Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 769/QĐ-BTNMT | Hà Nội, ngày 24 tháng 04 năm 2009 |
BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20 tháng 3 năm 1996; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khoáng sản ngày 14 tháng 6 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Bộ Tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản;
Căn cứ Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông;
Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Văn bản số 2304/VPCP-TH ngày 10 tháng 04 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ;
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Tổ chức kiểm tra trên phạm vi toàn quốc tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
1. Mục đích
a) Kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg ngày 01 tháng 9 năm 2008 về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản; Chỉ thị số 29/2008/CT-TTg ngày 02 tháng 10 năm 2008 về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông; thực trạng hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tại các địa phương và những tác động do hoạt động khai thác, chế biến khoảng sản gây ra đối với tài nguyên rừng, môi trường sinh thái.
b) Đề xuất những biện pháp nhằm khắc phục tồn tại và tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về khoáng sản.
2. Yêu cầu
a) Kiểm tra, làm rõ kết quả thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ đối với từng nhiệm vụ để đánh giá tiến độ, chất lượng theo yêu cầu; những vấn đề khó khăn, bất cập và tồn tại trong quá trình thực hiện; xác định nguyên nhân, làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân; đề xuất giải pháp khắc phục.
b) Kiểm tra, xác minh làm rõ thực trạng hoạt động khai thác, chế biến khoảng sản ảnh hưởng tới rừng, sông hồ, nguồn nước, an ninh trật tự và an toàn xã hội tại một số tổ chức, cá nhân trên địa bàn; làm rõ những bất cập, tồn tại, xác định nguyên nhân; đề xuất biện pháp xử lý.
1. Đối với công tác quản lý nhà nước về khoáng sản của địa phương
a) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; cho phép thu hồi khoáng sản trong diện tích đất quốc phòng, khu công nghiệp, khu kinh tế, dự án khu du lịch, dự án nuôi trồng thủy sản, …; công tác rà soát hồ sơ giấy phép hoạt động khoáng sản, việc thu hồi các giấy phép, quyết định, văn bản đã ban hành không đúng thẩm quyền, trình tự thủ tục; kết quả xử lý theo quy định của pháp luật đối với tổ chức, cá nhân vi phạm.
b) Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong công tác khoanh định, phê duyệt khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản; xây dựng, phê duyệt Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng đối với các loại khoáng sản thuộc thẩm quyền; những bất cập trong quá trình thực hiện; công tác thanh tra, kiểm tra xử lý vi phạm đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản, giải quyết “điểm nóng” vi phạm về môi trường, về khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn địa phương.
2. Đối với hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản của các tổ chức, cá nhân
a) Hoạt động khai thác của doanh nghiệp liên quan đến chiếm dụng diện tích rừng (phòng hộ/đặc dụng/sản xuất v.v…); nghĩa vụ chuyển đổi mục đích sử dụng rừng theo quy định; ảnh hưởng của hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản tới sự biến đổi dòng chảy ở các sông, suối, hồ; mức độ cạn kiệt nguồn nước ngọt và những vấn đề khác liên quan đến môi trường sinh thái.
b) Nghĩa vụ lập báo cáo đánh giá tác động môi trường, bản cam kết bảo vệ môi trường; việc thực hiện các giải pháp giảm thiểu tác động tới môi trường, công trình bảo vệ môi trường trong báo cáo/bản cam kết đã được phê duyệt/ xác nhận; nghĩa vụ lập dự án cải tạo môi trường sau khai thác và việc ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác; nghĩa vụ nộp phí bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản.
c) Việc thực hiện các quy định khác trong giấy phép hoạt động khoáng sản.
Điều 3. Trách nhiệm tổ chức đợt tổng kiểm tra
1. Trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường:
a) Tổng rà soát các vấn đề liên quan đến công tác quản lý nhà nước của Bộ trong lĩnh vực quản lý nhà nước về khoáng sản theo các Chỉ thị số 26/2008/CT-TTg và số 29/2008/CT-TTg.
b) Thành lập các Đoàn kiểm tra để trực tiếp kiểm tra, làm rõ các vấn đề có liên quan nêu tại Điều 2. Danh sách, thành phần Đoàn kiểm tra được nêu tại Phụ lục số 01 kèm theo Quyết định này.
c) Trách nhiệm của các đơn vị thuộc Bộ:
- Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì, phối hợp với Vụ Pháp chế, Vụ Khoa học và Công nghệ, Thanh tra Bộ, Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản tổ chức thực hiện công tác tổng kiểm tra theo kế hoạch; thực hiện nội dung nêu tại mục a khoản 1 Điều này và hoàn thành báo cáo tổng hợp kết quả kiểm tra trước ngày 10 tháng 6 năm 2009 để Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Thủ tướng Chính phủ.
- Vụ Kế hoạch, Vụ Tài chính phối hợp với Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam trình lãnh đạo Bộ phê duyệt dự toán kinh phí để thực hiện kế hoạch tổng kiểm tra.
2. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
a) Chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban ngành có liên quan tiến hành kiểm tra, lập báo cáo và biểu thống kê theo mẫu tại phụ lục số 02 và phụ lục số 03 của Quyết định này.
b) Các tỉnh, thành phố Bộ Tài nguyên và Môi trường đã kiểm tra trong năm 2008, gồm: Hà Nội, Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Hà Giang, Lào Cai, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Gia Lai, KonTum, Bà Rịa – Vũng Tàu, Bình Dương, Bình Phước và Lâm Đồng, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố tự tổ chức kiểm tra hoạt động khai thác, chế biến khoáng sản trên địa bàn. Trên cơ sở kết quả tự kiểm tra và cập nhật kết quả thực hiện công tác quản lý nhà nước nêu tại
c) Đối với các tỉnh, thành phố nêu tại điểm b khoản 1 Điều 3 được nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố khẩn trương chỉ đạo thực hiện nội dung nêu tại điểm a khoản 2 Điều này, hoàn thành trước ngày 04 tháng 5 năm 2009 và cử đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ban, ngành có liên quan tham gia Đoàn kiểm tra của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
d) Đối với các tỉnh, thành phố không nêu tại điểm b, c khoản 2 Điều này, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố chỉ đạo tự tổ chức kiểm tra theo các nội dung đã nêu tại Điều 2, lập báo cáo tổng hợp, biểu thống kê về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) trước ngày 25 tháng 5 năm 2009.
Kinh phí các đoàn kiểm tra do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chủ trì thực hiện do Ủy ban tự bố trí nguồn ngân sách địa phương.
Điều 4. Kinh phí thực hiện của các Đoàn kiểm tra do Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì được lấy từ nguồn thu lệ phí giấy phép hoạt động khoáng sản, lệ phí độc quyền thăm dò khoáng sản năm 2009.
Điều 5. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Cục trưởng Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Chánh Thanh tra Bộ, Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Thủ trưởng các đơn vị có liên quan khác trực thuộc Bộ và các thành viên Đoàn kiểm tra nêu tại Điều 1 chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Công văn 8872/VPCP-KTN kết quả tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Khoáng sản sửa đổi 2005
- 2Luật Khoáng sản 1996
- 3Nghị định 25/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường
- 4Chỉ thị 26/2008/CT-TTg về tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khai thác, chế biến, sử dụng và xuất khẩu khoáng sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 29/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, khai thác, vận chuyển, tiêu thụ cát, sỏi lòng sông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 8872/VPCP-KTN kết quả tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 1169/QĐ-TTg năm 2017 về phê duyệt Đề án kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ quản lý môi trường từ trung ương đến địa phương giai đoạn 2017-2020, tầm nhìn đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 769/QĐ-BTNMT năm 2009 về việc tổng kiểm tra tình hình thực hiện công tác quản lý nhà nước về khoáng sản và hoạt động khoáng sản do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Số hiệu: 769/QĐ-BTNMT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/04/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
- Người ký: Phạm Khôi Nguyên
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 24/04/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra