- 1Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- 2Nghị định 160/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông
- 3Quyết định 191/2004/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị định 31/2005/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 1Thông tư 67/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 05/2006/TT-BBCVT Hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 3Hướng dẫn 1369/BTTTT-KHTC năm 2007 về việc xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ viễn thông công ích năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 4Thông tư 11/2008/TT-BTTTT hướng dẫn quản lý hỗ trợ phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích cho ngư dân do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 74/2006/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 04 năm 2006 |
CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ SỐ 74/2006/QĐ-TTG NGÀY 7 THÁNG 4 NĂM 2006 PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH CUNG CẤP DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH ĐẾN NĂM 2010
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông ngày 25 tháng 5 năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 160/2004/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 31/2005/NĐ-CP ngày 11 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích;
Căn cứ Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Bưu chính, Viễn thông,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 với các nội dung chủ yếu sau:
1. Mục tiêu tổng thể
Đẩy nhanh việc phổ cập các dịch vụ viễn thông và Internet đến mọi người dân trên cả nước, trong đó tập trung phát triển phổ cập dịch vụ cho các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn nhằm rút ngắn khoảng cách về sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet giữa các vùng, miền, tạo điều kiện thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng.
2. Mục tiêu cụ thể
Đến năm 2010, bảo đảm:
- Mật độ điện thoại tại các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đạt trên 5 máy/100 dân;
- 100% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ điện thoại công cộng;
- 70% số xã trên toàn quốc có điểm truy nhập dịch vụ Internet công cộng;
- Mọi người dân được truy nhập miễn phí khi sử dụng các dịch vụ viễn thông bắt buộc.
1. Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông phát triển cơ sở hạ tầng viễn thông và các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng
a) Hỗ trợ đầu tư xây dựng mới, cải tạo nâng cấp, mở rộng cơ sở hạ tầng mạng lưới viễn thông và Internet trong các vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
b) Đầu tư phát triển các điểm truy nhập viễn thông và Internet công cộng trên toàn quốc nhằm đạt mục tiêu cụ thể nêu trên.
2. Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông chi phí duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích
a) Hỗ trợ các doanh nghiệp viễn thông chi phí duy trì cung ứng các dịch vụ viễn thông công ích trong vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, nhằm:
- Bảo đảm cho doanh nghiệp khả năng duy trì thường xuyên cung ứng dịch vụ viễn thông phổ cập, dịch vụ viễn thông bắt buộc theo chính sách dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước;
- Phát triển thuê bao cá nhân, hộ gia đình sinh sống tại vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và các đối tượng đặc biệt khác theo quy định của Nhà nước; tạo điều kiện tăng cường khả năng truy nhập, sử dụng dịch vụ cho người dân.
b) Hỗ trợ việc bảo đảm cung cấp các dịch vụ viễn thông bắt buộc trên phạm vi toàn quốc.
3. Hỗ trợ các nhiệm vụ công ích khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
III. DANH MỤC DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
Dịch vụ viễn thông công ích bao gồm các dịch vụ viễn thông phổ cập và các dịch vụ viễn thông bắt buộc.
1. Dịch vụ viễn thông phổ cập
a) Dịch vụ điện thoại tiêu chuẩn (có phạm vi liên lạc, giá cước, chất lượng ... theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông).
b) Dịch vụ truy nhập Internet tiêu chuẩn (có phạm vi liên lạc, phương thức liên lạc, giá cước, chất lượng ... theo quy định của Bộ Bưu chính, Viễn thông).
2. Dịch vụ viễn thông bắt buộc
a) Dịch vụ liên lạc khẩn cấp: cấp cứu y tế, an ninh - trật tự xã hội, cứu hoả.
b) Dịch vụ viễn thông phục vụ tìm kiếm, cứu nạn, phòng, chống thiên tai theo quy định của cấp có thẩm quyền.
c) Dịch vụ trợ giúp tra cứu số máy điện thoại cố định.
d) Các dịch vụ viễn thông phục vụ các hoạt động khẩn cấp của Nhà nước theo quy định của cấp có thẩm quyền.
IV. PHẠM VI, ĐỐI TƯỢNG
1. Phạm vi
Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 thực hiện việc cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong các phạm vi sau:
a) Vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
Vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 được xác định theo đơn vị hành chính cấp huyện hoặc cấp xã theo địa giới hành chính theo tiêu chí:
- Huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là huyện có mật độ điện thoại cố định tại thời điểm xác định thấp hơn 2,5 máy/100 dân.
- Xã được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích là các xã:
+ Nằm trong huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
+ Xã có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ, nằm ngoài huyện được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
b) Đối với các xã ngoài vùng cung cấp dịch vụ viễn thông công ích chưa có điểm truy nhập điện thoại và Internet công cộng, Chương trình sẽ hỗ trợ đầu tư phát triển các điểm truy nhập công cộng để phổ cập các dịch vụ này trên toàn quốc.
c) Các dịch vụ viễn thông bắt buộc được hỗ trợ cung cấp trên toàn quốc.
2. Đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
Đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 5 Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
V. TÀI CHÍNH
1. Kinh phí thực hiện Chương trình ước tính khoảng 5.200 tỷ đồng, bao gồm các nguồn:
a) Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam: 5.100 tỷ đồng.
b) Các nguồn vốn khác của các Bộ, ngành, địa phương: 100 tỷ đồng.
2. Nội dung hỗ trợ tài chính thực hiện Chương trình:
a) Đối với các khoản hỗ trợ từ Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam: thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định số 191/2004/QĐ-TTg ngày 08 tháng 11 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam.
b) Đối với các khoản chi từ các Bộ, ngành, địa phương thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật.
VI. GIẢI PHÁP VÀ CƠ CHẾ QUẢN LÝ
1. Xác định và công bố vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích; xác định trình tự ưu tiên cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo từng vùng, miền; ưu tiên phát triển các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng để mọi người dân có điều kiện sử dụng dịch vụ viễn thông công ích.
2. Quản lý kế hoạch, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích
a) Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được triển khai thực hiện thông qua kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hàng năm của Nhà nước.
3. Quản lý đầu tư và tài chính của Chương trình
Việc quản lý đầu tư, tài chính của Chương trình sử dụng vốn nhà nước thực hiện theo các quy định của Nhà nước về quản lý đầu tư và xây dựng; về quản lý tài chính cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích. Nhà nước quy định cụ thể phương thức hỗ trợ, mức hỗ trợ; cơ chế cấp phát, thanh toán cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ viễn thông công ích do Nhà nước giao kế hoạch, đặt hàng; phương thức cấp phát, thanh toán đối với các dự án đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
4. Quản lý chất lượng và giá cước dịch vụ viễn thông công ích
Nhà nước quy định tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ và giá cước dịch vụ viễn thông công ích. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích được lựa chọn công nghệ - kỹ thuật cung ứng các dịch vụ, nhưng phải bảo đảm đáp ứng yêu cầu chất lượng dịch vụ và chấp hành giá cước dịch vụ viễn thông công ích do Nhà nước quy định.
5. Kết hợp, lồng ghép Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích với các chương trình mục tiêu khác của Nhà nước. Cơ quan quản lý, điều hành Chương trình có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương về các nội dung liên quan đến các chương trình để kết hợp, nâng cao hiệu quả thực hiện mục tiêu cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.
6. Thực hiện chế độ báo cáo và giám sát, kiểm tra và đánh giá thực hiện Chương trình
Nhà nước quy định chế độ báo cáo; thực hiện giám sát, kiểm tra tình hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích và việc huy động, sử dụng các nguồn lực của Nhà nước đầu tư cho Chương trình.
Hàng năm, Cơ quan quản lý, điều hành Chương trình có trách nhiệm tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thực hiện Chương trình.
7. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân cùng tham gia xây dựng và cung cấp các điểm truy nhập dịch vụ điện thoại và Internet công cộng. Các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích có trách nhiệm xây dựng và phát triển cơ sở hạ tầng mạng lưới đến các điểm truy nhập công cộng.
8. Tăng cường tuyên truyền chính sách về dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước; đảm bảo sự công bằng, minh bạch các hoạt động về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích thông qua việc cung cấp thông tin về các chương trình, kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hàng năm của Nhà nước đến các doanh nghiệp viễn thông; công bố doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông công ích để nhân dân biết, thực hiện và tham gia giám sát thực hiện Chương trình.
Điều 2. Tổ chức thực hiện Chương trình
1. Bộ Bưu chính, Viễn thông là cơ quan quản lý, điều hành Chương trình, có nhiệm vụ:
a) Xác định và công bố danh mục vùng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích, đối tượng được cung cấp dịch vụ viễn thông công ích phù hợp với từng thời kỳ.
đ) Chỉ đạo Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam trong việc thực hiện các hoạt động tài trợ thực hiện Chương trình.
h) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan hướng dẫn thực hiện Chương trình này.
2. Bộ Tài chính
- Hướng dẫn thực hiện miễn thuế giá trị gia tăng đối với dịch vụ viễn thông công ích theo quy định của pháp luật;
- Phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông trong việc quy định giá cước các dịch vụ viễn thông công ích.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông trong việc hướng dẫn xây dựng và quản lý thực hiện các kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hàng năm; tổng hợp báo cáo tình hình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích vào các báo cáo có liên quan của Chính phủ về thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội hàng năm, 5 năm.
4. Các Bộ, ngành liên quan
- Có trách nhiệm phối hợp với Bộ Bưu chính, Viễn thông và các doanh nghiệp viễn thông trong việc hướng dẫn, hỗ trợ thiết lập, duy trì hoạt động của các điểm truy nhập dịch vụ viễn thông công cộng ở các đơn vị thuộc Bộ, ngành quản lý theo kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích hàng năm của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
- Có kế hoạch xây dựng các nội dung thông tin trên Internet nhằm phổ biến, tuyên truyền pháp luật, kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ thuộc phạm vi Bộ, ngành quản lý; ưu tiên bố trí kinh phí của Bộ, ngành mình được Nhà nước giao để thực hiện các hoạt động này.
5. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
- Phối hợp, đề xuất với Bộ Bưu chính, Viễn thông trong việc xây dựng kế hoạch cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương;
- Quản lý, thực hiện các nội dung cụ thể của Chương trình theo hướng dẫn của Bộ Bưu chính, Viễn thông; kiểm tra, xử lý vi phạm về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích tại địa phương.
- Bố trí kinh phí hỗ trợ thực hiện Chương trình thuộc trách nhiệm và thẩm quyền của địa phương.
6. Các doanh nghiệp viễn thông
- Được tham gia bình đẳng việc tiếp cận thông tin và dự thầu thực hiện các kế hoạch, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước; thực hiện các kế hoạch, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích theo đặt hàng của Bộ Bưu chính, Viễn thông;
- Chấp hành các quy định của Nhà nước về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích;
- Có trách nhiệm sử dụng đúng mục đích, có hiệu quả vốn do Nhà nước tài trợ trong việc thực hiện các kế hoạch, dự án cung cấp dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.
Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| THỦ TƯỚNG |
- 1Thông tư 67/2006/TT-BTC hướng dẫn thực hiện chế độ quản lý tài chính của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- 2Thông tư 05/2006/TT-BBCVT Hướng dẫn thực hiện Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 do Bộ Bưu chính, Viễn thông ban hành
- 3Pháp lệnh Bưu chính, viễn thông năm 2002
- 4Nghị định 160/2004/NĐ-CP Hướng dẫn Pháp lệnh Bưu chính, Viễn thông về viễn thông
- 5Quyết định 191/2004/QĐ-TTg về việc thành lập, tổ chức và hoạt động của Quỹ Dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 31/2005/NĐ-CP về việc sản xuất và cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích
- 7Hướng dẫn 1369/BTTTT-KHTC năm 2007 về việc xây dựng kế hoạch cung ứng dịch vụ viễn thông công ích năm 2008 do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 8Thông tư 11/2008/TT-BTTTT hướng dẫn quản lý hỗ trợ phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông công ích cho ngư dân do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
Quyết định 74/2006/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình cung cấp dịch vụ viễn thông công ích đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 74/2006/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/04/2006
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phan Văn Khải
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 22
- Ngày hiệu lực: 05/05/2006
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực