ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 747/QĐ-UBND | Tây Ninh, ngày 17 tháng 8 năm 2006 |
VỀ BAN HÀNH GIÁ CƯỚC VẬN CHUYỂN, TRUNG CHUYỂN, BỐC DỠ HÀNG HÓA ÁP DỤNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Pháp lệnh Giá số 40/2002/PL-UBTVQH10 ngày 26 tháng 4 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 170/2003/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2003 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Giá;
Căn cứ Thông tư số 05/2004/TT-BTC ngày 30 tháng 11 năm 2004 của Bộ Tài chính Hướng dẫn quản lý giá hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính tại Tờ trình số 1442/TT-STC ngày 24 tháng 7 năm 2006,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Biểu giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ, Biểu giá cước vận chuyển hàng hóa bằng đường thủy; Chi phí bốc dỡ, trung chuyển vật liệu; Biểu giá cước vận chuyển, chi phí xếp dỡ hàng siêu trường, siêu trọng áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh trong, trường hợp sau:
- Xác định mức trợ giá, trợ cước vận chuyển hàng hóa thuộc danh mục được trợ giá, trợ cước vận chuyển chi từ nguồn ngân sách Nhà nước.
Xác định mức cước vận chuyển hàng hóa do Nhà nước đặt hàng giao nhiệm vụ cho các đơn vị vận chuyển mà không qua hình thức đấu thầu, đấu giá được thanh toán từ ngân sách địa phương.
- Là cơ sở để xác định giá vật liệu xây dựng, đến hiện trường xây lắp.
Điều 2. Cước vận chuyển hàng hóa quy định tại Điều 1 là mức cước tối đa đã bao gồm thuế giá trị gia tăng. Riêng chi phí bốc dỡ, trung chuyển bằng phương tiện thô sơ chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký, các văn bản trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ.
Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Giao thông - Vận tải, Giám đốc Sở Xây dựng, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG BỘ
(Ban bành kèm theo quyết định số: 747/QĐ-UBND ngày 17/8/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
I- Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô
1. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 1 (kèm bảng giá cước vận chuyển, hàng hóa bằng ôtô):
Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.
2. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 2: Được tính bằng 1,1 lần cước hàng bậc 1.
Hàng bậc 2 bao gồm: ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá, bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song...), các thành phẩm và bán thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, dầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống (trừ ống nước ) ....
3. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 3: được tính bằng 1,3 lần cước hàng bậc 1.
Hàng bậc 3 bao gồm: lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật.), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy, viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa).
4. Đơn giá cước cơ bản đối với hàng bậc 4: Được tính bằng 1,4 lần cước hàng bậc 1.
Hàng bậc 4 bao gồm: nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.
5. Trường hợp vận chuyển các mặt hàng không có tên trong danh mục 4 bậc hàng nêu trên thì chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào đặc tính của mặt hàng tương đương để xếp vào bậc hàng thích hợp khi tính cước vận chuyển.
BẢNG CƯỚC PHÍ VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ÔTÔ (Hàng bậc 1)
Đơn vị: đồng/tấn/km
Loại đường Cự ly | Đường loại 1 | Đường loại 2 | Đường loại 3 | Đường loại 4 | Đường loại 5 |
A | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 |
1 | 5.880 | 6.997 | 10.290 | 14.935 | 21.638 |
2 | 3.258 | 3.876 | 5.701 | 8.274 | 11.988 |
3 | 2.342 | 2.787 | 4.099 | 5.949 | 8.619 |
4 | 1.916 | 2.280 | 3.353 | 4.866 | 7.050 |
5 | 1.680 | 1.999 | 2.940 | 4.268 | 6.183 |
6 | 1.519 | 1.808 | 2.658 | 3.858 | 5.590 |
7 | 1.400 | 1.667 | 2.451 | 3.557 | 5.154 |
8 | 1.308 | 1.557 | 2.289 | 3.322 | 4.814 |
9 | 1.232 | 1.466 | 2.156 | 3.130 | 4.534 |
10 | 1.171 | 1.393 | 2.048 | 2.973 | 4.308 |
11 | 1.117 | 1.329 | 1.954 | 2.836 | 4.109 |
12 | 1.068 | 1.270 | 1.868 | 2.712 | 3.929 |
13 | 1.017 | 1.211 | 1.780 | 2.584 | 3.744 |
14 | 972 | 1.156 | 1.700 | 2.468 | 3.576 |
15 | 929 | 1.105 | 1.626 | 2.359 | 3.418 |
16 | 890 | 1.059 | 1.557 | 2.260 | 3.275 |
17 | 862 | 1.026 | 1.509 | 2.190 | 3.173 |
18 | 840 | 999 | 1.470 | 2.133 | 3.091 |
19 | 815 | 970 | 1.427 | 2.071 | 3.001 |
20 | 788 | 937 | 1.379 | 2.001 | 2.899 |
21 | 756 | 900 | 1.323 | 1.921 | 2.783 |
22 | 727 | 865 | 1.272 | 1.846 | 2.674 |
23 | 701 | 834 | 1.226 | 1.780 | 2.578 |
24 | 677 | 806 | 1.186 | 1.721 | 2.493 |
25 | 655 | 780 | 1.146 | 1.664 | 2.411 |
26 | 634 | 755 | 1.110 | 1.611 | 2.334 |
27 | 613 | 730 | 1.073 | 1.558 | 2.257 |
28 | 592 | 705 | 1.037 | 1.505 | 2.180 |
29 | 572 | 681 | 1.001 | 1.453 | 2.106 |
30 | 554 | 660 | 970 | 1.408 | 2.041 |
31-35 | 538 | 640 | 941 | 1.366 | 1.979 |
36-40 | 523 | 623 | 916 | 1.329 | 1.926 |
41-45 | 512 | 609 | 896 | 1.300 | 1.884 |
46-50 | 501 | 596 | 877 | 1.273 | 1.844 |
51-55 | 492 | 585 | 860 | 1.249 | 1.809 |
56-60 | 483 | 575 | 846 | 1.227 | 1.778 |
61-70 | 476 | 566 | 833 | 1.209 | 1.752 |
71-80 | 470 | 559 | 822 | 1.193 | 1.729 |
81 -90 | 465 | 553 | 813 | 1.180 | 1.710 |
91-100 | 460 | 548 | 806 | 1.169 | 1.694 |
Từ Km 101 trở lên | 457 | 544 | 800 | 1.161 | 1.682 |
Ghi chú: Hệ số giữa các cự ly của cảng 1 loại đường và hệ số giữa các loại đường (cùng 1 cự ly) được xây dựng dựa theo hệ số của Quyết định số 89/2000/QĐ-BVGCP
Loại đường 1, cự ly 1, hàng bậc 1 là 5.880 d/tấnkm
Đường loại 2: áp dụng hệ số 1,19 so với đường loại 1
Đường loại 3: áp dụng hệ số 1,75 so với đường loại 1
Đường loại 4: áp dụng hệ số 2,54 so với đường loại 1
Đường loại 5: áp dụng hệ số 3,68 so với đường loại 1
II - Các trường hợp được tăng (cộng thêm), giảm cước so với mức cước cơ bản được quy định:
1. Cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện có trọng tải:
- Từ 3 tấn trở xuống (trừ xe công nông và các loại xe tương tự) thì cộng thêm 30% mức cước cơ bản.
- Trên 3 tấn đến 5 tấn thì cộng thêm 15% mức cước cơ bản.
- Trên 5 tấn đến 7 tấn thì cộng thêm 10% mức cước cơ bản.
2. Cước vận chuyển hàng hóa kết hợp chiều về: Một chủ hàng vừa có hàng đi vừa có hàng về trong một vòng quay phương tiện được giảm 10% tiền cước của số hàng vận chuyển chiều về (Không áp dụng đối với trường hợp chủ phương tiện tự tìm nguồn hàng đi và về).
3. Cước vận chuyển hàng bằng phương tiện có thiết bị tự xếp dỡ hàng:
a) Hàng hóa vận chuyển, bằng phương tiện có thiết bị tự dỡ (xe ben), phương tiện có thiết bị nâng hạ được cộng thêm 10% mức cước cơ bản.
b) Hàng hóa vận chuyển bằng phương tiện có thiết bị hút xả (xe Stẹc) được cộng thêm 15% mức cước cơ bản.
c) Ngoài giá cước quy định tại điểm a, b nói trên, mỗi lần sử dụng:
- Thiết bị tự đổ, hút xà: được cộng thêm 3.000 đồng/tấn hàng
- Thiết bị nâng hạ: được cộng thêm 3.600 đồng/tấn hàng
4. Đối với hàng hóa chứa trong Container:
Bậc hàng tính cước là bậc 3 cho tất cả các loại hàng chứa trong Container. Trọng lượng tính cước là trọng tải đăng ký của Container.
5. Trường hợp vận chuyển hàng thiếu tải:
Cước vận chuyển tính như sau:
a) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được dưới 50% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 80% trọng tải đăng ký phương tiện.
b) Nếu hàng hóa vận chuyển chỉ xếp được từ 50% đến 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng 90% trọng tải đăng ký phương tiện.
e) Nếu hàng hóa vận chuyển xếp được trên 90% trọng tải đăng ký của phương tiện thì trọng lượng tính cước bằng trọng lượng hàng hóa thực chở.
6. Trường hợp vận chuyển hàng quá khổ hoặc quá nặng bằng phương tiện vận tải thông thường: Cước vận chuyển được cộng thêm 20% mức cước cơ bản
7. Vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng: áp dụng theo phụ lục 4 của Quyết định này.
III - Hướng dẫn tính cước vận tải hàng hóa bằng ôtô:
1. Những quy định chung:
1.1. Trọng lượng hàng hóa tính cước: Là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật liệu kê, chèn lót, chằng buộc). Đơn vị trọng lượng tính cước là Tấn (T)
1.2. Một số quy định về hàng hóa vận chuyển bằng ôtô như sau:
a) Quy định về hàng thiếu tải: Trường hợp chủ hàng có số lượng hàng hóa cần vận chuyển nhỏ hơn trọng tải đăng ký của phương tiện hoặc có số lượng hàng hóa đã xếp đầy thùng xe nhưng vẫn chưa sử dụng hết trọng tải đăng ký xe.
b) Quy định về hàng quá khổ, hàng quá nặng:
- Hàng quá khổ là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có một trong các đặc điểm sau:
+ Có chiều dài dưới 12m và khi xếp lên xe vượt quá chiều dài quy định của thùng xe.
+ Có chiều rộng của kiện hàng dưới 2,5m và khi xếp lên xe vượt quá chiều rộng quy định của thùng xe.
+ Có chiều cao quá 3,2m tính từ mặt đất.
- Hàng quá nặng là loại hàng mà mỗi kiện hàng không tháo rời ra được khi xếp lên xe và có trọng lượng trên 5 tấn đến dưới 20 tấn.
- Đối với một kiện hàng vừa quá khổ vừa quá nặng: chủ phương tiện chỉ được thu một mức cước quá khổ hoặc quá nặng. Đối với một kiện hàng vừa quá khổ, vừa thiếu tải chủ phương tiện được thu một mức cước tối đa không vượt quá mức cước tính theo trọng tải phương tiện dùng để vận chuyển. Những trường hợp trên do chủ phương tiện tự chọn.
1.3. Khoảng cách tính cước:
- Khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển có hàng.
- Nếu khoảng cách vận chuyển từ nơi gửi hàng đến nơi nhận hàng có nhiều tuyến vận chuyển khác nhau thì khoảng cách tính cước là khoảng cách tuyến ngắn nhất.
Trường hợp trên tuyến đường ngắn nhất không đảm bảo an toàn cho phương tiện và hàng hóa thì khoảng cách tính cước là khoảng cách thực tế vận chuyển, nhưng hai bên phải ghi vào hợp đồng vận chuyển, hoặc chứng từ hợp lệ khác.
- Đơn vị khoảng cách tính cước là Kilomet (km)
- Khoảng cách tính cước tối thiểu là 1 km
- Quy tròn khoảng cách tính cước: số lẻ dưới 0,5km không tính, từ 0,5 km đến dưới 1 km được tính 1 km
1.4. Loại đường tính cước:
a) Loạt đường tính cước được chia làm 5 loại theo bảng phân cấp loại đường của Chủ tịch UBND tỉnh tại Quyết định số: 919/QĐ-CT ngày 08/9/2005 về việc ban hành quy định về xếp loại đường tỉnh quản lý để xác định cước vận tải đường bộ năm 2005.
b) Đối với tuyến đường mới khai thông chưa xếp loại, chưa công bố cự ly thì hai bên chủ hàng và chủ phương tiện căn cứ vào Quyết định số: 919/QĐ-CT ngày
…………………
Cước toàn chặng đường đã có thuế VAT là:
319.900đ + 163.200đ + 320.000đ + 84.100đ = 887.200đ
3. Các loại chi phí khác ngoài cước vận chuyển hàng hóa quy định:
3.1. Chi phí huy động phương tiện:
Quãng đường huy động có chiều dài dưới 3 km không tính tiền huy động. Khi phương tiện vận tải được huy động từ bãi đỗ xe (của đơn vị vận tải, đội xe) đi xa trên 3 km đến địa điểm khác làm việc trong một thời gian. Xong công việc phương tiện vận tải lại về nơi xuất phát ban đầu thì được tính một lần tiền huy động phương tiện (trừ trường hợp bên chủ hàng không bố trí được chỗ ở cho công nhân lái phương tiện và chỗ để phương tiện)
Tiền huy động phương tiện được tính theo công thức sau:
Tiền huy động phương tiện = [(Tổng số km xe chạy - 3km xe chạy đầu x 2 ) - (số km xe chạy có hàng x 2 )] x Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại I ở cự ly trên 100km x Trọng tải đăng ký phương tiện
3.2. Chi phí phương tiện chờ đợi:
- Thời gian xếp dỡ làm thủ tục giao nhận trong một chuyến là 1 giờ, quá thời gian quy định trên, bên nào gây nên chậm trễ thì bên đó phải trả tiền chờ đợi (kể cả chủ phương tiện đưa xe đến thiếu so với khối lượng vận chuyển ghi trong hợp đồng)
- Tiền chờ đợi quy định cho các loại xe là 15.000đ/tấn/xe/giờ và 6.000đ/tấn/moóc/giờ.
- Việc quy tròn số lẻ như sau: Dưới 15 phút đến 30 phút tính 30 phút; trên 30 phút tính 1 giờ.
Chú ý: Khoản chi phí phương tiện chờ đợi quy định ở trên là cơ sở để chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận thanh toán (nếu có phát sinh) Nhà nước không thanh toán khoản chi phí này trong giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô đối với hàng hóa được mua từ kinh phí ngân sách nhà nước.
3.3. Chi phí chèn lót, chằng buộc hàng hóa:
Những hàng hóa (hàng cồng kềnh, tinh vi, dễ vỡ, hàng nặng, hàng rời ...) khi vận chuyển đòi hỏi phải chèn lót, chằng buộc thì ngoài tiền cước, chủ phương tiện được thu thêm tiền chèn lót, chằng buộc bao gồm tiền công, khấu bao vật liệu dụng cụ.
Phí chèn lót, chằng buộc do chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển.
Chủ phương tiện vận tải chịu trách nhiệm cung cấp vật liệu dụng cụ, nhân lực để thực hiện các công việc chèn lót, chằng buộc hàng hóa.
3.4. Phí đường, cầu, phà:
Trường hợp phương tiện vận chuyển trên đường có thu phí đường, cầu, phà thì chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận ghi vào hợp đồng vận chuyển theo đơn giá do Nhà nước quy định.
3.5. Chi phí vệ sinh phương tiện:
Phương tiện vận tải đưa đến xếp hàng hóa phải được quét dọn sạch sẽ; vệ sinh thông thường do bên vận tải đảm nhiệm không tính tiền.
Trường hợp vận chuyển hàng hóa là các loại vôi, xi măng rời, hàng dơ bẩn ... thì chủ hàng và chủ phương tiện thỏa thuận giá giữa hai bên.
4. Một số ví dụ tính cước vận chuyển hàng hóa bằng ôtô:
Ví dụ 1: Vận chuyển bằng xe ba gác máy 2 tấn thép (hàng bậc 2) trên quãng đường có cự ly 20km đường loại 5, sử dụng phương tiện có trọng tải nhỏ (3 tấn), cước vận chuyển tính như sau:
- Mức cước cơ bản: áp dụng giá cước đường loại 5 cự ly 20km
2.899đ/T/km x 1,1(HB2) x 20km x 2T = 127.556đ.
- Các quy định được cộng thêm tiền cước:
Sử dụng phương tiện có trọng tải từ 3T trở xuống cộng thêm 30%, đồng thời đi trên đoạn đường hẹp hoặc đường cấm ôtô lưu thông cộng thêm 20% (áp dụng khoản I/II Phụ lục 1):
(127.556 x 30%) + (127.556 x 20%) = 63.778đ.
- Tổng số tiền cước vận chuyển đã có thuế VAT là:
127.556đ + 63.778đ = 191.334đ.
Ví dụ 2: Vận chuyển 25 tấn xăng bằng xe Stẹc (có sử dụng thiết bị hút xà), cự ly 42 km đường loại 2, cước phí vận chuyển tính như sau:
- Mức cước cơ bản:
609đ/T/km x 1.3 (HB3) x 42km x 25T = 831.285đ
- Các quy định được cộng thêm: Sử dụng xe Stẹc (áp dụng điểm b khoản 3/II Phụ lục 1)
831.285đ x 15 % = 124.692,75đ
- Sử dụng thiết bị hút xả (áp dụng điểm c khoản 3/II Phụ lục l)
3.000đ/T x 25T = 75.000đ
- Tổng số tiền cước vận chuyển là:
831.2.85đ + 124.692,75đ + 75.000đ = 1.030.977,75đ
Ví dụ 3: Vận chuyển 22 tấn phân hóa học trên quãng đường có cự ly 85km (trong đó 5 km đường loại 3, 30 km đường loại 4 và 50 km đường loại 5), xe có trọng tải 5 tấn nhưng chỉ chở được 4 tấn (hệ số sử dụng trọng tải bằng 80%), cước vận chuyển tính như sau:
- Mức cước cơ bản:
[(813đ/T/km x 5) + (1.180đ/T/km x 30) + (1.710đ/T/km x 50)] x 1.3 (HB3) = 162.454,5đ/T
- Các quy định được cộng thêm tiền cước:
Do hàng vận chuyển chỉ xếp được 80% trọng tải đăng ký phương tiện, áp dụng quy định tại điểm b khoản 5/II Phụ lục 1 tiền cước 1 tấn là:
(162.454,5 đ/T x 5T x 90% ): 4T (thực chở) = 182.761,3đ
- Tổng tiền cước đã có thuế VAT là:
182.761,3 đ/T x 22T = 4.020.748,6đ
Ví dụ 4: Xe ôtô 5 tấn được điều từ bãi đỗ xe điểm A đến địa điểm B cự ly dài 50km đường loại 1, để vận chuyển hàng từ điểm B đi đến điểm C có cự ly dài 100km đường loại 1. Sau khi xong việc xe trở về điểm đỗ A, tiền huy động phí được tính như sau:
Tổng số km xe chạy là từ A đến C là: 150km x 2 = 300km
Số km phải trừ theo quy định là: 3km x 2 = 6km
Số km xe chạy có hàng là từ B đếm C là: 100km x 2 = 200km
Đơn giá cước hàng bậc 1, đường loại 1, cự ly trên 100km là 457đ/km
Tiền huy động phí là: (300km - 6km - 200km) x 457đ/T/km x 5 tấn = 214.790đ
CƯỚC VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA BẰNG ĐƯỜNG SÔNG
(Ban hành kèm theo quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 17/8/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
I. Biểu cước vận chuyển hàng hóa bằng đường sông:
1. Sông loại 1:
Bậc hàng | Đơn giá cước ở các khoảng cách | |||
≤10km (đ/tấn) | ≤20km (đ/tấn) | ≤30km (đ/tấn) | Từ 31km trở lên(đ/tấn/km) | |
Hàng bậc 1 | 13.268 | 18.330 | 20.685 | 142 |
Hàng bậc 2 | 14.547 | 20.097 | 22.680 | 155 |
Hàng bậc 3 | 16.097 | 22.244 | 25.095 | 170 |
Hàng bậc 4 | 17.248 | 23.836 | 23.891 | 182 |
- Hàng bậc 1 bao gồm: đất, cát, sỏi, đá xay, gạch các loại.
- Hàng bậc 2 bao gồm: ngói, lương thực đóng bao, đá các loại (trừ đá xay), gỗ cây, than các loại, các loại quặng, sơn các loại, tranh, tre, nứa, lá; bương, vầu, hóp, sành, sứ, các thành phẩm và bán thành phẩm bằng gỗ (cửa, tủ, bàn, ghế, chấn song ...) các thành phẩm kim loại (thanh, thỏi, đầm, tấm, lá, dây, cuộn, ống, (trừ ống nước) ...
- Hàng bậc 3 bao gồm: lương thực rời, xi măng, vôi các loại, phân bón các loại (trừ phân động vật), xăng dầu, thuốc trừ sâu, trừ dịch, thuốc chống mối mọt, thuốc thú y, sách, báo, giấy, viết, giống cây trồng, nông sản phẩm, các loại vật tư, máy móc, thiết bị chuyên ngành, nhựa đường, cột điện, ống nước (bằng thép, bằng nhựa)
- Hàng bậc 4 bao gồm: nhựa nhũ tương, muối các loại, thuốc, chữa bệnh, phân động vật, bùn, các loại hàng dơ bẩn, kính các loại, hàng tinh vi, hàng thủy tinh, xăng dầu chứa bằng phi.
2. Các loại sông khác:
Tuyến đường vận chuyển là sông loại 2 trở lên hoặc một đoạn các loại sông đó thì được quy đổi thành sông loại 1 để tính cước:
- Cứ 1 km sông loại 2 được quy đổi bằng 1,5 km sông loại 1
- Cứ 1 km sông trên loại 2 được quy đổi thành 3 km sông loại 1
II. Hướng dẫn tính cước vận tải hàng hóa bằng đường sông:
1. Những quy định chung:
1.1. Trọng lượng hàng hóa tính cước:
- Trọng lượng hàng hóa tính cước là trọng lượng hàng hóa thực tế vận chuyển kể cả bao bì (trừ trọng lượng vật kê, chèn lót, chằng buộc).
- Đơn vị trọng lượng hàng hóa tính cước là tấn (T) số lẽ quy tròn như sau:
+ Dưới 0,5 tấn không tính
+ Từ 0,5 tấn trở lên tính 1 tấn
1.2. Khoảng cách tính cước:
- Khoảng cách tính cước là khoảng cách vận chuyển có hàng được quy đổi theo quy định trong phần 1 phụ lục 2. Trên tuyến đường sông vận chuyển có nhiều loại sông thì quy từng đoạn sông về sông loại 1 để tính khoảng cách tính cước.
- Khoảng cách tính cước là km số lẻ dưới 0,5km không tính, từ 0,5km trở lên tính là 1km
2. Cách tính cước:
- Khi vận chuyển hàng hóa mà khoảng cách tính cước ≤ 10km áp dụng đơn giá cước ở cột 2 của biểu cước để tính
- Khi vận chuyển hàng hóa mà khoảng cách tính cước ≤ 20km áp dụng đơn giá ở cột 3 của biểu cước để tính
- Khi vận chuyển hàng hóa mà khoảng cách tính cước ≤ 30km áp dụng đơn giá ở cột 4 của biểu cước để tính
- Khi vận chuyển hàng hóa mà khoảng cách tính cước > 30km thì 30km đầu lấy đơn giá cước ở cột 4. Từ km thứ 31 trở đi lấy đơn giá cước ở cột 5 để tính và cộng hai kết quả là được cước toàn chặng.
Ví dụ: Vận chuyển 30 tấn xi măng với khoảng cách vận chuyển 24km, trong đó có 10km sông loại 1 và 10 km loại 2 và 4 km sông loại 3. Cách tính như sau:
+ Khoảng cách tính cước: 10km + (10km x 1,5) + (4km x 3)=37km
+ Cước vận chuyển ở 30km đầu: 25.095đ/T x 30t = 752.850đ
+ Cước vận chuyển ở khoảng cách tính cước còn lại:
170đ/T/km x (37km - 30km) x 30T = 35.700đ
+ Cước toàn chặng đã có thuế VAT là:
752.850đ + 35.700đ = 788.500 đ./.
CHI PHÍ BỐC DỠ, TRUNG CHUYỂN VẬT LIỆU
(Ban hành kèm theo quyết định số 747/QĐ-UBND ngày 17/8/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)
I. Chi phí bốc dỡ, trung chuyển bằng phương tiện thô sơ:
1. Phạm vi áp dụng:
a) Bốc dỡ: đơn giá này có thể áp dụng cho tất cả trường hợp bốc dỡ bằng thủ công.
b) Trung chuyển vật liệu bằng phương tiện thô sơ: Chỉ áp dụng cự ly trung chuyển < 500m, trên 500m thì tính theo cước vận chuyển bằng ôtô. Đơn giá chi phí này áp dụng đối với các trường hợp vật liệu phải chuyển từ phương tiện vận chuyển đường sông hoặc đường bộ, sang vận chuyển đường bộ mà tuyến đường vận chuyển xe ôtô tải không thể lưu thông được. Phương tiện thô sơ áp dụng cho các loại xe thủ công khác sử dụng trong khu vực nông thôn.
2. Bảng đơn giá chi phí bốc dỡ bằng thủ công và chi phí trung chuyển bằng phương tiện thô sơ đã có thuế giá trị gia tăng:
Đơn vị: đồng
Số TT | Loại vật liệu | Đơn vị | Bốc dỡ | Trung chuyển bằng phương tiện thô sơ | ||
≤ 50m | ≤ 200m | ≤ 500m | ||||
1 | Cát các loại, than xí, gạch vỡ | M3 | 5.875 | 6.842 | 12.130 | 19.180 |
2 | Đất sét, đất dính | M3 | 9.884 | 8.363 | 13.961 | 21.426 |
3 | Sỏi, đá dăm các loại | M3 | 8.985 | 7.534 | 12.821 | 19.871 |
4 | Đá hộc, đá ba, đá chẻ, đá miếng xanh | M3 | 12.095 | 7.879 | 13.167 | 20.216 |
5 | Các loại bột (bột đá, bột thạch anh.) | Tấn | 5.184 | 6.704 | 11.681 | 18.316 |
6 | Gạch Silicat | 1000v | 24.190 | 10.367 | 18.143 | 28.510 |
7 | Gạch chỉ, gạch thẻ | 1000v | 15.551 | 6.842 | 12.130 | 19.180 |
8 | Gạch rỗng đất nung các loại | 1000v | 17.279 | 7.672 | 13.270 | 20.735 |
9 | Gạch bêtông | 1000v | 17.106 | 8.156 | 14.065 | 21.944 |
10 | Gạch lát các loại | M2 | 449 | 207 | 363 | 570 |
11 | Gạch men kính các loại | M2 | 415 | 207 | 363 | 570 |
12 | Đá ốp lát các loại | M2 | 484 | 249 | 435 | 684 |
13 | Ngói các loại | 1000v | 17.279 | 7.879 | 13.167 | 20.216 |
14 | Vôi các loại | Tấn | 10.367 | 7.326 | 12.925 | 20.389 |
15 | Tấm lợp các loại | 100m2 | 7.948 | 6.082 | 12.436 | 16.242 |
16 | Xi măng đóng bao các loại | Tấn | 7.257 | 6.704 | 11.681 | 18.316 |
17 | Sắt thép các loại | Tấn | 14.169 | 8.363 | 15.516 | 25.054 |
18 | Gỗ các loại | M3 | 7.948 | 6.082 | 10.436 | 16.242 |
19 | Tre cây 8-9m | 100cây | 23.568 | 5.529 | 10.195 | 16.415 |
20 | Kính các loại | M2 | 726 | 152 | 463 | 1.085 |
21 | Cấu kiện bêtông đúc sẵn | Tấn | 14.169 | 14.203 | 13.487 | 59.197 |
22 | Dụng cụ thi công | Tấn | 11.404 | 8.017 | 13.616 | 21.08….. |
23 | Vận chuyển các loại phế thải | M2 | 9.331 | 8.363 | 13.961 | 21.426 |
II. Hướng dẫn sử dụng đơn giá chi phí bốc dỡ vật liệu bằng thủ công và trung chuyển vật liệu bằng phương tiện thô sơ:
1. Chi phí bốc dỡ: chi phí trên tính cho cả việc bốc lên phương tiện và xếp dỡ xuống từ phương tiện. Đối với trường hợp chỉ bốc lên hoặc dỡ xuống phương tiện thì chỉ được tính một nửa giá trị trong bảng trên.
2. Chi phí trung chuyển vật liệu: đơn giá trong bảng trên chỉ áp dụng một giá duy nhất, không cộng dồn cho nhiều cự ly.
3. Ví dụ áp dụng:
Ví dụ 1: Vận chuyển 10 tấn xi măng từ nơi bán đến bờ sông công trình với khoảng cách vận chuyển 24km, trong đó có 10km sông loại 1 và 10 km sông loại 2 và 4km sông loại 3. Sau đó chuyển lên vận chuyển tiếp bằng phương tiện thô sơ với cự ly 400m. Cách tính như sau:
- Chi phí vận chuyển bằng đường sông
- Khoảng cách tính cước:
10km + (10km x 1,5) + (4km x 3) = 37 km
- Cước vận chuyển ở 30km đầu:
25.095đ/t x 10t = 250.950đ
- Cước vận chuyển ở khoảng cách tính cước còn lại:
170đ/T/km x (37km - 30km) x 10 tấn = 11.900đ
Þ Cước vận chuyển bằng đường sông:
250.950đ + 11.900đ = 262.850 đ
- Chi phí trung chuyển và bốc dỡ
+ Vật liệu trung chuyển là xi măng nên chọn dòng thứ tự là 16 tra ở cột 500m ta chọn được đơn giá, sau đó nhân với trọng lượng vật liệu cần trung chuyển:
18.316đ/T x 10 tấn = 183.160đ
+ Tra ở cột bốc dỡ chọn được đơn giá bốc dỡ cho xi măng sau đó nhân với trọng lượng xi măng cần bốc dỡ (tính cho cả bốc và dỡ vì có trung chuyển).
7.257đ/T x 10T = 72.570đ
Þ Tổng chi phí cho toàn chặng đường:
262.850đ + 183.160đ + 72.570đ = 518.580đ
Ví dụ 2: Vận chuyển 20 tấn thép từ nơi bán đến công trình với khoảng cách vận chuyển 20km đường loại 3 bằng ôtô. Sau đó chuyển lên vận chuyển tiếp bằng phương tiện thô sơ với cự ly 200km. Cách tính như sau:
- Chi phí vận chuyển bằng ôtô
+ Cước vận chuyển ở 20km đường bộ loại 3:
1.379đ/T/km x 20T x 20km = 551.600đ
+ Thép là hàng bậc 2 được nhân với hệ số 1.1:
551.600đ x 1.1 = 606.760đ
Þ Cước vận chuyển bằng ôtô là: 606.760 đồng
- Chi phí trung chuyển và bốc dỡ
+ Chi phí trung chuyển cự ly < 200m
15.516 x 20t= 310.320đ
+ Chi phí bốc dỡ:
14.169đ/T x 20T = 283.380đ
Þ Tổng chi phí cho toàn chặng đường:
606.760đ + 310.320đ + 289.380đ = 1.206.460đ
Ghi chú: Chi phí bốc dỡ, trung chuyển vật liệu trong công tác XDCB ngành thủy lợi không áp dụng theo phụ lục này./.
…………………
8. Được áp dụng những quy định tại các văn bản khác của Nhà nước về cước phí đối với hàng siêu trường, siêu trọng nếu không quy định tại Quy định này.
II. Cước, phí xếp dỡ:
1. Cước xếp, dỡ cảng sông, cảng biển áp dụng mức cước đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền công bố.
Nếu tại các cảng biển, cảng sông tại thời điểm xếp, dỡ hàng không có phương tiện xếp dỡ hàng phù hợp với loại hàng siêu trường, siêu trọng thì được huy động phương tiện xếp dỡ từ nơi khác đến, phí huy động phương tiện được tính như sau:
Cần cẩu có nâng trọng từ 50 tấn trở lên (ca chiều đi và về)
* Từ 1km đến dưới 50km: 52.000đồng/ cẩu /km
* Từ 50km đến dưới 100km: 49.000đồng/ cẩu /km
* Trên 100km: 40.000 đồng/ cẩu /km
Cần cẩu có nâng trọng từ 40 tấn đến 50 tấn giảm 20%
Cần cẩu có nâng trọng từ 30 tấn đến 40 tấn giảm 30%
Cần cẩu có nâng trọng dưới 30 tấn giảm 50%
2. Đơn giá ca máy: áp dụng Bảng giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng ban hành kèm theo Quyết định số 1260/1998/QĐ-BXD ngày 28 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
3. Những chi phí được cộng thêm:
* Cước tác dụng dỡ hàng bằng 0,9 tác nghiệp xếp.
* Cước tác nghiệp kéo bằng 0,8 tác nghiệp xếp (kéo dịch chuyển kiện hàng bằng thủ công cự ly không quá 9 mét là một tác nghiệp kéo)
* Tác nghiệp xếp hay dỡ từ sà lan lên cầu cảng hoặc ngược lại khi biên độ thủy triều dao động dư = 0,4 mét tăng 40% cước xếp dỡ: dao động từ = 0,4 mét trở lên thì cứ = 0,2 mét tăng 10% cước xếp dỡ.
* Xếp hay dỡ lên xuống, phương tiện đường bộ cao 102 mét tăng 25% cước xếp đỡ lên xuống toa xe lửa tăng 30% cước xếp dỡ.
* Tác nghiệp đưa vào bệ lắp đặt, cần chỉnh đúng vị trí tăng 20% cước xếp, dỡ.
* Chi phí gia cố mặt bằng, khắc phục chướng ngại hoặc nơi để hàng có độ dốc trên 15% để đảm bảo an toàn do các bên thỏa thuận.
III. Cước vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
1. Cước vận chuyển bằng đường sông:
Khoảng cách | Trọng lượng kiện | Loại sông | Giá cước |
30 km đầu (đ/tấn) | 20 tấn | 1 | 45.203 |
Từ 31 km trở lên (đ/lần/km) | 20 tấn | 1 | 331 |
* Vận chuyển chưa đủ 30 km cũng tính cước 30km.
* Khi vận chuyển mà khoảng cách tính cước trên 30km, thì 30km đầu tính theo đơn giá ở khoảng cách 30 km đầu (đ/tấn), từ km thứ 31 trở đi tính theo đơn giá từ 31 km trở lên (đ/tấn), cộng hai kết quả trên là cước toán chặng.
* Cứ 1km đường sông loại 2 hoặc 1km đường biển đổi bằng 1,5 km đường sông loại 1.
* Kiện hàng trên 20 tấn đến 40 tấn tăng 30% giá cước trên.
* Kiện hàng trên 40 tăng đến 50% giá cước trên.
* Kiện hàng dài từ 12 mét đến 20 mét tăng 20% giá cước trên.
* Kiện hàng dài trên 20 mét tăng 30% giá cước trên.
* Trường hợp phải thuê tàu loại tàu đặc biệt chỉ để chuyên chở kiện hàng ở những địa hình phức tạp thì hai bên thỏa thuận từng trường hợp cụ thể và được cơ quan quản lý chuyên ngành duyệt.
2. Cước vận chuyển bằng đường bộ:
2.1. Cước vận chuyển hàng hóa nặng từ 20 tấn đến 40 tấn:
Trọng lượng kiện (tấn) | Giá cước (đồng/tấn/km) | ||
Cự ly tối thiểu 30km | Cự ly từ 31 km đến 100km | Cự ly 101km trở lên | |
Từ 20 tấn đến 30 tấn | 3.541 | 2.052 | 1.904 |
Từ 31 tấn đến 40 tấn | 4.479 | 2.345 | 2.281 |
* Vận chuyển chưa đủ 30km cũng tính cước 30km.
* Khi vận chuyển trên 30km thì tính theo đơn giá cước tương ứng của từng đoạn cự ly của biểu cước trên, cộng đơn giá cước của các đoạn cự ly được giá cước toàn chặng.
* Hàng siêu trường tăng 50% so với giá cước trên
2.2. Cước vận chuyển hàng hóa nặng trên 40 tấn.
Trọng lượng Kiện hàng | Giá cước (đồng /tấn/km) | ||||||
Cự ly tối thiểu 10km | Từ 11km đến 20km | Từ 21km đến 30km | Từ 31km đến 50km | Từ 51km đến 100km | Từ 100km đến 150km | Từ 151 km trở lên | |
Trên 40 tấn đến 50 tấn | 16.800 | 14.700 | 12.600 | 8.400 | 8.190 | 7.980 | 7.875 |
Trên 50 tấn đến 60 tấn | 18.900 | 16.800 | 14.700 | 10.500 | 10.185 | 9.975 | 9.765 |
Trên 60 tấn đến 70 tấn | 21.000 | 18.900 | 16.800 | 12.600 | 12.180 | 11.970 | 11.760 |
Trên 70 tấn đến 80 tấn | 23.100 | 21.000 | 18.900 | 14.700 | 14.175 | 13.965 | 13.650 |
Trên 80 tấn đến 90 tấn | 25.200 | 23.100 | 21.000 | 16.800 | 16.170 | 15.960 | 15.645 |
Trên 90 tấn đến 100tấn | 28.350 | 26.250 | 24.150 | 19.950 | 19.215 | 19.005 | 18.585 |
Trên 100tấn đến 110tấn | 31.500 | 29.400 | 27.300 | 23.100 | 22.260 | 22.050 | 21.525 |
* Vận chuyển chưa đủ 10km cũng tính cước 10km.
* Khi vận chuyển trên 10km thì tính theo đơn giá tương ứng của từng đoạn cự ly của biểu cước trên, cộng đơn giá cước của các đoạn cự ly được giá cước toàn chặng.
* Biểu áp dụng vận chuyển trên đường mặt rải nhựa, độ dốc < 3%
2.3. Phụ thu vận chuyển hàng siêu trọng trong các trường hợp sau:
* Vận chuyển trên đường rải đá, mặt không nhẵn giá cước tăng thêm 20% so với giá trên.
* Nếu vận chuyển máy móc tinh vi cần độ an toàn cao tính phụ thu bằng 20% so với giá trên.
* Trường hợp phải huy động phương tiện từ nơi khác tính huy động phí cả chiều đi và chiều về như sau:
Đầu kéo chạy không: 6.000 đồng/xe/km
Đầu kéo có ca moóc: 37.000 đồng/xe/km
IV. Các chi phí phục vụ xếp, dỡ, vận chuyển hàng siêu trường, siêu trọng:
1. Chi phí gia cố, chằng buộc:
Đơn vị: đồng/tấn
Công việc | Vận chuyển bằng tàu thủy | Vận chuyển bằng đường bộ | Phí xếp dỡ |
Kê lót, chống nghiêng lật | 30.000 | 20.000 | 15.000 |
Gia cố chằng buộc | 20.000 | 15.000 | - |
2. Chi phí áp tải:
* Phí áp tải theo tàu thủy: 50.000 đồng/người/ngày.
* Phí áp tải theo ôtô: 20.000 đồng/người/ngày.
- 1Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 2Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2017 quy định đơn giá cước và phương pháp tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn do tỉnh Hà Giang ban hành
- 3Quyết định 17/2017/QĐ-UBND về phân cấp quy định giá, cước vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
- 4Quyết định 2768/QĐ-UBND năm 2017 công bố đơn giá vận chuyển, trung chuyển, bốc dỡ hàng hóa trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- 1Quyết định 89/2000/QĐ-BVGCP về cước vận tải hàng hoá bằng ôtô do Trưởng ban Ban Vật giá Chính phủ ban hành
- 2Pháp lệnh Giá năm 2002
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Nghị định 170/2003/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Giá
- 5Thông tư 05/2004/TT-BTC hướng dẫn quản lý giá hàng hoá, dịch vụ do Nhà nước đặt hàng thanh toán bằng nguồn ngân sách nhà nước do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 1260/1998/QĐ-BXD về giá dự toán ca máy và thiết bị xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- 7Quyết định 07/2017/QĐ-UBND Quy định về giá cước vận chuyển hàng hóa bằng phương tiện vận tải trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
- 8Quyết định 872/QĐ-UBND năm 2017 quy định đơn giá cước và phương pháp tính giá cước vận chuyển hàng hóa bằng ô tô trên địa bàn do tỉnh Hà Giang ban hành
- 9Quyết định 17/2017/QĐ-UBND về phân cấp quy định giá, cước vận chuyển hàng hóa, dịch vụ thuộc thẩm quyền quy định giá của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
Quyết định 747/QĐ-UBND năm 2006 về giá cước vận chuyển, trung chuyển, bốc dỡ hàng hóa áp dụng trên địa bàn tỉnh Tây Ninh
- Số hiệu: 747/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/08/2006
- Nơi ban hành: Tỉnh Tây Ninh
- Người ký: Nguyễn Văn Châu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/08/2006
- Ngày hết hiệu lực: 20/11/2017
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực