- 1Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 2Luật Giáo dục 2005
- 3Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Nghị định 123/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 5Luật Thủy sản 2003
- 6Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 1Thông tư 24/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 2Quyết định 2655/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 1Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 2Quyết định 5104/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- 3Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 77/2008/QĐ-BNN | Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2008 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định số 123/2006/NĐ-CP ngày 27/10/2006 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Căn cứ Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02/8/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế Bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá (sau đây gọi chung là chứng chỉ tàu cá).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định trước đây của Bộ Thủy sản (Bộ cũ) liên quan đến bồi dưỡng và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng và chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ đi biển cho thuyền viên tàu cá trái với Quy chế ban hành kèm theo Quyết định này đều bị bãi bỏ (danh sách tại phụ lục 7).
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ, các cơ sở được cấp phép tổ chức bồi dưỡng, in phôi chứng chỉ và cấp chứng chỉ tàu cá, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT.BỘ TRƯỞNG |
BỒI DƯỠNG VÀ CẤP CHỨNG CHỈ THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG, NGHIỆP VỤ THUYỀN VIÊN VÀ THỢ MÁY TÀU CÁ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định việc tổ chức lớp bồi dưỡng, thi, công nhận tốt nghiệp, cấp phát, in phôi, sao từ sổ gốc và mẫu của chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền viên và thợ máy tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên (sau đây gọi chung là chứng chỉ tàu cá) trong phạm vi cả nước.
2. Quy chế này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá.
Điều 2. Các loại chứng chỉ tàu cá
1. Các chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá hạng Tư, hạng Năm và hạng Nhỏ;
2. Các chứng chỉ máy trưởng tàu cá hạng Tư, hạng Năm và hạng Nhỏ;
3. Chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá;
4. Chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá.
Mẫu các loại chứng chỉ tàu cá được quy định tại phụ lục 1.
Điều 4. Nguyên tắc cấp chứng chỉ
1. Chứng chỉ tàu cá được cấp cho người đã hoàn thành chương trình bồi dưỡng và tốt nghiệp các kỳ thi được tổ chức theo quy định tại Quy chế này và không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
2. Bản chính chứng chỉ tàu cá chỉ cấp một lần không cấp lại.
3. Khi tham gia các hoạt động thủy sản trên tàu cá, thuyền trưởng, máy trưởng phải có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng hạng tương ứng với loại tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính như sau:
Loại chứng chỉ tàu cá | Tổng công suất máy chính của tàu (sức ngựa) | Người sử dụng chứng chỉ | ||
Hạng Nhỏ | Hạng Năm | Hạng Tư | ||
Thuyền trưởng | Từ 20 - dưới 90 | Từ 90 - dưới 400 | Từ 400 trở lên | Thuyền trưởng |
Máy trưởng | Máy trưởng |
Đối với thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 20 đến dưới 50 sức ngựa, có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Nhỏ kể từ ngày 01/01/2010.
4. Thuyền viên là thợ máy tàu cá hạng Tư phải có chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá kể từ ngày 01/01/2010.
5. Thuyền viên thuộc đối tượng phải có sổ thuyền viên tàu cá (trừ các đối tượng quy định tại khoản 3, khoản 4) phải có chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá.
6. Chứng chỉ tàu cá chỉ có giá trị sử dụng khi thuyền viên còn trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động.
Điều 5. Thẩm quyền tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quy định và quản lý việc tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá trong phạm vi toàn quốc.
a. Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản quyết định việc cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Tư và Năm cho các cơ sở đào tạo.
b. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định việc cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp các chứng chỉ tàu cá còn lại cho các cơ sở đào tạo đóng tại địa bàn.
Điều 6. Điều kiện đối với cơ sở đào tạo được cấp phép tổ chức bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá
1. Là các cơ sở đào tạo có đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ khai thác-hàng hải thủy sản và vận hành-sửa chữa máy tàu thủy;
2. Đáp ứng các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, trang thiết bị, chương trình, tài liệu giảng dạy và đội ngũ cán bộ, giáo viên quy định tại phụ lục 3 kèm theo Quy chế này.
Các lớp bồi dưỡng cấp chứng chỉ tàu cá gồm:
1. Các lớp bồi dưỡng thuyền trưởng tàu cá hạng Tư, hạng Năm và hạng Nhỏ;
2. Các lớp bồi dưỡng máy trưởng tàu cá hạng Tư, hạng Năm và hạng Nhỏ;
3. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyền viên tàu cá;
4. Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thợ máy tàu cá.
Điều 8. Điều kiện, tiêu chuẩn của học viên
1. Tiêu chuẩn chung
a. Là công dân Việt Nam, có lý lịch rõ ràng, có phẩm chất đạo đức và thái độ làm việc tốt, trong độ tuổi lao động theo quy định của Luật Lao động và không trong thời gian bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
b. Có sức khoẻ đáp ứng các tiêu chuẩn quy định đối với thuyền viên.
c. Có hồ sơ hợp lệ, đóng học phí theo quy định.
2. Tiêu chuẩn về chuyên môn, học vấn và kinh nghiệm làm việc :
Có bằng tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề và tương đương trở lên về chuyên ngành khai thác - hàng hải thuỷ sản (đối với học viên lớp bồi dưỡng thuyền trưởng), chuyên ngành cơ khí - máy tàu thuỷ (đối với học viên lớp bồi dưỡng máy trưởng); có thời gian làm việc theo chuyên môn trên tàu cá tối thiểu 12 tháng và chưa mắc sai phạm nghiêm trọng về chuyên môn.
Đối với học viên là ngư dân trưởng thành từ thực tiễn sản xuất, chưa đủ điều kiện theo quy định tại điểm a trên thì cần có các điều kiện sau :
- Đối với học viên các lớp thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Tư:
+ Có trình độ học vấn trung học cơ sở trở lên.
+ Là thuyền phó, máy phó tàu cá hạng Tư trong thời gian tối thiểu 3 năm; hoặc là thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền phó, máy phó tàu cá hạng Năm trong thời gian tối thiểu 1 năm và đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Năm;
- Đối với học viên các lớp thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Năm:
+ Là thuyền phó, máy phó tàu cá hạng Năm trong thời gian tối thiểu 3 năm; hoặc đã được cấp bằng hoặc chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Nhỏ trong thời gian tối thiểu 1 năm;
+ Có trình độ học vấn tiểu học trở lên.
- Đối với học viên các lớp thuyền trưởng, máy trưởng hạng Nhỏ:
+ Có kinh nghiệm làm việc trên tàu cá theo chuyên môn tối thiểu 1 năm;
+ Có trình độ học vấn tiểu học trở lên.
- Đối với học viên lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thuyền viên: Có trình độ học vấn tiểu học trở lên.
- Đối với học viên lớp bồi dưỡng nghiệp vụ thợ máy: Có kinh nghiệm vận hành-sửa chữa động cơ thủy trong thời gian tối thiểu 1 năm và có trình độ học vấn tiểu học trở lên.
1. Đơn xin học: theo mẫu quy định tại phụ lục 2.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe đáp ứng các tiêu chuẩn quy định đối với thuyền viên do cơ quan y tế cấp.
3. Sơ yếu lý lịch có xác nhận của cấp có thẩm quyền.
4. Bản sao có công chứng các văn bằng, chứng chỉ học vấn, chuyên môn theo yêu cầu. Nếu học viên không còn lưu giữ được văn bằng, giấy chứng nhận trình độ học vấn thì cho phép thay bằng giấy xác nhận của hiệu trưởng nhà trường nơi học viên đã theo học, hoặc của cơ quan giáo dục cấp quận/huyện.
5. 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp theo kiểu Giấy chứng minh nhân dân.
Điều 10. Chương trình, nội dung bồi dưỡng
1. Chương trình khung các lớp bồi dưỡng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất ban hành.
2. Căn cứ chương trình khung, các cơ sở đào tạo được cấp phép bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá (sau đây gọi chung là các cơ sở đào tạo) xây dựng chương trình bồi dưỡng chi tiết, tài liệu giảng dạy và chủ động bổ sung các nội dung bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học và thực tiễn sản xuất của ngành, địa phương.
Điều 11. Một số quy định trong công tác đào tạo, bồi dưỡng
1. Trình tự, thủ tục mở lớp, công tác quản lý lớp học thực hiện theo quy định mở lớp và quản lý các lớp dạy nghề.
2. Đảm bảo tỷ lệ thời gian giảng thực hành trên tổng số thời gian đào tạo đạt tối thiểu 50%.
3. Tiết giảng được tính theo tiết chuẩn; 1 tiết chuẩn lý thuyết là 45 phút, 1 tiết chuẩn thực hành là 60 phút; một ngày không giảng quá 8 tiết chuẩn.
4. Kiểm tra kết thúc môn học và tính điểm tổng kết môn học
- Kết thúc môn học, giáo viên phải tổ chức kiểm tra kết thúc môn học, điểm kiểm tra được tính theo thang điểm 10 và được lấy làm điểm tổng kết môn học.
- Học viên được dự kiểm tra kết thúc môn học khi tham dự ít nhất 80 % thời gian học quy định và không vi phạm kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên. Học viên tham dự duới 80% thời gian học có lý do chính đáng thì được bố trí học bổ sung nội dung còn thiếu để được dự kiểm tra.
- Học viên có điểm tổng kết môn học dưới 5 điểm được phép kiểm tra kết thúc môn học lần thứ hai.
5. Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ quy định tại Quy chế này và của pháp luật liên quan xây dựng ban hành nội quy học tập, nội quy thi.
THI TỐT NGHIỆP VÀ CẤP CHỨNG CHỈ
Điều 12. Điều kiện dự thi tốt nghiệp
1. Có điểm tổng kết các môn học đạt từ điểm 5 trở lên.
2. Không vi phạm Quy chế bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên.
Điều 13. Các môn thi, hình thức thi, thời gian thi tốt nghiệp
Thi tốt nghiệp gồm 2 môn thi:
1. Môn thi Lý thuyết:
a. Nội dung thi: Kiến thức tổng hợp của các môn học và của thực tiễn sản xuất liên quan.
b. Hình thức thi: thi viết, hoặc thi hỏi đáp, hoặc thi trắc nghiệm do Hội đồng thi quyết định.
c. Thời gian thi: thi viết: 120 phút; thi hỏi đáp: thí sinh chuẩn bị 45 phút, thời gian hỏi đáp không quá 30 phút; thời gian thi trắc nghiệm không quá 45 phút.
2. Môn thi Thực hành: Nội dung thi gồm các kỹ năng cơ bản về chuyên môn, nghiệp vụ và xử lý các tình huống thường gặp trong thực tiễn sản xuất. Nội dung, thời gian và cách thức thi do Hội đồng thi quyết định.
Điều 14. Hội đồng thi tốt nghiệp và các ban giúp việc Hội đồng thi
1. Thành phần của Hội đồng thi tốt nghiệp:
Hội đồng thi tốt nghiệp (sau đây gọi tắt là Hội đồng thi) do thủ trưởng cơ sở đào tạo ra Quyết định thành lập cho mỗi kỳ thi, thành phần của Hội đồng thi có 5 hoặc 7 thành viên, gồm:
a. Chủ tịch Hội đồng là một lãnh đạo của cơ sở đào tạo.
b. Các Phó Chủ tịch Hội đồng gồm một lãnh đạo, hoặc Trưởng phòng Đào tạo của cơ sở đào tạo và một đại diện cơ quan quản lý Nông nghiệp và Phát triển nông thôn địa phương nơi tổ chức thi.
c. Ủy viên thư ký: Trưởng phòng hoặc một cán bộ Phòng Đào tạo.
d. Các Ủy viên còn lại gồm trưởng/phó trưởng khoa (hoặc bộ môn) khai thác-hàng hải thủy sản và máy tàu của cơ sở đào tạo, lãnh đạo phòng/ban liên quan trong trường và đại diện cơ quan phối hợp đào tạo (nếu có).
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Hội đồng thi
a. Chỉ đạo và trực tiếp tổ chức thi;
b. Duyệt, quyết định các học viên đủ điều kiện dự thi;
c. Quyết định thành lập các ban giúp việc Hội đồng thi; bổ nhiệm miễn nhiệm thành viên các ban giúp việc Hội đồng thi.
d. Quyết định hình thức kỷ luật đối với cán bộ, thí sinh vi phạm nội quy thi;
e. Duyệt kết quả thi và đề nghị Thủ trưởng cơ sở đào tạo ra Quyết định công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ theo quy định;
Hội đồng thi tổ chức họp khi có ít nhất 2/3 số lượng thành viên Hội đồng tham gia, Hội đồng thi thảo luận dân chủ và quyết định theo nguyên tắc đa số tính trên tổng số thành viên Hội đồng. Trường hợp số ý kiến trái chiều ngang nhau thì Chủ tịch Hội đồng thi quyết định.
Giáo viên chủ nhiệm lớp, Trưởng các ban giúp việc Hội đồng thi được mời dự các cuộc họp của Hội đồng thi, được phát biểu ý kiến nhưng không tham gia bỏ phiếu (hoặc biểu quyết).
3. Các ban giúp việc Hội đồng thi gồm: Ban thư ký, Ban ra đề thi, Ban coi thi, Ban chấm thi. Nhiệm vụ của các Ban do Chủ tịch hội đồng thi quy định
Điều 15. Công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ
1. Thí sinh đạt điểm các môn thi từ điểm 5 trở lên, không vi phạm Quy chế bị xử lý kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên thì được xem xét công nhận tốt nghiệp và cấp chứng chỉ.
2. Thủ trưởng cơ sở đào tạo ký Quyết định công nhận tốt nghiệp và ký chứng chỉ cấp cho học viên theo đề nghị của Hội đồng thi. Cơ sở đào tạo cấp chứng chỉ cho học viên chậm nhất sau 30 ngày kể từ ngày ban hành Quyết định công nhận tốt nghiệp.
3. Thí sinh không tốt nghiệp được cơ sở đào tạo cấp giấy chứng nhận đã dự lớp bồi dưỡng, ghi nhận kết quả từng môn thi. Môn thi đạt yêu cầu được bảo lưu kết quả và được miễn thi khi thí sinh dự thi lại trong các kỳ thi tiếp theo do trường tổ chức trong thời gian 12 tháng.
4. Những người đã được cấp chứng chỉ nhưng có 4 năm liên tục không làm việc theo đúng chức danh, khi trở lại làm việc phải dự thi lại và được cấp chứng chỉ mới.
5. Các cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý việc cấp chứng chỉ tàu cá theo mẫu quy định.
Điều 16. Kinh phí đào tạo, thi tốt nghiệp và cấp chứng chỉ
1. Kinh phí chi cho việc bồi dưỡng, thi tốt nghiệp, cấp chứng chỉ được thu, chi theo nguyên tắc lấy thu bù chi, không mang tính chất kinh doanh.
2. Kinh phí đào tạo được thu từ đóng góp của học viên (được gọi là học phí) trên cơ sở thoả thuận giữa đại diện của học viên với cơ sở đào tạo; hoặc từ hỗ trợ của các cơ quan, đơn vị, tổ chức khác (nếu có). Thủ trưởng cơ sở đào tạo căn cứ khung thu học phí đào tạo theo phương thức không chính quy trong các trường và cơ sở đào tạo công lập do Liên Bộ Tài chính – Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn và điều kiện thực tế để quy định mức thu học phí phù hợp.
3. Việc thu, chi kinh phí phải đảm bảo công khai và tuân thủ theo chế độ kế toán hiện hành.
IN PHÔI VÀ CẤP BẢN SAO CHỨNG CHỈ TỪ SỔ GỐC
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thống nhất quy định việc in và quản lý phôi chứng chỉ tàu cá. Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng và pháp luật về quản lý và hướng dẫn các cơ sở đào tạo in và quản lý phôi chứng chỉ tàu cá.
2. Các cơ sở đào tạo thực hiện in phôi chứng chỉ theo mẫu quy định (tại phụ lục 1 của quy chế này).
Điều 18. Cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc
1. Cơ sở đào tạo có thẩm quyền và có trách nhiệm cấp bản sao chứng chỉ từ số gốc đồng thời với cấp bản chính hoặc sau thời điểm cấp bản chính cho học viên theo quy định tại Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký.
2. Thủ tục cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc
a. Học viên có nhu cầu cấp bản sao từ sổ gốc đồng thời với cấp bản chính phải có đơn đề nghị và trả lệ phí cấp bản sao theo quy định.
b. Học viên đề nghị cấp bản sao khi bản chính bị mất, hỏng phải có đủ các thủ tục sau:
- Đơn đề nghị
- Chứng cứ bị mất, hỏng chứng chỉ theo quy định
- 03 ảnh cỡ 3x4 cm chụp theo kiểu ảnh giấy chứng minh nhân dân;
- Xuất trình giấy chứng minh nhân dân khi làm thủ tục cấp bản sao
- Trả lệ phí cấp bản sao theo quy định.
Sau 05 ngày kể từ khi nhận được đủ hồ sơ theo quy định, các cơ sở đào tạo có trách nhiệm thẩm tra và cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc cho đương sự.
3. Các cơ cơ sở đào tạo có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý việc cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo mẫu quy định;
Điều 19. Nhiệm vụ và quyền hạn của các cơ sở đào tạo
1. Chủ trì, phối hợp với các địa phương, các đơn vị liên quan tổ chức tuyển sinh, mở lớp, bồi dưỡng, thi, cấp chứng chỉ và cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc cho học viên theo quy định.
2. Tổ chức in phôi chứng chỉ.
3. Lập và lưu giữ lâu dài sổ quản lý in phôi chứng chỉ, sổ quản lý cấp chứng chỉ, sổ quản lý cấp bản sao chứng chỉ từ sổ gốc theo mẫu quy định tại các phụ lục 4, phụ lục 5 và phụ lục 6.
4. Xây dựng chương trình đào tạo, chương trình môn học, tài liệu giảng dạy trên cơ sở chương trình khung do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành.
5. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Vụ Tổ chức cán bộ và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản) – đối với các cơ sở đào tạo được Bộ cấp phép, hoặc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn - đối với các cơ sở đào tạo được Sở cấp phép.
6. Tập hợp các kiến nghị, đề xuất báo cáo Bộ trưởng (Qua Vụ Tổ chức cán bộ và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản) đề nghị sửa đổi, bổ sung Quy chế phù hợp với pháp luật và tình hình thực tế.
Điều 20. Trách nhiệm của học viên
1. Tích cực học tập để nâng cao kiến thức, kỹ năng làm việc và được cấp chứng chỉ tàu cá phù hợp;
2. Đóng góp ý kiến với các cơ sở đào tạo và các cơ quan quản lý về việc thực hiện Quy chế để có biện pháp xử lý kịp thời.
1. Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm tham mưu Bộ trưởng chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế:
a. Chỉ đạo, kiểm tra các cơ sở đào tạo, các địa phương trong việc thực hiện Quy chế và đảm bảo chất lượng đào tạo;
b. Tổ chức xây dựng chương trình khung các lớp bồi dưỡng trình Bộ trưởng ban hành;
c. Tập hợp các kiến nghị, đề xuất, trình Bộ trưởng sửa đổi, bổ sung Quy chế đúng quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế.
2. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản có trách nhiệm:
a. Chủ trì, phối hợp với Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quy chế;
b. Hướng dẫn và quản lý in phôi chứng chỉ tàu cá.
c. Chỉ đạo các đơn vị trực thuộc, các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ sở đào tạo tổ chức xây dựng và thực hiện kế hoạch bồi dưỡng, cấp chứng chỉ tàu cá cho ngư dân trên địa bàn;
đ. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc tổ chức bồi dưỡng, cấp, sao từ sổ gốc chứng chỉ tàu cá do các cơ sở đào tạo thực hiện theo quy định;
e. Chỉ đạo, phối hợp với các cơ sở đào tạo xây dựng chương trình bồi dưỡng chi tiết, nội dung và tài liệu giảng dạy;
Điều 22. Trách nhiệm của các Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến rộng rãi Quy chế đến các đối tượng có liên quan thuộc phạm vi quản lý;
2. Tổ chức xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cấp chứng chỉ tàu cá cho ngư dân trên địa bàn quản lý và phối hợp với các cơ sở đào tạo tổ chức thực hiện kế hoạch;
4. Định kỳ 6 tháng và hàng năm báo cáo kết quả thực hiện đào tạo và cấp chứng chỉ tàu cá tại địa phương về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Qua Vụ Tổ chức cán bộ và Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản).
XỬ LÝ VI PHẠM VÀ CÁC ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Mọi hành vi vi phạm Quy chế, tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính, bồi thường thiệt hại, xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
1. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Cục trưởng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản và thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
2. Các chứng chỉ tàu cá quy định tại Quy chế này và bằng thuyền trưởng, bằng máy trưởng tàu cá, chứng chỉ nghiệp vụ đi biển cho thuyền viên do Bộ Thủy sản cấp trước đây có giá trị sử dụng như nhau trong công tác đăng kiểm, đăng ký tàu cá, đăng ký thuyền viên tàu cá, xin cấp giấy phép khai thác thủy sản và trong các hoạt động thủy sản khác.
3. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.
MẪU CHỨNG CHỈ TÀU CÁ
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Mẫu chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá
CƠ QUAN CHỦ QUẢN
(Quốc huy)
Số: ………………………………… (Mặt trước) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM CHỨNG CHỈ THUYỀN TRƯỞNG TÀU CÁ Hạng……………… (1) Họ và tên:................................................................... Sinh ngày:................................................................... Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú:................................ ....................................................................................
| |
|
| |
Vào sổ số:........................................... Ngày....... tháng........ năm..................
Chú ý: 1. Không cho mượn. 2. Không tẩy xóa. 3. Xuất trình chứng chỉ khi người thi hành công vụ yêu cầu. 4. Mất chứng chỉ phải trình báo các cơ quan có liên quan. (Mặt sau) |
Cấp theo Quyết định số ............................................ Ngày………….tháng……………năm………………….
……, ngày……..tháng…..năm……..
|
Chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá có kích thước 7 x 10 cm làm bằng bìa dày màu xanh nước biển. Mặt trước có hình Quốc huy in chìm màu vàng và hình mỏ neo (vị trí 1). Nội dung trên các trang được ghi theo mẫu tại phụ lục.
b. Kỹ thuật trình bày:
- Phông chữ: Times New Roman.
- Mặt trước: Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”, tên cơ quan chủ quản và cơ sở đào tạo: in đậm, màu đen, khổ chữ 8-10; các chữ “CHỨNG CHỈ”, tên của chứng chỉ: in hoa, đậm, màu đỏ tươi, khổ 10-12; các chữ còn lại: chữ thường, khổ 8-10.
- Mặt sau: chữ “HIỆU TRƯỞNG (hoặc “GIÁM ĐỐC”): chữ in hoa, khổ 8-10, màu đen, đậm. Các chữ còn lại in thường, khổ 8-10, màu đen.
2. Mẫu chứng chỉ máy trưởng tàu cá
Chứng chỉ máy trưởng tàu cá tương tự như chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá nhưng thay chữ “THUYỀN TRƯỞNG” bằng chữ “MÁY TRƯỞNG”
3. Mẫu chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá
Chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên tàu cá tương tự như chứng chỉ thuyền trưởng tàu cá nhưng thay chữ “THUYỀN TRƯỞNG” bằng chữ “NGHIỆP VỤ THUYỀN VIÊN” và bỏ chữ “hạng”.
4. Mẫu chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá
Chứng chỉ nghiệp vụ thợ máy tàu cá tương tự như chứng chỉ nghiệp vụ thuyền viên nhưng thay chữ “THUYỀN VIÊN” bằng chữ “THỢ MÁY”.
MẪU ĐƠN XIN HỌC
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
-------
........., ngày...... tháng…… năm ………
ĐƠN XIN HỌC
Lớp ............................................................................................................................ (1)
Kính gửi: .....................................................................................................................
Tên tôi là: ....................................................................................................................
Sinh ngày.....................................................................................................................
Thường trú tại: ............................................................................................................
Địa chỉ báo tin: ............................................................................................................
Sau khi nghiên cứu Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ tàu cá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và nội quy học tập của Nhà trường, tôi thấy bản thân có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để tham dự lớp bồi dưỡng.
Tôi tự nguyện làm đơn này và mong được nhà trường chấp thuận cho phép tôi được dự lớp bồi dưỡng để được thi và cấp chứng chỉ .......................................................................(2). Nếu được dự học tôi xin chấp hành nghiêm túc mọi quy định của Nhà nước.
Tôi gửi kèm theo đơn này hồ sơ xin học, gồm:
1. Sơ yếu lý lịch.
2. Giấy chứng nhận sức khỏe đáp ứng các tiêu chuẩn quy định đối với thuyền viên do cơ quan y tế cấp.
3. Bản sao có công chứng văn bằng, chứng chỉ học vấn, chuyên môn theo yêu cầu, gồm:
...................................................................................................................................
................................................................................................................................... (3).
4. 02 ảnh màu cỡ 3x4 cm chụp theo kiểu Giấy chứng minh nhân dân.
Xác nhận của chủ tàu
Ghi chú: (1) Ghi tên lớp bồi dưỡng (2) Ghi tên loại chứng chỉ tàu cá (3) Ghi các bản sao văn bằng nộp kèm theo | Kính đơn |
TIÊU CHUẨN VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT, TRANG THIẾT BỊ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY VÀ GIÁO VIÊN
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. YÊU CẦU VỀ TRANG THIẾT BỊ GIẢNG DẠY VÀ TÀI LIỆU GIẢNG DẠY
1.Trang thiết bị giảng dạy
a. Đối với lớp thuyền trưởng hạng Nhỏ và thuyền viên tàu cá
- Phòng học, bảng viết, máy tính xách tay, máy chiếu, video, tivi.
- Tàu cá hạng Nhỏ (tổng công suất máy chính từ 20 – dưới 90 sức ngựa).
- Các thiết bị, vật liệu hàng hải thông dụng: các loại la bàn, rada, máy lái, máy dò cá, đo sâu, thừng, cờ hàng hải…
- Các thiết bị, vật liệu khai thác thủy sản: các loại lưới và dụng cụ đánh bắt, dụng cụ đan vá lưới, ván, phao, chì, sợi lưới, nhiên liệu, dầu, mỡ … lượng nhiên liệu, dầu, mỡ đủ cho mỗi nhóm học viên thực hành điều khiển tàu trên biển tối thiểu trong 5 tiếng.
- Mô phỏng trên máy vi tính, máy video hoặc máy chiếu về cấu tạo, cách vận hành của các thiết bị hàng hải, thiết bị khai thác thủy sản, kỹ thuật điều khiển tàu, kỹ thuật khai thác thủy sản trên biển và các kiến thức về thiên văn, địa văn… .
- Các thiết bị, vật liệu cần thiết khác.
b. Đối với lớp thuyền trưởng hạng Tư và hạng Năm
Yêu cầu về thiết bị, vật liệu như đối với lớp thuyền trưởng hạng Nhỏ và thuyền viên tàu cá, nhưng bổ sung:
- Thay tàu cá hạng Nhỏ bằng tàu cá hạng Tư hoặc hạng Năm (công suất máy chính từ 90 sức ngựa trở lên).
- Bổ sung vào mục các thiết bị hàng hải thông dụng: Máy định vị GPS và các thiết bị vô tuyến điện hàng hải khác như máy điện báo, điện thoại, máy thu phát tín hiệu phục vụ tìm kiếm cứu nạn...
- Các thiết bị, vật liệu khai thác thủy sản phù hợp với phương thức khai thác hải sản xa bờ.
- Lượng nhiên liệu, dầu, mỡ đủ cho mỗi học viên thực hành trên biển tối thiểu từ 10 tiếng (lớp hạng Năm) đến 16 tiếng (lớp hạng Tư).
- Các thiết bị, vật liệu cần thiết khác.
c. Đối với lớp máy trưởng hạng Nhỏ
- Phòng học, bảng viết, máy tính xách tay, máy chiếu, video, tivi.
- Tàu cá hạng Nhỏ.
- Máy Diezen công suất tối thiểu 50 sức ngựa, máy phát điện, động cơ điện, máy đông lạnh.
- Các thiết bị, chi tiết máy thông dụng, các mô phỏng sơ đồ làm việc của máy Diezen, máy điện, máy lạnh …
- Hộp dụng cụ tháo lắp, điều chỉnh, sửa chữa máy và các dụng cụ tháo lắp chuyên dùng, các dụng cụ đo áp suất, nhiệt độ…
- Các loại vật liệu động lực: dầu mỡ bôi trơn, nhiên liệu, các loại doăng, đệm. Lượng nhiên liệu, dầu, mỡ đủ cho mỗi học viên được thực hành vận hành máy trên biển trong thời gian tối thiểu 5 tiếng.
- Mô phỏng cấu tạo, cách vận hành, điều chỉnh máy diezen trên máy vi tính, máy video, hoặc trên máy chiếu Projector.
- Các thiết bị, vật liệu cần thiết khác.
d. Đối với lớp máy trưởng hạng Tư và hạng Năm
Yêu cầu như đối với lớp máy trưởng hạng Nhỏ và bổ sung:
- Thay tàu cá hạng Nhỏ bằng tàu cá hạng Tư hoặc hạng Năm.
- Hệ thống lạnh bảo quản cá sau thu hoạch.
- Các thiết bị vô tuyến điện hàng hải: Máy điện báo, điện thoại, máy thu phát tín hiệu phục vụ tìm kiếm cứu nạn...
- Lượng nhiên liệu, dầu, mỡ đủ cho mỗi nhóm học viên thực hành trên biển tối thiểu từ 10 tiếng (lớp hạng Năm) đến 16 tiếng (lớp hạng Tư).
- Các thiết bị, vật liệu cần thiết khác.
e. Đối với lớp thợ máy tàu cá.
Yêu cầu về thiết bị, vật liệu như đối với lớp máy trưởng hạng Nhỏ, nhưng thay tàu cá hạng Nhỏ bằng tàu cá hạng Tư hoặc hạng Năm.
2. Tài liệu giảng dạy và học tập
a. Có giáo trình, bài giảng lý thuyết và thực hành cho 100% môn học;
b. Đối với từng lớp học phải có đủ các tài liệu tham khảo sau:
- Các lớp thuyền trưởng: Có đủ hải đồ (1 bản/học sinh), mẫu nhật ký tàu, Sổ tay tìm kiếm cứu nạn, Danh bạ các đài duyên hải, Danh bạ các đài làm dịch vụ di động hàng hải và dịch vụ vệ tinh di động hàng hải do ITU xuất bản, Danh bạ đài tàu, Danh bạ các đài vô tuyến định vị và các trạm làm nhiệm vụ đặc biệt, các luật hàng hải quốc tế phù hợp với chương trình đào tạo, các tài liệu hướng dẫn thiết kế lưới, ván…và hướng dẫn kỹ thuật lái tàu, kỹ thuật khai thác thủy sản.
- Các lớp máy trưởng: Có đủ mẫu nhật ký vận hành máy tàu, các luật vận hành máy tàu quốc tế phù hợp với chương trình đào tạo, các tài liệu tham khảo về nguyên lý làm việc, cấu tạo và vận hành máy diezen, hệ thống điện, lạnh tàu thủy.
II. YÊU CẦU ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN GIẢNG DẠY CÁC LỚP THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG VÀ THUYỀN VIÊN TÀU CÁ
1. Đối với các lớp thuyền trưởng, máy trưởng hạng Tư
a. Giáo viên dạy lý thuyết tốt nghiệp đại học đúng chuyên môn. Giáo viên dạy thực hành tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề trở lên;
b. Có kinh nghiệm công tác, giảng dạy chuyên môn ít nhất 5 năm; có trình độ lý thuyết, thực hành chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp; giáo viên giảng dạy các môn nghiệp vụ thuyền trưởng, nghiệp vụ máy trưởng, an toàn lao động và các môn chuyên môn phải có kinh nghiệm làm việc trên tàu cá (khuyến khích các giáo viên có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Tư).
2. Đối với các lớp còn lại
a. Giáo viên dạy lý thuyết, dạy thực hành tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề đúng chuyên môn trở lên.
b. Có kinh nghiệm công tác, giảng dạy chuyên môn ít nhất 3 năm; có trình độ lý thuyết, thực hành chuyên môn và ngoại ngữ phù hợp. Giáo viên giảng dạy các môn nghiệp vụ thuyền trưởng, nghiệp vụ máy trưởng, an toàn lao động và các môn chuyên môn phải có kinh nghiệm làm việc trên tàu cá (khuyến khích các giáo viên có chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng tương ứng trở lên).
MẪU SỔ GỐC CẤP CHỨNG CHỈ TÀU CÁ
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008)
Lớp: ……………………………………………………..Mở tại: .............................................
Từ: …………… đến: …………… Theo Quyết định mở lớp số…………ngày….tháng….năm…
STT | Họ và tên | Ngày tháng, năm sinh | Số hiệu chứng chỉ | Số vào số cấp chứng chỉ | Địa chỉ thường trú | Quê quán | Chữ ký của người nhận (ghi rõ họ, tên) | Ghi chú |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp | Thủ trưởng đơn vị |
MẪU SỔ GỐC CẤP BẢN SAO TỪ SỔ GỐC CHỨNG CHỈ TÀU CÁ
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008)
STT | Họ và tên người xin cấp bản sao chứng chỉ | Ngày tháng, năm sinh | Đã học lớp bồi dưỡng và thi tốt nghiệp | Số hiệu chứng chỉ đã được cấp | Số vào số cấp chứng chỉ đã cấp | Quê quán | Chữ ký của người nhận (ghi rõ họ, tên) | Chữ ký của người cấp bản sao |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Người tổng hợp | Thủ trưởng đơn vị |
MẪU SỔ GỐC THEO DÕI IN PHÔI CHỨNG CHỈ TÀU CÁ
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008)
STT | Ngày, tháng, năm | Loại phôi in | Số lượng in | Tên và địa chỉ cơ sở in | Tên và chữ ký của người đi in | Thủ trưởng đơn vị (Ký tên, đóng dấu) |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CÁC VĂN BẢN CỦA BỘ THỦY SẢN (BỘ CŨ) LIÊN QUAN ĐẾN BỒI DƯỠNG VÀ CẤP BẰNG THUYỀN TRƯỞNG, MÁY TRƯỞNG VÀ CHỨNG CHỈ BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ ĐI BIỂN CHO THUYỀN VIÊN TÀU CÁ
(Kèm theo Quyết định số 77/2008/QĐ-BNN ngày 30 tháng 6 năm 2008)
1. Quyết định số 402 TS/QĐ ngày 30/9/1992 về việc ban hành Quy chế mở lớp và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng Nhỏ tầu cá;
2. Quyết định số 448 TS/QĐ ngày 21/10/1992 về việc ban hành Quy chế mở lớp và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng Tư tàu cá;
3. Quyết định số 449 TS/QĐ ngày 21/10/1992 về việc ban hành Quy chế mở lớp và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng hạng Năm tàu cá;
4. Quyết định số 461 TS/QĐ ngày 31/10/1992 về việc ban hành Quy định về quản lý, sử dụng và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá;
5. Quyết định số 2134 TS/QĐ ngày 12/11/1994 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều trong các Quy chế mở lớp bồi dưỡng và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá;
6. Quyết định số 476 QĐ/TCCBLĐ ngày 27/4/1996 về việc sửa đổi một số điều trong các Quy chế mở lớp bồi dưỡng và cấp bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá;
7. Quyết định số 326/1999/QĐ-TCCBLĐ ngày 23/4/1999 về việc sửa đổi một số điều trong các Quy chế mở lớp bồi dưỡng và thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu đánh cá hạng Năm và hạng Tư;
8. Quyết định số 718/2001/QĐ-BTS ngày 04/9/2001 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế mở lớp bồi dưỡng và thi lấy bằng thuyền trưởng, máy trưởng tàu cá hạng Nhỏ, hạng Năm và hạng Tư;
9. Quyết định số 28/2004/QĐ-BTS ngày 17/12/2004 v/v ban hành Quy chế đào tạo nghiệp vụ đi biển cho thuyền viên tàu cá;
10. Công văn số 2835/BTS-TCCB ngày 05/12/2006 v/v hướng dẫn tuyển sinh đào tạo thuyền viên tàu cá;
11. Công văn số 1631/BTS-TCCB ngày 24/7/2007 về thủ tục xác nhận trình độ văn hóa của học viên lớp thuyền, máy trưởng tàu cá.
- 1Quyết định 28/2004/QĐ-BTS về Quy chế đào tạo nghiệp vụ đi biển cho thuyền viên tàu cá do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 5104/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- 5Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
- 1Quyết định 28/2004/QĐ-BTS về Quy chế đào tạo nghiệp vụ đi biển cho thuyền viên tàu cá do Bộ trưởng Bộ Thủy sản ban hành
- 2Quyết định 3593/QĐ-BNN-PC năm 2009 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật tính đến ngày 30 tháng 09 năm 2009 hết hiệu lực thi hành do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Thông tư 24/2011/TT-BNNPTNT sửa đổi, bãi bỏ quy định về thủ tục hành chính trong lĩnh vực thủy sản theo Nghị quyết 57/NQ-CP do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành
- 4Văn bản hợp nhất 11/VBHN-BNNPTNT năm 2015 hợp nhất Quyết định về Quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 2655/QĐ-BNN-PC năm 2016 bãi bỏ quy định về điều kiện đầu tư, kinh doanh tại văn bản quy phạm pháp luật do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 6Thông tư 22/2018/TT-BNNPTNT quy định về thuyền viên tàu cá, tàu công vụ thủy sản do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 7Quyết định 5104/QĐ-BNN-PC công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2019
- 8Quyết định 398/QĐ-BNN-PC năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý Nhà nước của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kỳ 2019-2023
- 1Nghị định 66/2005/NĐ-CP về bảo đảm an toàn cho người và tàu đánh cá hoạt động thuỷ sản
- 2Luật Giáo dục 2005
- 3Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Nghị định 123/2006/NĐ-CP về việc quản lý hoạt động khai thác thuỷ sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 5Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 6Luật Thủy sản 2003
- 7Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Quyết định 77/2008/QĐ-BNN về quy chế bồi dưỡng và cấp chứng chỉ thuyền trưởng, máy trưởng, nghiệp vụ thuyền viên và thợ máy tàu cá do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 77/2008/QĐ-BNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2008
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Nguyễn Việt Thắng
- Ngày công báo: 16/07/2008
- Số công báo: Từ số 407 đến số 408
- Ngày hiệu lực: 31/07/2008
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2019
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực