Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 754/QĐ-UBND | Hải Dương, ngày 08 tháng 3 năm 2017 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HẢI DƯƠNG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 93/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Thông tư số 05/2013/TT-BKHĐT ngày 31/10/2013 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015, của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 của Thủ tướng Chính phủ về Trợ giúp doanh nghiệp nhỏ và vừa trong công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 10/2009/QĐ-TTg ngày 16/01/2009 của Thủ tướng Chính phủ về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm;
Căn cứ Quyết định số 9082/QĐ-BCT, ngày 08/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030;
Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 118/TTr-SCT ngày 25/01/2017,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, với những nội dung chủ yếu sau:
- Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) tỉnh Hải Dương tuân thủ định hướng phát triển công nghiệp, thúc đẩy công nghiệp của tỉnh phát triển nhanh và bền vững, phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.
- Tận dụng tối đa những lợi thế của tỉnh để phát triển CNHT Hải Dương trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi sản xuất của các tập đoàn đa quốc gia, từng bước đáp ứng nhu cầu trong mạng lưới sản xuất vùng KTTĐ Bắc Bộ, cả nước và khu vực.
- Đầu tư và thu hút đầu tư có chọn lọc các lĩnh vực CNHT, phát triển có chiều sâu để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp; Tập trung phát triển CNHT cơ khí chế tạo và điện - điện tử.
- Phát triển CNHT trên cơ sở huy động tối đa năng lực của các thành phần kinh tế, nâng cao thị phần của hệ thống doanh nghiệp nhỏ và vừa, ưu tiên đơn vị dân doanh địa phương;
- Phát triển CNHT có tính liên kết, đan xen theo các khu vực tập trung, trong các cụm liên kết ngành, các khu CNHT chuyên sâu, trên cơ sở đó hình thành hệ thống các dịch vụ hỗ trợ đặc thù và chuyên biệt của Hải Dương cho phát triển CNHT.
1. Mục tiêu chung:
Đến năm 2020, phấn đấu đưa CNHT của tỉnh trở thành ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại, tham gia vào việc sản xuất và cung cấp các linh kiện, phụ tùng... cho các ngành công nghiệp trên địa bàn tỉnh và khu vực lân cận. Đến năm 2030, phấn đấu trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu của các tập đoàn đa quốc gia.
2. Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX CNHT giai đoạn 2016 - 2020 đạt 13,7%/năm; giai đoạn 2021-2030 đạt 12,9%/năm
- GTSX CNHT đạt 39.202 tỷ đồng năm 2020 và 132.317 tỷ đồng năm 2030 (theo giá so sánh 2010).
- Tỷ trọng GTSX CNHT trong tổng GTSXCN toàn tỉnh năm 2020 đạt 16,9% và năm 2030 đạt 19,3%
1. Quy hoạch phát triển CNHT cơ khí chế tạo
- Giai đoạn đến 2020:
Tập trung phát triển mạnh lĩnh vực gia công cơ khí bao gồm: đúc, rèn, dập, gia công chính xác, nhiệt luyện, cắt gọt, xử lý bề mặt, tăng cứng ...chủ động đẩy mạnh chuyển giao và đổi mới, nâng cao năng lực trong lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu rộng rãi của thị trường.
Chú trọng thu hút đầu tư, sản xuất linh phụ kiện cơ khí phục vụ cho ngành công nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô, xe máy như nhóm sản phẩm hỗ trợ bên ngoài bao gồm sản phẩm khung, cabin, bánh xe, rơ moóc... và nhóm sản phẩm hỗ trợ bên trong như động cơ ô tô, phanh, khớp trục lái.
Tập trung đầu tư phát triển lĩnh vực CNHT đóng tàu thủy (đặc biệt là tàu sông), nâng cao năng lực sản xuất, chế tạo các thiết bị như nắp hầm hàng, vỏ tàu, các thiết bị trên boong, xích neo tàu, phụ kiện đường ống, vật liệu phụ, nội thất tàu...
Tận dụng năng lực chế tạo để sản xuất linh kiện, phụ tùng, thiết bị lẻ phục vụ các ngành, lĩnh vực công nghiệp gia dụng (như quạt điện, xe đạp, bếp ga, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, máy giặt, nồi cơm điện, bình nước nóng, máy hút bụi, đồ dùng nhà bếp), các thiết bị phục vụ nông, lâm nghiệp và các ngành khác, nhằm đáp ứng các nhu cầu sản xuất lắp ráp trong nước, nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm công nghiệp và đẩy mạnh xuất khẩu.
Xúc tiến nghiên cứu thiết kế sản xuất lắp ráp các sản phẩm hoàn chỉnh cơ khí thương hiệu Việt tương ứng với các linh kiện, chi tiết trên nhằm nâng cao giá trị gia tăng của ngành;
- Định hướng phát triển giai đoạn 2021-2030:
Tiếp tục duy trì sản xuất ổn định, nâng công suất, phát huy hết công suất các dự án đầu tư ở giai đoạn trước, đầu tư kêu gọi mới các dự án: sản xuất máy công cụ gia công kim loại; sản xuất máy móc thiết bị cho: ngành dệt may - da giày; sản xuất nông - lâm nghiệp; chế biến thủy hải sản, thực phẩm; ngành y tế, ngành đóng và sửa chữa tàu thủy; lắp ráp ô tô, xe máy.
Trong giai đoạn này phấn đấu nắm vững đầy đủ các công nghệ mới trong sản xuất các nhóm sản phẩm công nghệ phức tạp hơn (bao gồm cả thiết kế, thử nghiệm, giám định chất lượng chi tiết và tổng thành); ưu tiên các sản phẩm đáp ứng tiêu chí sản xuất xanh, tiết kiệm năng lượng, trình độ tự động hóa cao hơn.
Đầu tư chiều sâu, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng lĩnh vực sản xuất, tiếp tục thu hút đầu tư sản xuất các sản phẩm linh kiện phụ tùng, thiết bị ngành công nghiệp ô tô, tàu thủy. Hình thành hệ thống doanh nghiệp địa phương có khả năng cung ứng cho doanh nghiệp lắp ráp, đặc biệt là các doanh nghiệp FDI, doanh nghiệp lớn của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Tập trung phát triển năng lực thiết kế, chế tạo linh kiện, cụm linh kiện phức tạp hướng tới thị trường xuất khẩu.
2. Quy hoạch phát triển CNHT điện - điện tử
- Giai đoạn đến năm 2020:
Phát triển CNHT ngành điện-điện tử trên cơ sở phát triển một số nhóm ngành đã có thể mạnh sản xuất trên địa bàn tỉnh nhằm thúc đẩy và nâng cao giá trị gia tăng của sản xuất và lắp ráp các sản phẩm điện - điện tử như: các loại sản phẩm điện tử dân dụng (điện thoại, máy điều hòa không khí, ti vi, tủ lạnhmáy tính,...), các sản phẩm điện tử văn phòng (máy photocopy, máy fax), thiết bị truyền thông; điện, điện tử phục vụ công nghiệp; Đồng thời, tạo điều kiện phát triển một số nhóm ngành hỗ trợ đang có nhu cầu phát triển để phục vụ cho công nghiệp sản xuất sản phẩm điện-điện tử.
Tiếp tục thu hút đầu tư các nhà máy sản xuất linh kiện, cụm linh kiện điện-điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng, thiết bị nghe nhìn, máy vi tính và thiết bị ngoại vi.
Đầu tư dự án sản xuất một số thiết bị đồng bộ cho nhà máy điện; sản xuất các mạng dây điện; Nhà máy sản xuất các cụm linh kiện và các mạch điện tử sử dụng trong công nghiệp ô tô, thiết bị điện tử.
Đẩy mạnh sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học, máy văn phòng, điện lạnh, các thiết bị thông tin viễn thông.
- Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2030:
Mở rộng, nâng cao sản lượng, chất lượng của các dự án đã thu hút đầu tư, có chính sách khuyến khích, hỗ trợ, đẩy mạnh chuyển giao sản xuất linh kiện điện-điện tử từ doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp nội địa.
Tiếp tục đầu tư thêm dự án sản xuất thiết bị đo lường, kiểm tra, định hướng và điều khiển trên cơ sở xem xét hiệu quả của dự án đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư trên địa bàn tỉnh.
Nghiên cứu thu hút các dự án đầu tư và lĩnh vực điện tử y tế, linh kiện điện-điện tử cho các lĩnh vực lĩnh vực thông tin truyền thông sử dụng công nghệ cao.
Từng bước xúc tiến chuyển giao hệ thống sản xuất sản phẩm CNHT điện- điện tử sang các doanh nghiệp nội địa. Hoàn thiện năng lực sản xuất linh kiện, phụ tùng điện-điện tử, cùng với CN cơ khí chế tạo, đưa ngành CN điện-điện tử trở thành ngành CN mũi nhọn trên địa bàn tỉnh.
Tiếp tục kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp điện-điện tử, đặc biệt là các nhóm ngành sản phẩm kỹ thuật cao, hàm lượng công nghệ và vốn lớn nhằm phát triển ngành điện - điện tử theo hướng hiện đại. Từng bước chuyên môn hóa trong sản xuất, xây dựng cho ngành CNHT công nghiệp điện- điện tử có một vị thế nhất định trong sản xuất sản phẩm, có thể tham gia vào chuỗi sản xuất cung ứng linh phụ kiện cho thị trường trong nước, khu vực và thế giới.
3. Quy hoạch phát triển CNHT dệt may - da giày
- Giai đoạn đến năm 2020:
Khuyến khích các nhà đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu thay thế cho hàng nhập khẩu nhằm đáp ứng các yêu cầu về xuất xứ để được hưởng các ưu đãi khi nhập khẩu vào các thị trường của các nước tham gia Hiệp định tự do thương mại. Một số mặt hàng nhập khẩu chủ yếu trên địa bàn là:
+ Nhóm phụ liệu may: chỉ may, chỉ thêu, các loại dây luồn; bông tấm, bông chần, vải không dệt...; mesh, xốp dệt và không dệt, các loại xốp dựng có hoặc không keo dán...; các loại khuy, nút bằng nhựa, kim loại, gỗ, vỏ trai, vỏ sò, sừng, các loại nút dập, oze, đinh rive các chi tiết được làm bằng kim loại hoặc nhựa, nhãn, mác, logo...; khóa kéo, băng chun, băng dính gai, các loại dây đai dệt...
+ Nhóm phụ kiện bao gói: các loại túi PE (polyethylene), PP (polyprotylene) các loại móc áo; các loại giấy, bìa lót áo, chống ẩm, khoanh cổ, nơ cổ, các loại ghim, cài, kẹp nhựa, thùng caton sóng nhiều lớp.
+ Nhóm nguyên phụ liệu của ngành da, giày gồm các loại như: da và giả da, vải, để giày, phụ liệu trang trí và nguyên liệu phụ trợ.
Khuyến khích các nhà đầu tư sử dụng công nghệ cao, ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật để hạ giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm, sử dụng các nguyên vật liệu thân thiện với mới môi trường để nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may da giày Việt Nam trên thị trường trong và ngoài nước.
- Định hướng phát triển giai đoạn 2021 - 2030:
Tiếp tục phát triển các dự án đã đầu tư các giai đoạn trước, Đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng sản xuất. Tiếp tục thu hút đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất sử dụng công nghệ cao, sản xuất sản phẩm trong nước đang có nhu cầu và vẫn phải nhập khẩu, sản phẩm phù hợp với công nghệ và xu hướng sử dụng trong giai đoạn này.
Đầu tư tập trưng và đồng bộ, phát triển đa dạng sản phẩm, chú trọng sản xuất bền vững, bảo vệ môi trường.
IV. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư
1. Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí chế tạo
TT | Danh mục | Quy mô công suất | Vốn đ.tư (tỷ đồng) |
1 | NM Khuôn mẫu chất lượng cao | 500 sp/năm | 100 |
2 | Dự án sản xuất chế tạo thiết bị, máy móc điều khiển số: máy tiện, khoan, nghiền, xay, mài, uốn, gấp, cán, xén, hàn.... |
| 250 |
3 | Nhà máy cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện động cơ ngành ô tô, xe máy | 10.000 tấn sp/năm | 400 |
4 | Dự án nhà máy sản xuất thiết bị phụ tùng, lắp ráp ôtô tải | 10.000 chiếc/năm | 1100 |
5 | Một số dự án sản xuất và lắp ráp ô tô du lịch, xe khách, và động cơ môtô |
| 1.000 |
6 | Nhà máy cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện phụ trợ ngành gia dụng. | 1 triệu sp/năm | 100 |
7 | Nhà máy cơ khí gia công chính xác | 8.000 tấn sp/năm | 80 |
8 | Nhà máy nhiệt luyện, xử lý bề mặt | 10.000 tấn sp/năm | 60 |
9 | Nhà máy chế tạo thiết bị trên boong như nắp hầm hàng, xích neo tàu, thiết bị phụ kiện đường ống... | 2000 tấn sp/năm | 80 |
10 | Nhà máy cơ khí chế tạo, sản xuất linh kiện, thiết bị sản xuất và máy công nghiệp | 200 tấn sp/năm | 100 |
2. Công nghiệp hỗ trợ ngành điện - điện tử
| Dự án | Quy mô công suất | VĐT/nhà máy (tỷ đồng) |
1 | Sản xuất máy phát điện, động cơ điện | 30.000 SP/năm | 400 |
2 | Sản xuất bộ vi mạch điện tử | 200.000 SP/năm | 1.600 |
3 | Sản xuất thiết bị điện tử viễn thông | 3.200.000 SP/năm | 750 |
4 | Sản xuất các phụ kiện điện, thiết bị Viễn thông, thông tin liên lạc phục vụ ngành công nghiệp đóng tàu | 300.000 sản phẩm/năm | 300 |
5 | Sản xuất linh kiện, cụm linh kiện điện-điện tử cho các thiết bị điện tử gia dụng | 1,5 triệu sản phẩm/tháng | 200 |
6 | Sản xuất thiết bị nghe nhìn, máy vi tính và thiết bị ngoại vi | 2 triệu sản phẩm/tháng | 300 |
7 | Sản xuất một số thiết bị đồng bộ cho nhà máy điện; sản xuất các mạng dây điện | 4000 sản phẩm/năm | 180-200 |
8 | Sản xuất các cụm linh kiện và các mạch điện tử sử dụng trong công nghiệp ô tô, thiết bị điện tử | 300.000- 500.000 sản phẩm/năm | 100-120 |
9 | Sản xuất, lắp ráp các thiết bị điện tử, tin học, máy văn phòng, điện lạnh | 5 triệu sản phẩm/năm | 100 |
10 | Sản xuất bảng mạch in điện tử kỹ thuật cao | 2 triệu sản phẩm/tháng | 250-300 |
11 | Mở rộng quy mô một số NM hiện có |
| 100-150 |
12 | Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án sản xuất CNHT điện-điện tử đã đăng ký đầu tư |
| 1.000 |
3. Công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may, da giầy
TT | Danh mục | Quy mô công suất | Vốn đ.tư (USD) |
1 | Sợi | 2 vạn cọc | 11.000.000 |
2 | LH sợi dệt nhuộm | 15 triệu m2/năm | 50.000.000 |
3 | Chỉ may, chỉ khâu | 4000 T/năm | 6.000.000 |
4 | Bông tấm | 10 triệu m2/năm | 2.000.000 |
5 | Mex dệt | 12 triệu m2/năm | 1.500.000 |
6 | Mêx không dệt | 10 triệu m2/năm | 1.000.000 |
7 | Vải phản quang, chống cháy | 10 triệu m2/năm | 2.500.000 |
8 | Cúc nhựa | 100 triệu chiếc | 1.000.000 |
9 | Khoá kéo | 10 triệu m/năm | 6.000.000 |
10 | Nhãn dệt | 100 triệu chiếc | 7.000.000 |
11 | Băng chun, băng gai | 10 triệu m/năm | 300.000 |
12 | Cúc dập kim loại | 100 triệu bộ | 2.000.000 |
13 | Phụ liệu dệt may khác |
| 4.500.000 |
14 | Phụ liệu da giày |
| 6.000.000 |
15 | Bao bì |
| 3.500.000 |
V. Các giải pháp thực hiện quy hoạch
1. Phát triển số lượng và nâng cao năng lực doanh nghiệp CNHT nội địa
- Khuyến khích hoạt động ươm tạo doanh nghiệp CNHT;
- Hỗ trợ doanh nghiệp nội địa trở thành nhà cung ứng cho các công ty đa quốc gia ở các lớp cung ứng khác nhau.
- Hỗ trợ doanh nghiệp CNHT áp dụng các hệ thống quản lý tiên tiến.
2. Các giải pháp về cải cách thủ tục hành chính
- Tích cực tuyên truyền, phổ biến công khai các thủ tục hành chính tại bộ phận “một cửa”, trên các kênh thông tin như: Đài phát thanh truyền hình, báo, cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử. Công bố, công khai các thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan hành chính tại Cơ sở dữ liệu quốc gia về thủ tục hành chính.
- Tập trung rà soát toàn diện các thủ tục hành chính ở tất cả các lĩnh vực, kịp thời tập hợp thống nhất trong Bộ thủ tục hành chính ban hành áp dụng trên địa bàn tỉnh. Đơn giản hóa đối với thủ tục hành chính tại các Sở, ngành; bổ sung các thủ tục hành chính tạo được sự thông thoáng, khoa học với các yêu cầu pháp lý thuận lợi cho nhà đầu tư.
- Quy định rõ ràng chức năng, nhiệm vụ, hướng dẫn thực hiện thủ tục hành chính của các sở, ngành.
- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức trong các bộ phận cải cách thủ tục hành chính (về đào tạo chuyên sâu về nghiệp vụ, công nghệ thông tin, ưu tiên về các điều kiện làm việc,...), nhất là tại các khâu kết nối thủ tục hành chính nhà nước với nhà đầu tư.
- Tổ chức vận hành có hiệu quả và đẩy mạnh chất lượng phục vụ ở bộ phận “một cửa” và “một cửa liên thông” trong giải quyết các thủ tục hành chính về đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng...
3. Giải pháp thu hút đầu tư vào CNHT
- Chú trọng các dự án đầu tư sản xuất các sản phẩm trong nước đang có nhu cầu cao, các dự án sử dụng công nghệ cao.
- Tiếp tục tạo môi trường đầu tư thuận lợi để tranh thủ và tìm kiếm các cơ hội mới, tinh giản thủ tục hành chính, nhanh chóng sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản pháp quy, tạo niềm tin và sự thuận lợi cho các nhà đầu tư.
4. Phát triển KCN, CCN hỗ trợ trên địa bàn tỉnh
Lựa chọn một số khu vực có vị trí thuận lợi để xây dựng khu/cụm CNHT tập trung để kêu gọi các nhà đầu tư CNHT, tập trung thu hút các doanh nghiệp nước ngoài như Nhật Bản, Hàn Quốc...
5. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực
- Thực hiện xã hội hóa công tác đào tạo nghề nhằm thu hút mọi nguồn lực cho các hoạt động đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo nghề, các loại hình trường lớp và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho người lao động có cơ hội học nghề, tìm kiếm việc làm;
- Có kế hoạch đầu tư, nâng cấp đồng bộ một số trường dạy nghề hiện có với các trang thiết bị hiện đại, khắc phục tình trạng chênh lệch về trình độ, thiết bị trong các trường dạy nghề với thực tiễn sản xuất, đảm bảo tính cân đối giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo cho người lao động sau đào tạo có thể sớm phát huy được kiến thức đào tạo trong thực tiễn công việc;
- Tập trung đào tạo đội ngũ công nhân kỹ thuật, phát triển đào tạo các ngành nghề như cơ khí chế tạo, tự động hóa, điện-điện tử, các ngành nghề đòi hỏi kỹ thuật cao. Đồng thời, có kế hoạch đào tạo cho đội ngũ quản lý và các chủ doanh nghiệp các kiến thức về quản lý kinh tế, về sản xuất kinh doanh, hội nhập, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chủ động trong cạnh tranh và hội nhập;
- Từng bước thực hiện đào tạo theo nhu cầu và địa chỉ, nhằm đảm bảo cho lao động đào tạo ra được sử dụng đúng với chương trình đã đào tạo. Kết hợp đào tạo nghề dài hạn để có đội ngũ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ lành nghề đủ khả năng tiếp cận và sử dụng thành thạo các phương tiện kỹ thuật, công nghệ hiện đại với việc mở rộng loại hình đào tạo nghề ngắn hạn tạo các cơ hội cho mọi người lao động đều được học nghề;
6. Giải pháp về tăng cường liên kết doanh nghiệp, liên kết vùng
a) Giải pháp liên kết vùng
Phát huy quan hệ hợp tác với các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, đặc biệt là Hải Phòng, Hà Nội và Quảng Ninh nhằm kết hợp hiệu quả các tiềm năng thế mạnh và lợi thế so sánh của mỗi địa phương để đẩy nhanh sự phát triển của từng địa phương, làm động lực thúc đẩy sự phát triển chung của vùng và cả nước.
b) Giải pháp liên kết doanh nghiệp
Có chiến lược nâng cao nhận thức về hiệu quả của các hoạt động liên kết kinh tế, liên kết sản xuất cho doanh nghiệp để tạo điều kiện doanh nghiệp có thể chủ động và sẵn sàng tìm kiếm các mối liên kết trong hoạt động của mình.
7. Giải pháp khoa học công nghệ
Các hoạt động ứng dụng và chuyển giao công nghệ lĩnh vực CNHT được hưởng chính sách quy định tại Nghị định 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015, của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ.
8. Giải pháp về phát triển thị trường
- Xây dựng các liên kết với các tập đoàn lớn trong khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc cũng như trên cả nước. Tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư đối với các tập đoàn, các doanh nghiệp lớn trên phạm vi cả nước để xác định nhu cầu nội địa hóa của các doanh nghiệp này, từ đó kêu gọi các doanh nghiệp cung ứng nước ngoài và trong nước đầu tư.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về các ngành công nghiệp và thông tin doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Tổ chức các chương trình xúc tiến, hội chợ, triển lãm về các ngành công nghiệp chế tạo, làm cầu nối giữa các doanh nghiệp lắp ráp và doanh nghiệp sản xuất sản phẩm phụ trợ. Hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn tham gia các hoạt động này trên toàn quốc.
9. Giải pháp bảo vệ môi trường
Sử dụng, cải tạo, bảo vệ môi trường không tách rời với mục tiêu của quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh, vùng và quốc gia. Lấy phòng ngừa và ngăn chặn ô nhiễm là nguyên tắc chủ đạo kết hợp với xử lý ô nhiễm, cải thiện môi trường và bảo tồn thiên nhiên.
Thực hiện nghiêm quy định về lập và thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường, thông qua thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường để phân loại các dự án đầu tư, hạn chế cấp phép đối với các dự án có nguy cơ cao gây ô nhiễm tại các khu du lịch, khu đông dân cư, các di tích văn hóa, lịch sử, các khu bảo tồn, và các hệ sinh thái nhạy cảm.
Khuyến khích các cơ sở đầu tư đổi mới trang thiết bị, áp dụng các công nghệ hiện đại nhằm giảm thiểu chất thải, thực hiện sản xuất sạch hơn. Khuyến khích các dự án đầu tư có ứng dụng công nghệ, thiết bị sản xuất sạch hơn.
Tăng cường công tác tuyên truyền, đào tạo, tập huấn về công tác bảo vệ môi trường cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, doanh nghiệp, các đoàn thể và nhân dân.
Áp dụng chương trình sản xuất sạch hơn, nghiên cứu tái sử dụng chất thải cho sản xuất. Yêu cầu các khu công nghiệp, những cơ sở sản xuất công nghiệp, những dự án đầu tư cần thực hiện đánh giá hoặc cam kết bảo vệ môi trường theo quy định, sử dụng máy móc, trang thiết bị và công nghệ hiện đại.
Tăng cường công tác giám sát, kiểm tra và xử lý vi phạm của các cơ quan chức năng đối với hoạt động xử lý chất thải, bảo vệ môi trường.
Điều 2. Tổ chức thực hiện quy hoạch.
1. Sở Công Thương: Là đầu mối quản lý Nhà nước về công nghiệp trên địa bàn tỉnh; chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát và tham mưu đề xuất với UBND tỉnh trong việc thực hiện các nội dung Quy hoạch phát triển CNHT; Chủ trì lập các phương án, kế hoạch huy động vốn, xây dựng các quỹ, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp; chủ trì, tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại, giúp các doanh nghiệp củng cố, khai thác thị trường trong và ngoài nước, tổ chức các hoạt động triển lãm hàng hóa và Hội chợ hàng công nghiệp, tổ chức phát triển dịch vụ hỗ trợ sản xuất CNHT.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng các cơ chế hỗ trợ, chính sách ưu đãi, khuyến khích phát triển CNHT dài hạn, ngắn hạn để triển khai thực hiện.
3. Sở Tài chính: Quản lý nguồn vốn các dự án đầu tư sử dụng từ Ngân sách Nhà nước. Hướng dẫn các tổ chức, doanh nghiệp có biện pháp huy động nguồn lực cho phát triển CNHT. Phối hợp với Cục Thuế, Ngân hàng, Hải quan và các ngành liên quan thực hiện cơ chế hỗ trợ, khuyến khích đầu tư tạo điều kiện phát triển CNHT. Tham gia thẩm định các phương án, kế hoạch huy động vốn, xây dựng các quỹ, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp.
4. Sở Xây dựng: Chủ trì, phối hợp với Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp huyện/thị xã/thành phố, kiểm soát chặt chẽ các dự án đầu tư trong việc thực hiện quy hoạch chi tiết trong các khu, cụm công nghiệp.
5. Sở Giao thông Vận tải: Lập kế hoạch về thực hiện nâng cấp các tuyến giao thông tới các khu, cụm công nghiệp phù hợp với quy hoạch của từng thời kỳ.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: Chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Công Thương và UBND các huyện, thị xã, thành phố quy hoạch quỹ đất cho nhu cầu phát triển CNHT. Thực hiện và giải quyết nhanh các thủ tục giao, cho thuê đất cho các chủ dự án theo đúng quy định. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức đánh giá tác động môi trường, tổ chức kiểm tra, kiểm soát các yếu tố gây ô nhiễm môi trường ở các dự án đầu tư sản xuất CNHT.
7. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: chủ trì phối hợp với các ngành lập kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực cho sản xuất CNHT ở từng thời kỳ.
8. Sở Khoa học và Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các ngành có liên quan xây dựng chính sách khuyến khích phát triển CNHT về đổi mới, cải tiến công nghệ, cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, công cụ nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm; xây dựng hệ thống; xác lập quyền sở hữu công nghiệp; Xây dựng và phát triển thị trường KH&CN, hỗ trợ tham gia các diễn đàn công nghệ, Chợ công nghệ- Thiết bị; xây dựng ngân hàng dữ liệu thông tin công nghệ mới.
9. Ban Quản lý các khu công nghiệp: Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư để thu hút các dự án đầu tư vào các khu công nghiệp; tổ chức việc quản lý các hoạt động đầu tư trực tiếp trên địa bàn theo quy định hiện hành.
10. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã: Chủ động phối hợp với Sở Công thương trong việc triển khai thực hiện các nội dung quy hoạch, xây dựng, tham mưu, đề xuất các cơ chế, chính sách, biện pháp cụ thể tổ chức thực hiện theo thẩm quyền, chức năng, nhiệm vụ của mình.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các Giám đốc sở: Kế hoạch và Đầu tư, Công Thương, Tài chính, Xây dựng, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông Vận tải, Lao động Thương binh và Xã hội, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Quản lý các khu công nghiệp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
- 1Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030
- 2Nghị quyết 47/NQ-HĐND năm 2016 về quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 3Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2017 về loại khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đối với cụm công nghiệp không thu hút được nhà đầu tư
- 4Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025
- 5Quyết định 510/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
- 1Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 2Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 10/2009/QĐ-TTg về cơ chế hỗ trợ phát triển sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm và danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm, danh mục dự án đầu tư sản xuất sản phẩm cơ khí trọng điểm giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2015 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1556/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án "Trợ giúp phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ" do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Thông tư 05/2013/TT-BKHĐT hướng dẫn tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt, điều chỉnh và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 6Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 7Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 8Quyết định 1623/QĐ-UBND năm 2016 Phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030
- 9Nghị quyết 47/NQ-HĐND năm 2016 về quy hoạch phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016-2025, định hướng đến 2030 do tỉnh Điện Biên ban hành
- 10Quyết định 303/QĐ-UBND năm 2017 về loại khỏi quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Lâm Đồng đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đối với cụm công nghiệp không thu hút được nhà đầu tư
- 11Kế hoạch 121/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chương trình phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2017-2025
- 12Quyết định 510/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2011-2020, định hướng đến năm 2025
Quyết định 754/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Quy hoạch phát triển công nghiệp hỗ trợ tỉnh Hải Dương đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030
- Số hiệu: 754/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/03/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Hải Dương
- Người ký: Nguyễn Dương Thái
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra