Hệ thống pháp luật

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 742/QĐ-BNN-TCTL

Hà Nội, ngày 14 tháng 04 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH BỘ CHỈ SỐ VÀ TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC HIÊN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG”

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26 tháng 11 năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Căn cứ Quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 7 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn theo dõi và đánh giá thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

Điều 2: Chánh Văn phòng Bộ, Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 2;
- Bộ GD-ĐT;
- TCTL (Cục QLĐĐ&PCLB Trung tâm PT&GNTT);
- Lưu Vt.

BỘ TRƯỞNG




Cao Đức Phát

 

MỤC LỤC

PHẦN I: NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

PHẦN II: HƯỚNG DẪN THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

CÁC TỪ VIẾT TẮT

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Căn cứ pháp lý

2. Mục đích và đối tượng sử dụng

3. Nguyên tắc và kết quả

4. Kinh phí thực hiện

II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

1. Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2. Bộ giáo dục và Đào tạo

3. Các Bộ, ngành liên quan

4. Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã)

5. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế

III - QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ

1. Cấp xã

2. Cấp huyện

3. Cấp tỉnh

4. Cấp trung ương

5. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế

IV - CÁC PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Giải thích chi tiết cách thu thập và tính toán các chỉ số

Phụ lục 2: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp xã

Phụ lục 3: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của phòng GD-ĐT

Phụ lục 4: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp huyện

Phụ lục 5: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của sở GD-ĐT

Phụ lục 6: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp tỉnh

Phụ lục 7: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của bộ GD-ĐT

Phụ lục 8: Mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của bộ nông nghiệp và PTNT

Phụ lục 9: Mẫu báo cáo kết quả Dự án

 

Phần I

NỘI DUNG BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

ĐỀ ÁN

“NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 742/QĐ-BNN-TCTL, ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

BỘ CHỈ SỐ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG”

STT

Chỉ số

Tần suất thu thập

Đơn vị nhận báo cáo

Nguồn và phương pháp thu thập số liệu

(1)

( 2)

(3)

(4)

(5)

 

Phần 1: Thống nhất cơ cấu tổ chức và từng bước hoàn thiện cơ chế, chính sách về QLRRTT-DVCĐ

1

Chỉ số 1

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp bộ, tỉnh, huyện ban hành để thực hiện Đề án

Hàng năm

Bộ Nông nghiệp và PTNT, cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương, cấp huyện/quận/thị xã/thành phố trực thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp Bộ, Tỉnh, Huyện)

Thống kê số lượng và tên các quyết định, văn bản đã ban hành

2

Chỉ số 2

Số lượng tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm và có báo cáo kết quả

Hàng năm

Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy lợi/Trung tâm Phòng tránh và GNTT)

Kế hoạch thực hiện Đề án; báo cáo kết quả thực hiện Đề án của tỉnh

3

Chỉ số 3

Tỷ lệ các tỉnh, huyện, xã (sau đây gọi là các cấp chính quyền) có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Quyết định phân công tổ chức thực hiện Đề án

4

Chỉ số 4

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở các cấp chính quyền

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Danh sách cán bộ tham gia thực hiện Đề án ở các cấp chính quyền

 

Phần 2: Đảm bảo 100% cán bộ các cấp chính quyền trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai được tập huấn, nâng cao năng lực và trình độ về công tác phòng, chống thiên tai

5

Chỉ số 5

Tỷ lệ cán bộ các cấp chính quyền trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Danh sách cán bộ tham gia tập huấn cấp tỉnh, huyện, xã

6

Chỉ số 6

Tỷ lệ tập huấn viên các cấp chính quyền; thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật; nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Danh sách cán bộ được tập huấn cấp tỉnh, huyện, xã

 

Phần 3: Đảm bảo 70% số dân các xã thuộc vùng thường xuyên bị thiên tai được phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai

7

Chỉ số 7

Tỷ lệ xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Liệt kê các hình thức tuyên truyền, phổ biến cho cộng đồng

8

Chỉ số 8

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế

9

Chỉ số 9

Tỷ lệ xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Số liệu thống kê

10

Chỉ số 10

Tỷ lệ các cấp chính quyền đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Chương trình học của các khóa tập huấn

11

Chỉ số 11

Tỷ lệ các cấp chính quyền đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Số liệu thống kê tài liệu đã biên soạn

 

Phần 4: Các làng, xã ở những vùng có nguy cơ cao xảy ra thiên tai xây dựng được kế hoạch phòng, chống thiên tai; có hệ thống thông tin liên lạc và xây dựng được lực lượng nòng cốt

12

Chỉ số 12

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Số liệu thống kê

13

Chỉ số 13

Tỷ lệ xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Số liệu thống kê

14

Chỉ số 14

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng; cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Số liệu thống kê bản đồ đã xây dựng; cập nhật

15

Chỉ số 15

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở các cấp

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế hoặc số liệu thống kê

16

Chỉ số 16

Tỷ lệ tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng, chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế hoặc số liệu thống kê

17

Chỉ số 17

Tỷ lệ xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế

18

Chỉ số 18

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế

19

Chỉ số 19

Tỷ lệ xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế

20

Chỉ số 20

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện

Khảo sát thực tế hoặc số liệu thống kê

 

Phần 5: Đưa kiến thức quản lý rủi ro thiên tai (QLRRTT) vào chương trình học chính khóa, ngoại khóa

21

Chỉ số 21

Số lượng và tên các quyết định, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD-ĐT về lồng ghép kiến thức QLRRTT vào chương trình học chính khóa, ngoại khóa của các cấp học

Hàng năm

Bộ GD-ĐT

Quyết định, hướng dẫn được Bộ GD-ĐT ban hành

22

Chỉ số 22

Tỷ lệ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học (sau đây gọi là các cấp học) trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Hàng năm

Bộ GD-ĐT/Cấp Tỉnh, Huyện

1. Số liệu thống kê theo ngành dọc do Bộ GD-ĐT quản lý

2. Danh sách cán bộ tham gia tập huấn

23

Chỉ số 23

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở các cấp

Hàng năm

Bộ GD-ĐT/Cấp Tỉnh, Huyện, Xã

Số liệu thống kê theo ngành dọc do Bộ GD-ĐT quản lý

24

Chỉ số 24

Tỷ lệ trường các cấp học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Hàng năm

Bộ GD-ĐT/Cấp Tỉnh, Huyện

Số liệu thống kê theo ngành dọc do Bộ GD-ĐT quản lý

25

Chỉ số 25

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Hàng năm

Bộ GD-ĐT/Cấp Tỉnh, Huyện

1. Số liệu thống kê theo ngành dọc do Bộ GD-ĐT quản lý

2. Tính số lượng cho từng cấp học

 

Phần 6: Các dự án hỗ trợ và kinh phí thực hiện Đề án

26

Chỉ số 26

Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT- DVCĐ được thực hiện trên địa bàn tỉnh

Hàng năm

Cấp Bộ, cấp Tỉnh

Số liệu thống kê

27

Chỉ số 27

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm tại cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện, Xã

Báo cáo tài chính

28

Chỉ số 28

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm tại cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện, Xã

Báo cáo tài chính

29

Chỉ số 29

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm tại cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

Hàng năm

Cấp Bộ, Tỉnh, Huyện, Xã

Báo cáo tài chính

 

Phần II

HƯỚNG DẪN THEO DÕI ĐÁNH GIÁ

ĐỀ ÁN

“NÂNG CAO NHẬN THỨC CỘNG ĐỒNG VÀ QUẢN LÝ RỦI RO THIÊN TAI DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG”
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 742/QĐ-BNN-TCTL, ngày 14 tháng 4 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

CÁC TỪ VIẾT TẮT

Đề án 1002

Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

QLRRTT

Quản lý rủi ro thiên tai

QLRRTT-DVCĐ

Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

BCH PCLB&TKCN

Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão và Tìm kiếm cứu nạn

TCTL

Tổng cục Thủy lợi

Trung tâm Phòng tránh và GNTT

Trung tâm Phòng tránh và Giảm nhẹ thiên tai

GNRRTT

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

Nông nghiệp và PTNT

Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

GD-ĐT

Giáo dục và Đào tạo

UBND

Ủy ban nhân dân

Kế hoạch PT KTXH

Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội

UN

Liên Hiệp Quốc

UNDP

Chương trình phát triển Liên Hiệp Quốc

WB

Ngân hàng thế giới

GIẢI THÍCH THUẬT NGỮ

Mục tiêu

Là các kết quả cụ thể cuối cùng hay mong muốn cần đạt được đối với các can thiệp hay hoạt động của dự án. Mục tiêu có vị trí cao hơn mục đích nhằm góp phần vào công cuộc phát triển (UNDP)

Mục đích

Là kết quả của một chương trình hoặc dự án phát triển thể hiện bởi những thay đổi có thể quan sát được về mặt kết quả của hoạt động, hành vi hoặc tình trạng sử dụng nguồn lực do kết quả của một dự án (UNDP)

Chỉ số

Là một thước đo các tiến bộ đạt được, giúp đánh giá các kết quả thực hiện, hoặc để phản ánh những thay đổi. Các chỉ số có thể mang tính định lượng hoặc định tính (WB)

Theo dõi

Là việc liên tục thu thập và phân tích thông tin để đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu của dự án (WB)

Đánh giá

Là việc xem xét theo định kỳ một cách hệ thống và khách quan về tính phù hợp, hiệu quả, hiệu suất, ảnh hưởng và tính bền vững của các hoạt động (WB)

Khung theo dõi - đánh giá

Là công cụ quản lý dạng ma trận thể hiện nội dung các chỉ số, tần suất thu thập; đơn vị nhân báo cáo; nguồn và phương pháp thu thập số liệu

Đầu ra

Các sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ do dự án phát triển mang lại

Hoạt động

Những hành động hoặc công việc được thực hiện để đạt được đầu ra theo yêu cầu của Đề án

Phương pháp thu thập dữ liệu

Cách thức được sử dụng để thu thập thông tin và dữ liệu về một chỉ số đo lường kết quả hoặc đánh giá.

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Căn cứ pháp lý

 a) Luật phòng, chống thiên tai được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa III, kỳ họp thứ năm thông qua ngày 19/06/2013 và có hiệu lực từ ngày 01/05/2014.

b) Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 172/QĐ-TTg ngày 16/11/2007;

c) Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 1002/QĐ-TTg ngày 13/07/2009;

d) Hướng dẫn tổ chức thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng” được Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi phê duyệt tại quyết định số 666/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 22/08/2011.

2. Mục đích và đối tượng sử dụng

a) Mục đích

Hướng dẫn cách thức tổ chức thực hiện và cung cấp công cụ giúp triển khai công tác theo dõi, đánh giá một cách chính xác, kịp thời theo các mục tiêu đã được xác định trong Đề án.

b) Đối tượng sử dụng

Đối tượng sử dụng chính của tài liệu là các cấp, các ngành; các cán bộ từ Trung ương đến địa phương tham gia chỉ đạo, thực hiện công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đề án. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ thực hiện Đề án hoặc lồng ghép với các hoạt động khác liên quan đến phòng chống thiên tai.

3. Nguyên tắc và kết quả

a) Nguyên tắc:

- Có sự tham gia của cộng đồng, chính quyền và các bên liên quan trong quá trình theo dõi, đánh giá trên cơ sở các chỉ số đã được phê duyệt;

- Việc theo dõi, đánh giá cần được tiến hành thường xuyên, trước, trong và sau thiên tai nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của Đề án;

- Đơn giản, đảm bảo tính khả thi, tương thích, linh hoạt, thực tiễn và hiệu quả;

- Đảm bảo tính minh bạch, dựa trên bằng chứng xác thực;

- Có cơ chế triển khai thực hiện rõ ràng.

b) Kết quả

Theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đề án của các bên liên quan một cách chính xác, kịp thời để phục vụ công tác điều phối, hỗ trợ ra quyết định đảm bảo sự thành công của Đề án.

4. Kinh phí thực hiện

a) Áp dụng các quy định hiện hành về tài chính cho các khóa tập huấn nghiệp vụ theo dõi, đánh giá cho cán bộ từ Trung ương đến địa phương (bao gồm thôn, bản, ấp);

b) Việc thực hiện theo dõi, đánh giá là một nhiệm vụ trong thực hiện Đề án. Vì vậy, các địa phương, các cơ quan liên quan chủ động bố trí từ nguồn ngân sách cấp cho Đề án, kết hợp với nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện theo quy định

II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì có trách nhiệm:

a) Ban hành văn bản hướng dẫn UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Sau đây gọi chung là UBND cấp tỉnh) triển khai công tác theo dõi, đánh giá việc thực hiện Đề án;

b) Tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh (trong đó có cán bộ chuyên trách của ngành giáo dục); đôn đốc, kiểm tra, hỗ trợ kỹ thuật; nhận báo cáo của UBND cấp tỉnh, Bộ GD-ĐT, tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

c) Phối hợp với các nhà tài trợ, các tổ chức quốc tế trong việc chia sẻ thông tin, đánh giá kết quả các chương trình, dự án theo bộ chỉ số đã phê duyệt; vân động kinh phí hỗ trợ thực hiện bộ chỉ số theo dõi, đánh giá.

Cơ quan tham mưu, giúp việc:

- Tổng cục Thuỷ lợi: Tham mưu giúp Bộ chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác theo dõi, đánh giá, hướng dẫn địa phương lập kế hoạch thực hiện; xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn trình Bộ báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

- Trung tâm Phòng tránh và GNTT: Xây dựng văn bản, tài liệu hướng dẫn báo cáo TCTL để trình Bộ Nông nghiệp và PTNT báo cáo Thủ tướng Chính phủ; tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh (trong đó có cán bộ chuyên trách của ngành giáo dục), đôn đốc, kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật cho địa phương; cập nhật, lưu trữ và chia sẻ thông tin.

2. Bộ Giáo dục và Đào tạo

a) Tổ chức thực hiện, cung cấp kết quả theo dõi, đánh giá các nội dung thực hiện Đề án thuộc phạm vi thực hiện hàng năm của Bộ cho Bộ Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp và báo cáo Thủ tướng Chính phủ;

b) Tham gia phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT tập huấn cho cán bộ cấp tỉnh; kiểm tra, giám sát, hỗ trợ kỹ thuật trong quá trình thực hiện;

c) Chia sẻ thông tin, sử dụng kết quả theo dõi, đánh giá, thu hút, điều phối nguồn lực từ các nhà tài trợ quốc tế.

Cơ quan tham mưu, giúp việc:

Bộ GD-ĐT quyết định cơ quan đầu mối phối hợp với Trung tâm Phòng tránh và GNTT chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác theo dõi, đánh giá; hướng dẫn thực hiện; tổng hợp báo cáo của các cấp; cập nhật, lưu trữ, chia sẻ thông tin.

3. Các Bộ, ngành liên quan

Các Bộ, ngành liên quan thực hiện theo nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 1002/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 13/07/2009 về việc phê duyệt Đề án “Nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng”.

4. Ủy ban nhân dân các cấp (tỉnh, huyện, xã)

a) Chỉ đạo công tác theo dõi, đánh giá, kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện trên địa bàn;

b) Nhân báo cáo của UBND cấp dưới, tổng hợp và gửi báo cáo theo quy định; cập nhật, lưu trữ, chia sẻ thông tin;

c) Mỗi cấp cử một lãnh đạo UBND chỉ đạo chung.

Cơ quan tham mưu, giúp việc gồm có:

4.1. Cấp tỉnh

4.1.1. Sở Nông nghiệp và PTNT là cơ quan chủ trì tham mưu, giúp UBND tỉnh chỉ đạo, tổng hợp chung, lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác theo dõi, đánh giá;

a) Chi cục Quản lý Đê Điều và PCLB/Chi cục Thủy lợi (Văn phòng thường trực BCH PCLB&TKCN) là Cơ quan thường trực giúp Sở Nông nghiệp và PTNT có trách nhiệm:

- Giúp Sở Nông nghiệp và PTNT thực hiện các nhiệm vụ trên;

- Tham mưu, báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT trình UBND tỉnh quyết định các cán bộ và nhiệm vụ theo dõi, đánh giá kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (Các cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá nằm trong danh sách Nhóm hỗ trợ kỹ thuật đã được UBND tỉnh quyết định);

- Tổ chức tập huấn cho các cán bộ cấp huyện, xã (trong đó có cán bộ chuyên trách của ngành giáo dục);

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi, đánh giá của tỉnh.

b) Các cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá có trách nhiệm:

- Hỗ trợ Cơ quan thường trực thực hiện công tác theo dõi, đánh giá theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thu thập, cập nhật, báo cáo thông tin theo dõi, đánh giá cho Cơ quan thường trực tổng hợp, báo cáo.

4.1.2. Sở GD-ĐT tham mưu, giúp UBND tỉnh và chỉ đạo thực hiện theo dõi, đánh giá các hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án của tỉnh thuộc phạm vi thực hiện hàng năm của ngành; báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cho Bộ GD-ĐT, đồng thời cung cấp kết quả theo dõi, đánh giá cho Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

4.2. Cấp huyện

4.2.1. Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) là cơ quan thường trực giúp UBND cấp huyện triển khai thực hiện công tác theo dõi, đánh giá trong phạm vi huyện, cụ thể như sau:

- Giúp UBND huyện thực hiện các nhiệm vụ chỉ đạo, tổng hợp chung, lập kế hoạch triển khai thực hiện công tác theo dõi, đánh giá;

- Tham mưu, báo cáo UBND cấp huyện quyết định các cán bộ và nhiệm vụ theo dõi, đánh giá kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm của huyện (Các cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá nằm trong danh sách Nhóm hỗ trợ kỹ thuật đã được UBND huyện quyết định);

- Chủ trì, tham gia tổ chức tập huấn cho các cán bộ cấp xã;

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi, đánh giá trong phạm vi huyện.

Các cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) thực hiện công tác theo dõi, đánh giá theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thu thập, cập nhật, báo cáo thông tin theo dõi, đánh giá cho Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) tổng hợp, báo cáo.

4.2.2. Phòng GD-ĐT tham mưu, giúp UBND huyện và chỉ đạo thực hiện theo dõi, đánh giá các hoạt động trong kế hoạch thực hiện Đề án của huyện thuộc phạm vi thực hiện hàng năm của ngành; báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cho Sở GD-ĐT; cung cấp kết quả theo dõi, đánh giá cho Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) để tổng hợp, báo cáo UBND huyện.

4.3. Cấp xã

4.3.1. UBND cấp xã là cơ quan tổ chức triển khai công tác theo dõi, đánh giá Đề án trong phạm vi xã, có nhiệm vụ:

- Quyết định các cán bộ, nhiệm vụ thực hiện theo dõi, đánh giá trong phạm vi xã;

+ Các cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá nằm trong danh sách Nhóm hỗ trợ kỹ thuật hoặc nhóm cộng đồng đã được UBND xã quyết định.

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi, đánh giá trong phạm vi xã;

- Tổ chức việc thông báo kết quả theo dõi, đánh giá hàng năm của xã với người dân.

4.3.2. Các cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá có nhiệm vụ:

- Hỗ trợ UBND xã thực hiện công tác theo dõi, đánh giá theo kế hoạch đã được phê duyệt;

- Thu thập, cập nhật, báo cáo thông tin theo dõi, đánh giá cho UBND xã tổng hợp, báo cáo.

4.3.3. Nhóm cộng đồng:

- Phối hợp thực hiện theo dõi, đánh giá các hoạt động trong phạm vi thôn, xã;

- Cập nhật, quản lý, lưu trữ thông tin, dữ liệu chung theo dõi, đánh giá trong phạm vi thôn;

- Phối hợp việc thông báo kết quả theo dõi, đánh giá hàng năm của xã với người dân.

4.4. Các đơn vị liên quan khác thực hiện theo chức năng, nhiệm vụ được UBND cùng cấp phân công.

5. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ thực hiện Đề án

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ thực hiện Đề án gửi kế hoạch các hoạt động của dự án và báo cáo kết quả cho Bộ Nông nghiệp và PTNT thông qua TCTL/Trung tâm Phòng tránh và GNTT. Đồng thời, báo cáo UBND cấp tỉnh quản lý địa bàn thực hiện dự án.

III - QUY TRÌNH THỰC HIỆN CÔNG TÁC THEO DÕI - ĐÁNH GIÁ

1. Cấp xã

Bước 1: Cán bộ thực hiện theo dõi, đánh giá của xã thu thập, tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp xã (như phụ lục 2);

Bước 2: Trình báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá để lãnh đạo UBND xã phê duyệt, báo cáo UBND huyện (thông qua Phòng Nông nghiệp và PTNT huyện hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện);

Bước 3: UBND xã quản lý, lưu trữ số liệu của thôn, bản, ấp.

2. Cấp huyện

Bước 1:

+ Phòng GD-ĐT thu thập, tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của phòng GD-ĐT (như phụ lục 3); gửi báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cho Sở GD-ĐT, đồng thời cung cấp kết quả theo dõi, đánh giá cho phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;

+ Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) thu thập thông tin cấp huyện, đồng thời tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của các xã, phòng GD-ĐT và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp huyện (như phụ lục 4);

Bước 2: Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) trình báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá để lãnh đạo UBND huyện phê duyệt, báo cáo UBND tỉnh (qua cơ quan thường trực theo dõi, đánh giá Đề án cấp tỉnh);

Bước 3: Phòng Nông nghiệp và PTNT (hoặc cơ quan thường trực về công tác phòng, chống thiên tai cấp huyện) quản lý, lưu trữ báo cáo của cấp xã và phòng GD- ĐT.

3. Cấp tỉnh

Bước 1:

+ Sở GD-ĐT thu thập, tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của Sở GD-ĐT (như phụ lục 5); gửi báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cho Bộ GD-ĐT, đồng thời cung cấp kết quả theo dõi, đánh giá cho Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh;

+ Chi cục Quản lý Đê Điều và PCLB/Chi cục Thủy lợi (Văn phòng thường trực BCH PCLB&TKCN) thu thập thông tin cấp tỉnh, tổng hợp báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá của các huyện và sở GD-ĐT và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá cấp tỉnh (như phụ lục 6) trình Sở Nông nghiệp và PTNT;

Bước 2: Sở Nông nghiệp và PTNT trình báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá để lãnh đạo UBND tỉnh phê duyệt, báo cáo Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua TCTL/Trung tâm Phòng tránh và GNTT);

Bước 3: Chi cục Quản lý Đê Điều và PCLB/Chi cục Thủy lợi (Văn phòng thường trực BCH PCLB&TKCN) quản lý, lưu trữ báo cáo của cấp huyện và sở GD-ĐT.

4. Cấp trung ương

Bộ GD-ĐT tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá (như phụ lục 7) và chia sẻ kết quả với Bộ Nông nghiệp và PTNT (qua Trung tâm Phòng tránh và GNTT, Tổng cục Thủy lợi);

Trung tâm Phòng tránh và GNTT nhân báo cáo của cấp tỉnh, thu thập, tổng hợp thông tin và điền vào mẫu báo cáo kết quả theo dõi, đánh giá (như phụ lục 8) trình Tổng cục Thủy lợi, tiếp trình Bộ trưởng.

5. Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ thực hiện Đề án

Các tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chức quốc tế quan tâm hỗ trợ thực hiện Đề án chia sẻ kế hoạch các hoạt động của dự án cho Bộ Nông nghiệp và PTNT (thông qua TCTL/Trung tâm Phòng tránh và GNTT) và UBND cấp tỉnh quản lý địa bàn thực hiện dự án (thông qua cơ quan thường trực cấp tỉnh) trước khi triển khai các hoạt động của dự án;

Báo cáo kết quả của dự án theo mẫu báo cáo (như phụ lục 10) cho Bộ Nông nghiệp và PTNT (thông qua TCTL/Trung tâm Phòng tránh và GNTT) và UBND cấp tỉnh quản lý địa bàn thực hiện dự án (thông qua cơ quan thường trực cấp tỉnh).

IV - CÁC PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

GIẢI THÍCH CHI TIẾT CÁCH THU THẬP VÀ TÍNH TOÁN CÁC CHỈ SỐ

Chỉ số 1

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp bộ, tỉnh, huyện ban hành để thực hiện Đề án

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

1A. Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp bộ ban hành để thực hiện Đề án

1A

1B. Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp tỉnh ban hành để thực hiện Đề án

1B

1C. Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

1C

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

a) Thống kê số lượng các quyết định và văn bản hướng dẫn đã được ban hành để thực hiện Đề án.

b) Bổ sung thông tin văn bản (số, ngày và tên văn bản).

 

 

 

Chỉ số 2

Số lượng tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm và có báo cáo kết quả

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

2A. Số lượng tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án hàng năm

2A

2B. Số lượng tỉnh đã có báo cáo kết quả thực hiện Đề án hàng năm

2B

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Kế hoạch hàng năm thực hiện Đề án được phê duyệt bao gồm các hoạt động sử dụng các nguồn kinh phí (ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, ODA, người dân đóng góp);

Báo cáo kết quả thực hiện Đề án bao gồm báo cáo về kết quả công việc và báo cáo về tài chính theo nguồn ngân sách Trung ương, ngân sách địa phương, ODA và người dân đóng góp.

 

 

 

Chỉ số 3

Tỷ lệ các tỉnh, huyện, xã (sau đây gọi là các cấp chính quyền) có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

3A. Tỷ lệ tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

3A = 3A1/3A2*100%

3A1. Số lượng tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

3A2. Tổng số tỉnh

3B. Tỷ lệ huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

3B = 3B1/3B2*100%

3B1. Số lượng huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

3B2. Tổng số huyện nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

3C. Tỷ lệ xã của tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

3C = 3C1/3C2*100%

3C1. Số lượng xã của tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

3C2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ xây dựng và ban hành danh sách 6000 xã thực hiện Đề án;

Huyện nằm trong danh sách thực hiện được xác định là huyện có xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh;

Cơ cấu tổ chức thực hiện Đề án được xác định theo tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy lợi) phê duyệt tại Quyết định số 666/QĐ-TCTL- ĐĐ ngày 22/8/2011.

 

 

 

Chỉ số 4

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở các cấp chính quyền

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

4A. Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp tỉnh

4A

4B. Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp huyện

4B

4C. Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp xã

4C

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 5

Tỷ lệ cán bộ các cấp chính quyền trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

5A. Tỷ lệ cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

5A = 5A1/5A2*100%

5A1. Số lượng cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

5A2. Tổng số cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai

5B. Tỷ lệ cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

5B = 5B1/5B2*100%

5B1. Số lượng cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

5B2. Tổng số cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai

5C. Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

5C = 5C1/5C2*100%

5C1. Số lượng cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

5C2. Tổng số cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Tổng số và danh sách các cán bộ cấp tỉnh, huyện, xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai sẽ do UBND cùng cấp quyết định.

 

 

 

Chỉ số 6

Tỷ lệ tập huấn viên các cấp chính quyền; thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật; nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

6A. Tỷ lệ tập huấn viên cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6A = 6A1/6A2*100%

6A1. Số lượng tập huấn viên cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6A2. Tổng số tập huấn viên cấp tỉnh

6B. Tỷ lệ tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6B = 6B1/6B2*100%

6B1. Số lượng tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6B2. Tổng số tập huấn viên cấp huyện

6C. Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6C = 6C1/6C2*100%

6C1. Số lượng tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6C2. Tổng số tập huấn viên cấp xã

6D. Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6D = 6D1/6D2*100%

6D1. Số lượng thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6D2. Tổng số thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh

 

6E. Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6E = 6E1/6E2*100%

6E1. Số lượng thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6E2. Tổng số thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện

6F. Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6F= 6F1/6F2*100%

6F1. Số lượng thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6F2. Tổng số thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã

6G. Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6G= 6G1/6G2*100%

6G1. Số lượng thành viên nhóm cộng đồng của xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

6G2. Tổng số thành viên nhóm cộng đồng của xã

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

1. Tổng số tập huấn viên cấp tỉnh, huyện, xã sẽ do UBND cùng cấp quyết định số lượng và thành phần.

2. Các tập huấn viên cấp tỉnh, huyện, xã có thể là thành viên của Nhóm hỗ trợ kỹ thuật cùng cấp.

3. Thành phần và chức năng của Nhóm hỗ trợ kỹ thuật các cấp được UBND các cấp quyết định theo tài liệu Hướng dẫn tổ chức thực hiện nâng cao nhận thức cộng đồng và quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng được Bộ Nông nghiệp và PTNT (Tổng cục Thủy lợi) phê duyệt tại Quyết định số 666/QĐ-TCTL-ĐĐ ngày 22/8/2011.

 

 

 

Chỉ số 7

Tỷ lệ xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

7A. Tỷ lệ xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

7A = 7A1/7A2*100%

7A1. Số lượng xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

7A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Phương thức tập huấn, tuyên truyền có thể là tổ chức các lớp tập huấn, diễn kịch, tờ rơi, panô áp phích, đăng tải trên báo, v.v...

 

 

 

Chỉ số 8

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

8A. Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

8A = 8A1/8A2*100%

8A1. Số lượng người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

8A2. Tổng số người dân của xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Phương thức tuyên truyền, phổ biến có thể là tổ chức các lớp tập huấn, diễn kịch, tờ rơi, panô áp phích, đăng tải trên báo, v.v...

 

 

 

Chỉ số 9

Tỷ lệ xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

9A. Tỷ lệ xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

9A = 9A1/9A2*100%

9A1. Số lượng xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

9A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 10

Tỷ lệ các cấp chính quyền đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

10A. Tỷ lệ tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

10A = 10A1/10A2*100%

10A1. Số lượng tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

10A2. Tổng số tỉnh

10B. Tỷ lệ huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

10B = 10B1/10B2*100%

10B1. Số lượng huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

10B2. Tổng số huyện nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

10C. Tỷ lệ xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

10C = 10C1/10C2*100%

10C1. Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

10C2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê.

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm.

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Liệt kê danh mục các tài liệu đã sử dụng trong phần thông tin bổ sung của biểu mẫu báo báo

 

 

 

Chỉ số 11

Tỷ lệ các cấp chính quyền đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

11A. Tỷ lệ cấp tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

11A =11A1/11A2*100%

11A1. Số lượng tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

11A2. Tổng số tỉnh

11B. Tỷ lệ cấp huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

11B = 11B1/11B2*100%

11B1. Số lượng huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

11B2. Tổng số huyện nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

11C. Tỷ lệ cấp xã đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

11C = 11C1/11C2*100%

11C1. Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

11C2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Liệt kê danh mục các tài liệu do tỉnh, huyện, xã biên soạn lại trong phần thông tin bổ sung của biểu mẫu báo báo

 

 

 

Chỉ số 12

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

12A. Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

12A = 12A1/12A2*100%

12A1. Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

12A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 13

Tỷ lệ xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

13A. Tỷ lệ xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

13A = 13A1/13A2*100%

13A1. Số lượng xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

13A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 14

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng; cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

14A. Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

14A = 14A1/14A2*100%

14A1. Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

14A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

14B. Tỷ lệ xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

14B = 14B1/14B2*100%

14B1. Số lượng xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

14B2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Bản đồ do dân tự vẽ không phải là bản đồ kỹ thuật yêu cầu độ chính xác cao.

 

 

 

Chỉ số 15

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở các cấp

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

15A. Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp tỉnh

15A

15B. Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

15B

15C. Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

15C

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Các trang thiết bị phục vụ công tác thực hiện Đề án được hiểu là các thiết bị phần cứng, phần mềm để thực hiện các hoạt động của Đề án như máy tính, máy in, máy ảnh, máy chiếu, phần mềm theo dõi, đánh giá; các công cụ đào tạo như bảng viết, tranh lật, v.v...

 

 

 

Chỉ số 16

Tỷ lệ tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

16A. Tỷ lệ tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

16A = 16A1/16A2*100%

16A1. Số lượng tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

16A2. Tổng số tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 17

Tỷ lệ xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

17A. Tỷ lệ xã của tỉnh đã có hệ thông truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

17A = 17A1/17A2*100%

17A1. Số lượng xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

17A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê.

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm.

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm thiên tai đến cộng đồng được hiểu là hệ thống hoặc phương thức hiện đại/truyền thống đảm bảo thông tin đến cộng đồng người dân đúng thời gian, dễ hiểu và người dân biết cách phòng, chống thiên tai

 

 

 

Chỉ số 18

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

18A. Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

18A = 18A1/18A2*100%

18A1. Số lượng người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

18A2. Tổng số người dân của xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 19

Tỷ lệ xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

19A. Tỷ lệ xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

19A= 19A1/19A2*100%

19A1. Số lượng xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

19A2. Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ hướng dẫn chi tiết việc xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng chống thiên tai trong kế hoạch triển khai Đề án. Đối với các công trình quy mô nhỏ về nước sạch và liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới thì sẽ áp dụng các quy định hiện hành của nhà nước về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Các xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh cần lập danh mục các công trình quy mô nhỏ dự kiến sẽ được xây dựng trên địa bàn. Danh mục này cần được lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng.

 

 

 

Chỉ số 20

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

20A. Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

20A= 20A1/20A2*100%

20A1. Số công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

20A2. Tổng số công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến trên địa bàn xã

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Bộ Nông nghiệp và PTNT sẽ hướng dẫn chi tiết việc xây dựng các công trình quy mô nhỏ phục vụ phòng chống thiên tai trong kế hoạch triển khai Đề án. Đối với các công trình quy mô nhỏ về nước sạch và liên quan đến chương trình mục tiêu quốc gia về nông thôn mới thì sẽ áp dụng các quy định hiện hành của nhà nước về triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia về nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn, Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới.

Các xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh cần lập danh mục các công trình quy mô nhỏ dự kiến sẽ được xây dựng trên địa bàn. Danh mục này cần được lấy ý kiến đóng góp của cộng đồng.

 

 

 

Chỉ số 21

Số lượng và tên các quyết định, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD-ĐT về lồng ghép kiến thức QLRRTT vào chương trình học chính khóa, ngoại khóa của các cấp học

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

21A. Số lượng và tên các quyết định, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD-ĐT về lồng ghép kiến thức QLRRTT vào chương trình học chính khóa, ngoại khóa của các cấp học

21A

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê.

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm.

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian Bộ GD-ĐT chia sẻ thông tin cho Bộ Nông nghiệp và PTNT: trước ngày 30/11 hàng năm;

 

 

 

Chỉ số 22

Tỷ lệ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên, cao đẳng, đại học (sau đây gọi là các cấp học) trên địa bàn đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

22A. Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22A = 22A1/22A2*100%

22A1. Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22A2. Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh

22B. Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22B = 22B1/22B2*100%

22B1. Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22B2. Tổng số giáo viên trường tiểu học trên địa bàn tỉnh

22C. Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22C = 22C1/22C2*100%

22C1. Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22C2. Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh

22D. Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22D = 22D1/22D2*100%

22D1. Số lượng giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22D2. Tổng số giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh

22E. Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22E = 22E1/22E2*100%

22E1. Số lượng giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22E2. Tổng số giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh

22F. Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22F = 22F1/22F2*100%

22F1. Số lượng giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22F2. Tổng số giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh

22G. Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22G = 22G1/22G2*100%

22G1. Số lượng giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

22G2. Tổng số giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh bao gồm cả các trường đại học, cao đẳng do cấp tỉnh và cấp Bộ quản lý

 

 

 

Chỉ số 23

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở các cấp

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

23A. Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

23A

23B. Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp huyện

23B

23C. Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp xã

23C

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 24

Tỷ lệ trường các cấp học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

24A. Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24A = 24A1/24A2*100%

24A1. Số lượng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24A2. Tổng số các trường mầm non trên địa bàn tỉnh

24B. Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24B = 24B1/24B2*100%

24B1. Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24B2. Tổng số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh

24C. Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24C = 24C1/24C2*100%

24C1. Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24C2. Tổng số các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh

24D. Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24D = 24D1/24D2*100%

24D1. Số lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24D2. Tổng số các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh

24E. Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24E = 24E1/24E2*100%

24E1. Số lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24E2. Tổng các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh

24F. Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24F = 24F1/24F2*100%

24F1. Số lượng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24F2. Tổng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh

24G. Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24G = 24G1/24G2*100%

24G1. Số lượng các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

24G2. Tổng các trường đại học trên địa bàn tỉnh

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 25

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông, trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

25A. Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

25A

25B. Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

25B

25C. Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

25C

25D. Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

25D

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 26

Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT-DVCĐ được thực hiện trên địa bàn tỉnh

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

26A. Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT-DVCĐ được thực hiện trên địa bàn tỉnh

26A

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi & đánh giá

Công cụ: Bảng thống kê;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 27

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm tại cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

27A. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

27A= 27A1/27A2*100%

27A1. Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

27A2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

27B. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của Bộ GD-ĐT

27B= 27B1/27B2*100%

27B1.Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của Bộ GD-ĐT

27B2.Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của Bộ GD-ĐT

27C. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

27C= 27C1/27C2*100%

27C1. Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

27C2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

27D. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

27D= 27D1/27D2*100%

27D1. Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

27D2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

27E. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

27E= 27E1/27E2*100%

27E1. Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

27E2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

27F. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

27F= 27F1/27F2*100%

27F1. Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

27F2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

27G. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã

27G= 27G1/27G2*100%

27G1. Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của xã

27G2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của xã

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Báo cáo tài chính;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 28

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm tại cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

28A. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

28A= 28A1/28A2*100%

28A1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

28A2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

28B. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của Bộ GD-ĐT

28B= 28B1/28B2*100%

28B1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của Bộ GD-ĐT

28B2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của Bộ GD-ĐT

28C. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

28C= 28C1/28C2*100%

28C1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

28C2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

28D. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

28D= 28D1/28D2*100%

28D1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

28D2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

28E. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

28E= 28E1/28E2*100%

28E1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

28E2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

28F. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT)

28F= 28F1/28F2*100%

28F1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

28F2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

28G. Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của xã

28G= 28G1/28G2*100%

28G1. Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của xã

28G2. Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của xã

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Báo cáo tài chính;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

 

 

 

Chỉ số 29

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm tại cấp bộ, tỉnh, huyện, xã

Các thông số tính toán

Xác định giá trị của chỉ số

29A. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

29A= 29A1/29A2*100%

29A1. Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

29A2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

29B. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của Bộ GD-ĐT

29B= 29B1/29B2*100%

29B1. Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của Bộ GD-ĐT

29B2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của Bộ GD-ĐT

29C. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

29C= 29C1/29C2*100%

29C1. Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

29C2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

29D. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

29D= 29D1/29D2*100%

29D1. Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

29D2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

29E. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

29E= 29E1/29E2*100%

29E1. Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

29E2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

29F. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

29F= 29F1/29F2*100%

29F1. Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

29F2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

29G. Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của xã

29G= 29G1/29G2*100%

29G1. Kinh phí từ nguồn khác người do dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của xã

29G2. Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của xã

Công cụ điều tra, mẫu, thời gian và tần suất theo dõi, đánh giá

Công cụ: Báo cáo tài chính;

Mẫu: Cập nhật và bổ sung thông tin hàng năm;

Tần suất thu thập: Hàng năm hoặc khi có yêu cầu của cấp trên;

Thời gian nộp báo cáo của cấp tỉnh: trước ngày 30/11 hàng năm.

Giải thích từ ngữ

Nguồn khác do người dân đóng góp: không bao gồm các khoản người dân phải đóng góp cho quỹ phòng chống thiên tai hàng năm.

 

 

 

PHỤ LỤC 2

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CẤP XÃ

Xã: ……………………………….

Huyện: ……………………………….

Tỉnh.: …………………………………

Cán bộ thực hiện: ………………….

Ngày gửi báo cáo: …………………

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 3C1

Số lượng xã của tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Xã có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 4C

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp xã

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp xã

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 5C= 5C1/5C2*100%

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (5C1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai (5C2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 6C= 6C1/6C2*100%

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Số lượng tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6C1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số tập huấn viên cấp xã (6C2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 6F= 6F1/6F2*100%

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Số lượng thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6F1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã (6F2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 6G= 6G1/6G2*100%

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng thành viên nhóm cộng đồng của xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6G1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số thành viên nhóm cộng đồng của xã (6G2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 7A1

Số lượng xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Xã đã tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 8A= 8A1/8A2*100%

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Số lượng người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm (8A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số người dân của xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (8A2)

Số lượng

 

Chỉ số 9A1

Số lượng xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Xã đã triển khai diễn tập hàng năm

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 10C1

Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Xã đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 11C1

Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Xã đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 12A1

Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Xã đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 13A1

Số lượng xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Xã đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 14A1

Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Xã đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 14B1

Số lượng xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Xã đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 15C

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê danh sách

 

 

 

Chỉ số 17A1

Số lượng xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Xã đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 18A= 18A1/18A2*100%

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Số lượng người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai (18A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số người dân của xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (18A2)

Số lượng

 

Chỉ số 19A1

Số lượng xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn của cộng đồng

Xã có danh mục công trình quy mô có sự tham vấn của cộng đồng

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 20A= 20A1/20A2*100%

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Số công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã (20A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến trên địa bàn xã (20A2)

Số lượng

 

Chỉ số 27G= 27G1/27G2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của xã (27G1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của xã (27G2)

Số lượng

 

Chỉ số 28G= 28G1/28G2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của xã

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của xã (28G1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của xã (28G2)

Số lượng

 

Chỉ số 29G= 29G1/29G2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của xã

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của xã (29G1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của xã (29G2)

Số lượng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 3

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CỦA PHÒNG GD-ĐT

Huyện: ……………………………………..

Tỉnh: …………………………………………

Cán bộ thực hiện: ………………………….

Ngày gửi báo cáo: ………………………….

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 22A1

Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22A2

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 22B1

Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22B2

Tổng số giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh

Tổng số giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22C1

Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22C2

Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh

Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 23A

Số lượng giáo viên các cấp học của tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của huyện tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 23B

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp huyện

Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp huyện

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 23C

Số lượng giáo viên các cấp học của tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp xã

Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở của huyện tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp xã

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24A1

Số lượng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường mầm non trên địa bàn huyện đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24B1

Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn huyện đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24C1

Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25A

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn huyện có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25B

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 27F= 27F1/27F2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (27F1)

Số lượng

 

 

 

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (27F2)

Số lượng

 

Chỉ số 28F= 28F1/28F2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án của huyện (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (28F1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (28F2)

Số lượng

 

Chỉ số 29F= 29F1/29F2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án của huyện (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân của huyện (ngành GD-ĐT) (29F1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của huyện

(ngành Gd-ĐT) (29f2)

Số lượng

 

 

PHỤ LỤC 4

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CẤP HUYỆN

Huyện: …………………………………….

Tỉnh: ……………………………………….

Cán bộ thực hiện: ...................................

Ngày gửi báo cáo: ……………………….

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 1C

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng (liệt kê các quyết định, văn bản)

 

 

 

Chỉ số 3

Tỉ lệ các tỉnh, huyện, xã có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Số lượng xã của huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Số lượng

 

 

Chỉ số 4

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở các cấp

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở cấp huyện (4B)

Số lượng

 

 

 

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở cấp xã (4C)

Số lượng

Xã A:

 

 

Xã B:

 

Chỉ số 5B= 5B1/5B2*100%

Tỷ lệ cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (5B1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

 

 

Tổng số cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai (5B2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 5C

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

…..

Chỉ số 6B= 6B1/6B2*100%

Tỷ lệ tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6B1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số tập huấn viên cấp huyện (6B2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

Chỉ số 6C

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 6E= 6E1/6E2*100%

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6E1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện (6E2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 6F

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 6G

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 7A1

Số lượng xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Số lượng xã của huyện tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 8A

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 9A1

Số lượng xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Số lượng xã của huyện đã triển khai diễn tập hàng năm

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 10B1

Tỷ lệ huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 10C1

Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Số lượng xã của huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QlRrTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 11B1

Số lượng huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Đã có/Chưa có

 

 

 

Chỉ số 11C1

Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Số lượng xã của huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 12A1

Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Số lượng xã của huyện đã xây dựng kế hoạch phòng, chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 13A1

Số lượng xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Số lượng xã của huyện đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 14A1

Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Số lượng xã của huyện đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 14B1

Số lượng xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Số lượng xã của huyện đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 15B

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

Liệt kê chi tiết

 

 

 

Chỉ số 15C

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê chi tiết

Xã A:

 

 

Xã B:

….

Chỉ số 17A1

Số lượng xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Số lượng xã của huyện đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 18A

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 19A1

Số lượng xã của tỉnh có danh mục về công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

Số lượng xã của huyện có danh mục về công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 20A

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 22A1

Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22A2

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn huyện

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22B1

Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22B2

Tổng số giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh

Tổng số giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn huyện

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22C1

Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22C2

Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh

Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 23A

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 23B

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp huyện

Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp huyện

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 23C

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp xã

Số lượng giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở trên địa bàn huyện tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp xã

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24A1

Số lượng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường mầm non trên địa bàn huyện đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24B1

Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn huyện đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24C1

Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25A

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn huyện có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25B

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn huyện có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 27E= 27E1/27E2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT) (27E1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT) (27E2)

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 27F= 27F1/27F2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (27F1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT) (27F2)

Số lượng

 

Chỉ số 27G

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ %

 

Xã A: Xã B:

 

Chỉ số 28E= 28E1/28E2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT) (28E1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT) (28E2)

Số lượng

 

Chỉ số 28F= 28F1/28F2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (28F1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (28F2)

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 28G

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

….

Chỉ số 29E= 29E1/29E2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT) (29E1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT) (29E2)

Số lượng

Chỉ số 29F= 29F1/29F2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT) (29E1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT) (29F2)

Số lượng

 

Chỉ số 29G

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của xã

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của xã

Tỷ lệ %

 

Xã A:

 

Xã B:

 

PHỤ LỤC 5

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CỦA SỞ GD-ĐT

Tỉnh: ……………………………………..

Cán bộ thực hiện: ……………………..

Ngày gửi báo cáo: ……………………..

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 22A= 22A1/22A2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh (22A2)

Số lượng

 

Chỉ số 22B= 22B1/22B2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22B1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh (22B2)

Số lượng

 

Chỉ số 22C= 22C1/22C2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 22D= 22D1/22D2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22D1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (22D2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

Chỉ số 22E= 22E1/22E2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22E1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh (22E2)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Chỉ số 22F= 22F1/22F2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22F1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh (22F2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

Chỉ số 22G= 22G1/22G2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22G1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh (22G2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

Chỉ số 23A

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT- DVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

 

Chỉ số 23B

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp huyện

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp huyện

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 23C

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp xã

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp xã

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24A= 24A1/24A2*100%

Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa.

Số lượng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa. (24A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số các trường mầm non trên địa bàn tỉnh. (24A2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24B= 24B1/24B2*100%

Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24B1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh (24B2)

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24C= 24C1/24C2*100%

Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24C1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh (24 C2)

Số lượng

 

Chỉ số 24D= 24D1/24D2*100%

Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24D1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (24D2)

Số lượng

 

Chỉ số 24E= 24E1/24E2*100%

Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24E1)

Số lượng

 

 

 

Tổng các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh (24E2)

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 24F= 24F1/24F2*100%

Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24F1)

Số lượng

 

 

 

Tổng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh (24F2)

Số lượng

 

Chỉ số 24G= 24G1/24G2*100%

Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24G1)

Số lượng

 

 

 

Tổng các trường đại học trên địa bàn tỉnh (24G2)

Số lượng

Chỉ số 25A

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25B

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25C

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 25D

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 27D= 27D1/27D2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (27D1)

Số lượng

 

 

 

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (27D2)

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 27F

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

Huyện B:

Chỉ số 28D= 28D1/28D2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (28D1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của tỉnh (ngành GD- ĐT) (28D2)

Số lượng

 

Chỉ số 28F

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

Huyện B:

….

Chỉ số 29D= 29D1/29D2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (29D1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (29D2)

Số lượng

Chỉ số 29F

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

Huyện B:

 

PHỤ LỤC 6

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CẤP TỈNH

Tỉnh: ………………………………………………

Cán bộ thực hiện: ………………………………

Ngày gửi báo cáo: ……………………………..

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 1B

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp tỉnh ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp tỉnh ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng (liệt kê các quyết định, văn bản)

 

 

 

Chỉ số 1C

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng (liệt kê các quyết định, văn bản)

Huyện A:

 

 

Huyện B:

……….

Chỉ số 2A

Số lượng tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án

Tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 2B

Số lượng tỉnh đã có báo cáo kết quả thực hiện Đề án

Tỉnh đã có báo cáo kết quả thực hiện Đề án

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 3A

Tỉ lệ các tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 3B

Tỉ lệ các huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Số lượng huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Số lượng

 

 

Tổng số huyện nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Số lượng

Chỉ số 3C

Tỉ lệ các xã có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Số lượng xã của tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Số lượng

 

 

 

Tổng số xã năm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh

Số lượng

Chỉ số 4

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở các cấp

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp tỉnh (4A)

Số lượng

 

 

 

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp huyện (4B)

Số lượng

Huyện A:

Huyện B:

…..

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện Đề án ở cấp xã (4C)

Số lượng

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

Huyện B

Xã A:

Xã B:

Chỉ số 5A= 5A1/5A2*100%

Tỷ lệ cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (5A1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai (5A2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 5B

Tỷ lệ cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

Huyện B:

Chỉ số 5C

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

Xã B:

Huyện B

Xã A:

Xã B:

 

 

Chỉ số 6A= 6A1/6A2*100%

Tỷ lệ tập huấn viên cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng tập huấn viên cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6A1)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

Tổng số tập huấn viên cấp tỉnh (6A2)

Số lượng

Nam:

Nữ:

Chỉ số 6B

Tỷ lệ tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

Huyện B:

 

Chỉ số 6C

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

…..

 

Huyện B

Xã A:

 

 

Xã B:

 

….

 

Chỉ số 6D= 6D1/6D2*100%

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Số lượng thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ (6D1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh (6D2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

 

Chỉ số 6E

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

 

Chỉ số 6F

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 6G

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng của xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng của xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 7A= 7A1/7A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Số lượng xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm (7A1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (7A2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 8A

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 9A= 9A1/9A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Số lượng xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm (9A1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (9A2)

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 10A1

Số lượng tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bọ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Đã có/ Chưa có

 

 

 

 

Chỉ số 10B= 10B1/10B2*100%

Tỷ lệ huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Số lượng huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn (10B1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số huyện nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (10B2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 10C= 10C1/10C2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QlRrTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn (10C1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (10C2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 11A1

Số lượng tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Đã có/ Chưa có

 

 

 

 

Chỉ số 11B= 11B1/11B2*100%

Tỷ lệ cấp huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Số lượng huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương (11B1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số huyện nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (11B2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 11C= 11C1/11C2*100%

Tỷ lệ cấp xã đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Số lượng xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương (11C1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (11C2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 12A= 12A1/12A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng (12A1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (12A2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 13A= 13A1/13A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Số lượng xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng, chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương (13A1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (13A2)

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 14A= 14A1/14A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Số lượng xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ (14A1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (14A2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 14B= 14AB1/14B2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Số lượng xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ (14B1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (14B2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 15A

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp tỉnh

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp tỉnh

Liệt kê chi tiết

 

 

 

 

Chỉ số 15B

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

Liệt kê chi tiết

Huyện A:

 

 

 

Huyện B:

 

 

Chỉ số 15C

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê chi tiết

Huyện A

Xã A:

 

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 16A1

Số lượng tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

Tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

Đã có/ Chưa có

 

 

 

Chỉ số 17A= 17A1/17A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Số lượng xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai (17A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (17A2)

Số lượng

 

Chỉ số 18A

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

Xã B:

Huyện B

Xã A:

Xã B:

Chỉ số 19A= 19A1/19A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng

Số lượng xã của tỉnh có danh mục công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn cộng đồng (19A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số xã nằm trong danh sách thực hiện Đề án của tỉnh (19A2)

Số lượng

 

Chỉ số 20A

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 22A

Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22A1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh (22A2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

 

Chỉ số 22B

Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22B1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh (22B2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

 

Chỉ số 22C

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

 

Chỉ số 22D= 22D1/22D2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22D1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (22D2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

 

Chỉ số 22E= 22E1/22E2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22E1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh (22E2)

Số lượng

Nam:

 

Nữ:

 

Chỉ số 22F= 22F1/22F2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22F1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh (22F2)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Chỉ số 22G= 22G1/22G2*100%

Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Số lượng giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT (22G1)

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Tổng số giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh (22G2)

Số lượng

Nam:

 

 

Nữ:

 

Chỉ số 23A

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

 

Chỉ số 23B

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT- DVCĐ ở cấp huyện

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp huyện

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Chỉ số 23C

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT- DVCĐ ở cấp xã

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp xã

Số lượng

Nam:

 

 

 

Nữ:

 

Chỉ số 24A= 24A1/24A2*100%

Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa.

Số lượng các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa. (24A1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số các trường mầm non trên địa bàn tỉnh. (24A2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24B= 24B1/24B2*100%

Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24B1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số trường tiểu học trên địa bàn tỉnh (24B2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24C= 24C1/24C2*100%

Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24C1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh (24C2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24D= 24D1/24D2*100%

Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24D1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng số các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh (24D2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24E= 24E1/24E2*100%

Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24E1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh (24E2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24F= 24F1/24F2*100%

Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24F1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh (24F2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 24G= 24G1/24G2*100%

Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Số lượng các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa (24G1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng các trường đại học trên địa bàn tỉnh (24G2)

Số lượng

 

Chỉ số 25A

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 25B

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 25C

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 25D

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 26A

Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT-DVCĐ đã thực hiện trên địa bàn tỉnh

Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT-DVCĐ đa thực hiện trên địa bàn tỉnh

Số lượng (Liệt kê danh sách các dự án)

 

 

 

 

Chỉ số 27C= 27C1/27C2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT) (27C1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT) (27C2)

Số lượng

 

 

 

 

Chỉ số 27D= 27D1/27D2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (27D1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (27D2)

Số lượng

 

Chỉ số 27E

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

 

Chỉ số 27F

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

 

Chỉ số 27G

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 28C= 28C1/28C2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT) (28C1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT) (28C2)

Số lượng

 

Chỉ số 28D= 28D1/28D2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của tỉnh thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (28D1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (28D2)

Số lượng

 

Chỉ số 28E

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

….

 

Chỉ số 28F

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

 

Chỉ số 28G

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của xã

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của xã

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

..

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

Chỉ số 29C= 29C1/29C2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT) (29C1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT) (29C2)

Số lượng

 

 

Chỉ số 29D= 29D1/29D2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (29D1)

Số lượng

 

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp được cấp hàng năm của tỉnh (ngành GD-ĐT) (29D2)

Số lượng

 

Chỉ số 29E

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

 

 

 

Chỉ số 29F

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A:

 

 

Huyện B:

 

 

Chỉ số 29G

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của xã

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Huyện A

Xã A:

 

 

Xã B:

 

 

Huyện B

Xã A:

 

Xã B:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 7

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 21A

Số lượng và tên các quyết định, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD- ĐT về lồng ghép kiến thức QLRRTT vào chương trình học chính khóa, ngoại khóa của các cấp học

Số lượng và tên các quyết định, hướng dẫn thực hiện của Bộ GD- ĐT về lồng ghép kiến thức QLRRTT vào chương trình học chính khóa, ngoại khóa của các cấp học

Số lượng (liệt kê các quyết định, hướng dẫn)

 

 

 

Chỉ số 22A

Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 22B

Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 22C

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn huyện đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 22D

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

….

Chỉ số 22E

Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22F

Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22G

Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

….

Chỉ số 23A

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

Chỉ số 23B

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp huyện

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp huyện

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

Chỉ số 23C

Số lượng giáo viên các cấp học trên địa bàn tỉnh tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp xã

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLTTDVCĐ ở cấp xã

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

Chỉ số 24A

Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa.

Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa.

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 24B

Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 24C

Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

 

Chỉ số 24D

Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

 

Chỉ số 24E

Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

 

Chỉ số 24F

Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

 

Chỉ số 24G

Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 25A

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

Chỉ số 25B

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

Chỉ số 25C

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

Chỉ số 25D

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

Tỉnh A

 

 

Tỉnh B

 

 

Chỉ số 27B= 27B1/27B2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của Bộ GD-ĐT

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân (27B1)

Số lượng

 

 

 

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm (27B2)

Số lượng

 

Chỉ số 27D

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 27F

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

Huyện A:

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

Chỉ số 28B= 28B1/28B2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của Bộ GD-ĐT

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân của Bộ GD-ĐT

(28B1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của Bộ GD- ĐT(28B2)

Số lượng

Chỉ số 28D

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của tỉnh (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của tỉnh (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

Chỉ số 28F

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của huyện (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của huyện (ngành GD- ĐT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

Huyện A:

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

 

Chỉ số 29B= 29B1/29B2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của Bộ GD-ĐT

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân của Bộ GD-ĐT(29B1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của Bộ GD-ĐT (29B2)

Số lượng

 

Chỉ số 29D

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của tỉnh (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

 

Tỉnh B

 

Chỉ số 29F

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành GD-ĐT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A

Huyện A:

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

 

PHỤ LỤC 8

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ CỦA BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

Chỉ số

Thông tin cần báo cáo

Đơn vị tính

Kết quả thu thập thông tin

Giá trị của các chỉ số tỷ lệ (%)

Thông tin bổ sung

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

Chỉ số 1A

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp bộ ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp bộ ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng (liệt kê các quyết định, văn bản)

 

 

 

Chỉ số 1B

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp tỉnh ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp tỉnh ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng (liệt kê các quyết định, văn bản)

Tỉnh A:

 

 

Tỉnh B:

Chỉ số 1C

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng và tên các quyết định, văn bản hướng dẫn do cấp huyện ban hành để thực hiện Đề án

Số lượng (liệt kê các quyết định, văn bản)

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

Chỉ số 2A

Số lượng tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án

Số lượng tỉnh đã ban hành kế hoạch thực hiện Đề án

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 2B

Số lượng tỉnh đã có báo cáo kết quả thực hiện Đề án

Số lượng tỉnh đã có báo cáo kết quả thực hiện Đề án

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 3A

Tỉ lệ tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Số lượng tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án (3A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số tỉnh (3A2)

Số lượng

 

Chỉ số 3B

Tỷ lệ huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Tỷ lệ huyện có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 3C

Tỷ lệ xã của tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Tỷ lệ xã của tỉnh có hệ thống tổ chức thực hiện Đề án

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

Tỉnh B:

Chỉ số 4

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở các cấp

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở cấp tỉnh

Số lượng

Tỉnh A:

 

 

Tỉnh B:

….

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở cấp huyện

Số lượng

Tỉnh A

Huyện A:

Huyện B

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B

Số lượng cán bộ nữ tham gia thực hiện đề án ở cấp xã

Số lượng

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

 

 

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 5A

Tỷ lệ cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Tỷ lệ cán bộ cấp tỉnh trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 5B

Tỷ lệ cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ cán bộ cấp huyện trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B

Chỉ số 5C

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ cán bộ cấp xã trực tiếp làm công tác phòng, chống thiên tai đã được đào tạo về QLRRTT- DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 6B

Tỷ lệ tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ tập huấn viên cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B

Chỉ số 6C

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ tập huấn viên cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 6D

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp tỉnh đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 6E

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp huyện đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Chỉ số 6F

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm hỗ trợ kỹ thuật cấp xã đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 6G

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ thành viên nhóm cộng đồng đã được đào tạo về QLRRTT-DVCĐ

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 7A

Tỷ lệ xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Tỷ lệ xã của tỉnh tổ chức tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai cho cộng đồng hàng năm

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 8A

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Tỷ lệ số người dân của xã được tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng chống thiên tai hàng năm

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

 

Xã B

 

 

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 9A

Tỷ lệ xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Tỷ lệ xã của tỉnh đã triển khai diễn tập hàng năm

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh  B:

Chỉ số 10A= 10A1/10A2*100%

Tỷ lệ tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Số lượng tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn (10A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số tỉnh (10A2)

Số lượng

 

Chỉ số 10B

Tỷ lệ huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Tỷ lệ huyện đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT- DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và PTNT/TCTL ban hành để tập huấn

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 10C

Tỷ lệ xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và

Tỷ lệ xã của tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu về QLRRTT-DVCĐ do Bộ Nông nghiệp và

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 11A= 11A1/11A2*100%

Tỷ lệ cấp tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Số lượng tỉnh đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương (11A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số tỉnh (11A2)

Số lượng

 

Chỉ số 11B

Tỷ lệ cấp huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Tỷ lệ cấp huyện đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 11C

Tỷ lệ cấp xã đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Tỷ lệ cấp xã đã sử dụng bộ tài liệu ban hành của cấp trên biên soạn lại phù hợp với điều kiện địa phương

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 12A

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng kế hoạch phòng chống thiên tai hàng năm có sự tham gia của cộng đồng

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 13A

Tỷ lệ xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Tỷ lệ xã của tỉnh đã lồng ghép kế hoạch phòng chống thiên tai vào kế hoạch phát triển KTXH của địa phương

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 14A

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Tỷ lệ xã của tỉnh đã xây dựng bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 14B

Tỷ lệ xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Tỷ lệ xã của tỉnh đã cập nhật bản đồ rủi ro thiên tai do người dân tự vẽ

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 15A

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp tỉnh

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp tỉnh

Liệt kê

Tỉnh A:

 

 

Tỉnh B:

Chỉ số 15B

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp huyện

Liệt kê

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B

 

 

Chỉ số 15C

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê các trang thiết bị hiện có phục vụ công tác thực hiện Đề án ở cấp xã

Liệt kê

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 16A= 16A1/16A2*100%

Tỷ lệ tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ

Số lượng tỉnh có trụ sở cơ quan chuyên trách về phòng chống thiên tai được nâng cấp hoàn chỉnh phục vụ tốt điều kiện làm việc cho cán bộ (16A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng số tỉnh (16A2)

Số lượng

 

Chỉ số 17A= 17A1/17A2*100%

Tỷ lệ xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ xã của tỉnh đã có hệ thống truyền tin, cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

Tỉnh B:

 

Chỉ số 18A

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ người dân trên địa bàn xã nhận được thông tin cảnh báo sớm về thiên tai

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 19A

Tỷ lệ xã của tỉnh có danh mục về công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn của cộng đồng

Tỷ lệ xã của tỉnh có danh mục về công trình quy mô nhỏ có sự tham vấn của cộng đồng

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 20A

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Tỷ lệ công trình quy mô nhỏ trong danh mục dự kiến đã được xây dựng trên địa bàn xã

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 22A

Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22B

Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22C

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22D

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22E

Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22F

Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 22G

Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ giáo viên các trường đại học trên địa bàn tỉnh đã được đào tạo, tập huấn về QLRRTT

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 23A

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp tỉnh

Số lượng

Tỉnh A:

 

 

Tỉnh B:

Chỉ số 23B

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp huyện

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp huyện

Số lượng

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Chỉ số 23C

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp xã

Số lượng giáo viên các cấp học tham gia vào đội ngũ giảng viên về QLRRTT-DVCĐ ở cấp xã

Số lượng

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 24A

Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa.

Tỷ lệ các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa.

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 24B

Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường tiểu học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 24C

Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học

Tỷ lệ các trường trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 24D

Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 24E

Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 24F

Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường cao đẳng trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 24G

Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ các trường đại học trên địa bàn tỉnh đưa kiến thức QLRRTT vào môn học chính khóa, ngoại khóa

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 25A

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp tiểu học trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 25B

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học cơ sở trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 25C

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa cấp trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 25D

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng tiết học và hoạt động ngoại khóa tại trung tâm giáo dục thường xuyên trên địa bàn tỉnh có lồng ghép nội dung phòng chống và GNTT

Số lượng

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 26

Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT-DVCĐ đã thực hiện trên địa bàn tỉnh

Số lượng và tên các dự án về nâng cao nhận thức cộng đồng và QLRRTT-DVCĐ đã thực hiện trên địa bàn tỉnh

Số lượng (liệt kê danh sách các dự án)

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 27A= 27A1/27A2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách đã được giải ngân (27A1)

Số lượng

 

 

 

Kinh phí từ nguồn vốn ngân sách được cấp hàng năm (27A2)

Số lượng

 

 

 

Chỉ số 27C

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 27E

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

Chỉ số 27G

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ngân sách thực hiện Đề án hàng năm của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 28A= 28A1/28A2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) thực hiện Đề án hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Kinh phí từ nguồn vốn ODA đã được giải ngân của Bộ Nông nghiệp và PTNT(28A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn vốn ODA hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT (28A2)

Số lượng

 

Chỉ số 28C

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

 

Tỉnh B:

Chỉ số 28E

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

Chỉ số 28G

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn tài trợ không hoàn lại từ các chính phủ, tổ chức quốc tế (ODA) của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Chỉ số 29A= 29A1/29A2*100%

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp thực hiện Đề án hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT

Kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp đã được giải ngân của Bộ Nông nghiệp và PTNT (29A1)

Số lượng

 

 

 

Tổng kinh phí từ nguồn khác do người dân đóng góp hàng năm của Bộ Nông nghiệp và PTNT (29A2)

Số lượng

Chỉ số 29C

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của tỉnh (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

 

Tỉnh A:

 

Tỉnh B:

Chỉ số 29E

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của huyện (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A:

 

 

Huyện B:

Tỉnh B

Huyện A:

Huyện B:

Chỉ số 29G

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ giải ngân nguồn khác do người dân đóng góp của xã (ngành Nông nghiệp và PTNT)

Tỷ lệ %

Tỉnh A

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

Tỉnh B

Huyện A

Xã A

 

 

Xã B

Huyện B

Xã A

Xã B

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 9

MẪU BÁO CÁO KẾT QUẢ DỰ ÁN
(Template for CBDRM project collection)

Tên dự án:

(Project Title)

 

Tên viết tắt (tên ngắn) (Short title/ID)

 

Tình trạng dự án: (Status)

□ Đã lập kế hoạch (Planned)

□ Đang thực hiện (Started)

□ Đã hoàn thành (Completed)

Loại dự án:
(Kind of project)

□ Phi công trình (non-structure)            □ Công trình (structure)

Ngày bắt đầu: (Started)

 

Ngày hoàn thành
(End date)

 

Khoảng thời gian thực hiện (số tháng)
Duration (months)

 

Địa bàn thực hiện dự án
(Project implementation areas)

STT
(No.)

Tinh/ thành phố
(Province/City)

Quận/ thành phố trực thuộc tinh/ thị xã
(District)

Xã/ phường
(Commune)

 

 

 

 

Loại thiên tai (hazards)

□ Bão (Cyclone/Typhoon)

□ Áp thấp nhiệt đới (Tropical depression)

□ Lốc (Tornado/Whirlwind)

□ Sét (lightning)

□ Mưa lớn (Heavy rain)

□ Lũ lụt (Flood)

□ Lũ quét (Flash flood)

□ Ngập lụt (inundation)

□ Nước dâng (Storm Surge)

□ Sạt lở đất do mưa lũ và dòng chảy (Landslides/Erosion caused by torrential rain and flow)

□ Xâm nhập mặn (Sea water intrusion)

□ Nắng nóng (Hot weather)

□ Hạn hán (Drought)

□ Rét hại (Cold weather damage)

□ Động đất (Earthquake)

□ Sóng thân (Tsunami)

□ Các loại thiên tai khác (Others)

……………………………..

Chủ đề (Themes)

□ Nâng cao nhận thức

(Awareness raising)

□ Đào tạo và phát triển năng lực

(Capacity Development & Training)

□ Xã hội dần sự / các tổ chức phi chính phủ

(Civil Society/NGOs)

□ Biến đổi khí hậu

(Climate Change)

□ Giảm nhẹ rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng

(Community-based DRR)

□ Tình trạng khẩn cấp

(Complex Emergency)

□ Cơ sở hạ tầng quan trọng

(Critical Infrastructure)

□ Quản lý rủi ro thiên tai

(Disaster Risk Management)

□ Cảnh báo sớm (Early Warning)

□ Lĩnh vực kinh tế trong Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

(Economics of DRR)

□ Giáo dục và an toàn trường học

(Education & School Safety)

□ Môi trường (Environment)

□ An ninh lương thực và Nông nghiệp

(Food Security & Argiculture)

□ Giới (Gender)

□ Hệ thống thông tin địa lý và lập bản đồ

(GIS & Mapping)

□ Quản lý nhà nước (Governance)

□ Y tế và thiết bị y tế

(Health & Health Facilities)

□ Kiến thức bản địa

(Indigenous Knowledge)

□ Quản lý thôngtin

(Information Management)

□ Truyền thông (Media)

□ Hợp tác công tư

(Private-public Partnerships)

□ Phục hồi (Recovery)

□ Tái định cư (Relocation)

□ Nhận dạng và đánh giá rủi ro thiên tai

(Risk Identification & Assessment)

□ Chuyển nhượng rủi ro và bảo hiểm

(Risk Transfer & Insurance)

□ Social Impacts & Resilience

(Ảnh hưởng xã hội và phục hồi sớm)

□ Công nghệ không gian

(Space Technology)

□ An toàn công trình (Structural Safety)

□ Rủi ro và Quy hoạch đô thị

(Urban Risk & Planning)

□ Tình trạng dễ bị tổn thương về dân số

(Vulnerable Populations)

□ Nước (Water)

□ chủ đề khác (Others)

………………………………………………..

………………………………………………..

……………………

Mục tiêu:

(Objectives)

 

Các hoạt động:

(Activities)

 

Các kết quả đầu ra (Outputs)

Tình trạng (Status)

 

 

Tên cơ quan thực hiện:

(Lead organisation)

Tên cơ quan đồng hợp tác:

(Partner organisations)

Vai trò (role):

 

 

 

 

Nhà tài trợ (Donors):

Số tiền Amount (US$/VND):

 

 

 

 

Tổng tài trợ (Total funding) (US$/VND)

Bằng số(number):

(Đằng chữ -in letters:

……………………………………………………………………………………………………………….)

Địa chỉ liên hệ

(Contact Person)

Họ và tên cán bộ theo dõi

(Contact person):

 

 

Tên tổ chức (Organisation):

 

 

Địa chỉ (address):

 

 

Điện thoại và email của cán bộ liên lạc

(Telephone and Email’contact person):

 

Tập tin gửi kèm (Files):

STT (No.)

Tên tập tin (File name)

Ghi chú (Comments)

 

 

 

 

 

 

Đường dân (Link):

Ghi chú (Comments)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 742/QĐ-BNN-TCTL năm 2014 về bộ chỉ số và tài liệu hướng dẫn theo dõi đánh giá thực hiện Đề án Nâng cao nhận thức cộng đồng và Quản lý rủi ro thiên tai dựa vào cộng đồng do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 742/QĐ-BNN-TCTL
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 14/04/2014
  • Nơi ban hành: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
  • Người ký: Cao Đức Phát
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 14/04/2014
  • Tình trạng hiệu lực: Đã biết
Tải văn bản