- 1Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 2Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Thông tư 49/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 410/TTG-QHQT bổ sung vốn cho Dự án VAHIP do Ngân hàng Thế giới tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 756/QĐ-BNN-HTQT | Hà Nội, ngày 18 tháng 04 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
Căn cứ Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03/01/2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Nghị định 131/2006/NĐ-CĐ ngày 09/11/2006 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư 04/2007/TT-BKH ngày 30/7/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Căn cứ Thông tư số 49/2009/TT-BNNPTNT ngày 04/8/2009 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT;
Căn cứ Quyết định số 329/QĐ-BNN-HTQT ngày 05/02/2007 về việc phê duyệt Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” do Ngân hàng Thế giới tài trợ;
Căn cứ công thư của Ngân hàng Thế giới ngày 25/02/2011 gửi Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế về việc bổ sung vốn cho dự án và kéo dài dự án đến 6/2014;
Căn cứ công văn số 139/DP-KLN ngày 28/02/2011 của Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế và công văn số 295/CV-DANN ngày 01/3/2011 của Ban quản lý các dự án Nông nghiệp về việc tài trợ bổ sung vốn cho dự án VAHIP giai đoạn 2011-2014;
Căn cứ công văn số 410/TTg-QHQT ngày 17/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt chủ trương tài trợ bổ sung vốn cho dự án VAHIP giai đoạn 2011-2014 với nội dung như kiến nghị của Bộ Kế hoạch và Đầu tư tại công văn số 1392/BKHĐT-KTĐN ngày 08/3/2011;
Xét đề nghị tại công văn số 635/DANN-VAHIP của Ban quản lý dự án VAHIP ngày 09/3/2011 về việc tổng hợp, giải trình và điều chỉnh Báo cáo đầu tư bổ sung vốn dự án VAHIP giai đoạn 2011-2014;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt nội dung sử dụng nguồn vốn bổ sung của Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” (VAHIP), giai đoạn 2011-2014 cho Hợp phần Nông nghiệp với các nội dung cụ thể như sau:
1. Tên dự án: “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam” (VAHIP).
2. Tên nhà tài trợ: Ngân hàng Thế giới (WB).
3. Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT.
4. Chủ dự án: Cục Y tế Dự phòng - Bộ Y tế phối hợp với Ban Quản lý dự án VAHIP - Bộ Nông nghiệp và PTNT.
5. Thời gian thực hiện: từ 7/2011 - 6/2014.
6. Địa điểm thực hiện dự án: các hoạt động của ngành Nông nghiệp thực hiện tại Cục Thú y, Viện Thú y và các tỉnh: Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp.
7. Mục tiêu của dự án giai đoạn 2011-2014 (Hợp phần Nông nghiệp)
- Mục tiêu ngắn hạn: Nâng cao năng lực của ngành thú y về giám sát, phát hiện, khống chế dịch và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm theo nguyên lý “Một Sức khỏe”.
- Mục tiêu dài hạn: Giảm nguy cơ một đại dịch cúm gia cầm độc lực cao ở người tại Việt Nam và tăng cường năng lực cấp trung ương và địa phương để ngăn ngừa, khống chế và sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm gia cầm, với mục tiêu chính là phòng ngừa đại dịch.
8. Các kết quả dự kiến
- Tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm Trung ương và Vùng về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm và an toàn sinh học.
- Tăng cường cảnh báo sớm dịch bệnh.
- Tăng cường quản lý và vận hành chợ Hà Vỹ.
- Tăng cường an toàn sinh học trong buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm.
- Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn;
- Tăng cường giám sát chủ động cúm gia cầm tại 11 tỉnh Dự án;
- Tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp ổ dịch cúm gia cầm;
- Dự án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch dự án được giám sát và điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tế;
- Các hoạt động dự án được thực hiện một cách hiệu quả;
1. Nội dung các Hợp phần và các hạng mục chủ yếu:
Hợp phần A: Khống chế và Thanh toán cúm Gia cầm độc lực cao (HPAI) trong ngành Nông nghiệp (4.310.000 USD)
Tiểu hợp phần A1: Tăng cường dịch vụ thú y (1.148.000 USD)
Hoạt động A1a: Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm:
Tổ chức các cuộc hội thảo về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm nhằm đánh giá tiến độ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của các phòng thí nghiệm và tiến trình thực hiện việc đăng ký công nhận chất lượng.
Tập huấn về thủ tục đánh giá công nhận chất lượng phòng thí nghiệm.
Dự án sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn để hiệu chuẩn thiết bị, phục vụ cho chương trình quản lý chất lượng phòng thí nghiệm và đăng ký công nhận chất lượng.
Hỗ trợ phí đăng ký công nhận chất lượng phòng thí nghiệm;
Thử nghiệm tính thành thạo của các phòng thí nghiệm;
Đào tạo nhân viên phòng thí nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương và Cơ quan thú y vùng VI về thử nghiệm thành thạo;
Hỗ trợ nhân lực cho phòng thí nghiệm trung ương và vùng / nhân viên quản lý số liệu phòng Dịch tễ (Cục Thú y).
Hoạt động A1b: - Xét nghiệm vi rút cúm gia cầm trong điều kiện an toàn sinh học:
Đào tạo nhân viên phòng thí nghiệm về chuyên môn và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm (SOP)
Hoạt động A1c: Tăng cường cảnh báo sớm và báo cáo dịch bệnh dựa vào cộng đồng
Đào tạo kỹ năng điều tra ca bệnh/ ổ dịch và viết báo cáo (Phòng Dịch tễ, Cục Thú y).
Duy trì các cuộc họp hàng tháng giữa thú y huyện và thú y xã kết hợp đào tạo thú y về giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, khống chế và ứng phó với dịch bệnh.
Hỗ trợ các trạm thú y huyện ký hợp đồng với thú y xã giám sát các ca bệnh nhằm hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh.
Tiểu hợp phần A2: Tăng cường Khống chế dịch bệnh (1.645.000 USD)
Tiếp tục hỗ trợ vận hành chợ gia cầm sống Hà Vỹ ở Hà Nội và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu ở Lạng Sơn nhằm đảm bảo công tác quản lý và vận hành thuần thục các thiết bị. Đồng thời tiếp tục nâng cấp một số chợ và lò mổ gia cầm tại một số tỉnh dự án nhằm tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trong buôn bán và giết mổ gia cầm.
Hoạt động A2a: Tăng cường quản lý và vận hành hoạt động chợ gia cầm Hà Vỹ
Cung cấp bảo hộ lao động và vật tư tiêu hao chợ Hà Vỹ.
Cung cấp thuốc sát trùng cho chợ Hà Vỹ.
Hỗ trợ 5 cán bộ hợp đồng kiểm dịch cho chợ Hà Vỹ trong thời gian 3 năm.
Hỗ trợ hợp đồng với các nhân viên vệ sinh chợ Hà Vỹ đến năm 2014.
Tập huấn cho ban quản lý chợ Hà Vỹ và người kinh doanh buôn bán.
Tuyên truyền nhân rộng mô hình chợ và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Hội thảo đánh giá mô hình hoạt động chợ Hà Vỹ: tổng kết hoạt động của mô hình nhằm rút ra các bài học có thể áp dụng cho các chợ gia cầm sống khác trên toàn quốc.
Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường tại chợ Hà Vỹ.
Hoạt động A2b: Nâng cấp an toàn sinh học chợ và lò mổ
Dự án tiếp tục hỗ trợ nâng cấp và trang bị các phương tiện vệ sinh, sát trùng cho một số chợ và lò mổ khác trong các tỉnh dự án.
Tổ chức các lớp tập huấn giúp người kinh doanh và nhân viên quản lý chợ, thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm.
Tổ chức thăm quan học tập trong nước cho các cán bộ quản lý thú y, chăn nuôi của các tỉnh dự án.
Hoạt động A2e: Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn
Dự án tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn đầu nhằm tăng cường hoạt động khu vực tiêu hủy gia cầm Lạng Sơn. Các hoạt động bao gồm:
Cung cấp thuốc sát trùng, bảo hộ cá nhân (PPE); nguyên liệu và vật tư tiêu hao cho giết hủy nhân đạo để việc tiêu hủy gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
Tổ chức các lớp tập huấn kiểm dịch viên và công nhân về quy trình giết hủy nhân đạo, vận hành lò tiêu hủy và kỹ thuật tiêu hủy gia cầm.
Tổ chức các hội thảo nhằm đánh giá hoạt động mô hình khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu để rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý và giết hủy gia cầm.
Hợp đồng nhân viên quản lý và vận hành thiết bị hoạt động khu tiêu hủy nhằm hỗ trợ nguồn lực để quản lý và vận hành các phương tiện và thiết bị khu tiêu hủy gia cầm.
Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường tại khu tiêu hủy Lạng Sơn
Tiểu hợp phần A3: Giám sát dịch bệnh và điều tra dịch tễ (714.000 USD)
Điều tra triệt để tất cả các ca dương tính với cúm gia cầm nhằm tìm ra nguồn gốc phát sinh bệnh và khả năng lây lan dịch bệnh ra các khu vực khác do việc buôn bán vận chuyển gia cầm trong khu vực có dịch, qua đó chính quyền địa phương có các biện pháp can thiệp kịp thời.
Giám sát lưu hành vi rút tại chợ Hà Vỹ và các chợ, lò mổ gia cầm khác nhằm đánh giá mức độ lưu hành vi rút trong gia cầm được buôn bán, vận chuyển và giết mổ.
Giám sát các lô gia cầm nhập lậu tại biên giới Lạng Sơn.
Tổ chức hội thảo tổng kết chương trình giám sát cúm gia cầm nhằm đánh giá hoạt động giám sát cúm gia cầm và có các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát tại các cấp.
Tiểu hợp phần A5: Dự phòng chống dịch khẩn cấp (803.000 USD)
Hoạt động A5a: Truyền thông về cúm gia cầm qua trường tiểu học:
Trong giai đoạn mở rộng, dự án tiếp tục hỗ trợ hoạt động nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh cúm gia cầm và các biện pháp phòng chống bệnh thông qua học sinh tiểu học. Trên cơ sở các mô hình này, các tỉnh sẽ mở rộng quy mô tuyên truyền các bệnh khác sau khi dự án kết thúc.
Hoạt động A5b: Thực hành xử lý nhanh các tình huống chống dịch trên mô hình giả (desk simulation).
Trong giai đoạn mở rộng, ngành thú y sẽ tập trung chủ yếu vào việc thực hành xử lý nhanh các tình huống chống dịch (desk simulation). Các lớp thực hành xử lý nhanh các tình huống bất ngờ sẽ được tổ chức tại các tỉnh dự án.
Thực hiện hoạt động xử lý các tình huống chống dịch sẽ nhằm đảm bảo các cơ quan thú y, gồm cả thú y cơ sở, cán bộ thú y vùng, tỉnh và huyện có phản ứng nhanh nhằm khống chế các ổ dịch ngay sau khi được người dân thông báo.
Hoạt động A5c: Tập huấn về quản lý ổ dịch, xử lý môi trường và phương pháp sử dụng thuốc sát trùng
Tổ chức tập huấn tại các tỉnh dự án nhằm cung cấp cho thú y các cấp ở địa phương kiến thức về sử dụng thuốc sát trùng có hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người khi thực hiện các biện pháp khống chế ổ dịch.
Tổ chức các chuyến thăm quan học tập trong nước về kinh nghiệm quản lý và phòng chống dịch cúm gia cầm.
Hợp phần C - Phối hợp thực hiện OPI, Giám sát và Đánh giá kết quả và Quản lý Dự án (1.037.000 USD)
Hợp phần C bao gồm 3 tiểu hợp phần, trong đó Hợp phần Nông nghiệp thực hiện Tiểu Hợp phần C2.1, C2.3.1 (Giám sát và Đánh giá kết quả) và C3.1, C3.3.1 (Quản lý hợp phần Nông nghiệp).
Tiểu hợp phần C2.1 và C2.3.1: Giám sát và Đánh giá (M&E) kết quả dự án (118.600 USD)
Cung cấp tư vấn trong nước, tổ chức giám sát, đánh giá kết quả dự án và viết báo cáo hoàn thành dự án.
Hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai và tổng kết dự án hàng năm.
Tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do các tổ chức trong nước và quốc tế đào tạo về kỹ năng quản lý dự án, xây dựng kế hoạch, giám sát đánh giá dự án, báo cáo, thuyết trình và tin học.
Tổ chức giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của dự án hàng năm tại địa phương
Tiểu hợp phần C3.1 và C3.3.1: Quản lý Dự án - Hợp phần Nông nghiệp: (918.200 USD)
Tiểu hợp phần này cung cấp nguồn lực và tài chính cho Ban điều phối dự án (PCU) và Tổ thực hiện dự án hợp phần A (Tổ Nông nghiệp) thực hiện quản lý hiệu quả Hợp phần A.
Công tác quản lý dự án cũng sẽ bao hàm việc giám sát các hoạt động tại tỉnh dự án nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện phù hợp với các quy tắc về chính sách an toàn thông qua việc xây dựng các kế hoạch hoạt động an toàn phù hợp với các quy định của Ngân hàng. Tiểu hợp phần này sẽ cấp kinh phí cho các hoạt động tăng thêm, nhân viên hợp đồng, trợ giúp kỹ thuật về quản lý dự án, đào tạo và hội thảo, thuê văn phòng dự án ở cấp trung ương và cung cấp các chi phí hoạt động cho tổ thực hiện dự án hợp phần Nông nghiệp của 11 tỉnh dự án.
10. Tổ chức thực hiện dự án:
Ban Điều phối dự án - Nông nghiệp (PCU): Giữ nguyên Ban điều phối dự án VAHIP giai đoạn 2007-2011, bao gồm các cán bộ thuộc Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và cán bộ kiêm nhiệm của Cục Thú y có nhiệm vụ tư vấn về chuyên môn; dự án sẽ tuyển một tư vấn cao cấp trong nước giúp việc cho Ban điều phối dự án quản lý các hoạt động kỹ thuật Hợp phần A, giảm bớt một số tư vấn quản lý tiểu hợp phần trong giai đoạn trước. Ngoài cán bộ chuyên môn, các cán bộ/trợ lý dự án (hợp đồng chuyên trách), cán bộ hành chính, phiên dịch, văn thư, lái xe vẫn tiếp tục duy trì. Chức năng, nhiệm vụ của PCU:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn thuộc hợp phần A và hoạt động giám sát đánh giá và quản lý dự án hợp phần A tại trung ương và 11 tỉnh dự án;
- Dự thảo ngân sách và quản lý tài chính các hoạt động chuyên môn thuộc Hợp phần A; hoạt động giám sát, đánh giá và quản lý dự án hợp phần A tại trung ương và 11 tỉnh dự án
- Chuẩn bị báo cáo (gồm báo cáo tiến độ, báo cáo tài chính, báo cáo mua sắm đấu thầu) gửi Ban QLDA-Y tế để tổng hợp để báo cáo Chính phủ và nhà tài trợ theo quy định;
- Phối hợp với Ban QLDA-Y tế giám sát, triển khai việc thực hiện dự án tại 11 tỉnh dự án.
Ban QLDA tại 11 tỉnh (PPMU)
Mỗi tỉnh sẽ có 01 Ban quản lý dự án tỉnh, sẽ do UBND ra quyết định thành lập. Các hoạt động được phân quyền cho tỉnh bao gồm các kế hoạch hoạt động, dự thảo ngân sách và kế hoạch mua sắm đấu thầu hàng năm sẽ do UBND xem xét và phê duyệt.
Thành phần: Trong giai đoạn mới, Giám đốc/Phó giám đốc Sở Y tế sẽ làm Giám đốc Dự án, phụ trách chung hai hợp phần và phụ trách Hợp phần Y tế; Chi cục trưởng Chi cục Thú y là Phó giám đốc Dự án, phụ trách hợp phần Nông nghiệp. Giúp việc cho Ban Giám đốc, có các cán bộ kiêm nhiệm (là cán bộ của Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Chi cục Thú y và các đơn vị liên quan) phụ trách các vị trí: điều phối viên, kế toán, kế hoạch, đấu thầu, giám sát và đánh giá; Tùy theo khối lượng công việc, Ban QLDA tỉnh có thể thuê thêm cán bộ hợp đồng giúp thực hiện công tác kế toán, giải ngân và mua sắm đấu thầu (việc tuyển thêm cán bộ hợp đồng cần phải báo cáo Ban QLDA trung ương trước khi thực hiện).
Vẫn duy trì 2 tổ thực hiện dự án, Tổ Y tế phụ trách triển khai các hoạt động thuộc hợp phần Y tế theo kế hoạch được giao và Tổ Nông nghiệp phụ trách triển khai các hoạt động thuộc hợp phần Nông nghiệp theo kế hoạch được giao.
Cơ cấu cán bộ kiêm nhiệm Hợp phần Nông nghiệp như sau:
- 01 Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án (PPMU) là lãnh đạo Chi cục Thú y
- 01 Điều phối viên Nông nghiệp (phụ trách kỹ thuật Tổ Nông nghiệp).
- 01 cán bộ kế hoạch, mua sắm, giám sát các hoạt động dự án.
- 01 kế toán theo dõi hợp phần Nông nghiệp.
Trong khi triển khai thực hiện dự án, các tỉnh có thể thuê cán bộ kỹ thuật và các cán bộ khác theo hình thức hợp đồng có thời hạn hoặc hợp đồng công việc.
Tổ thực hiện dự án sẽ tiếp tục sử dụng các thiết bị văn phòng và phương tiện vận chuyển do dự án VAHIP giai đoạn 2007-2011 trang bị. Văn phòng làm việc sẽ được chuyển về Chi cục Thú y để thuận tiện trong việc quản lý, điều hành và phối hợp với các hoạt động phòng chống cúm gia cầm của tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Tổ Nông nghiệp thuộc Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU):
- Triển khai các hoạt động chuyên môn thuộc hợp phần A tại địa phương theo kế hoạch được giao hàng năm;
- Chuẩn bị báo cáo (gồm báo cáo tiến độ, báo cáo tài chính, báo cáo mua sắm đấu thầu) gửi cho Ban quản lý dự án của tỉnh và Ban Điều phối dự án Nông nghiệp tổng hợp để báo cáo Chính phủ và nhà tài trợ theo quy định.
11. Kinh phí dự án: 5.347.000 USD (năm triệu ba trăm bốn mươi bảy nghìn đô-la Mỹ).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT và Bộ Y tế, Trưởng ban quản lý các Dự án Nông nghiệp chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
TÀI TRỢ BỔ SUNG VỐN DỰ ÁN PHÒNG CHỐNG CÚM GIA CẦM, CÚM Ở NGƯỜI VÀ DỰ PHÒNG ĐẠI DỊCH Ở VIỆT NAM (VAHIP) GIAI ĐOẠN 2011 - 2014
(Kèm theo Quyết định số 756/QĐ-BNN-HTQT ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
Tên Dự án: Tài trợ bổ sung vốn dự án phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP) giai đoạn 2011-2014. Mã ngành dự án: Tên nhà tài trợ: Ngân hàng thế giới Cơ quan chủ quản: Bộ Y tế Địa chỉ liên lạc: 138 Giảng Võ - Quận Ba Đình - Thành phố Hà Nội Số điện thoại: 844-62732273 Số fax: 844-38464051 Đơn vị đề xuất dự án: 1. Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế - Địa chỉ liên lạc: Ngõ 135 Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội - Số điện thoại: 844-37366241 Số fax: 844-37367379 2. Ban Điều phối Dự án VAHIP - Bộ Nông nghiệp và PTNT - Địa chỉ liên lạc: 27 Doãn Kế Thiện, Cầu Giấy - Hà Nội - Số điện thoại: 844-37920097; Số fax: 844-37920051 Chủ dự án dự kiến: PGS.TS Vũ Sinh Nam - Phó Cục trưởng Cục Y tế dự phòng Địa chỉ liên lạc: P603, tòa nhà DMC, 535 Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội Số điện thoại: 844-22209575 Số fax: 844-2220 9577 Thời gian dự kiến Dự án: 3 năm, 7/2011 - 6/2014 Địa điểm thực hiện Dự án: 11 tỉnh/thành phố, gồm có: Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tây Ninh, Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp; Tổng vốn dự kiến của dự án: 25 triệu USD (trong đó ODA: 23 triệu USD, Vốn đối ứng là 2 triệu USD) Phân bổ nguồn vốn thực hiện như sau: - Hợp phần Nông nghiệp (Ban Điều phối Dự án Nông nghiệp): ODA: 5 triệu USD, vốn đối ứng là 0,3 triệu USD - Hợp phần Y tế (Ban quản lý Dự án Y tế): ODA 18 triệu USD, đối ứng: 1,7 triệu USD. Trong giai đoạn bổ sung vốn đầu tư 2011-2014, Bộ Y tế sẽ thay Bộ Nông nghiệp & PTNT làm đơn vị chủ quản đầu tư toàn dự án. |
Ngày 25/02/2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Y tế nhận được thông báo của Ngân hàng Thế giới về việc tăng kinh phí tài trợ bổ sung và kéo dài thời gian thực hiện dự án VAHIP đến tháng 6/2014. Theo khẳng định của Ngân hàng Thế giới, tổng vốn tài trợ bổ sung cho dự án VAHIP giai đoạn 2011-2014 sẽ là 23 triệu USD, trong đó gồm 13 triệu USD vốn viện trợ không hoàn lại từ Quỹ Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người AHIF và 10 triệu vốn vay ưu đãi của Hiệp hội phát triển quốc tế IDA (tăng 3 triệu USD so với đề xuất ban đầu). Khoản kinh phí tài trợ tăng thêm này sẽ được phân bổ cho Hợp phần Nông nghiệp để mở rộng các hoạt động ra 11 tỉnh dự án (với 2 triệu USD chỉ đủ để thực hiện ở 5 tỉnh dự án đến năm 2013).
2. Bối cảnh và sự cần thiết mở rộng dự án
i) Tình hình cúm gia cầm
Trên thế giới, năm 2010, dịch cúm gia cầm trên gia cầm phát ra tại các quốc gia và vùng lãnh thổ bao gồm: Bangladesh, Bhutan, Bun-ga-ri, Cămpuchia, Trung Quốc, Đặc khu hành chính Hồng Kông, Ấn Độ, Israel, Lào, Mông cổ, Myanmar, Nepal, Ru-ma-ni, Nga, Tây Ban Nha, Hàn Quốc và Việt Nam. Tính đến tháng 11/2010, số ca mắc dương tính là 507 và số tử vong là 302 (tỷ lệ chết/mắc khoảng 60%), số người bị tử vong đặc biệt lớn ở Châu Á.
Ở Việt Nam, từ đầu năm 2010 đến nay, dịch cúm gia cầm đã xảy ra ở 64 xã, phường của 38 huyện, quận thuộc 23 tỉnh, thành phố là Bắc Cạn, Bắc Ninh, Bến Tre, Cà Mau, Đắc Lắc, Điện Biên, Đồng Tháp, Gia Lai, Hà Giang, Hà Tĩnh, Khánh Hòa, Kon Tum, Lạng Sơn, Nam Định, Nghệ An, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Ninh, Quảng Trị, Sóc Trăng, Thái Bình, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Tổng số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy là 147.399 con, trong đó gà là 43.068 con (chiếm 29.2%), vịt là 102.363 con (chiếm 69.5% và ngan là 1.968 con (chiếm 1.3%). Các ổ dịch phân bố ở cả 3 miền Bắc, Trung, Nam; xảy ra chủ yếu trên các đàn gia cầm không tiêm phòng vắc xin (chiếm 44,59%), đàn mới tiêm phòng 1 mũi (16,21%); đặc biệt là thủy cầm (55,3%) và thường xuất hiện chủ yếu trên vịt (70%), sau đó lây cho gà (21,62%). Đáng chú ý là dịch xảy ra và tái phát tại khu vực lòng chảo Điện Biên, nơi có mật độ gia cầm không cao; Các chùm dịch xuất hiện chủ yếu tại Cà Mau (27 đàn) và Hà Tĩnh (15 đàn). Các địa phương còn lại, dịch chỉ xuất hiện rải rác trên một vài đàn quy mô dưới 100 con chiếm 13,51%, quy mô dưới 2000 con chiếm 78,37%.
Về vi rút gây bệnh: Chủng vi rút chính lưu hành tại Việt Nam là H5N1, trong đó nhánh 1 lưu hành ở các tỉnh phía Nam, nhánh 2.3.4 ở các tỉnh phía Bắc và đã phát hiện nhánh 7 trên gia cầm nhập lậu vào Việt Nam. Ngoài ra, công tác giám sát chủ động của ngành thú y còn phát hiện thêm một số chủng vi rút cúm thông thường khác. Về cơ bản, vi rút cúm gia cầm luôn biến đổi. Tuy nhiên, tại Việt Nam, vi rút có một số biến đổi nhỏ và vắc xin hiện tại vẫn có tác dụng bảo hộ, điều này đã được kiểm chứng trong phòng thí nghiệm và ngoài thực địa.
ii) Nguy cơ bùng phát dịch bệnh ở Việt Nam
Hiện nay tình hình cúm ở người đang diễn biến phức tạp, các bệnh mới phát sinh như cúm A(H5N1) và cúm A(H1N1) đã bùng phát và lây lan nhanh trong cộng đồng trong những năm gần đây và vẫn còn nguy cơ tái xuất hiện. Sự lưu hành của vi rút cúm A(H5N1), A(H1N1) và các vi rút cúm A khác dẫn đến nguy cơ biến chủng gây đại dịch ở người. Đồng thời, các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên hơn gây nhiệt độ tăng, mưa lũ liên tục ở nhiều địa phương... đã tạo điều kiện cho các mầm bệnh truyền nhiễm phát triển. Nhiều bệnh truyền nhiễm nguy hiểm gây dịch khác có nguy cơ bùng phát trở lại (như tả, sốt xuất huyết...). Tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng, đặc biệt ô nhiễm do quản lý và sử dụng hóa chất, các chất thải trong sinh hoạt, sản xuất và bệnh viện chưa được xử lý tốt. Những yếu tố bất lợi này càng gây ra nhiều khó khăn cho ngành y tế trong việc kiểm soát dịch bệnh để bảo vệ sức khỏe nhân dân.
Về cúm ở gia cầm: theo kết quả giám sát cúm gia cầm của dự án VAHIP, vi rút cúm vẫn tiếp tục lưu hành với tỷ lệ cao ở các đàn gia cầm trong năm 2010. Cụ thể: vi rút cúm A vẫn lưu hành ở hầu hết các tỉnh dự án, cao nhất ở Tiền Giang 46,6%, Bình Định 41% và Lạng Sơn 41,8%. So với năm 2009 thì tỷ lệ dương tính với cúm A cao hơn và phân bố đều ở cả 03 vùng Bắc - Trung - Nam; Vi rút cúm A chủng H5N1 có tỷ lệ lưu hành cao ở các tỉnh miền Tây Nam Bộ năm 2009 (9,4% tại Đồng Tháp và 6,8% tại Long An), tuy nhiên, năm 2010 Thái Bình là địa phương có tỷ lệ dương tính với H5N1 cao nhất so với các tỉnh được điều tra (6,8%). Hai tỉnh miền Trung (Thừa Thiên - Huế và Bình Định) có tỷ lệ nhiễm tương ứng là 0,3% và 1,2%. Tương tự như vậy, kết quả xét nghiệm vi-rút cúm ở gia cầm nhập lậu tỉnh Lạng Sơn năm 2010 cho thấy, tỷ lệ mẫu dương tính với type A chiếm tỷ lệ 22%, với H5 20% và H5N1 8%.
Kết quả trên cho thấy nguy cơ dịch tiếp tục xuất hiện tại các địa phương là rất cao, đặc biệt các địa phương có nhiều đàn thủy cầm, hơn nữa việc chăn nuôi gia cầm tăng cao phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của xã hội và diễn biến thời tiết bất thường làm tăng nguy cơ xảy ra dịch cúm gia cầm.
iii) Cam kết của Chính phủ Việt Nam cộng đồng quốc tế trong công tác phòng chống và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm
Để sẵn sàng ứng phó với các ổ dịch cúm gia cầm, ở Trung ương vẫn duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch cúm gia cầm được thành lập theo Quyết định số 13/2004/QĐ-TTg ngày 28/01/2004 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban chỉ đạo quốc gia PCDCGC. Ban chỉ đạo Quốc gia duy trì họp giao ban định kỳ 2 tuần 1 lần để thống nhất các biện pháp áp dụng trong toàn quốc, đồng thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc phát sinh trong thực tế phòng chống dịch. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên cơ sở nòng cốt là ngành thú y tổ chức triển khai công tác phòng chống dịch cúm trên gia cầm trên cả nước.
- Các địa phương đã kiện toàn và duy trì hoạt động của Ban chỉ đạo phòng chống dịch bệnh gia súc, gia cầm các cấp; ban hành nhiều văn bản hướng dẫn các đơn vị có liên quan triển khai các hoạt động phòng chống dịch.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y và các địa phương cũng đã thành lập nhiều đoàn công tác đi chỉ đạo công tác phòng chống dịch tại tuyến cơ sở.
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục Thú y ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
Cam kết của cộng đồng quốc tế
Tháng 4/2010, Hội nghị quốc tế cấp Bộ trưởng về đại dịch cúm gia cầm và cúm ở người (IMCAPI) đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham dự của 71 quốc gia và vùng lãnh thổ cũng như đại diện của nhiều tổ chức kỹ thuật và tài chính quốc tế. Hội nghị đã nhận thức được mối đe dọa của căn bệnh nguy hiểm này đối với sức khỏe con người và gia cầm. Các quốc gia và tổ chức tham dự hội nghị đã đồng tâm kêu gọi tăng cường các nỗ lực để phát hiện sớm, sẵn sàng ứng phó và báo cáo kịp thời những sự kiện sẽ xảy ra trong tương lai bằng việc hiểu rõ bản chất của các mối đe dọa, bằng các nỗ lực cụ thể nhằm nâng cao năng lực hệ thống y tế.
Tiếp theo Hội nghị IMCAPI, Hội thảo quốc gia về xây dựng chương trình quốc gia sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm gia cầm và “Một sức khỏe” giai đoạn 2011-2015 đã được tổ chức vào tháng 9/2010 tại Hà Nội với sự tham gia của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế, các Bộ ngành liên quan và các tổ chức quốc tế tham gia hoạt động phòng chống cúm gia cầm ở Việt Nam. Kết luận của Hội thảo một lần nữa nhấn mạnh sự cam kết tăng cường các nỗ lực của các cơ quan Chính phủ cũng như các tổ chức quốc tế trong việc phòng chống và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm và cúm ở người.
iv) Thực trạng công tác phòng chống Dịch cúm gia cầm
Công tác phòng chống dịch cúm gia cầm đến nay đã có những kết quả đáng khích lệ tuy nhiên vẫn xảy ra lẻ tẻ, nguyên nhân chủ quan là do chính quyền và người dân tại một số địa phương chủ quan, lơ là trong công tác phòng, chống dịch, không triển khai thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống theo quy định, không có sự gắn kết chặt chẽ giữa chính quyền và các ngành chức năng với ngành thú y trong công tác phòng chống dịch; kết quả tiêm phòng vắc xin tại một số địa phương không đạt theo quy định, vẫn còn nhiều đàn gia cầm bị bỏ sót không được tiêm phòng, hiện tượng đàn vịt chỉ tiêm phòng được 1 mũi là rất phổ biến, không đảm bảo miễn dịch. Việc vận chuyển gia cầm trái phép trong nước và qua biên giới chưa được kiểm soát triệt để; công tác quy hoạch quản lý chăn nuôi, buôn bán giết mổ gia cầm, xây dựng vùng/cơ sở an toàn dịch bệnh nhìn chung chuyển biến chưa tích cực.
Về khách quan: Tập quán chăn nuôi phân tán, nhỏ lẻ, không an toàn của người dân (nuôi gà thả vườn, vịt chạy đồng, vịt thời vụ,..) gây khó khăn cho việc tổ chức phòng, chống dịch; nguồn bệnh cúm gia cầm là nguồn dịch thiên nhiên nên không thể kiểm soát vì vi rút H5N1 tồn lưu trong môi trường, trong đàn thuỷ cầm, đàn chim hoang, chim di trú và cũng dễ xâm nhập từ các nước khác do các hoạt động vận chuyển lậu gia cầm, sản phẩm gia cầm qua biên giới, thời tiết lạnh và diễn biến phức tạp làm giảm sức đề kháng của gia cầm, tạo thuận lợi cho vi rút tồn tại, phát triển và lây lan; hoạt động chăn nuôi gia cầm tăng cao phục vụ nhu cầu tiêu dùng cuối năm.
v) Một số kết quả hoạt động thành công của dự án và sự cần thiết bổ sung thêm vốn để duy trì các kết quả của dự án VAHIP giai đoạn 2007-2010
Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và Dự phòng đại dịch ở Việt Nam” là một dự án được đồng tài trợ bởi Chính phủ Việt Nam, Quỹ Phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (AHI), Quỹ Phát triển nguồn nhân lực và Chính sách của Nhật Bản (PHRD) và Hiệp hội Phát triển quốc tế. Dự án được thực hiện bởi Bộ Nông nghiệp và PTNT (MARD) và Bộ Y tế (MOH) trong thời gian 4 năm từ 2007 đến 2011 tại 11 tỉnh gồm Lạng Sơn, Hà Tây, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Tây Ninh, Long An, Đồng Tháp và Tiền Giang.
Mục tiêu phát triển của dự án nhằm tăng cường hiệu quả của các dịch vụ công nhằm giảm rủi ro về sức khỏe đối với con người và gia cầm do cúm gia cầm gây ra tại 11 tỉnh có nguy cơ cao và qua đó góp phần ngăn chặn cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) ở cấp quốc gia nhờ vào các biện pháp kiểm soát dịch bệnh tại gốc trong các đàn gia cầm, phát hiện và phản ứng sớm với các ca lây nhiễm trên người và gia cầm, và chuẩn bị các biện pháp ứng phó về y tế trong trường hợp xảy ra dịch cúm ở người. Mục tiêu này phù hợp và hỗ trợ cho kế hoạch trung và dài hạn của Việt Nam về kiểm soát cúm gia cầm và cúm ở người như đã được chỉ ra trong Chương trình phối hợp hành động quốc gia phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người cho giai đoạn từ 2006-2010 (Sách Xanh - OPI), và hoàn toàn phù hợp với biện pháp tiếp cận nêu trong Chương trình toàn cầu về phòng chống cúm gia cầm và chuẩn bị ứng phó với đại dịch cúm ở người (GPAI).
Dự án gồm ba hợp phần: Hợp phần A - Khống chế và Thanh toán dịch Cúm gia cầm trong ngành Nông nghiệp, Hợp phần B - Phòng ngừa Cúm gia cầm và ứng phó với đại dịch cúm trong ngành Y tế và Hợp phần C - Gắn kết và phối hợp thực hiện OPI, Giám sát và đánh giá các kết quả hoạt động và Quản lý dự án. Thông qua việc thực hiện các hợp phần này, Dự án với việc củng cố các thành quả đã đạt được từ dự án Khắc phục khẩn cấp dịch cúm gia cầm (AIERP) và các dự án liên quan tới lĩnh vực y tế khác sẽ (a) tăng cường hơn nữa các dịch vụ thú y và y tế, (b) nâng cao chất lượng và phạm vi kiểm soát và giám sát dịch bệnh cũng như nâng cao nhận thức công cộng, và (c) hỗ trợ lồng ghép các hoạt động thú y và y tế và phối hợp thực hiện OPI.
Sau bốn năm thực hiện, Dự án đã đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ; đã đóng góp tích cực trong việc tăng cường năng lực khống chế dịch bệnh, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm ở gia cầm và ở người.
Tiểu hợp phần A1: Tăng cường các dịch vụ thú y.
A1a. Đánh giá phòng thí nghiệm và quản lý chất lượng
Hoạt động: Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng về xét nghiệm cúm gia cầm:
Dự án đã đầu tư đáng kể vào mảng dịch vụ thú y, đặc biệt là phòng thí nghiệm thú y. Từ tháng 9/2009 đến 11/2010 dự án VAHIP đã hỗ trợ 9 phòng thí nghiệm thú y xây dựng hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm theo các phương pháp tiêu chuẩn được quốc tế công nhận, nhằm tiến tới đăng ký chất lượng ISO 17025. Theo đánh giá của chuyên gia quốc tế về quản lý chất lượng, tất cả các phòng thí nghiệm bao gồm Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cơ quan Thú y vùng I, II, III, IV, VI, VII, Viện Thú y quốc gia và Phân viện Thú y miền Trung đã thực hiện tốt các nội dung của một hệ thống bảo đảm chất lượng (QA). Tuy nhiên, đến thời điểm kết thúc dự án, việc cấp giấy chứng nhận chất lượng chính thức vẫn chưa được thực hiện, do vậy, cần tiếp tục hỗ trợ để đảm bảo các phòng thí nghiệm có đủ năng lực đưa ra các kết quả xét nghiệm đáng tin cậy, đồng thời đảm bảo các phòng thí nghiệm sẽ được các cơ quan có thẩm quyền chứng nhận chất lượng.
Hoạt động cung cấp thiết bị phòng thí nghiệm:
Dự án đã cung cấp 3 gói thiết bị với tổng giá trị 1,519 triệu USD cho 8 phòng thí nghiệm thuộc trung ương và vùng. Ngoài ra, 7 phòng thí nghiệm của tỉnh cũng được tăng cường năng lực về công tác xét nghiệm và an toàn sinh học thông qua các khóa đào tạo về chuyên môn tại các phòng thí nghiệm cơ quan thú y vùng và cung cấp các thiết bị an toàn sinh học.
Để công tác chẩn đoán, xét nghiệm đảm bảo chính xác, các thiết bị cần được bảo dưỡng, hiệu chuẩn hàng năm, do đó hoạt động này cần tiếp tục nhận được sự hỗ trợ của dự án.
Hỗ trợ Hợp đồng nhân viên phòng thí nghiệm:
Dự án đã hỗ trợ cung cấp 21 nhân viên hợp đồng làm việc tại 8 phòng thí nghiệm của trung ương và vùng, và phòng Dịch tễ của Cục Thú y. Các nhân viên hợp đồng này đã được đào tạo, lựa chọn và 6 người đã được bổ sung vào biên chế của phòng thí nghiệm (RAHO 6). Hiện tại các phòng thí nghiệm vẫn gặp khó khăn về nhân sự và cần thiết hỗ trợ thêm để đảm bảo xét nghiệm kịp thời và trả lời nhanh kết quả cho các tỉnh.
A1b: Phân lập vi rút trong điều kiện an toàn sinh học
Phòng thí nghiệm BSL3 do OIE cung cấp đã đi vào hoạt động tại Cơ quan Thú y vùng VI từ đầu năm 2010. Dự án VAHIP đã cung cấp hệ thống lọc khí sạch với các bộ lọc HEPA, hỗ trợ các phương tiện quản lý chất thải lỏng và chất rắn, đồng thời Dự án đã cử 9 cán bộ phụ trách an toàn sinh học của các phòng thí nghiệm trung ương và vùng và 01 cán bộ của Cục Thú y đi đào tạo về an toàn sinh học và an ninh sinh học tại Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, Hoa Kỳ. Ngoài ra, 29 nhân viên thuộc phòng thí nghiệm của các Chi cục Thú y tỉnh đã tham gia khóa đào tạo chẩn đoán xét nghiệm cúm gia cầm do Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương và các Cơ quan Thú y vùng tổ chức. Để đảm bảo an toàn cho các nhân viên làm việc tại các phòng xét nghiệm cúm gia cầm và đảm bảo an toàn môi trường, ngoài việc cung cấp thêm các thiết bị phòng thí nghiệm (do nhà nước hoặc các dự án khác hỗ trợ), các phòng thí nghiệm cần được mở rộng đào tạo cho các nhân viên về các nội dung an toàn sinh học và an ninh sinh học trong trong chẩn đoán, xét nghiệm cúm gia cầm.
A1c: Cảnh báo sớm và báo cáo dịch bệnh dựa vào cộng đồng.
Dự án đã hỗ trợ tăng cường cảnh báo sớm tại cộng đồng và báo cáo ca bệnh sớm tại 144 huyện của 11 tỉnh dự án thông qua các khóa đào tạo cho cán bộ thú y cơ sở cấp xã cũng như hỗ trợ họp giao ban hàng tháng giữa trạm thú y huyện và thú y cơ sở. Đây là một trong những hoạt động quan trọng nhằm tăng cường cảnh báo sớm từ cộng đồng cần được tiếp tục duy trì và phối hợp chặt chẽ với Y tế xã phường trong việc trao đổi thông tin dịch bệnh lây sang người theo phương pháp tiếp cận ‘một sức khỏe’.
Tiểu hợp phần A2: Tăng cường khống chế dịch bệnh.
A2a: Kiểm soát cúm gia cầm tại chợ
Công trình chợ gia cầm Hà Vỹ với tổng giá trị đầu tư khoảng 14,5 tỷ đồng. Đến 30/11/2010, hầu hết các hạng mục công trình xây dựng chợ Hà Vỹ đã được hoàn thành. 162 gian ki ốt đã được lắp đặt các phương tiện theo thiết kế. Các gói thiết bị đã được mua sắm và đang chờ bàn giao để sử dụng.
Tuy nhiên, do mới được hoàn thành, các hoạt động quản lý và sử dụng các phương tiện và thiết bị theo hướng an toàn sinh học chưa được thuần thục; và chưa đủ thời gian để đánh giá hiệu quả đầu tư của dự án. Sự tiếp tục hỗ trợ của Dự án sẽ giúp chợ vận hành thuận lợi mà không tăng chi phí thuê quầy hàng của các hộ kinh doanh nhằm thu hút các hộ kinh doanh vào buôn bán trong chợ và khuyến khích họ áp dụng các quy định về an toàn sinh học của dự án.
Công trình nâng cấp các chợ bán gia cầm tại các tỉnh khác: dự án đã hỗ trợ nâng cấp 25 chợ có bán gia cầm tại 09 tỉnh bao gồm Hà Nội, Thái Bình, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Bình Định, Long An, Tiền Giang và Đồng Tháp. Đến tháng 12/2010 đã có 20/25 chợ hoàn thành nâng cấp. Các chợ Giếng Vuông tại Lạng Sơn, chợ Thành phố Hà Tĩnh, 02 chợ Cai Lậy và chợ Thị xã Gò Công tại tỉnh Tiền Giang và chợ Hồng Ngự tại tỉnh Đồng Tháp hiện đang gấp rút hoàn thành vào quý I/2011.
A2b: Ngăn chặn lây nhiễm từ các trại chăn nuôi gia cầm tới các cơ sở giết mổ
Công trình nâng cấp các cơ sở giết mổ gia cầm: trong số hàng trăm các chợ, lò mổ gia cầm chưa đảm bảo an toàn sinh học trong buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm, dự án đã lựa chọn và hỗ trợ nâng cấp 26 cơ sở giết mổ gia cầm thuộc 5 tỉnh là Hà Nội, TT-Huế, Bình Định, Long An và Tiền Giang. Đến cuối năm 2010 đã có 8/26 cơ sở hoàn thành nâng cấp, 18 cơ sở còn lại theo kế hoạch (Tiền Giang, Hà Nội) sẽ hoàn thành vào quý I/2011.
A2c: Chứng nhận các trang trại gia cầm sạch bệnh cúm gia cầm
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia tư vấn quốc tế và trong nước, Dự án đã xây dựng được bộ tiêu chuẩn an toàn sinh học, làm cơ sở cho việc đánh giá an toàn dịch bệnh ở các cơ sở chăn nuôi gia cầm thuộc 7 tỉnh dự án. Hiện có 58 trại chăn nuôi gia cầm đăng ký thí điểm áp dụng bộ tiêu chuẩn trên. Dự án đã tổ chức 02 lớp tập huấn TOT cho 58 cán bộ chăn nuôi thú y của 07 tỉnh để triển khai tập huấn cho các trại thực hiện hoạt động này. Có 4/7 tỉnh (Thái Bình, Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An) đã tổ chức tập huấn cho các trại gia cầm trong tháng 12/2010.
A2d: Tiêm phòng
· Tư vấn trong nước đã phối hợp với hai tỉnh Long An và Đồng Tháp; Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Trung tâm Nghiên cứu vịt Đại Xuyên và Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương đã thử nghiệm tiêm phòng sớm cho vịt thả đồng tại thực địa và tiêm phòng vắc xin H5N1 cho ngan. Kết quả xét nghiệm trong phòng thí nghiệm trên vịt và ngan cho thấy tiêm phòng hai mũi vào lúc một và ba tuần tuổi có thể bảo vệ cho vịt con; Và ngan có đáp ứng miễn dịch khi sử dụng vắc xin H5N1. Báo cáo đã được gửi Cục Thú y để xem xét, nghiên cứu thêm trước khi áp dụng vào thực tế.
· Dự án đã cung cấp các thiết bị phòng lạnh và kho lạnh cho các tỉnh Lạng Sơn, Bình Định, Đồng Tháp, Tây Ninh, Huế và Thanh Hóa.
· Một bộ phim khoa giáo về cách ứng phó ổ dịch, bao gồm tiêm phòng và diễn tập đã được xây dựng và cấp phát cho các tỉnh sử dụng trong các lớp tập huấn về khống chế ổ dịch.
A2e: Tăng cường khống chế, phòng ngừa dịch bệnh tại vùng biên giới.
Khu tạm giữ và tiêu huỷ gia cầm nhập lậu Lạng Sơn được xây dựng tại bản Kéo Vạt, thôn Phai Luông, xã Hợp Thành, huyện Cao Lộc. Đến nay, các hạng mục công trình đã hoàn thành, các hạng mục còn lại như bờ tường, kè chống sói lở và đường đi sẽ hoàn thành trong quý I/2011; Các thiết bị máy móc trang bị cho khu tạm giữ và tiêu hủy như lò thiêu xác đã được mua sắm và bàn giao và sẽ đưa vào vận hành thử khi công trình được hoàn thiện. Tuy nhiên, việc xây dựng quy trình vận hành và quản lý khu tiêu hủy; tập huấn phương pháp giết hủy nhân đạo cần tiếp tục được thực hiện nhằm đảm bảo vận hành thuần thục các thiết bị và tăng cường công tác quản lý gia cầm nhập lậu.
Tiểu hợp phần A3. Giám sát dịch cúm gia cầm
Dự án đã thực hiện thành công việc (a) Giới thiệu cách tiếp cận hoạt động giám sát dựa vào chợ và dựa vào các yếu tố rủi ro; và (b) tăng cường chất lượng hoạt động giám sát, bao gồm lấy mẫu, xét nghiệm tại phòng thí nghiệm, phân tích số liệu và báo cáo.
Chương trình giám sát lưu hành virus qua các năm 2008-2010 tại các tỉnh dự án VAHIP cho thấy năm 2008, giám sát lưu hành vi rút tại lò mổ có 5/10 tỉnh có kết quả dương tính với H5N1 với tỷ lệ cao nhất là 10,8% tại Đồng Tháp, 7,4% ở Long An, 3,85 tại Tiền Giang. Năm 2009, tỉnh Tiền Giang có tỷ lệ mẫu dương tính với H5 cao (6,0), trong khi đó tỉnh Long An lại không phát hiện các mẫu dương tính với H5 tại lò mổ. Năm 2010 các mẫu xét nghiệm thu từ lò mổ gia cầm tại Hà Nội và Long An không phát hiện dương tính trong khi tại Huế và Tiền Giang đều có kết quả dương tính với H5. Kết quả này phù hợp với tình hình dịch tễ là vi rút cúm gia cầm lưu hành và gây bệnh ở các đàn gia cầm nhỏ không tiêm phòng (lò mổ tại TT- Huế) còn các gia cầm từ các trại lớn (đến lò mổ tại Long An và Hà Nội) do áp dụng các biện pháp phòng bệnh nghiêm ngặt và tỷ lệ tiêm phòng vắc xin cúm gia cầm cao nên không phát hiện vi rút cúm.
Kết quả xét nghiệm các mẫu thu thập tại chợ Hà Vỹ năm 2009 có 4% dương tính với H5 nhưng âm tính với N1. Năm 2010 chợ Hà Vỹ xét nghiệm lượng lớn mẫu (60 mẫu gộp=300 mẫu đơn) nhưng không phát hiện trường hợp dương tính với H5. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay, các ổ dịch xảy ra lẻ tẻ, phần lớn ở các tỉnh phía Nam.
Chương trình giám sát cúm A/H5N1 ở gia cầm nhập lậu tỉnh Lạng Sơn được xây dựng dựa trên số lượng gia cầm bắt giữ trong năm 2008 ở các chốt kiểm dịch nhằm xác định mức độ lây nhiễm vi rút qua đường biên giới Việt - Trung. Trong 43 mẫu xét nghiệm năm 2010 có 11 mẫu dương tính với cúm A chiếm tỷ lệ 26% và tỷ lệ dương tính với A/H5N1 trong 2 năm là 10%. Con số này cho thấy tỷ lệ virus xâm nhập vào Việt Nam qua đường nhập lậu là khá cao. Đặc biệt, đã thấy xuất hiện chủng virus mới tại Việt Nam (clade 7) từ các mẫu thu thập được từ con đường nhập lậu từ Trung Quốc. Đây là những cảnh báo vô cùng quan trọng, dự án VAHIP cần tiếp tục giám sát chặt chẽ và lấy mẫu kiểm tra thường xuyên đối với các lô hàng nhập lậu bắt được từ biên giới Trung Quốc đi qua Lạng Sơn.
Kết quả chương trình giám sát chủ động cúm gia cầm đã được đoàn đánh giá dự án lần thứ 7 ghi nhận và được Cục Thú y cũng như các tỉnh dự án đánh giá cao. Tuy nhiên, virus cúm gia cầm độc lực cao (HPAI) vẫn tiếp tục lưu hành trong môi trường tự nhiên và các đàn gia cầm. Do vậy, các hoạt động giám sát dịch bệnh dựa vào các yếu tố rủi ro và điều tra dịch tễ học vẫn cần tiếp tục duy trì ở cấp địa phương.
Mặc dù, việc giám sát cúm gia cầm đã giúp cho việc đánh giá hiệu quả tiêm phòng có cơ sở khoa học, từ đó các cơ quan thú y kịp thời có các biện pháp chỉ đạo và ứng phó nhanh không để lây lan thành dịch. Tuy nhiên, kết quả của hoạt động này mới chỉ trả lời được một vài trong số nhiều câu hỏi nổi cộm về cúm gia cầm độc lực cao H5N1, do vậy, việc tiếp tục hỗ trợ hoạt động giám sát chủ động cúm gia cầm là hoàn toàn cần thiết nhằm đánh giá hiệu quả của các hoạt động đầu tư của dự án, đồng thời cung cấp thông tin hữu ích về tỷ lệ nhiễm cúm gia cầm cũng như kết quả của các chương trình tiêm phòng đang được nhà nước thực hiện.
Tiểu hợp phần A4. Chuẩn bị tái cơ cấu ngành chăn nuôi gia cầm
· 03 cán bộ của Cục Chăn nuôi (DLP) được hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo sau đại học ở nước ngoài và đã hoàn thành khóa học về Kinh tế Phát triển nông nghiệp và Quản lý dự án ở Anh và Úc.
· Cung cấp các trang thiết bị thiết yếu và tài liệu tập huấn cho Cục Chăn nuôi và Phòng Chăn nuôi-Sở NN & PTNT tại 11 tỉnh.
· Hội LHPN Việt Nam (VWU) tích cực hỗ trợ các hộ nông dân chăn nuôi gia cầm nhỏ nâng cấp chuồng trại bảo đảm an toàn sinh học và giảm thiểu nguy cơ lây bệnh. Hội LHPN cùng với Hội công nghiệp gia cầm Việt Nam (VIPA) đã xây dựng tài liệu tập huấn và triển khai các lớp tập huấn TOT, tập huấn cho 44 cán bộ về chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học. Hội LHPN tuyến tỉnh phối hợp với các PPMU triển khai 88 lớp tập huấn cho 1.760 nông dân về chăn nuôi gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
· Việc nâng cấp điều kiện an toàn sinh học cho các trại chăn nuôi gia cầm nhỏ đang được thực hiện tại 11 tỉnh dự án. 88 trại chăn nuôi đã được chọn để thí điểm nâng cấp mô hình an toàn sinh học, trong đó 40 trại gia cầm hiện nay đã được nâng cấp.
· Hỗ trợ 02 tỉnh Huế và Tây Ninh xây dựng kế hoạch chiến lược phát triển ngành chăn nuôi cùng với sự hỗ trợ của các Tư vấn của dự án.
· Các hộ nông dân chăn nuôi gia cầm nhỏ tại các tỉnh dự án được đào tạo về chăn nuôi gia cầm theo hướng an toàn sinh học. Các trại gia cầm thí điểm đã được áp dụng để chứng minh khả năng giảm thiểu nguy cơ lây bệnh.
Tiểu hợp phần A5. Kế hoạch khống chế dịch khẩn cấp.
Hoạt động A5a: Tăng cường công tác báo cáo sớm ổ dịch
Hoạt động truyền thông
Chương trình truyền thông trong trường tiểu học đã được triển khai tại 111 trường tiểu học thuộc 11 tỉnh dự án với sự tham gia của hơn 94.974 lượt học sinh, phụ huynh và giáo viên. Kết quả đánh giá sự tiến bộ sau tập huấn tăng so với trước từ 24% - 34% (hiểu biết bệnh cúm gia cầm trước tập huấn khoảng 46% - 76%). Đây là một trong những hoạt động thu hút sự tham gia của đông đảo các trường tiểu học, các học sinh, phụ huynh và giáo viên. Hoạt động này thực sự mang lại hiệu quả cao trong công tác tuyên truyền, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng về bệnh cúm gia cầm.
Hoạt động Đường dây nóng
Hoạt động đường dây nóng được đánh giá là một kênh thông tin có hiệu quả. Do có sự tham gia của người dân, các thông tin được báo cáo trực tiếp cho các cơ quan thú y cấp huyện và tỉnh; đã hạn chế hiện tượng giấu dịch của một số cấp chính quyền.
Năm 2010, số ca bệnh được báo cáo qua đường dây nóng tăng lên rõ rệt so với năm 2009 (theo tỷ lệ tương ứng 75% và 36%). Phần lớn các ca nghi ngờ được lấy mẫu và điều tra kịp thời. Số lượng mẫu thu thập từ các ca nghi ngờ cũng tăng lên rõ rệt (74% so với 63%); Trong số các ca. được lấy mẫu có một số ca dương tính với virut H5N1.
Hệ thống báo cáo ca nghi nhiễm cúm gia cầm đã và đang được tăng cường; Sự hợp tác này đã nâng cao năng lực tại cấp xã, huyện và tỉnh trong ứng phó các dịch bệnh khác như dịch bệnh tai xanh, lở mồm long móng...
Hoạt động A5b: Diễn tập chống dịch
Dự án đã phối hợp với các cấp chính quyền và các ban ngành liên quan tổ chức 36 cuộc diễn tập chống dịch và tiêm phòng bao vây tại 11 tỉnh dự án, trong đó có 7 cuộc có sự phối hợp giữa 2 ngành Thú y và Y tế và 3 cuộc có sự tham gia của cơ quan y tế cơ sở. Nhìn chung, hoạt động diễn tập chống dịch đã được cải tiến đáng kể; nhiều kịch bản phức tạp về ổ dịch cũng như xử lý các ca nhiễm cúm ở người đã được trình diễn có sự phối hợp chặt chẽ với ngành y tế. Thông qua các hoạt động diễn tập, Dự án đã góp phần thay đổi tư duy, nhận thức về tính chất nguy hại của dịch cúm gia cầm đối với cộng đồng nói chung và lãnh đạo các cấp chính quyền. Hoạt động này đã tranh thủ được sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư kinh phí của UBND các cấp và sự phối hợp của các ban ngành liên quan.
Qua 3 năm thực hiện hoạt động diễn tập chống dịch và tiêm phòng bao vây đã cho thấy nhận thức, kinh nghiệm của cán bộ thú y cơ sở được nâng lên rõ rệt. Tổng số xã đã tổ chức thành công các cuộc diễn tập chống dịch là 34 xã; Có 828 đội phản ứng nhanh được hình thành trong suốt quá trình thực hiện dự án. Tổng số người được tập huấn và thực hành diễn tập ứng phó nhanh với ổ dịch cúm gia cầm là 4.060 cán bộ, trong đó Hà Nội có số lượng lớn nhất (1.520 người). Nhìn chung, những người tham gia đều đã có cơ hội để tiếp thu kiến thức và thực hành trong công tác chống dịch tại thực địa.
Mặc dù dự án đã thành công đáng kể nhưng sự phối hợp này cần được tiếp tục duy trì trong giai đoạn tới để củng cố kinh nghiệm và rút ra các bài học cũng như tăng cường hiệu quả của dự án. Ngoài ra, diễn tập chống dịch có sự tham gia của nhiều bên chuyên môn khác nhau cho thấy tầm quan trọng của việc hợp tác chặt chẽ giữa y tế và nông nghiệp trong ứng phó đại dịch.
Hoạt động A5c: Dự phòng chống dịch khẩn cấp.
Dự án VAHIP đã cung cấp kịp thời các hóa chất và vật tư chống dịch cho 23 lượt tỉnh xảy ra dịch cúm gia cầm trong và ngoài các tỉnh dự án.
Mặc dù Dự án VAHIP đã đạt được một số thành công nhất định trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm nhưng bệnh cúm gia cầm độc lực cao H5N1 vẫn đang là nguy cơ tiềm ẩn và chưa thể thanh toán triệt để trên toàn lãnh thổ Việt Nam nói chung và ở các tỉnh dự án nói riêng. Do vậy, việc duy trì và củng cố các thành quả của Dự án vẫn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và khẩn cấp, nhằm giảm thiểu rủi ro cúm H5N1 cũng như các bệnh dịch khác trong tương lai. Những thành công và các bài học kinh nghiệm thu được từ hoạt động của dự án VAHIP 2007 - 2011 là rất hứa hẹn và cần được củng cố và nhân rộng trong các năm tiếp theo, đặc biệt là có sự vận dụng cách tiếp cận “Một sức khỏe” nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng của hệ thống giám sát dịch, nâng cao năng lực phòng thí nghiệm của các phòng thí nghiệm trực thuộc Cục Thú y cũng như tăng cường năng lực phòng chống dịch cho 11 tỉnh của Dự án. Mặt khác, cần tăng cường sự phối hợp liên ngành trong việc huy động nguồn lực ứng phó với đại dịch và thay đổi hành vi của cả cộng đồng trong phạm vi toàn quốc.
3. Khái quát những vấn đề cần giải quyết trong phạm vỉ mở rộng dự án:
Nhìn chung, sẽ không có thay đổi về nội dung các hợp phần dự án, các mục tiêu phát triển của dự án cũng như thiết kế, tỉnh dự án và bố trí thực hiện. Tuy nhiên, khi xây dựng các hoạt động để xin bổ sung vốn, nguyên lý “Một Sức khỏe” sẽ được áp dụng một cách tổng hợp và gắn kết trong công tác phòng chống dịch đang được các địa phương thực hiện.
Tiểu hợp phần A1: Tăng cường dịch vụ thú y
Hoạt động A1a: Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm: Tiếp tục duy trì các hoạt động quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm ở các phòng thí nghiệm vùng và quốc gia bao gồm Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương, Cơ quan Thú y vùng I, II, III, IV, VI, VII, Viện Thú y quốc gia và Phân viện Thú y Miền Trung phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 và tiến tới đăng ký công nhận chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm cho các phòng thí nghiệm này. Trong thời gian mở rộng, dự án sẽ chủ yếu tập trung hội thảo, tập huấn, hiệu chuẩn thiết bị và hỗ trợ thêm nhân lực cho các phòng thí nghiệm. Phòng thí nghiệm mới (Vùng V - Tây Nguyên) và phòng thí nghiệm của một số tỉnh dự án sẽ được tham gia các cuộc hội thảo về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm.
Hoạt động A1b: xét nghiệm vi rút cúm gia cầm trong điều kiện an toàn sinh học: Trong giai đoạn mở rộng dự án, các cán bộ phụ trách an toàn sinh học đã được đào tạo tại Hoa Kỳ trong giai đoạn 2007-2011 sẽ tiếp tục được dự án hỗ trợ thông qua các khóa đào tạo nhân viên phòng thí nghiệm về quy trình thực hành an toàn sinh học và an ninh sinh học trong xét nghiệm cúm gia cầm, nhằm đảm bảo việc xét nghiệm cúm gia cầm được đảm bảo an toàn cho con người và môi trường. Các lớp đào tạo sẽ có sự tham gia của phòng thí nghiệm mới (Vùng V - Tây Nguyên) và phòng thí nghiệm của một số tỉnh dự án nhằm phổ biến rộng rãi quy trình thực hiện các biện pháp an toàn sinh học và an ninh sinh học trong toàn hệ thống phòng thí nghiệm thú y.
Hoạt động A1c: Tăng cường năng lực cộng đồng về phát hiện nhanh, báo cáo kịp thời các ca nghi nhiễm cúm gia cầm
Hoạt động A1c: Tăng cường cảnh báo sớm và báo cáo dịch bệnh dựa vào cộng đồng
Hoạt động này nhằm nâng cao chất lượng báo cáo dịch bệnh; chia sẻ thông tin dịch bệnh giữa Y tế và Thú y thông qua việc duy trì các cuộc họp hàng tháng giữa thú y huyện và thú y xã, có sự tham gia của Y tế. Dự án sẽ hỗ trợ đào tạo kỹ năng điều tra ca bệnh/ ổ dịch và viết báo cáo cho thú y các tỉnh dự án. Ngoài ra, để giám sát chặt chẽ các ca bệnh được báo cáo, dự án tiếp tục hỗ trợ thú y huyện hợp đồng thú y xã giám sát các ổ dịch cúm gia cầm, nhằm hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh trong các khu vực có dịch.
4.3.2. Tiểu hợp phần A2: Tăng cường Khống chế dịch bệnh.
Hoạt động A2a: Tăng cường quản lý và vận hành hoạt động chợ gia cầm Hà Vỹ
Nhằm tăng cường hoạt động chợ Hà Vỹ, Dự án sẽ tiếp tục củng cố và tăng cường các hoạt động quản lý, giám sát và tập huấn để hỗ trợ chợ Hà Vỹ vận hành thuận lợi mà không tăng chi phí thuê quầy hàng của các hộ kinh doanh; thu hút các hộ kinh doanh vào buôn bán trong chợ và khuyến khích họ áp dụng các quy định về an toàn sinh học của dự án. Các hoạt động chủ yếu bao gồm hỗ trợ hợp đồng nhân viên kiểm dịch, vệ sinh sát trùng/tiêu hủy; hỗ trợ thêm vật tư tiêu hao; các hoạt động tập huấn, tuyên truyền và nhân rộng mô hình.
Hoạt động A2b: Nâng cấp an toàn sinh học chợ và lò mổ
Nhằm cải thiện điều kiện buôn bán gia cầm, tăng cường khả năng khống chế, kiểm soát và hạn chế lây lan dịch bệnh qua buôn bán, vận chuyển gia cầm, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, trong giai đoạn mở rộng, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nâng cấp thêm một số chợ và lò mổ tại các tỉnh dự án.
Hoạt động A2e: Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn
Nhằm củng cố và tăng cường hoạt động quản lý khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn, đảm bảo các hoạt động tiêu hủy gia cầm nhập lậu đáp ứng các yêu cầu về an toàn sinh học, trong giai đoạn mở rộng, Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ hợp đồng nhân viên vận hành, vệ sinh sát trùng/tiêu hủy; hỗ trợ thêm vật tư tiêu hao; các hoạt động tập huấn, tuyên truyền. Sự hỗ trợ của Dự án sẽ giúp khu tiêu hủy vận hành thuận lợi, trên cơ sở đó tỉnh Lạng Sơn sẽ có kế hoạch để quản lý bền vững các hoạt động này.
4.3.3. Tiểu hợp phần A3: Giám sát dịch bệnh và điều tra dịch tễ:
Đây là nội dung quan trọng trong công tác phòng chống cúm gia cầm cần tiếp tục được thực hiện trong giai đoạn mở rộng. Giám sát lưu hành vi rút là một trong những biện pháp chủ động phòng chống dịch cúm gia cầm. Các số liệu điều tra sẽ hỗ trợ cho việc đánh giá hiệu quả của các biện pháp nâng cấp an toàn sinh học tại các chợ, lò giết mổ gia cầm và công tác tiêm phòng cúm gia cầm tại các tỉnh dự án VAHIP.
Do nhà nước đã có chương trình giám sát sau tiêm phòng, trong giai đoạn mở rộng, dự án sẽ tập trung tổ chức điều tra triệt để các ca dương tính cúm gia cầm; Giám sát lưu hành vi rút tại các cơ sở được dự án nâng cấp như Chợ Hà Vỹ - Hà Nội, khu tiêu hủy gia cầm Lạng Sơn và các chợ và lò giết mổ gia cầm tại các tỉnh dự án. Kết quả giám sát cúm gia cầm, đặc biệt kết quả giám sát chợ gia cầm Hà Vỹ sẽ chứng minh sự cải thiện có được từ các thay đổi về quy tắc hoạt động chợ và các biện pháp khống chế dịch bệnh tại chợ; tại các chợ, lò mổ và nông hộ chăn nuôi quy mô nhỏ nhằm giúp xác định tính hiệu quả của các biện pháp nâng cấp an toàn sinh học đã được dự án hỗ trợ trong giai đoạn 2007-2011; Ngoài ra, giám sát vi rút gia cầm nhập lậu sẽ giúp cảnh báo sớm nguy cơ xâm nhập các chủng vi rút mới qua con đường nhập lậu gia cầm vào Việt Nam.
4.3.4. Tiểu hợp phần A5: Dự phòng chống dịch khẩn cấp
Nguyên lý “Một Sức khỏe” sẽ được áp dụng xuyên suốt trong các hoạt động khống chế dịch bệnh tại thực địa. Với nguồn kinh phí bổ sung, các hoạt động truyền thông, thực hành các tình huống chống dịch và tập huấn về quản lý ổ dịch, xử lý môi trường và phương pháp sử dụng thuốc sát trùng sẽ triển khai ở 11 tỉnh dự án.
Hoạt động A5a. Truyền thông qua trường tiểu học:
Để tăng cường hiệu quả của các biện pháp phòng chống dịch cúm gia cầm, đồng thời phát huy kết quả đạt được trong giai đoạn 2007-2011, công tác truyền thông nâng cao nhận thức cộng động qua trường tiểu học có sự phối hợp với ngành y tế sẽ được tiếp tục mở rộng thực hiện tại các tỉnh dự án, đặc biệt các tỉnh có dân tộc thiểu số là nơi ít có cơ hội tiếp cận các thông tin về cúm gia cầm.
Hoạt động A5b: Diễn tập chống dịch:
Trong giai đoạn mở rộng, các cuộc diễn tập chống dịch có sự phối hợp của Thú y và Y tế do Hợp phần Y tế tổ chức và sẽ được triển khai trên diện rộng nhằm sẵn sàng ứng phó nhanh các ổ dịch cúm ở gia cầm và ở người. Cách tiếp cận này sẽ góp phần tăng cường hiệu quả hoạt động phòng chống dịch cúm gia cầm ở người nói riêng và các bệnh truyền nhiễm gây dịch nói chung. Do hầu hết các cuộc diễn tập trong 3 năm vừa qua mới đạt được hiệu quả bước đầu là thực hành các thao tác có sẵn dựa trên các quy định về kỹ thuật của Cục Thú y; tức là các cuộc diễn tập đều được xây dựng trên cơ sở kịch bản có sẵn và diễn lại. Để tăng cường khả năng ứng phó các ổ dịch cúm ở gia cầm, các hoạt động đào tạo trong giai đoạn mở rộng dự án sẽ tập trung huấn luyện xử lý các tình huống bất ngờ trong quá trình chống dịch.
Hoạt động A5c: Dự phòng chống dịch
Trong giai đoạn 2007-2011, Dự án đã cung cấp một khối lượng lớn thuốc sát trùng và dụng cụ chống dịch. Để giúp các tỉnh có kiến thức về cách quản lý ổ dịch, sử dụng đúng cách các phương tiện và vật tư chống dịch (thuốc sát trùng), trong giai đoạn mở rộng, dự án sẽ tổ chức tập huấn cho thú y các tỉnh để tập huấn tiếp cho thú y cơ sở trong các cuộc họp giao ban hàng tháng. Hoạt động này sẽ giúp các cán bộ thú y tăng cường kiến thức về bảo vệ môi trường cũng như sức khỏe con người thông qua việc quản lý ổ dịch, xử lý môi trường và sử dụng đúng cách thuốc sát trùng.
4. Đối tượng thụ hưởng trực tiếp của dự án
- Cục Thú y (Phòng Dịch tễ Cục Thú y, các Cơ quan Thú y vùng) và Chi Cục Thú y của 11 tỉnh Dự án được tăng cường năng lực trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm.
- 2968 thú y xã của 144 huyện thuộc 11 tỉnh dự án
- 9 phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm chẩn đoán thú y trung ương, Viện Thú y, Phân viện thú y Miền Trung và các Cơ quan thú y vùng I, II, III, IV, VI và VII được tăng cường chất lượng và an toàn sinh học trong xét nghiệm cúm gia cầm;
- Người kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm tại chợ Hà Vỹ Hà Nội được buôn bán và vận chuyển gia cầm an toàn dịch bệnh. Cộng đồng những người chăn nuôi gia cầm được hưởng lợi từ việc tránh được nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm từ gia cầm nhập lậu.
1. Tính phù hợp của mục tiêu dự án với chính sách và định hướng ưu tiên của nhà tài trợ
Chính phủ Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với cơ quan Liên hợp quốc (LHQ), đặc biệt là cơ quan chuyên trách về y tế (WHO) và nông nghiệp-thực phẩm (FAO) ngay từ khi xảy ra các ổ cúm gia cầm độc lực cao ở Việt Nam. Tháng 2/2005, Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu các cơ quan LHQ cùng phối hợp và hỗ trợ khẩn cấp để khống chế dịch cúm gia cầm độc lực cao trong nước, hỗ trợ xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động khẩn cấp quốc gia phòng chống đại dịch cúm ở người và hỗ trợ điều phối các bên tài trợ công tác phòng chống đại dịch cúm. Nhờ vậy, chương trình chung của chính phủ Việt Nam và LHQ được xây dựng nhằm ứng phó với tình trạng khẩn cấp khi đại dịch xảy ra. Đặc biệt, Hiệp hội phát triển quốc tế (IDA) của Ngân hàng thế giới (WB) hiện là một trong các nhà tài trợ lớn nhất cho sự phát triển của ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn và ngành y tế trong việc giải quyết phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam. Dự án “Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch cúm ở người tại Việt Nam giai đoạn 2007-2010” (VAHIP) do nguồn vốn vay và vốn viện trợ không hoàn lại của Ngân hàng thế giới tài trợ. Các hoạt động của dự án tập trung vào các lĩnh vực: (i) Tăng cường các dịch vụ thú y; (ii) khống chế dịch bệnh và điều tra dịch tễ; (iii) Giám sát dịch bệnh; (iv) Dự phòng chống dịch khẩn cấp.
Những thành công và các bài học kinh nghiệm của dự án VAHIP trong giai đoạn 2007-2010 là tiền đề và là cơ sở giúp cho việc thiết kế xây dựng kế hoạch mở rộng giai đoạn 2 (2011-2014) của Dự án.
2. Phân tích lý do lựa chọn và lợi thế của nhà tài trợ về công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tư vấn chính sách thuộc lĩnh vực được tài trợ
Phối hợp giữa WB và cộng đồng các nhà tài trợ của Việt Nam trong cuộc chiến chống cúm gia cầm là lâu dài và được thiết lập ngay sau khi các ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên xuất hiện vào cuối năm 2003. Ứng phó của cộng đồng quốc tế đối với dịch bệnh là rất lớn. Bên cạnh đó, một số tổ chức trợ giúp song phương và NGO đã ủng hộ quần áo bảo hộ, hóa chất khử trùng, các dịch vụ và hàng hóa khác.
WB và IDA đáp ứng yêu cầu của Chính phủ Việt Nam đã xây dựng một hệ thống phục hồi khẩn cấp tháng 4/2004. Đoàn công tác của WB đã phối hợp chặt chẽ với cơ quan phát triển Pháp (AFD) bắt đầu triển khai các hoạt động của dự án từ tháng 6/2004. Trong năm 2006, WB điều phối 01 đoàn công tác của cộng đồng các nhà tài trợ giúp xây dựng OPI và tham gia vào Hội nghị các Nhà tài trợ tại Hà Nội nhằm huy động vốn cho công tác khống chế cúm gia cầm và cúm ở người. Là một đối tác lâu năm và có kinh nghiệm, WB đóng vai trò quan trọng trong quan hệ với Đối tác phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người (PAHI). Tháng 6/2006, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và WB đã tổ chức Hội nghị giữa Chính phủ và các nhà tài trợ nhằm hỗ trợ Chương trình hành động tổng thể của Việt Nam phòng chống cúm gia cầm và cúm ở người giai đoạn 2006-2010. Tại Hội nghị này, các nhà lãnh đạo cấp cao của Chính phủ Việt Nam, 23 quốc gia tài trợ, 07 cơ quan quốc tế, 03 tổ chức phi chính phủ đã thảo luận các thách thức trong khống chế cúm gia cầm và cúm ở người. Hội nghị cũng đánh giá cao sự nỗ lực của Chính phủ Việt Nam nhằm quyết liệt khống chế cúm gia cầm độc lực cao tại Việt Nam, giảm thiểu thiệt hại và tử vong do nhiễm cúm gia cầm ở người, giảm khả năng xuất hiện đại dịch cúm ở người và tiến hành các bước cần thiết nhằm giảm tác động của đại dịch cúm nếu có xảy ra.
3. Các điều kiện ràng buộc theo quy định của Nhà tài trợ và khả năng đáp ứng các điều này của Việt Nam (Theo nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng 11 năm 2006 của Chính phủ)
Nguyên tắc cơ bản trong quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA:
- ODA là nguồn vốn quan trọng của ngân sách nhà nước, được sử dụng để hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án ưu tiên về phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ.
- Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về ODA trên cơ sở tập trung dân chủ, công khai, minh bạch, có phân công, phân cấp, gắn quyền hạn với trách nhiệm, đảm bảo sự phối hợp quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và phát huy tính chủ động của các cấp, các cơ quan quản lý ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện.
- Thu hút ODA đi đôi với việc nâng cao hiệu quả sử dụng và đảm bảo khả năng trả nợ nước ngoài, phù hợp với năng lực tiếp nhận và sử dụng ODA của các Bộ, ngành, địa phương và các đơn vị thực hiện.
- Bảo đảm tính đồng bộ và nhất quán của các quy định về quản lý và sử dụng ODA; bảo đảm sự tham gia rộng rãi của các bên có liên quan; hài hòa quy trình thủ tục giữa Chính phủ và nhà tài trợ.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Trong trường hợp điều ước quốc tế về ODA mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác với các quy định của pháp luật Việt Nam thì thực hiện theo quy định của điều ước quốc tế đó.
III. MỤC TIÊU DỰ ÁN: “Tài trợ bổ sung vốn Dự án phòng chống cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP) giai đoạn 2011 - 2014”.
1. Mục tiêu tổng thể
Giữ nguyên mục tiêu Phát triển của dự án, tiếp tục duy trì phương thức tiếp cận “Một Sức khỏe” như đã được Bộ Nông nghiệp & PTNT và Bộ Y tế tái khẳng định trong báo cáo tại Hội nghị cấp Bộ trưởng về phòng chống cúm gia cầm (IMCAPI) tổ chức tại Hà Nội vào tháng 04/2010. Đồng thời không thay đổi về các hợp phần dự án, tuy nhiên, trong khuôn khổ Hợp phần Nông nghiệp, sẽ có 4 trong tiểu hợp phần tiếp tục được duy trì. Nguyên lý mang tính hướng dẫn “Một Sức khỏe” sẽ tiếp tục được áp dụng trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm tại cộng đồng.
Mục tiêu dài hạn
Giảm nguy cơ một đại dịch cúm gia cầm độc lực cao ở người tại Việt Nam và tăng cường năng lực cấp trung ương và địa phương để ngăn ngừa, khống chế và sẵn sàng ứng phó với đại dịch cúm gia cầm, với mục tiêu phòng ngừa là chính.
Mục tiêu ngắn hạn của Hợp phần Nông nghiệp
Nâng cao năng lực của ngành thú y về giám sát, phát hiện, khống chế, giám sát dịch và sẵn sàng ứng phó với dịch cúm gia cầm theo nguyên lý “Một Sức khỏe”.
2. Các kết quả chủ yếu của Hợp phần Nông nghiệp
- Tăng cường năng lực các phòng thí nghiệm Trung ương và Vùng về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm và an toàn sinh học;
- Tăng cường cảnh báo sớm dịch bệnh
- Tăng cường quản lý và vận hành chợ Hà Vỹ
- Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn
- Tăng cường an toàn sinh học trong buôn bán, vận chuyển và giết mổ gia cầm
- Tăng cường giám sát chủ động cúm gia cầm tại 11 tỉnh Dự án
- Tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp ổ dịch cúm gia cầm
- Dự án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch dự án được giám sát và điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tế
- Các hoạt động dự án được thực hiện một cách hiệu quả
3. Các tiểu hợp phần và hoạt động của dự án
Nhìn chung, sẽ không có thay đổi về nội dung các hợp phần dự án, các mục tiêu phát triển của dự án cũng như thiết kế, phạm vi thực hiện dự án và bố trí thực hiện. Tuy nhiên, khi xây dựng các hoạt động để xin bổ sung vốn, nguyên lý “Một Sức khỏe” sẽ được áp dụng một cách tổng hợp và gắn kết trong công tác phòng chống dịch đang được các địa phương thực hiện.
3.1. Hợp phần A: Khống chế và Thanh toán cúm Gia cầm độc lực cao (HPAI) trong ngành Nông nghiệp
Theo ý kiến của Bộ Kế hoạch & Đầu tư và Bộ Tài chính, để tránh chồng chéo một số hoạt động đã được nhà nước và một số dự án khác đầu tư, trong giai đoạn bổ sung thêm vốn dự án VAHIP 2011-2014, dự án sẽ chủ yếu tập trung duy trì, củng cố và phát triển 4 trong số 5 tiểu hợp phần trong dự án giai đoạn 2007-2011. Tiểu hợp phần A4 “chuẩn bị cơ cấu lại ngành chăn nuôi” và hoạt động A2c “Chứng minh tình trạng sạch bệnh” sẽ không tiếp tục thực hiện trong giai đoạn 2011-2014.
Do đó, trọng tâm của giai đoạn này là khống chế và phòng ngừa dịch bệnh thông qua việc vận hành và quản lý có hiệu quả chợ gia cầm Hà Vỹ và lò thiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn; mở rộng nâng cấp an toàn sinh học một số chợ và lò mổ thuộc các tỉnh dự án. Đồng thời tiếp tục hoàn thiện hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm tại các phòng thí nghiệm chẩn đoán thú y cấp vùng và quốc gia. Công tác giám sát chủ động, phát hiện sớm và ứng phó dịch khẩn cấp sẽ tiếp tục được tăng cường thông qua đào tạo, truyền thông và giám sát cúm gia cầm.
Tiểu hợp phần A1: Tăng cường dịch vụ thú y
Hoạt động A1a: Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm: Tiếp tục duy trì các hoạt động quản lý chất lượng phòng thí nghiệm vùng và quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 và tiến tới đăng ký công nhận chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm cho các phòng thí nghiệm đã được đầu tư trong giai đoạn 2007-2011. Dự án sẽ tuyển 01 chuyên gia tư vấn trong nước chuyên sâu về hoạt động quản lý chất lượng phòng thí nghiệm và hoạt động xét nghiệm chẩn đoán cúm gia cầm để quản lý và hỗ trợ các hoạt động liên quan đến phòng thí nghiệm.
Các hoạt động cụ thể bao gồm:
- Tổ chức các cuộc hội thảo về quản lý chất lượng xét nghiệm cúm gia cầm nhằm đánh giá tiến độ thực hiện hệ thống quản lý chất lượng của các phòng thí nghiệm và tiến trình thực hiện việc đăng ký công nhận chất lượng. Thành phần hội thảo sẽ bao gồm lãnh đạo các phòng thí nghiệm, cán bộ quản lý chất lượng, cán bộ làm chẩn đoán xét nghiệm của 9 phòng thí nghiệm. Đại diện của tổ chức FAO, Cục Thú y, Văn phòng Công nhận chất lượng Việt Nam, chuyên gia quốc tế về quản lý chất lượng và dự án VAHIP (khoảng 30 đại biểu). Ngoài ra, Hội thảo còn có sự tham gia của cán bộ phòng thí nghiệm của Cơ quan thú y vùng V (mới được thành lập) và một số phòng thí nghiệm của tỉnh được ủy quyền xét nghiệm (Đồng tháp, Tiền Giang, Long An, Bình Định, Tây Ninh và Thừa Thiên Huế) để làm quen với hệ thống quản lý chất lượng xét nghiệm, tiến tới thực hiện hệ thống quản lý chất lượng trong tương lai.
- Tập huấn về thủ tục đánh giá công nhận chất lượng phòng thí nghiệm (do BOA tổ chức). Nhằm trang bị kiến thức cho các cán bộ làm việc trong các phòng thí nghiệm thú y về chính sách và thủ tục công nhận phòng thí nghiệm và kỹ năng quản lý chất lượng phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn ISO 17025 của Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm Việt Nam (VILAS). Thành phần khóa học sẽ là các cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm, cán bộ quản lý chất lượng và cán bộ quản lý kỹ thuật.
- Hiệu chuẩn thiết bị: Để phục vụ cho chương trình quản lý chất lượng phòng thí nghiệm và đăng ký công nhận chất lượng, dự án sẽ hỗ trợ chuyên gia tư vấn để hiệu chuẩn thiết bị. Dự kiến mỗi phòng thí nghiệm sẽ có các dụng cụ, thiết bị sau cần hiệu chuẩn: Cân phân tích (2 cái); Nhiệt kế 2 cái; Buồng cấy ATSH cấp 2 (4 cái); Bộ lọc HEPA (2 cái); máy RT-PCR (2 cái); Nồi hấp khử trùng (3 cái); Pipette các loại (4 bộ). Dự kiến kinh phí: 6000 USD cho 01 phòng thí nghiệm.
- Hỗ trợ phí đăng ký công nhận chất lượng. Hiện nay các phòng thí nghiệm chưa tìm được nguồn kinh phí cho việc đăng ký, duy trì và công nhận chất lượng cho phòng thí nghiệm sinh học theo tiêu chuẩn ISO 17025. Dự án sẽ hỗ trợ lệ phí đăng ký công nhận chất lượng bao gồm cả chi phí đi lại, lưu trú cho 2 chuyên gia đánh giá của BOA đến đánh giá tại phòng thí nghiệm trong năm thứ nhất. Kinh phí đăng ký dự kiến: 2000 USD cho 1 phòng thí nghiệm (chi phí cho chuyên gia đến đánh giá lại vào năm thứ 2 và 3 có thể giảm đi). Hình thức hợp đồng trực tiếp với Cơ quan công nhận chất lượng.
- Thử nghiệm thành thạo: Thử nghiệm thành thạo (PT) là một trong những yêu cầu quan trọng để kiểm tra tính chính xác của kết quả xét nghiệm. Hàng năm mỗi phòng thí nghiệm sẽ tiến hành thử nghiệm thành thạo (PT) cho các xét nghiệm PCR phát hiện type A, H5 và xét nghiệm huyết thanh học HI. Kết quả xét nghiệm sẽ được đánh giá, so sánh trong hệ thống các phòng thí nghiệm và phòng thí nghiệm tham chiếu.
- Đào tạo nhân viên phòng thí nghiệm của Trung tâm Chẩn đoán thú y trung ương và Cơ quan thú y vùng VI về thử nghiệm thành thạo; Để thực hiện kiểm soát chất lượng nội bộ xét nghiệm cúm gia cầm cho phương pháp PCR và HI, các phòng thí nghiệm cần có đối chứng tham chiếu chung. Dự án sẽ cung cấp một khóa đào tạo chuyên sâu về Thử nghiệm thành thạo để chuyển giao kỹ thuật cho hai phòng thí nghiệm trên.
- Hợp đồng nhân viên phòng thí nghiệm trung ương và vùng / nhân viên quản lý số liệu phòng Dịch tễ (Cục Thú y): Hỗ trợ nguồn lực xét nghiệm cúm gia cầm cho các phòng thí nghiệm. Số nhân viên hợp đồng của dự án VAHIP sẽ được đào tạo, lựa chọn và bổ sung vào đội ngũ cán bộ kỹ thuật của các phòng thí nghiệm sau khi dự án kết thúc.
Hoạt động A1b: - Xét nghiệm vi rút cúm gia cầm trong điều kiện an toàn sinh học:
- Đào tạo nhân viên phòng thí nghiệm về chuyên môn và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm (SOP): Nhằm trang bị những kiến thức cơ bản cũng như thực hành cho các cán bộ làm việc trong các phòng xét nghiệm cúm gia cầm về chẩn đoán xét nghiệm cúm gia cầm, quy trình làm việc với các tác nhân có nguy cơ lây nhiễm cao cho con người và môi trường, Dự án sẽ tổ chức 3 khóa tập huấn (3-5 ngày) tại Hà Nội, Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh. Học viên là các cán bộ làm việc trong các phòng xét nghiệm cúm gia cầm của Trung ương, vùng và một số các phòng thí nghiệm của tỉnh được các cơ quan thú y vùng ủy quyền xét nghiệm cúm gia cầm (Long An, Tiền Giang, Đồng Tháp, Bình Định, Tây Ninh, Thừa Thiên Huế) và Cơ quan thú y vùng V.
Hoạt động A1c: Tăng cường cảnh báo sớm và báo cáo dịch bệnh dựa vào cộng đồng
- Đào tạo kỹ năng điều tra ca bệnh/ ổ dịch và viết báo cáo (Phòng Dịch tễ, Cục Thú y). Mục đích trang bị cho cán bộ thú y kiến thức về dịch tễ học, kỹ năng điều tra phát hiện sớm một ổ dịch, theo dõi phân tích tình hình dịch tễ học của bệnh, chẩn đoán và đưa ra biện pháp khống chế dịch bệnh. Thành phần là cán bộ dịch tễ của các cơ quan thú y vùng và chi cục thú y các tỉnh dự án.
- Duy trì các cuộc họp hàng tháng giữa thú y huyện và thú y xã kết hợp đào tạo thú y về giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm, khống chế và ứng phó với dịch bệnh. Các cuộc họp có sự tham gia của y tế sẽ giúp trao đổi và cập nhật thông tin giữa hai ngành một cách thường xuyên hơn.
- Hợp đồng thú y xã giám sát các ca bệnh được báo cáo: dự án sẽ hỗ trợ các trạm thú y huyện hợp đồng với thú y xã giám sát các ca bệnh nhằm hạn chế tối đa sự lây lan dịch bệnh.
Tiểu hợp phần A2: Tăng cường Khống chế dịch bệnh
Tiếp tục hỗ trợ vận hành chợ gia cầm sống Hà Vỹ ở Hà Nội và khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu ở Lạng Sơn nhằm đảm bảo công tác quản lý và vận hành thuần thục các thiết bị; Đồng thời tiếp tục nâng cấp một số chợ và lò mổ gia cầm tại một số tỉnh dự án nhằm tăng cường các biện pháp an toàn sinh học trong buôn bán và giết mổ gia cầm.
Hoạt động A2a: Tăng cường quản lý và vận hành hoạt động chợ gia cầm Hà Vỹ
Nhằm tăng cường hoạt động chợ Hà Vỹ, giúp công tác quản lý và vận hành chợ trong các năm đầu theo đúng mục tiêu của dự án, dự án tiếp tục hỗ trợ một số vật tư trang thiết bị, nhân viên hợp đồng, tập huấn cho người kinh doanh, vận chuyển gia cầm và tổng kết đánh giá mô hình hoạt động của chợ hàng năm. Các hạng mục hỗ trợ này sẽ giúp chợ vận hành thuận lợi mà không tăng chi phí thuê quầy hàng của các hộ kinh doanh nhằm thu hút các hộ kinh doanh vào buôn bán trong chợ. Các hạng mục được hỗ trợ như sau:
- Cung cấp bảo hộ lao động và vật tư tiêu hao chợ Hà Vỹ: các vật tư tiêu hao bao gồm các dụng cụ bảo hộ lao động sẽ được hỗ trợ để giúp Ban quản lý chợ quản lý, vận hành chợ theo đúng mục tiêu của dự án. Trên cơ sở vật tư hỗ trợ của Dự án, tỉnh sẽ có dữ liệu cần thiết để làm cơ sở lập kế hoạch kinh phí hoạt động hàng năm và hạch toán chi phí hoạt động của chợ sau này.
- Cung cấp thuốc sát trùng: Trong thời gian đầu hoạt động chợ sẽ được cung cấp đầy đủ chất sát trùng để đảm bảo công tác vệ sinh khử trùng các phương tiện và dụng cụ được thực hiện đúng với yêu cầu đề ra. Yêu cầu chất sát trùng cho chợ Hà Vỹ phải là loại ít ăn mòn kim loại vì một số dụng cụ và phương tiện vận chuyển làm bằng kim loại.
- Hợp đồng kiểm dịch viên: Lực lượng kiểm dịch viên hoạt động tại chợ là nhân tố quyết định để đưa chợ vào hoạt động nề nếp đúng quy tắc an toàn sinh học. Để đảm bảo đủ quân số kiểm soát các hoạt động của chợ khi chợ Hà Vỹ mới đi vào hoạt động, Dự án sẽ hỗ trợ 5 cán bộ hợp đồng kiểm dịch trong thời gian 3 năm.
- Hợp đồng nhân viên vệ sinh chợ: Khi chợ mới hoạt động, để công tác vệ sinh đi vào nề nếp, đảm bảo đúng các quy trình vệ sinh khử trùng như thu gom rác thải, phân gia cầm hàng ngày, quét dọn vệ sinh các khu vực trước khi khử trùng v.v... Dự án sẽ hỗ trợ chợ hợp đồng với các nhân viên vệ sinh chợ đến năm 2014.
- Tập huấn ban quản lý chợ, người kinh doanh buôn bán: Nhằm trang bị kiến thức về các biện pháp an toàn sinh học trong buôn bán, vận chuyển, giết mổ và lưu thông phân phối gia cầm cho các hộ buôn bán vận chuyển gia cầm, người chăn nuôi cung cấp gia cầm đến chợ và nhân viên làm việc tại chợ Hà Vỹ, dự án sẽ cung cấp các lớp tập huấn luân phiên với số học viên 30-35 người/lớp do cán bộ Chi cục Thú y Hà Nội thực hiện.
- Tuyên truyền nhân rộng mô hình chợ và nâng cao nhận thức cộng đồng nhằm thay đổi nhận thức và hành vi của người kinh doanh và vận chuyển gia cầm. Các hình ảnh hoạt động chợ Hà Vỹ và quy trình quản lý vận hành chợ theo hướng an toàn sinh học sẽ được tuyên truyền rộng rãi trong các tỉnh dự án và khách thăm quan trong và ngoài nước; đồng thời các biện pháp an toàn sinh học trong buôn bán, vận chuyển gia cầm sẽ được tuyên truyền thông qua các phương tiện truyền thông và các tài liệu như tờ rơi, áp phích, bảng tin...
- Hội thảo đánh giá mô hình hoạt động chợ Hà Vỹ: Chợ Hà Vỹ là mô hình đầu tiên ở Việt Nam về buôn bán gia cầm an toàn sinh học trên chợ quy mô lớn. Sử dụng chợ Hà Vỹ như một mô hình trình diễn về cách tăng cường quản lý chợ và giảm nguy cơ lan truyền bệnh trong chiến lược phòng chống bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam. Để nhân rộng mô hình này trong chiến lược phòng chống cúm gia cầm ở Việt Nam, Dự án sẽ hỗ trợ tổng kết hoạt động của mô hình nhằm rút ra các bài học có thể áp dụng cho các chợ gia cầm sống khác trên toàn quốc.
- Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường tại chợ Hà Vỹ: để đảm bảo hoạt động của chợ Hà Vỹ không ảnh hưởng đến con người và môi trường sống, ngoài việc cung cấp thuốc sát trùng, quần áo bảo hộ, hợp đồng nhân viên vệ sinh tiêu độc khu vực buôn bán gia cầm, như đã nêu ở trên, dự án sẽ hỗ trợ hợp đồng cán bộ làm công tác môi trường để kiểm tra định kỳ các mẫu nước, không khí và đất theo quy định nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động chợ.
Hoạt động A2b: Tăng cường an toàn sinh học các chợ và lò mổ
Ngoài các chợ, lò mổ đã được nâng cấp trong giai đoạn 2007-2011, dự án tiếp tục hỗ trợ nâng cấp và trang bị các phương tiện vệ sinh, sát trùng cho một số chợ và lò mổ khác trong các tỉnh dự án. Công trình nâng cấp chủ yếu tập trung sửa chữa khu vực buôn bán, giết mổ; khu vực vệ sinh, khử trùng các phương tiện vận chuyển gia cầm. Đồng thời hỗ trợ hoạt động của các chợ, lò mổ được nâng cấp nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện theo đúng quy định về an toàn sinh học. Công tác quản lý và giám sát kế hoạch quản lý môi trường sẽ được thực hiện lồng ghép trong các hoạt động dự án.
Ngoài ra, nhằm giúp người kinh doanh và nhân viên quản lý chợ thực hiện các biện pháp an toàn sinh học trong kinh doanh, buôn bán, vận chuyển gia cầm, dự án sẽ hỗ trợ các tỉnh tổ chức các lớp tập huấn về quy trình vệ sinh, sát trùng các phương tiện vận chuyển, buôn bán và giết mổ gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
Đồng thời, để học tập kinh nghiệm quản lý chăn nuôi, giết mổ và kinh doanh gia cầm, Dự án sẽ hỗ trợ các tỉnh tổ chức thăm quan học tập trong nước cho các cán bộ quản lý thú y, chăn nuôi của các tỉnh dự án.
Hoạt động A2e: Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn
Lạng Sơn là tỉnh biên giới có số lượng gia cầm nhập lậu cao, số gia cầm này sẽ được các cơ quan chức năng bắt giữ và tiêu hủy toàn bộ sử dụng quy trình giết huỷ nhân đạo. Để đưa công trình khu tiêu hủy gia cầm vào hoạt động, ngoài các thiết bị vật tư như lò tiêu hủy, thiết bị vật tư và văn phòng cho khu tiêu hủy, dự án tiếp tục hỗ trợ trong giai đoạn đầu nhằm tăng cường hoạt động khu vực tiêu hủy gia cầm Lạng Sơn
Các hoạt động bao gồm:
- Cung cấp thuốc sát trùng và đồ dùng bảo hộ cá nhân (PPE); nguyên liệu và vật tư tiêu hao cho giết hủy nhân đạo để việc tiêu hủy gia cầm đảm bảo an toàn sinh học.
- Tổ chức các lớp tập huấn kiểm dịch viên và công nhân về quy trình giết hủy nhân đạo; vận hành lò tiêu hủy và kỹ thuật tiêu hủy gia cầm. Thành phần là cán bộ Thú y cấp huyện, kiểm dịch viên ở các chốt kiểm dịch;
- Tổ chức các hội thảo nhằm đánh giá hoạt động mô hình khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu để rút kinh nghiệm và cải tiến công tác quản lý và giết hủy gia cầm.
- Hợp đồng nhân viên quản lý và vận hành thiết bị hoạt động khu tiêu hủy nhằm hỗ trợ nguồn lực để quản lý và vận hành các phương tiện và thiết bị khu tiêu hủy gia cầm.
- Thực hiện kế hoạch quản lý môi trường tại khu tiêu hủy Lạng Sơn: nhằm phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời nguy cơ gây ô nhiễm môi trường trong quá trình hoạt động khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu, ngoài việc cung cấp thuốc sát trùng, quần áo bảo hộ, hợp đồng nhân viên vệ sinh tiêu độc khu vực tiêu hủy gia cầm như đã nêu ở trên, dự án sẽ hỗ trợ hợp đồng cán bộ làm công tác môi trường để kiểm tra định kỳ các mẫu nước, không khí và đất theo quy định.
Tiểu hợp phần A3: Giám sát dịch bệnh và điều tra dịch tễ:
Chương trình giám sát cúm gia cầm giai đoạn 2007-2011 đã đem lại hiệu quả tích cực cho ngành chăn nuôi thú y tại các tỉnh dự án. Các ca bệnh được phát hiện, điều tra kịp thời và báo cáo sớm đã giúp các Chi cục Thú y xây dựng kế hoạch và chủ động trong công tác phòng chống dịch cúm gia cầm. Việc phát hiện ra virus cúm gia cầm tại các chợ, lò mổ, các đàn vịt chạy đồng... đã cho thấy có sự lưu hành virus tại các đàn gia cầm nuôi tại địa phương. Đây là hoạt động quan trọng giúp các cơ quan chuyên môn có biện pháp chỉ đạo kịp thời đối với những địa phương có nguy cơ bùng phát dịch. Các hoạt động bao gồm:
- Điều tra triệt để tất cả các ca bệnh dương tính với cúm gia cầm nhằm tìm ra nguồn gốc phát sinh bệnh và khả năng lây lan dịch bệnh ra các khu vực khác do việc buôn bán vận chuyển gia cầm trong khu vực có dịch, qua đó chính quyền địa phương có các biện pháp can thiệp kịp thời.
- Giám sát lưu hành vi rút tại chợ Hà Vỹ và các chợ, lò mổ gia cầm khác nhằm đánh giá mức độ lưu hành vi rút trong gia cầm được buôn bán, vận chuyển và giết mổ. Xét nghiệm hàng tháng giúp theo dõi được mức độ nhiễm bệnh trong suốt thời gian và cũng sẽ đưa ra dấu hiệu của sự cải tiến do thay đổi thói quen buôn bán tại chợ như tăng cường vệ sinh hoặc nghỉ bán một thời gian nếu phát hiện thấy mức độ lây nhiễm cao; Quy mô lấy mẫu bao gồm các chợ, lò mổ và nông trại được nâng cấp tại các tỉnh dự án. Mỗi tháng lấy mẫu 01 lần, mỗi lần lấy tại một lò mổ/chợ, mỗi hộ buôn bán gia cầm sẽ lấy 5 mẫu swabs đơn gộp thành một mẫu xét nghiệm, lấy khoảng 10 hộ/chợ, hoặc 10 lô/lò mổ). Nếu số hộ/lô <10 hoặc tổng số con vịt/ngan tại lần lấy mẫu đó < 60 con thì lấy mẫu ở tất cả các hộ/lô, riêng chợ Hà Vỹ, mỗi tháng lấy 60 mẫu gộp (mẫu xét nghiệm).
- Giám sát các lô gia cầm nhập lậu tại biên giới Lạng Sơn: chương trình giám sát cúm A/H5N1 ở gia cầm nhập lậu tỉnh Lạng Sơn được xây dựng dựa trên số lượng gia cầm bắt giữ ở các chốt kiểm dịch nhằm xác định mức độ lây nhiễm vi rút qua đường biên giới Việt - Trung.
- Tổ chức hội thảo tổng kết chương trình giám sát cúm gia cầm nhằm đánh giá hoạt động giám sát cúm gia cầm và có các biện pháp cải thiện nhằm nâng cao chất lượng công tác giám sát tại các cấp. Hội thảo tổng kết giám sát cúm gia cầm là một cơ hội để các tỉnh dự án được chia sẻ các kết quả hoạt động giám sát của tỉnh mình, báo cáo tình hình dịch tễ tại địa phương và là cơ hội đề xuất những nhu cầu thiết thực nhất cho công tác phòng chống dịch tại địa phương.
Tiểu hợp phần A5: Dự phòng chống dịch khẩn cấp
Hoạt động A5a: Truyền thông về cúm gia cầm qua trường tiểu học:
Việc thay đổi nhận thức từ các em học sinh tiểu học đã tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến phụ huynh, giúp việc tuyên truyền đạt hiệu quả cao trong giai đoạn 2007-2011. Để phát huy hiệu quả hoạt động này, trong giai đoạn mở rộng dự án, hoạt động này sẽ tiếp tục mở rộng ra các huyện khác trong tỉnh dự án (khoảng 10 trường/tỉnh/năm). Trên cơ sở các mô hình này, các tỉnh sẽ mở rộng quy mô tuyên truyền các bệnh khác sau khi dự án kết thúc.
Hoạt động A5b: Thực hành xử lỷ nhanh các tình huống chống dịch trên mô hình giả (desk simulation).
Dự án đã có những thành công nhất định trong giai đoạn 2007-2011, sau khi các đội chống dịch đã nhuần nhuyễn với kiến thức chuyên môn và đã được thực hành dựa trên các kịch bản, thì trong giai đoạn mở rộng, ngành thú y sẽ tập trung chủ yếu vào việc thực hành xử lý nhanh các tình huống chống dịch (desk simulation). Các lớp thực hành xử lý nhanh các tình huống bất ngờ sẽ được tổ chức tại các tỉnh dự án. Việc này đòi hỏi tính chuyên môn cao trong công tác quản lý và chỉ đạo hoạt động, nhưng cũng là cơ hội để nâng trình độ của cán bộ thú y - những người trực tiếp tham gia chống dịch sẵn sàng ứng phó với mọi tình huống dịch xảy ra bất ngờ.
Hoạt động xử lý các tình huống chống dịch sẽ được thực hiện nhằm đảm bảo rằng các cơ quan thú y, gồm cả thú y cơ sở, cán bộ thú y vùng, tỉnh và huyện có phản ứng nhanh nhằm khống chế các ổ dịch ngay sau khi được người dân thông báo. Các tình huống sẽ được đưa ra nhưng dự định sẽ không quá chi tiết trước khi hoạt động bắt đầu. Nội dung tập trung vào 4 tình huống: Thông tin và báo cáo ổ dịch; Khoanh vùng và thu thập mẫu, gửi và nhận kết quả; Xử lý các hộ lây nhiễm xung quanh; Tổ chức truy nguyên nguồn gốc. Nhiệm vụ của những người tham gia là phải phản ứng thật nhanh với các tình huống cụ thể mà ban tổ chức đưa ra ngay tại hiện trường và không có sự chuẩn bị trước. Khuyến khích hình thức thi giữa các đội để tăng cơ hội quyết tâm và học hỏi lẫn nhau.
Hoạt động A5c: Tập huấn về quản lý ổ dịch, xử lý môi trường và phương pháp sử dụng thuốc sát trùng sẽ được tổ chức tại các tỉnh dự án nhằm cung cấp cho thú y các cấp ở địa phương kiến thức về sử dụng thuốc sát trùng có hiệu quả, bảo vệ môi trường và sức khỏe con người khi thực hiện các biện pháp khống chế ổ dịch.
Ngoài ra, các chuyến thăm quan học tập trong nước về kinh nghiệm quản lý và phòng chống dịch bệnh sẽ được tổ chức cho thú y các cấp trong thời gian dự án.
3.2. Hợp phần C - Phối hợp thực hiện OPI, Giám sát và Đánh giá kết quả và Quản lý Dự án
Hợp phần C bao gồm 3 tiểu hợp phần, trong đó tiểu hợp phần C1 do Hợp phần Y tế quản lý sẽ trợ giúp công tác phối hợp và điều phối giữa Bộ NN&PTNT và Bộ Y tế và các Bộ, đơn vị liên quan trong việc thực hiện OPI.
Tiểu Hợp phần C2.1, C3.1 (quản lý ở cấp trung ương) và một phần C3.3 (quản lý hợp phần Nông nghiệp cấp tỉnh) sẽ do Hợp phần Nông nghiệp quản lý. Các hoạt động nhằm hỗ trợ thực hiện hệ thống giám sát và đánh giá tiến độ và kết quả dự án; đánh giá công tác thực hiện và tác động ở cấp ngành và khu vực. Đồng thời hỗ trợ triển khai các hoạt động quản lý dự án liên quan đến lập kế hoạch, điều phối các hoạt động ở cấp quốc gia, tỉnh, huyện và xã.
Tiểu hợp phần C2.1 và C2.3.1: Giám sát và Đánh giá (M&E) kết quả dự án: Dự án sẽ cung cấp tư vấn trong nước, tổ chức giám sát, đánh giá kết quả dự án và viết báo cáo hoàn thành dự án. Đồng thời hỗ trợ tổ chức hội nghị, hội thảo triển khai và tổng kết dự án hàng năm. Ngoài ra để tăng cường năng lực quản lý dự án và tin học, dự án sẽ tổ chức hoặc cử cán bộ tham gia các lớp tập huấn do các tổ chức trong nước và quốc tế đào tạo về kỹ năng quản lý dự án, xây dựng kế hoạch, giám sát đánh giá dự án, báo cáo, thuyết trình và tin học.
Ở địa phương, công tác giám sát và đánh giá kết quả hoạt động của dự án cũng được cấp kinh phí để thực hiện hàng năm.
Tiểu hợp phần C3.1 và C3.3.1: Quản lý Dự án.
Tiểu hợp phần này cung cấp nguồn lực và tài chính cho Ban điều phối dự án (PCU) và Tổ thực hiện dự án hợp phần A (Tổ Nông nghiệp) thực hiện quản lý hiệu quả Hợp phần A.
Công tác quản lý dự án cũng sẽ bao hàm việc giám sát các hoạt động tại tỉnh dự án nhằm đảm bảo các hoạt động được thực hiện phù hợp với các quy tắc về chính sách an toàn thông qua việc xây dựng các kế hoạch hoạt động an toàn phù hợp với các quy định của Ngân hàng. Tiểu hợp phần này sẽ cấp kinh phí cho các hoạt động tăng thêm, nhân viên hợp đồng, trợ giúp kỹ thuật về quản lý dự án, đào tạo và hội thảo, thuê văn phòng dự án ở cấp trung ương và các chi phí hoạt động cho tổ thực hiện dự án hợp phần Nông nghiệp của 11 tỉnh dự án (điện thoại, bưu điện, nước sinh hoạt, điện, bảo dưỡng thiết bị văn phòng...)
4. Các kết quả dự kiến
Nội dung | Kết quả | Chỉ số Kết quả dự kiến |
Tiểu hợp phần A1: Tăng cường các dịch vụ thú y | ||
A1a: Quản lý chất lượng phòng thí nghiệm và A1b: Phân lập vi rút trong điều kiện an toàn sinh học | 1. Tăng cường quản lý chất lượng phòng thí nghiệm | - 1 phòng thí nghiệm trung ương và vùng được cấp chứng chỉ ISO 17025 vào năm 2011, 3 phòng vào năm 2012, 03 phòng vào 2013 và 01 phòng vào 2014; - 18 Cân phân tích; 18 Nhiệt kế; 36 Buồng cấy ATSH cấp 2; 18 Bộ lọc HEPA; 18 Máy RT-PCR; 27 Nồi hấp khử trùng; 36 Pipette các loại được hiệu chuẩn mỗi năm; - 5 Hội thảo về quản lý chất lượng phòng thí nghiệm với 30 đại biểu/hội thảo - 5 lớp tập huấn về thủ tục đánh giá công nhận chất lượng phòng thí nghiệm (30 người/lớp) - 8 phòng thí nghiệm được hỗ trợ phí đăng ký công nhận chất lượng - 2916 mẫu xét nghiệm được kiểm tra độ chính xác của kết quả xét nghiệm PCR, HI. - 10 cán bộ Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương và 3 cán bộ Cơ quan thú y vùng 6 được đào tạo về thử nghiệm thành thạo (PT) - 01 tư vấn phòng thí nghiệm được tuyển để hỗ trợ các PTN. - 13 nhân viên phòng thí nghiệm thuộc Trung tâm chẩn đoán thú y Trung ương và cơ quan thú y vùng I, III, IV và VII; và 02 nhân viên Phòng dịch tễ được hợp đồng hỗ trợ xét nghiệm và phân tích số liệu dịch tễ vào năm 2011; 10 nhân viên được hợp đồng vào năm 2012 và 5 nhân viên được hợp đồng vào năm 2013. - 8 khóa đào tạo về chuyên môn và an toàn sinh học trong phòng thí nghiệm (SOP) (30 người/khóa) |
A1c. Tăng cường năng lực cộng đồng về báo cáo nhanh dịch bệnh | 2. Tăng cường cảnh báo sớm và báo cáo dịch bệnh dựa vào cộng đồng | - 2.968 thú y xã và 144 trạm thú y huyện của 11 tỉnh dự án tham gia cuộc họp hàng tháng (5184 huyện/tháng); - 374 tháng người hợp đồng giám sát các ca bệnh được báo cáo - 4 khóa đào tạo kỹ năng điều tra ca bệnh/ ổ dịch và viết báo cáo (30 người /khóa) |
Tiểu hợp phần A2: Tăng cường Khống chế dịch bệnh. | ||
A2a: Kiểm soát cúm gia cầm tại chợ | 3. Tăng cường quản lý và vận hành hoạt động chợ Hà Vỹ | Chợ Hà Vỹ có đủ nhân lực và vật tư vận hành các phương tiện và thiết bị. - 2.5 lô Bảo hộ lao đông và vật tư tiêu hao chợ Hà Vỹ - 3 lô thuốc sát trùng chợ Hà Vỹ - 6 cán bộ thú y được hợp đồng làm công tác kiểm dịch tại chợ Hà Vỹ trong thời gian 3 năm (216 tháng người); - 5 nhân viên vệ sinh chợ được hợp đồng làm việc tại chợ Hà Vỹ trong thời gian 3 năm (180 tháng người); - Các tài liệu truyền thông được sản xuất, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và cấp phát cho các người kinh doanh... - 8 khóa tập huấn người kinh doanh buôn bán (30 người/lớp) - 4 Hội thảo đánh giá mô hình hoạt động chợ Hà Vỹ - Xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện hàng năm |
A2b. Ngăn chặn lây nhiễm từ các các chợ và cơ sở giết mổ tới trại chăn nuôi gia cầm | 4. Tăng cường an toàn sinh học các chợ và lò mổ | - Khoảng 54 chợ và lò mổ gia cầm ở 9 tỉnh được nâng cấp và hỗ trợ các phương tiện vệ sinh tiêu độc vào năm 2012-2014; - 132 lớp tập huấn cho người quản lý, kinh doanh, giết mổ gia cầm tại 11 tỉnh dự án; - 02 chuyến thăm quan, học tập nước ngoài về mô hình quản lý chăn nuôi, kinh doanh và giết mổ gia cầm |
A2e. Tăng cường khống chế, phòng ngừa dịch bệnh tại vùng biên giới. | 5. Tăng cường quản lý và vận hành khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn | Khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu Lạng Sơn có đủ nhân lực và vật tư vận hành các phương tiện và thiết bị. - 3 lô thuốc sát trùng và bảo hộ cá nhân (PPE) và vật tư tiêu hao cho khu tiêu hủy gia cầm - 3.5 lô nguyên liệu và vật tư tiêu hao cho giết hủy nhân đạo - 5 khóa tập huấn kiểm dịch viên, quy trình giết hủy nhân đạo và vận hành lò tiêu hủy (30 người/lớp) - 4 hội thảo giới thiệu mô hình khu tiêu hủy gia cầm nhập lậu - 5 Hợp đồng nhân viên quản lý và vận hành thiết bị hoạt động khu tiêu hủy trong thời gian 3 năm (180 tháng người). - Xét nghiệm đánh giá ảnh hưởng môi trường được thực hiện hàng năm |
Tiểu hợp phần A3: Giám sát và điều tra dịch tễ | ||
A3. Giám sát cúm gia cầm và điều tra dịch tễ | 6. Tăng cường giám sát chủ động và điều tra dịch tễ bệnh cúm gia cầm tại 11 tỉnh Dự án | - 100% ca dương tính tại 11 tỉnh dự án được điều tra dịch tễ triệt để. - 100 chợ, cơ sở giết mổ gia cầm và nông hộ chăn nuôi gia cầm sau khi được nâng cấp tại 11 tỉnh dự án sẽ được lấy mẫu giám sát cúm gia cầm hàng tháng - Chợ Hà Vỹ được giám sát lưu hành vi rút cúm hàng tháng - Số lô gia cầm nhập lậu được giám sát lưu hành vi rút cúm gia cầm - 4 cuộc hội thảo tổng kết chương trình giám sát được tổ chức |
Tiểu hợp phần A5: Khống chế dịch khẩn cấp | ||
A5. Truyền thông và tập huấn ứng phó nhanh các tình huống chống dịch | 7. Tăng cường năng lực ứng phó khẩn cấp ổ dịch cúm gia cầm | - 22 chương trình truyền thông với sự tham gia của 97 ngàn lượt học sinh tiểu học, phụ huynh và giáo viên các trường tiểu học tham gia các hoạt động truyền thông phòng chống cúm gia cầm; - 33 khóa thực hành các tình huống chống dịch với sự tham gia của 900 lượt thú y huyện và xã tại 11 tỉnh dự án - 33 khóa tập huấn về quản lý, xử lý môi trường có dịch và phương pháp sử dụng thuốc sát trùng cho hơn 900 lượt thú y huyện xã tại 11 tỉnh dự án; - 22 chuyến thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm trong nước về quản lý và phòng chống dịch bệnh |
Tiểu hợp phần C2. Giám sát và Đánh giá | ||
C2.1; C2.3.1 Giám sát và đánh giá hợp phần Nông nghiệp | 8. Dự án được thực hiện đúng tiến độ, kế hoạch dự án được giám sát và điều chỉnh bổ sung phù hợp với thực tế | - Báo cáo giám sát và đánh giá hàng năm và 01 báo cáo hoàn thành dự án vào năm 2014 (01 tư vấn giám sát đánh giá dự án) - Hội nghị hàng năm về xây dựng kế hoạch, sơ kết, tổng kết dự án - Cán bộ dự án tham gia hội nghị, hội thảo quốc tế - 15 lượt cán bộ dự án hàng năm được tập huấn về các kỹ năng liên quan quản lý, xây dựng, đánh giá, giám sát dự án và tin học. - 01 báo cáo đánh giá tác động dự án vào năm 2014. |
Tiểu hợp phần C3. Quản lý Dự án (tại trung ương) | ||
C3.1; C3.3.1 Điều phối và quản lý dự án | 9. Các hoạt động dự án được thực hiện một cách hiệu quả | - Thuê nhân sự thực hiện dự án (tư vấn kỹ thuật trong nước và các cán bộ quản lý, hành chính, lái xe, văn thư, phiên dịch,...); - Thuê văn phòng làm việc với các trang thiết bị cần thiết (phần lớn sẽ sử dụng các trang thiết bị, máy móc đã được trang bị trong giai đoạn 2007-2011). - Chi phí quản lý hành chính (văn phòng phẩm, điện nước, chi phí đi lại...). |
5. Địa bàn thực hiện:
- Ở Trung ương: Ban quản lý các dự án nông nghiệp
- Ở địa phương: 11 tỉnh dự án (như giai đoạn 2007-2011).
1. Tổng vốn dự án Hợp phần Nông nghiệp
a) Tổng vốn: 5.346.700 USD
Trong đó:
- Vốn vay ưu đãi (IDA): 2.054.200 USD
- Vốn viện trợ không hoàn lại (AHI): 3.072.500 USD
- Vốn đối ứng của Chính phủ: 220.000 USD
b) Vốn phân cho từng tiểu hợp phần (000’ nghìn USD)
THP | Tên hợp phần | Kinh phí |
A | Khống chế và Thanh toán dịch Cúm gia cầm trong ngành Nông nghiệp | 4.309.7 |
A1 | Tăng cường dịch vụ thú y | 1.147,9 |
A2 | Tăng cường khống chế dịch bệnh | 1.644,7 |
A3 | Giám sát và điều tra dịch tễ | 714,1 |
A5 | Dự phòng chống dịch khẩn cấp | 803,0 |
C | Điều phối, M&E và quản lý dự án | 1.036,8 |
C2.1, C2.3.1 | Giám sát và đánh giá dự án (M&E) | 118,6 |
C3.1, C3.3.1 | Điều phối và quản lý dự án | 918,2 |
c) Kinh phí hoạt động theo đơn vị thực hiện
1 | Trung ương (PCU) | 1.238 |
2 | Địa phương (PPMU) | 4.109 |
2. Cơ cấu vốn phân theo hạng mục (000’ nghìn USD)
Stt | Nội dung | Total | IDA/AHI | VN |
I | Xây lắp | 810 | 810 | 0 |
II | Hàng hoá | 434 | 434 | 0 |
III | Dịch vụ tư vấn | 265 | 265 | 0 |
IV | Đào tạo-Hội thảo | 768 | 768 | 0 |
V | Chi hoạt động tăng thêm | 3.070 | 2.850 | 220 |
| Tổng cộng | 5,347 | 5,127 | 220 |
V. Các quy định về quản lý tài chính
1. Hình thức giải ngân: Thực hiện như dự án VAHIP giai đoạn (2007-2010).
2. Tổ chức công tác kế toán, thanh quyết toán (theo hướng dẫn của nhà tài trợ và chính phủ)
3. Trách nhiệm quản lý vốn:
Trong giai đoạn bổ sung vốn, mô hình quản lý cũ vẫn được duy trì, bao gồm 02 ban QLDA tại trung ương với 02 tài khoản chuyên dụng tương ứng tại mỗi Bộ và 01 ban QLDA tại địa phương với 02 tổ thực hiện Y tế và Nông nghiệp. Tuy nhiên, để phù hợp với cơ cấu phân bổ ngân sách giữa hai hợp phần và theo thống nhất giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Thế giới tại đợt giám sát đánh giá dự án VAHIP lần thứ 07, Bộ Y tế sẽ thay Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn làm đơn vị chủ quản, chịu trách nhiệm trình phê duyệt, điều phối hoạt động giữa hai hợp phần, triển khai thực hiện, tổng hợp báo cáo chung, quyết toán và kiểm toán dự án trong giai đoạn 2011 - 2014; cũng theo đó, nhân sự của Ban QLDA Hợp phần Nông nghiệp tại trung ương và 11 tỉnh cũng sẽ cắt giảm, chỉ duy trì những vị trí then chốt.
Ban quản lý Dự án VAHIP - Y tế sẽ quản lý tài khoản Chuyên dụng của hợp phần Y tế và chuyển tiền tạm ứng cho các PPMU (bao gồm cả kinh phí hợp phần C của các PPMU) để triển khai các hoạt động hợp phần B và C (C2.3; C3.3) tại các tỉnh.
Ban điều phối dự án Bộ Nông nghiệp & PTNT sẽ quản lý tài khoản Chuyên dụng của hợp phần Nông nghiệp và chuyển tiền tạm ứng cho các PPMU để triển khai các hoạt động hợp phần A tại các tỉnh và kinh phí quản lý Tổ Nông nghiệp (một phần của C3.3). Cả hai Ban quản lý dự án Y tế và Nông nghiệp đều có trách nhiệm báo cáo theo yêu cầu của nhà tài trợ và của Chính phủ; và quyết toán khi hoàn thành dự án đối với hợp phần mình phụ trách.
Tại mỗi tỉnh, giám đốc PPMU sẽ là chủ tài khoản và chịu trách nhiệm lập kế hoạch ngân sách hàng năm, tổng hợp báo cáo, quản lý tài chính và tổng hợp quyết toán dự án tại cấp tỉnh.
Chi tiết về quản lý tài chính đã được hướng dẫn cụ thể trong sổ tay thực hiện dự án.
VI. PHƯƠNG THỨC QUẢN LÝ TỔ CHỨC DỰ ÁN
1. Ban Điều phối dự án - Nông nghiệp (PCU)
Thành phần: Giữ nguyên Ban điều phối dự án VAHIP giai đoạn 2007-2011, bao gồm các cán bộ thuộc Ban quản lý các dự án Nông nghiệp và cán bộ kiêm nhiệm của Cục Thú y có nhiệm vụ tư vấn về chuyên môn; dự án sẽ tuyển một tư vấn cao cấp trong nước giúp việc cho Ban điều phối dự án quản lý các hoạt động kỹ thuật Hợp phần A, giảm bớt một số tư vấn quản lý tiểu hợp phần trong giai đoạn trước. Ngoài cán bộ chuyên môn, các cán bộ/trợ lý dự án (hợp đồng chuyên trách), cán bộ hành chính, phiên dịch, văn thư, lái xe vẫn tiếp tục duy trì.
Chức năng, nhiệm vụ của PCU:
- Triển khai các hoạt động chuyên môn thuộc hợp phần A và hoạt động giám sát đánh giá và quản lý dự án hợp phần A tại trung ương và 11 tỉnh dự án;
- Dự thảo ngân sách và quản lý tài chính các hoạt động chuyên môn thuộc Hợp phần A; hoạt động giám sát, đánh giá và quản lý dự án hợp phần A tại trung ương và 11 tỉnh dự án
- Chuẩn bị báo cáo (gồm báo cáo tiến độ, báo cáo tài chính, báo cáo mua sắm đấu thầu) gửi Ban QLDA-Y tế để tổng hợp để báo cáo Chính phủ và nhà tài trợ theo quy định;
- Phối hợp với Ban QLDA-Y tế giám sát, triển khai việc thực hiện dự án tại 11 tỉnh dự án.
2. Ban QLDA tại 11 tỉnh (PPMU)
Mỗi tỉnh sẽ có 01 Ban quản lý dự án tỉnh, sẽ do UBND ra quyết định thành lập. Các hoạt động được phân quyền cho tỉnh bao gồm các kế hoạch hoạt động, dự thảo ngân sách và kế hoạch mua sắm đấu thầu hàng năm sẽ do UBND xem xét và phê duyệt.
Thành phần: Trong giai đoạn mới này, Giám đốc/Phó giám đốc Sở Y tế sẽ làm Giám đốc Dự án, phụ trách chung hai hợp phần và phụ trách Hợp phần Y tế; Chi cục trưởng chi cục Thú y là Phó giám đốc Dự án, phụ trách hợp phần Nông nghiệp. Giúp việc cho Ban Giám đốc, có các cán bộ kiêm nhiệm (là cán bộ của Sở Y tế, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh, Chi cục Thú y và các đơn vị liên quan) phụ trách các vị trí: điều phối viên, kế toán, kế hoạch, đấu thầu, giám sát và đánh giá; Tùy theo khối lượng công việc, Ban QLDA tỉnh có thể thuê thêm cán bộ hợp đồng giúp thực hiện công tác kế toán, giải ngân và mua sắm đấu thầu (việc tuyển thêm cán bộ hợp đồng cần phải báo cáo Ban QLDA trung ương trước khi thực hiện).
Vẫn duy trì 2 tổ thực hiện dự án, Tổ Y tế phụ trách triển khai các hoạt động thuộc hợp phần Y tế theo kế hoạch được giao và Tổ Nông nghiệp phụ trách triển khai các hoạt động thuộc hợp phần Nông nghiệp theo kế hoạch được giao.
Cơ cấu cán bộ kiêm nhiệm Hợp phần Nông nghiệp như sau:
- 01 Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án (PPMU) là lãnh đạo Chi cục Thú y
- 01 Điều phối viên Nông nghiệp (phụ trách kỹ thuật Tổ Nông nghiệp).
- 01 cán bộ kế hoạch, mua sắm, giám sát các hoạt động dự án.
- 01 kế toán theo dõi hợp phần Nông nghiệp.
Trong khi triển khai thực hiện dự án, các tỉnh có thể thuê cán bộ kỹ thuật, cán bộ khác theo hình thức hợp đồng có thời hạn hoặc hợp đồng công việc.
Tổ thực hiện dự án sẽ tiếp tục sử dụng các thiết bị văn phòng và phương tiện vận chuyển do dự án VAHIP giai đoạn 2007-2011 trang bị. Văn phòng làm việc sẽ được chuyển về Chi cục Thú y để thuận tiện trong việc quản lý, điều hành và phối hợp với các hoạt động phòng chống cúm gia cầm của tỉnh.
Chức năng, nhiệm vụ của Tổ Nông nghiệp thuộc Ban quản lý dự án tỉnh (PPMU):
o Triển khai các hoạt động chuyên môn thuộc hợp phần A tại địa phương theo kế hoạch được giao hàng năm;
o Chuẩn bị báo cáo (gồm báo cáo tiến độ, báo cáo tài chính, báo cáo mua sắm đấu thầu) gửi cho Ban quản lý dự án của tỉnh và Ban Điều phối dự án Nông nghiệp tổng hợp để báo cáo Chính phủ và nhà tài trợ theo quy định;
Thông qua các hoạt động của Dự án, năng lực khống chế dịch bệnh của các cấp chính quyền và ngành thú y sẽ được tăng cường, giúp giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm ở gia cầm và ở người ở các tỉnh dự án nói riêng, đồng thời góp phần giảm thiểu nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm trong toàn quốc nói chung. Việc tiếp tục duy trì các hoạt động giai đoạn 2007-2011 sẽ củng cố các thành quả đạt được của dự án, trong đó có việc điều chỉnh, tăng cường công tác quản lý dịch bệnh theo chuỗi từ sản xuất tới thị trường cũng như tiếp tục nhân rộng các mô hình quản lý chợ, lò mổ, tiêu hủy gia cầm.... Các hoạt động hỗ trợ của dự án có thể chưa loại trừ được bệnh cúm gia cầm độc lực cao, song dự án sẽ tạo khả năng xây dựng và đưa vào áp dụng các biện pháp phù hợp trong lộ trình thanh toán virut cúm độc lực cao, trước hết ở các khu vực chăn nuôi và trang trại cá thể.
Các hỗ trợ kỹ thuật của Dự án sẽ đảm bảo cho công tác quản lý chất lượng các phòng xét nghiệm cúm gia cầm theo tiêu chuẩn ISO 17025 (tiêu chuẩn quốc tế đối với các phòng thí nghiệm). Với sự hỗ trợ về đào tạo, giúp các cán bộ phòng thí nghiệm phân lập vi rút cúm gia cầm tránh được các rủi ro khi được làm việc trong điều kiện an toàn sinh học.
Với sự hỗ trợ các cuộc họp thú y hàng tháng và đào tạo, thông tin dịch bệnh được thu thập từ cấp xã được tăng cường về số lượng và chất lượng. Các thông tin này sẽ được các cơ quan thú y cấp tỉnh và cấp quốc gia sử dụng nhằm phục vụ công tác xây dựng chiến lược và hoạt động khống chế dịch bệnh.
Nâng cấp các chợ và lò mổ và đào tạo, nhằm cải tiến các tiêu chuẩn vệ sinh của các chợ bán gia cầm sống thông qua việc áp dụng các biện pháp an toàn sinh học nhằm ngăn chặn sự lây nhiễm và phát tán vi-rút cúm trong quần thể gia cầm.
Công tác vi-rút cúm gia cầm sẽ giúp thu thập số liệu về sự lưu hành vi-rút cúm gia cầm tại chợ. Các số liệu này được sử dụng làm cơ sở dữ liệu cho công tác giám sát và đánh giá dự án sau này cũng như để đánh giá tác động của các biện pháp vệ sinh được áp dụng tại chợ và lò mổ.
Thông qua các chương trình truyền thông, người dân sẽ được cung cấp các thông tin rõ ràng về các biện pháp ngăn chặn lây lan dịch bệnh và giúp tăng cường cảnh báo sớm dịch bệnh qua đường dây nóng.
Các hoạt động ứng phó nhanh ổ dịch trên mô hình giả nhằm đảm bảo rằng các cơ quan thú y, gồm cả thú y cơ sở, thú y vùng, tỉnh và huyện có phản ứng nhanh nhằm khống chế kịp thời các ổ dịch ngay sau khi được thông báo.
Xuất phát từ nhu cầu thực tế của Dự án VAHIP giai đoạn 2007-2011, được sự chỉ đạo tích cực Bộ Nông nghiệp và PTNT và lĩnh hội các ý kiến góp ý của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các Bộ ngành liên quan, Ban quản lý các Dự án Nông nghiệp đã chuẩn bị chỉnh sửa và bổ sung các nội dung hoạt động của Dự án để tránh chồng chéo với các dự án của Chính phủ và các dự án hỗ trợ khác, đáp ứng các mục tiêu trước mắt cũng như lâu dài của công tác phòng chống dịch cúm gia cầm và cúm ở người, đồng thời đảm bảo phát huy triệt để hiệu quả của các hoạt động đã thực hiện trong giai đoạn 2011-2014.
Để Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP) sớm được triển khai, đề nghị Bộ xem xét, phê duyệt nội dung hoạt động hợp phần A và một phần hợp phần C do Bộ Nông nghiệp phụ trách để gửi Bộ Y tế phê duyệt báo cáo khả thi của toàn Dự án, làm cơ sở đàm phán và ký kết hiệp định tài trợ bổ sung cho dự án giai đoạn 2011-2014./.
- 1Nghị định 131/2006/NĐ-CP ban hành quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
- 2Thông tư 04/2007/TT-BKH hướng dẫn thực hiện quy chế quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 3Nghị định 01/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- 4Thông tư 49/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ của nước ngoài thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Công văn 410/TTG-QHQT bổ sung vốn cho Dự án VAHIP do Ngân hàng Thế giới tài trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Công văn 422/BNN-HTQT bổ sung tăng nguồn kinh phí thực hiện dự án phòng chống dịch cúm gia cầm do FAO quản lý của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Quyết định 756/QĐ-BNN-HTQT năm 2011 phê duyệt sử dụng nguồn vốn bổ sung của Dự án Phòng chống dịch cúm gia cầm, cúm ở người và dự phòng đại dịch ở Việt Nam (VAHIP), giai đoạn 2011-2014 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 756/QĐ-BNN-HTQT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/04/2011
- Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Người ký: Diệp Kỉnh Tần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/04/2011
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực