Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 749/QĐ-UBND | Phú Yên, ngày 11 tháng 5 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH MỨC CHI CHO CÔNG TÁC BẮT GIỮ, QUẢN LÝ VÀ XỬ LÝ TÀI SẢN TỊCH THU SUNG QUỸ NHÀ NƯỚC DO VI PHẠM HÀNH CHÍNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH PHÚ YÊN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐ-CP ngày 06 tháng 6 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 128/2008/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2008;
Căn cứ Thông tư số 12/2010/TT-BTC ngày 20 tháng 01 năm 2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính;
Theo đề nghị của Sở Tài chính tại Công văn số 1425/STC-HCSN ngày 26 tháng 8 năm 2010 và Công văn số 2465/STC-HCSN ngày 31 tháng 12 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Quy định mức chi phục vụ cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính như sau:
1. Chi bồi dưỡng làm thêm giờ; bồi dưỡng công tác kiêm nhiệm của cá nhân tham gia điều tra, bắt giữ, quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính với mức chi cụ thể sau:
a) Mức chi cho đối tượng trực tiếp tham gia xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước: 50.000 đồng/người/ngày làm việc bình thường (bao gồm cả ban ngày và ban đêm).
b) Mức chi cho đối tượng gián tiếp tham gia xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước: 30.000 đồng/người/ngày làm việc bình thường (bao gồm cả ban ngày và ban đêm).
c) Trường hợp tham gia vào ngày nghỉ, ngày lễ, tết thì mức chi được tính gấp 2 (hai) lần mức chi quy định tại điểm a và b nêu trên.
2. Chi cho công tác tuyên truyền; chi hỗ trợ mua sắm bổ sung trang thiết bị, phương tiện làm việc, đầu tư cơ sở vật chất phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính: Tổng mức chi cho các nội dung này là 10% số thu từ bán tang vật, phương tiện của vụ việc.
3. Chi hỗ trợ ban đầu cho cán bộ, công chức thuộc lực lượng tham gia xử lý vi phạm hành chính bị thương, tai nạn hoặc gia đình của cán bộ, công chức hy sinh khi thi hành công vụ: Mức chi cụ thể do thủ trưởng đơn vị xử lý vi phạm quyết định nhưng tối đa không quá 20% số thu từ bán tang vật, phương tiện của vụ việc.
Các nội dung còn lại thực hiện theo quy định tại Thông tư số 12/2010/TT-BTC .
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 1029/QĐ-UBND ngày 12/6/2007 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc quy định mức chi phục vụ cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính.
Giao trách nhiệm Sở Tài chính phối hợp cơ quan liên quan hướng dẫn và kiểm tra trong việc thực hiện theo quy định.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh, Thủ trưởng các cơ quan liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 56/2006/QĐ-UBND về quy định chế độ chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 2Quyết định 63/QĐ-UBND năm 2012 quy định mức chi phục vụ cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính của tỉnh Hòa Bình
- 3Quyết định 70/2004/QĐ-UBND quy định mức khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 4Công văn 2844/UBND-GT năm 2013 xử lý tài sản hợp pháp trên đất thu hồi do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 5Quyết định 97/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế quản lý và sử dụng các khoản thu chi phát sinh từ việc xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
- 1Nghị định 60/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Ngân sách nhà nước
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 128/2008/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 và Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2008 sửa đổi
- 4Thông tư 12/2010/TT-BTC hướng dẫn việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng và quản lý số tiền thu được từ xử lý tang vật, phương tiện tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Bộ Tài chính ban hành
- 5Quyết định 56/2006/QĐ-UBND về quy định chế độ chi cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành
- 6Quyết định 63/QĐ-UBND năm 2012 quy định mức chi phục vụ cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính của tỉnh Hòa Bình
- 7Quyết định 70/2004/QĐ-UBND quy định mức khoán chi phí quản lý, xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước của các cơ quan trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
- 8Công văn 2844/UBND-GT năm 2013 xử lý tài sản hợp pháp trên đất thu hồi do tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 9Quyết định 97/2004/QĐ-UB ban hành Quy chế quản lý và sử dụng các khoản thu chi phát sinh từ việc xử lý tài sản tịch thu sung quỹ Nhà nước trên địa bàn tỉnh Bình Định
Quyết định 749/QĐ-UBND năm 2011 quy định mức chi phục vụ cho công tác bắt giữ, quản lý và xử lý tài sản tịch thu sung quỹ nhà nước do vi phạm hành chính do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 749/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/05/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Phạm Đình Cự
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra