoặc từ 120 ha đến dưới 180 ha/năm.
- Cách chức: Diện tích từ 60 đến dưới 80 ha/tháng hoặc từ 180 ha đến dưới 240 ha/năm.
Điều 11. Xử lý trách nhiệm đối với Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm
Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm để mất rừng do phá rừng trái phép, cháy rừng, sẽ kiểm điểm xem xét việc thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 6 của Quy định này. Nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định sẽ chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:
- Khiển trách: Diện tích rừng bị mất từ 100 ha đến 140 ha/tháng hoặc từ 300 ha đến dưới 420 ha/năm.
- Cảnh cáo: Diện tích trên 140 ha đến dưới 180 ha/tháng hoặc từ 420 ha đến 540 ha/năm.
- Cách chức: Diện tích từ 180 đến dưới 220 ha/tháng hoặc từ 540 ha đến dưới 660 ha/năm.
Điều 12. Xử lý trách nhiệm đối với Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để mất rừng do phá rừng trái phép, cháy rừng, sẽ kiểm điểm, xem xét việc thực hiện trách nhiệm được quy định tại Điều 6 của Quy định này; nếu không thực hiện đầy đủ trách nhiệm theo quy định sẽ chịu một trong các hình thức kỷ luật như sau:
- Khiển trách: Diện tích rừng bị mất từ 150 ha đến 200 ha/tháng hoặc từ 450 ha đến dưới 600 ha/năm.
- Cảnh cáo: Diện tích trên 200 đến dưới 250 ha/tháng hoặc từ 600 ha đến dưới 750 ha/năm.
- Cách chức: Diện tích từ 250 đến dưới 300 ha/tháng hoặc 750 ha đến dưới 900 ha/năm.
Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm hướng dẫn thi hành Quy định này, trong quá trình thực hiện nếu có những vấn đề phát sinh, báo cáo UBND tỉnh xem xét ra quyết định sửa đổi, bổ sung.
- 1Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 2Quyết định 2213/2006/QĐ-UBND về xử lý thực bì bằng phương pháp đốt do tỉnh Phú Thọ ban hành
- 3Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về xử lý trách nhiệm đối với Chủ rừng, Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã thiếu kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng, phát, đốt rừng gây thiệt hại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 4Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 1Quyết định 68/2010/QĐ-UBND điều chỉnh Quyết định 77/2008/QĐ-UBND Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ tầng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- 2Quyết định 26/2014/QĐ-UBND về xử lý trách nhiệm đối với Chủ rừng, Hạt Kiểm lâm, Ủy ban nhân dân cấp xã thiếu kiểm tra, phát hiện, ngăn chặn hành vi phá rừng, phát, đốt rừng gây thiệt hại rừng trên địa bàn tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 3017/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành đã hết hiệu lực thi hành toàn bộ đến ngày 15/10/2016 và Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực thi hành một phần đến ngày 01/11/2016
- 1Nghị định 09/2006/NĐ-CP về phòng cháy và chữa cháy rừng
- 2Nghị định 23/2006/NĐ-CP thi hành Luật Bảo vệ và phát triển rừng
- 3Nghị định 32/2006/NĐ-CP về việc quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm
- 4Nghị định 119/2006/NĐ-CP về việc tổ chức và hoạt động của Kiểm lâm
- 5Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, Công chức năm 2000
- 6Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- 9Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 10Nghị định 159/2007/NĐ-CP về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản
- 11Quyết định 32/2008/QĐ-UBND về Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Phước
- 12Quyết định 19/2013/QĐ-UBND Quy định trách nhiệm, quyền hạn của các cấp, các ngành, tổ chức, cá nhân trong công tác quản lý bảo vệ rừng và phòng cháy, chữa cháy rừng trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- 13Quyết định 2213/2006/QĐ-UBND về xử lý thực bì bằng phương pháp đốt do tỉnh Phú Thọ ban hành
Quyết định 77/2008/QĐ-UBND ban hành Quy định về trách nhiệm và xử lý trách nhiệm của chủ rừng, các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ rừng trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước ban hành
- Số hiệu: 77/2008/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/11/2008
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước
- Người ký: Trương Tấn Thiệu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/12/2008
- Ngày hết hiệu lực: 19/12/2014
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực