Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ TÀI CHÍNH | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 734/QĐ-TCHQ | Hà Nội, ngày 08 tháng 03 năm 2017 |
TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC HẢI QUAN
Căn cứ Luật Hải quan số 54/2014/QH13 ngày 23/6/2014;
Căn cứ Quyết định số 65/2015/QĐ-TTg ngày 17/12/2015 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính;
Căn cứ Quyết định số 448/QĐ-TTg ngày 25/3/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược phát triển hải quan đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
Căn cứ Quyết định số 1614/QĐ-BTC ngày 19/7/2016 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016 - 2020;
Căn cứ Nghị Quyết của HĐND Tỉnh Khóa V về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016-2020 của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu;
Căn cứ Quyết định số 787/QĐ-UBND ngày 07/04/2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về việc ban hành kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Căn cứ Quyết định số 2406/QĐ-UBND ngày 01/09/2016 của Ủy ban nhân dân Tỉnh về ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 35/NQ-CP ngày 16/05/2016 của Chính Phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Lãnh đạo Ban Cải cách hiện đại hóa hải quan - Tổng cục Hải quan,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020”.
1. Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tổ chức triển khai kế hoạch này theo đúng mục tiêu, hoạt động và lộ trình đề ra; thực hiện báo cáo Tổng cục Hải quan về kết quả, tiến độ triển khai thực hiện kế hoạch theo định kỳ.
2. Cục Tài vụ quản trị thống nhất với Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình Tổng cục phê duyệt dự toán kinh phí và các nguồn lực đảm bảo thực hiện Kế hoạch này.
3. Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu báo cáo với Thường trực Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để tranh thủ sự chỉ đạo, giúp đỡ; đồng thời chủ động phối hợp với các ngành có liên quan để thực hiện có hiệu quả Kế hoạch cải cách hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016 - 2020.
4. Các đơn vị thuộc và trực thuộc Tổng cục Hải quan có trách nhiệm phối hợp với Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đồng bộ với chương trình hiện đại hóa của Ngành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký. Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tổng cục Hải quan chịu trách nhiệm thực hiện Quyết định này./.
| KT. TỔNG CỤC TRƯỞNG |
CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 734/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM GIAI ĐOẠN 2016-2020
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ MỤC TIÊU CỤ THỂ
1. Mục tiêu tổng quát
Xây dựng Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành Cục Hải quan hiện đại, có cơ chế, chính sách đầy đủ, minh bạch, thủ tục hải quan đơn giản trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin, xử lý dữ liệu tập trung và áp dụng sâu rộng kỹ thuật quản lý rủi ro; phấn đấu trở thành một trong những cơ quan đi đầu trong cải cách hành chính, hiện đại hóa của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu; xây dựng lực lượng hải quan đạt trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu có trang thiết bị kỹ thuật hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động thương mại, phát triển du lịch, thu hút đầu tư nước ngoài, đảm bảo an ninh quốc gia, an toàn xã hội, bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và nghĩa vụ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
2. Mục tiêu cụ thể
2.1. Vận hành ổn định, hiệu quả Hệ thống VNACCS/VCIS và nâng cấp theo tiến độ của Ngành, giảm tỷ lệ can thiệp, giảm thủ tục, giấy tờ, thời gian xử lý và nhân lực hướng đến thủ tục hải quan điện tử được thực hiện “mọi nơi " mọi lúc - mọi phương tiện”; toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ được thực hiện trên nền tảng ứng dụng công nghệ thông tin; đẩy mạnh ứng dụng và sử dụng hiệu quả trang thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến trong kiểm tra, giám sát.
2.2. Hiện đại hóa công tác quản lý thuế dựa trên áp dụng toàn diện phương pháp quản lý hiện đại dựa trên nguyên tắc quản lý rủi ro và ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ; đảm bảo quản lý thuế công bằng, minh bạch phù hợp với chuẩn mực quốc tế; nâng cao tính tự giác tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế; đảm bảo nguồn thu cho ngân sách nhà nước.
2.3. Công tác quản lý rủi ro được áp dụng toàn diện, chuyên sâu trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ hải quan tại các khâu trước, trong và sau thông quan nhằm đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về hải quan đồng thời tạo thuận lợi và khuyến khích cho hoạt động xuất nhập khẩu.
2.4. Công tác kiểm tra sau thông quan đạt đến trình độ chuyên nghiệp, chuyên sâu, hiệu quả dựa trên áp dụng sâu rộng quản lý rủi ro, ứng dụng công nghệ thông tin và nghiệp vụ kiểm toán sau thông quan (PCA).
2.5. Các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan được áp dụng đầy đủ, trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng đầy đủ trang thiết bị hiện đại, đảm bảo gắn kết chặt chẽ kiểm soát hải quan và các hoạt động nghiệp vụ hải quan khác.
2.6. Hoàn thiện tổ chức bộ máy theo hướng gọn nhẹ, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sử dụng biên chế hiệu quả và phù hợp phương thức quản lý hải quan điện tử. Đào tạo và nâng cao năng lực của cán, bộ công chức theo hướng chuyên sâu, chuyên nghiệp, thành thạo nghiệp vụ, liêm chính trên cơ sở các quy định về quản lý nguồn nhân lực đã được chuẩn hóa của ngành Hải quan. Đến năm 2020, áp dụng phương thức điện tử trong quản lý, điều hành, và quản trị nội bộ trên cơ sở các quy trình công việc theo tiêu chuẩn ISO với định hướng cơ quan hải quan điện tử.
II. MỘT SỐ CHỈ TIÊU CHỦ YẾU
1. Thủ tục hải quan được thực hiện “mọi nơi - mọi lúc - mọi phương tiện”:
Người khai hải quan thực hiện khai báo mọi nơi, với thời gian 24/7, trên các thiết bị cố định, di động hỗ trợ.
2. Tỷ lệ phân luồng: Luồng xanh tối thiểu 69%, luồng vàng không quá 25%, luồng đỏ không quá 6%.
3. Phấn đấu thực hiện đạt thời gian thông quan hàng hóa trung bình thấp hơn 36 giờ đối với hàng hóa xuất khẩu, 41 giờ đối với hàng hóa nhập khẩu.
4. Sự hài lòng của doanh nghiệp đối với thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan ít nhất đạt 80% trở lên tại các chỉ số thuộc các chỉ tiêu: Tiếp cận thông tin pháp luật về thủ tục hải quan, thực hiện các thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan, sự phục vụ của công chức hải quan, kết quả giải quyết thủ tục hành chính về hải quan trong các cuộc khảo sát chính thức được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
5. Cung cấp dịch vụ công trực tuyến: Cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao nhất đối với 100% thủ tục hải quan chủ yếu (mức độ 3 hoặc 4 tương ứng với từng thủ tục).
6. Trình độ công chức: 90% công chức thuộc Chi cục hải quan trọng điểm, 80% công chức tại các phòng tham mưu nghiệp vụ đạt năng lực cấp độ 2 (thành thạo nghiệp vụ). Phấn đấu 100% công chức sử dụng thành thạo các chương trình nghiệp vụ, 20% sử dụng thành thạo 1 ngoại ngữ trong giao tiếp.
7. 100% các hoạt động quản lý điều hành, các giao dịch văn bản với các cơ quan bên ngoài và các báo cáo của ngành Hải quan được xử lý bằng ứng dụng công nghệ thông tin.
8. 100% các cửa khẩu cảng biển sử dụng máy soi chiếu hàng hóa và hành lý để giảm tỷ lệ phải kiểm tra thủ công.
9. Duy trì, cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.
III. CÁC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Tiếp tục hoàn thiện, tổ chức triển khai mô hình thủ tục hải quan điện tử tại đơn vị với trọng tâm Hệ thống thông quan điện tử tập trung VNACCS/VCIS theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan.
- Tiếp tục rà soát, kiến nghị và tham gia ý kiến nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý.
- Duy trì bền vững và nâng cao hiệu quả hoạt động của Hệ thống VNACCS/VCIS bảo đảm vận hành ổn định tại đơn vị.
- Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra chuyên ngành.
- Thực hiện phương thức kiểm tra hàng hóa bằng máy soi hành lý, máy soi container; tiếp tục duy trì xu hướng giảm tỷ lệ kiểm tra trong quá trình làm thủ tục hải quan, tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan và từng bước thực hiện kiểm tra trước khi thực hiện thủ tục hải quan.
- Thành lập địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung Cái Mép - Thị Vải.
- Triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 hoặc 4 trên cổng thông tin điện tử hải quan theo hướng ứng dụng tối đa phương thức điện tử đối với bộ hồ sơ thủ tục hành chính công và tại các khâu tiếp nhận, xử lý, phản hồi.
2. Áp dụng sâu rộng kỹ thuật quản lý rủi ro trong tất cả các hoạt động nghiệp vụ, gồm kiểm tra, giám sát hải quan, thanh tra chuyên ngành; áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tuân thủ tự nguyện, hướng đến môi trường tự nguyện tuân thủ pháp luật trong cộng đồng doanh nghiệp xuất nhập khẩu.
3. Tăng cường kiểm tra, kiểm soát phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại.
3.1. Đẩy mạnh triển khai hoạt động kiểm tra sau thông quan cả về số lượng và chất lượng trên cơ sở áp dụng đầy đủ mô hình quản lý tuân thủ, kỹ thuật quản lý rủi ro, ứng dụng tối đa công nghệ thông tin, tăng cường trao đổi thông tin với các cơ quan, đơn vị có liên quan.
3.2. Tăng cường hoạt động nghiệp vụ kiểm soát hải quan. Tăng cường phối hợp với các lực lượng chức năng như Công an, Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường,... trong việc chia sẻ thông tin, tuần tra kiểm soát, đấu tranh bắt giữ, xử lý nghiêm minh, kịp thời hành vi buôn lậu, gian lận thương mại.
4. Từng bước đổi mới cơ bản phương thức Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên mô tả vị trí việc làm; nâng cao hiệu suất làm việc; đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; điện tử hóa một số hoạt động quản lý nguồn nhân lực; nâng cao tính khoa học, công bằng, minh bạch cho các hoạt động quản lý nguồn nhân lực; kiện toàn, sắp xếp lại, từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức bộ máy hành chính theo định hướng chung của ngành nhằm đáp ứng yêu cầu cải cách, hiện đại hóa.
5. Đẩy mạnh quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp; quan hệ hợp tác giữa Hải quan với các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
6. Vận hành ổn định và có hiệu quả Hệ thống Megaports tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, góp phần ngăn chặn việc buôn bán và vận chuyển bất hợp pháp các chất phóng xạ, nguyên liệu hạt nhân tại các cảng thuộc khu vực Cái Mép - Thị Vải.
7. Vận hành có hiệu quả chương trình kiểm soát container tại các cảng thuộc khu vực Cái Mép - Thị Vải nhằm kịp thời phát hiện và ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép ma túy, chất cấm, động vật hoang dã và các sản phẩm từ động vật hoang dã.
8. Tiếp tục tham gia triển khai đề án Phát triển hoạt động cụm cảng Trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải giai đoạn 2013-2020 theo quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 07/07/2014; Tiếp tục tham gia tích cực vào Đề án phát triển dịch vụ Logistics của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020.
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI MỤC TIÊU THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 1
1.1. Hoạt động 1: Rà soát, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
- Xây dựng kế hoạch rà soát đánh giá hệ thống cơ sở pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ hàng năm.
- Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi hệ thống cơ sở pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn.
1.2. Hoạt động 2: Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật.
- Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện văn bản quy phạm luật mới.
- Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ mới cho cán bộ, công chức thực hiện.
1.3. Hoạt động 3: Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hải quan, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.
- Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho cá nhân, tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu.
1.4. Hoạt động 4: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh thủ tục hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến thủ tục hải quan theo hướng đơn giản hóa, đảm bảo các yêu cầu quản lý nhà nước, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi tiếp cận, giải quyết các dịch vụ công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Rà soát, thống kê các văn bản, nội dung chồng chéo, thiếu thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính của các Bộ ngành có tác động đến hoạt động của ngành Hải quan để kiến nghị sửa đổi, hợp nhất.
- Tiếp tục triển khai, hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh tại Côn Đảo của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các thủ tục về thuế liên quan đến cửa hàng miễn thuế tại Côn Đảo theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2016/TT-BTC ngày 18/02/2016 của Bộ Tài Chính, theo định hướng phát triển của Tỉnh.
- Căn cứ định hướng phát triển hợp tác với Nhật Bản trong phát triển khu công nghiệp chuyên sâu được nêu tại Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản ngày 31/10/2011, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các thủ tục, chính sách có liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 theo Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định về thủ tục đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Tỉnh.
1.5. Hoạt động 5: Rà soát, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến nhằm chuẩn hóa quy trình thủ tục hải quan, xác định các yêu cầu nghiệp vụ tạo nền tảng để tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin và ứng dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại.
- Tham gia ý kiến, đề xuất góp ý trong việc chuẩn hóa quy trình thủ tục đáp ứng yêu cầu mở rộng, nâng cấp Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS và các hệ thống liên quan, tiếp tục điện tử hóa hồ sơ hải quan, tiến dần đến mục tiêu phi giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan, mở rộng áp dụng phương thức điện tử đáp ứng yêu cầu thông quan điện tử.
- Rà soát, đánh giá nhu cầu sử dụng các trang thiết bị để điều chỉnh, bổ sung phù hợp với nhu cầu sử dụng của đơn vị.
- Rà soát việc quản lý và cấp phát tài nguyên, quyền truy và khai thác dữ liệu của người dùng đối với từng ứng dụng, đảm bảo tăng cường an ninh thông tin và toàn vẹn dữ liệu.
1.6. Hoạt động 6: Triển khai đầy đủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS.
- Thực hiện duy trì, giám sát và vận hành hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7.
- Đầu tư mua sắm nâng cao năng lực quản lý, giám sát điều hành 24/7 và cơ sở vật chất của Phòng Công nghệ thông tin theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan và kế hoạch của Cục.
- Tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho công chức trong toàn Cục, cộng đồng doanh nghiệp về sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS.
1.7. Hoạt động 7: Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa, container tại các cảng biển.
- Rà soát, đề xuất xây dựng các văn bản pháp lý đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đổi thông tin của các cơ quan tại cảng biển.
- Phối hợp với Tổng cục Hải quan để đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, công chức hải quan và các đơn vị liên quan.
- Triển khai thí điểm trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại các cảng biển.
- Triển khai chính thức trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử tại các cảng biển theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan.
1.8. Hoạt động 8: Tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Triển khai việc soi chiếu hàng hóa bằng máy soi container.
- Triển khai Đề án ứng dụng công nghệ Seal định vị GPS trong giám sát hải quan theo lộ trình của Tổng cục Hải quan.
- Triển khai trao đổi thông tin trước khi phương tiện và hàng hóa đến cảng với các đơn vị kinh doanh cảng, với Hải quan các nước.
1.9. Hoạt động 9: Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” của Chính phủ trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Rà soát, đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị các Bộ, Ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ.
- Triển khai kế hoạch xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung Cái Mép - Thị Vải theo Quyết định của Bộ Tài chính.
1.10. Hoạt động 10: Áp dụng phương pháp giám sát bằng camera, triển khai thực hiện Điều 41 Luật Hải quan.
- Triển khai nghiệp vụ giám sát trên cơ sở kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cảng biển, cảng hàng không để giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan, chuyển công tác giám sát hải quan từ phương thức trực tiếp sang phương thức giám sát bằng camera đồng thời giao trách nhiệm cho đơn vị kinh doanh cảng biển chịu trách nhiệm giám sát.
- Triển khai hệ thống giám sát hải quan sử dụng mã vạch theo lộ trình của Tổng cục Hải quan.
1.11. Hoạt động 11: Vận hành Cơ chế một cửa quốc gia, một cửa ASEAN thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh.
- Triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia.
- Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan.
- Triển khai mở rộng hệ thống một cửa quốc gia đối với tất cả cảng biển.
- Triển khai kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo lộ trình của Tổng cục Hải quan để thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN.
1.12. Hoạt động 12: Mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e-Payment) theo chương trình của Tổng cục Hải quan.
- Mở rộng, tăng số lượng các ngân hàng tham gia triển khai hệ thống e-Payment theo chương trình của Tổng cục Hải quan.
- Tăng cường trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan hải quan và ngân hàng để kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến thanh toán phí, lệ phí và thuế hải quan của doanh nghiệp.
1.13. Hoạt động 13: Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính công, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp.
- Rà soát, đề xuất cắt giảm, chuẩn hóa thủ tục hành chính tạo cơ sở, nền tảng cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến hàng năm.
- Tăng cường hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan.
- Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở mức độ 3 và 4 với 100% các thủ tục tại cấp Cục và Chi cục.
2. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 2
2.1. Hoạt động 1. Triển khai áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trên các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
- Rà soát, đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thực hiện công tác quản lý rủi ro:
+ Rà soát, đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình làm cơ sở cho việc đẩy mạnh triển khai công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro.
+ Xây dựng và thực hiện thu thập thông tin qua các kênh theo quy định để bổ sung hoàn thiện thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phục vụ tốt cho công tác xếp hạng rủi ro doanh nghiệp và xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm, làm cơ sở đánh giá phân luồng tờ khai chính xác đối với từng doanh nghiệp.
- Áp dụng đầy đủ và nâng cao hiệu quả việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan.
- Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro.
- Tăng cường hoạt động phân tích rủi ro trước khi hàng đến đối với hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu e-Manifest.
2.2. Hoạt động 2. Triển khai các hoạt động giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, đỏ hàng năm.
- Tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá doanh nghiệp và áp dụng quản lý tuân thủ, doanh nghiệp ưu tiên trong quản lý hải quan.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để giảm tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra của các Chi cục Hải quan.
- Thực hiện áp dụng danh mục hàng hóa rủi ro đối với doanh nghiệp không tuân thủ và doanh nghiệp có độ rủi ro cao.
2.3. Hoạt động 3: Thực hiện quản lý tuân thủ, áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tuân thủ tự nguyện trong cộng đồng doanh nghiệp.
- Triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn quy định về quản lý tuân thủ đối với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn.
- Tổ chức triển khai thực hiện đo lường tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ và các chương trình quản lý, đánh giá tuân thủ đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo phân cấp, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan.
3. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3
3.1. Hoạt động 1: Tăng cường công tác Kiểm tra sau thông quan đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của ngành Hải quan.
- Rà soát, kiến nghị, tham gia ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình thực hiện kiểm tra sau thông quan đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý rủi ro và phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
- Tiếp tục triển khai Đề án tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 của ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Trong đó, tập trung triển khai cơ cấu tổ chức kiểm tra sau thông quan theo quy định mới từ Tổng cục (Cục Kiểm tra sau thông quan) đến các Cục Hải quan.
- Triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật.
- Đẩy mạnh thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên.
3.2. Hoạt động 2: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu thập thông tin và đánh giá, phân loại doanh nghiệp; triển khai ứng dụng các phần mềm chuyên sâu hỗ trợ hiệu quả cho công tác thu thập thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan xuyên suốt thông tin từ cấp Tổng cục đến các Cục Hải quan; tăng cường phối kết hợp giữa lực lượng kiểm tra sau thông quan với các đơn vị trong ngành Hải quan (trong đó có các Chi cục Hải quan cửa khẩu) và với các ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra sau thông quan.
- Sử dụng, khai thác hiệu quả các phần mềm của ngành Hải quan trong việc thu thập số liệu, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu để đánh giá, phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan.
- Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan.
- Xây dựng quy chế phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa lực lượng Kiểm tra sau thông quan của Cục với các đơn vị trong ngành Hải quan, và các ngành, đơn vị có liên quan.
3.3. Hoạt động 3: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát hải quan.
- Xây dựng kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo; tổ chức lực lượng đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.
- Nâng cao năng lực cán bộ, công chức kiểm soát trong thực hiện các biện pháp nhiệm vụ kiểm soát hải quan trên cơ sở các quy định của pháp luật, đẩy mạnh hoạt động đào đạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ và trang bị phương tiện làm việc hiện đại cho cán bộ, công chức kiểm soát.
- Chủ động ký kết các Quy chế phối hợp với các đơn vị Công an, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường...và các đơn vị trong ngành Hải quan trong trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả tuần tra kiểm soát, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, ma túy.
4. Hoạt động thực hiện nhiệm vụ trọng tâm 4
4.1. Hoạt động 1: Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức.
- Triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu vị trí việc làm toàn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan.
- Triển khai thực hiện phương thức Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên mô tả vị trí việc làm vơi tất cả các đơn vị trong toàn Cục.
- Xây dựng kế hoạch luân chuyển, sắp xếp bố trí những cán bộ công chức có đạo đức phẩm chất tốt, giỏi về chuyên môn, sắc sảo trong nghiệp vụ vào các khâu công tác quan trọng.
- Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ đảm bảo việc thực thi công vụ của công chức đúng quy định pháp luật, quy trình nghiệp vụ.
4.2. Hoạt động 2: Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ triển khai Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống thông quan tự động VNACCS/VCIS.
- Triển khai thực hiện Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng, Chi cục, Đội Kiểm soát thuộc Cục.
- Xây dựng Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Đội, Tổ công tác thuộc Chi cục và tương đương.
- Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Phòng, Chi cục và tương đương thuộc Cục.
- Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Đội, Tổ công tác thuộc Chi cục và tương đương.
4.3. Hoạt động 3: Xây dựng mô hình kiến trúc và từng bước triển khai cơ quan hải quan điện tử.
- Đóng góp ý kiến để xây dựng mô hình kiến trúc cơ quan hải quan điện tử.
- Từng bước thực hiện theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan.
- Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả và góp ý xây dựng mô hình tổ chức bộ máy hải quan các cấp dựa trên kiến trúc cơ quan hải quan điện tử.
4.4. Hoạt động 4: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phát triển nguồn nhân lực.
- Xây dựng Kế hoạch và yêu cầu đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức hàng năm.
- Thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức để chủ động đào tạo nghiệp vụ cho công chức tại đơn vị.
- Tăng cường phối hợp đào tạo với các đơn vị trong và ngoài ngành, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức theo theo yêu cầu, kế hoạch hàng năm, chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu về một số lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, kiểm tra sau thông quan.
- Đề xuất trang bị thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ.
4.5. Hoạt động 5: Thực hiện liêm chính hải quan.
- Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra nội bộ, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính để phát hiện, cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời sai phạm của cán bộ, công chức hải quan nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất để nâng cao hình ảnh của lực lượng hải quan và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng.
- Xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả đối với các hoạt động của cán bộ, công chức để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tiêu cực.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng và công tác xử lý kỷ luật.
5. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 5
5.1. Hoạt động 1: Xây dựng, phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp.
- Duy trì và nâng cao chất lượng của tổ giải quyết vướng mắc; duy trì thường xuyên đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến của người dân và doanh nghiệp; niêm yết công khai số điện thoại của lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục, các đơn vị thường xuyên trực tiếp làm việc với doanh nghiệp; niêm yết công khai các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan.
- Hỗ trợ thực thi pháp luật hải quan: Thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo; ký kết hợp tác theo chuyên đề với các doanh nghiệp theo kế hoạch hàng năm; rà soát, bổ sung các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực hải quan.
- Tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với hoạt động hải quan.
- Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin Hải quan - Doanh nghiệp nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền vận động cũng như lắng nghe ý kiến phản biện để từ đó đề ra các chính sách quản lý phù hợp, áp dụng với từng nhóm đối tượng doanh nghiệp theo quốc gia hoặc theo ngành nghề lĩnh vực.
5.2. Hoạt động 2: Xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành có liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về hải quan.
- Phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn xây dựng, ký kết quy chế phối hợp nhằm tăng cường công tác quản lý, phối hợp kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tại địa bàn; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh trao đổi thông tin và hợp tác đối tác với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về hải quan.
6. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6.
6.1. Hoạt động 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng trình độ theo yêu cầu để tiếp nhận, bàn giao hệ thống Megaport.
- Xây dựng yêu cầu về công tác bảo trì bảo dưỡng hệ thống để thực hiện mời thầu bảo dưỡng định kỳ hệ thống Megaport
- Chủ động đào tạo đội ngũ công chức vận hành, công chức quản lý trang thiết bị và công chức xử lý khi có sự cố mất an ninh hạt nhân xảy ra.
6.2. Hoạt động 2: Phối hợp với các cấp có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống.
- Thường xuyên phối hợp với đơn vị kinh doanh cảng đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống cũng như hướng dẫn đơn vị kinh doanh cảng đưa hàng hóa qua khu vực soi chiếu của hệ thống.
- Thực hiện tốt công tác bảo quản trang thiết bị dự phòng, bảo trì hệ thống Megaport.
- Phối hợp với Cục an toàn bức xạ hạt nhân tổ chức đào tạo về an toàn bức xạ và hỗ trợ xử lý sự cố bức xạ khi hệ thống phát hiện và bộ phận vận hành khẳng định được đồng vị phóng xạ, liều bức xạ vượt ngưỡng an toàn cho phép.
7. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 7.
7.1. Hoạt động 1. Tiếp tục triển khai công tác đào tạo, kiện toàn đội ngũ tham gia vào chương trình kiểm soát container tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
- Cử cán bộ công chức tham gia chương trình đào tạo giảng viên trong khuôn khổ chương trình nhằm chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm kiểm soát cảng.
- Chủ động tự đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát cảng thông qua trao đổi kinh nghiệm với các nhóm kiểm soát cảng trong nước và quốc tế.
- Kiện toàn tổ kiểm soát cảng theo nhu cầu của từng giai đoạn.
7.2. Hoạt động 2. Lắp đặt và trang bị phương tiện, trang thiết bị làm việc cho nhóm Kiểm soát cảng trong khuôn khổ chương trình Kiểm soát Công - ten - nơ giữa Bộ Tài Chính Việt Nam (Tổng cục Hải quan) và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc UNODC (PCU).
- Triển khai lắp đặt trang thiết bị, máy móc và công cụ hỗ trợ cho hoạt động của nhóm kiểm soát cảng.
- Vận hành, khai thác hiệu quả phương tiện trang thiết bị được cấp.
- Thực hiện công tác bảo trì, đánh giá hiện trạng trang thiết bị định kỳ.
7.3. Hoạt động 3. Triển khai các hoạt động phân tích thông tin Manifest và phối hợp với các nhóm PCU khác trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin nghi vấn.
- Thực hiện phân tích thông tin e-Manifest để phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro trước khi hàng đến.
- Chia sẻ thông tin về dấu hiệu rủi ro về hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu với các nhóm PCU khác nhằm tăng cường năng lực phát hiện và chặn bắt đối với hàng hóa buôn lậu, vi phạm pháp luật.
8. Hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 8.
8.1. Hoạt động 1. Tiếp tục tham gia triển khai đề án Phát triển hoạt động cụm cảng Trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải giai đoạn 2013-2020 theo quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 07/07/2014.
- Chủ động triển khai các hoạt động nghiệp vụ hải quan liên quan đến hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải bao gồm triển khai thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa trung chuyển, thực hiện giám sát từ xa qua camera và giám sát qua dữ liệu trao đổi với đơn vị kinh doanh cảng và các hãng vận tải.
- Sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phù hợp đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan và kiểm soát hải quan đối với hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế.
- Bố trí phương tiện, máy móc và các trang thiết bị khác phục vụ cho quản lý hải quan đối với hoạt động này.
8.2. Hoạt động 2. Tiếp tục tham gia tích cực vào Đề án phát triển dịch vụ Logistics của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020.
- Tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động của Đề án thuộc phạm vi, trách nhiệm của Cục.
- Đánh giá, kiến nghị đề xuất với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao hiệu quả thực hiện đề án hàng năm.
II. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC MỤC TIÊU KHÔNG THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM.
1. Hoạt động 1: Tiếp tục đầu tư hệ thống trụ sở làm việc, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác hiện đại hóa hải quan.
- Đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại phường Long Toàn, thành phố Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng tàu theo kế hoạch đã được phê duyệt theo quyết định số 226/QĐ-BTC ngày 01/02/2016. Dự kiến khởi công năm 2017, hoàn thành vào năm 2021.
- Xây dựng công trình trụ sở Chi cục Hải quan Cảng Vũng Tàu, dự kiến khởi công năm 2017, hoàn thành vào năm 2019.
2. Hoạt động 2: Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị.
- Phối hợp Tổng cục Hải quan triển khai công tác đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin.
- Rà soát, đánh giá trang thiết bị công nghệ thông tin đưa ra yêu cầu về đầu tư mới, thay thế, nâng cấp.
- Triển khai thực hiện ảo hóa hệ thống công nghệ thông tin, backup dữ liệu.
3. Hoạt động 3: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản, công việc và điều hành.
- Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất yêu cầu nghiệp vụ để phát triển hệ thống mới;
- Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý toàn bộ tiến trình xử lý: Quản lý văn bản đến, giao việc, văn bản đi của Cục; quản lý toàn bộ tiến trình xử lý (chỉ đạo, giao việc, giải quyết công việc, theo dõi tình hình xử lý và kết quả hoàn thành) đối với văn bản đến, xử lý công việc, soạn thảo văn bản thông qua hồ sơ công việc; hỗ trợ điều hành công việc của lãnh đạo Cục thông qua việc lập lịch công tác, giao việc, điều xe, đăng ký và bố trí phòng họp,...
4. Hoạt động 4: Ứng dụng và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan.
- Ứng dụng hệ thống chỉ số đánh giá kết quả công việc một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan chủ yếu.
- Tổ chức đo thời gian giải phóng hàng.
5. Hoạt động 5: Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả, triển khai mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của cơ quan hải quan.
- Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ISO.
- Kiểm tra, đánh giá, đề xuất việc xây dựng, áp dụng, duy trì, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng trong các đơn vị hải quan.
- Chuẩn hóa lại các nội dung đã triển khai; mở rộng triển khai hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ các công việc chính trong các đơn vị hải quan.
- Ứng dụng mô hình ISO điện tử trong áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hải quan.
(Các hoạt động chi tiết theo phụ lục đính kèm)
CÁC HOẠT ĐỘNG CHI TIẾT TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH CẢI CÁCH, PHÁT TRIỂN VÀ HIỆN ĐẠI HÓA CỤC HẢI QUAN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 734/QĐ-TCHQ ngày 08 tháng 3 năm 2017 của Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan)
STT | Hoạt động | Hoạt động chi tiết | Sản phẩm cụ thể | Lộ trình | Đơn vị chủ trì | Đơn vị phối hợp | Ghi chú |
I. CÁC HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI MỤC TIÊU THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM | |||||||
1. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 1 | |||||||
1 | Hoạt động 1: Rà soát, kiến nghị sửa đổi hệ thống pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn. | 1.1. Xây dựng kế hoạch rà soát đánh giá hệ thống cơ sở pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan. | Kế hoạch. | Hàng năm | Phòng TMXL | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
|
1.2. Rà soát, đánh giá, kiến nghị sửa đổi hệ thống cơ sở pháp luật hải quan và pháp luật có liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về hải quan, quy trình nghiệp vụ phù hợp với yêu cầu thực tiễn. | Bản tổng hợp đóng góp ý kiến, đề xuất, kiến nghị. | Hàng năm | Các phòng tham mưu | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
| ||
2 | Hoạt động 2: Tổ chức triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật. | 2.1. Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện văn bản quy phạm luật mới. | Kế hoạch. | Khi phát sinh yêu cầu | Các phòng tham mưu | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
|
2.2. Tập huấn văn bản quy phạm pháp luật, quy trình nghiệp vụ mới cho cán bộ, công chức thực hiện. | - Lượt cán bộ, công chức được tập huấn. - Các lớp tập huấn. | Khi phát sinh yêu cầu | Các phòng tham mưu | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
| ||
3 | Hoạt động 3: Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về hải quan, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp. | 3.1. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật hải quan, hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp | Kế hoạch. | Khi phát sinh yêu cầu | Các phòng tham mưu | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
|
3.2. Tổ chức các lớp tập huấn tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và hỗ trợ pháp lý cho cá nhân, tổ chức thực hiện xuất nhập khẩu. | - Các lớp tập huấn. - Lượt cá nhân, tổ chức được tập huấn, trợ giúp. | Khi phát sinh yêu cầu | Các phòng tham mưu | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
| ||
4 | Hoạt động 4: Rà soát, kiến nghị điều chỉnh thủ tục hành chính trong các lĩnh vực có liên quan đến thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, tạo thuận lợi tốt nhất cho người dân, tổ chức, doanh nghiệp khi tiếp cận, giải quyết các dịch vụ công tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. | 4.1. Rà soát, thống kê các văn bản nội dung chồng chéo, thiếu thống nhất của các văn bản quy phạm pháp luật, thủ tục hành chính của các Bộ ngành có tác động đến hoạt động của ngành Hải quan để kiến nghị sửa đổi, hợp nhất. | Báo cáo rà soát và tổng hợp vướng mắc, đề xuất phương án xử lý vướng mắc. | Hàng năm | Đơn vị được phân công | Các đơn vị có liên quan |
|
4.2. Tiếp tục triển khai, hướng dẫn thực hiện ưu đãi về thuế xuất khẩu, nhập khẩu; hoàn thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa mua tại Việt Nam mang theo người khi xuất cảnh tại Côn Đảo của người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài; các thủ tục về thuế liên quan đến cửa hàng miễn thuế tại Côn Đảo theo hướng dẫn của Thông tư số 26/2016/TT-BTC ngày 18/02/2016 của Bộ Tài Chính, theo định hướng phát triển của Tỉnh. | - Kế hoạch triển khai. - Kết quả triển khai. - Mức độ thuận lợi cho hành khách xuất nhập cảnh. | 2017-2018 | Phòng Thuế XNK | Các đơn vị liên quan |
| ||
4.3. Căn cứ định hướng phát triển hợp tác với Nhật Bản trong phát triển KCN chuyên sâu được nêu tại Tuyên bố chung Việt Nam - Nhật Bản ngày 31/10/2011, tiếp tục nghiên cứu, đề xuất các thủ tục, chính sách có liên quan đến thuế xuất khẩu, nhập khẩu đối với các doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp chuyên sâu Phú Mỹ 3 theo Quyết định số 2613/QĐ-UBND ngày 11/11/2013 của UBND Tỉnh về việc ban hành quy định về thủ tục đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn Tỉnh. | Nội dung đề xuất, kiến nghị. | 2017-2018 | Phòng Thuế XNK | Các đơn vị liên quan |
| ||
5 | Hoạt động 5: Rà soát, đề xuất, tham gia đóng góp ý kiến nhằm chuẩn hóa quy trình thủ tục hải quan, xác định các yêu cầu nghiệp vụ tạo nền tảng để tăng cường ứng dụng CNTT và ứng dụng trang thiết bị, công nghệ hiện đại. | 5.1. Tham gia ý kiến, đề xuất, góp ý trong việc chuẩn hóa quy trình thủ tục đáp ứng yêu cầu mở rộng, nâng cấp Hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS và các hệ thống liên quan, tiếp tục điện tử hóa hồ sơ hải quan, tiến dần đến mục tiêu phi giấy tờ trong bộ hồ sơ hải quan, mở rộng áp dụng phương thức điện tử đáp ứng yêu cầu thông quan điện tử. | Nội dung đề xuất, kiến nghị. | 2017 | Phòng GSQL | Các đơn vị liên quan |
|
Các quy trình quản lý khác. | 2017-2018 | Đơn vị được giao chủ trì | Các đơn vị liên quan |
| |||
5.2. Rà soát, đánh giá nhu cầu/việc sử dụng các trang thiết bị để điều chỉnh/bổ sung phù hợp với nhu cầu sử dụng của từng đơn vị. | Báo cáo, đánh giá và đề xuất phương án. | 2017-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
5.3. Rà soát việc quản lý và cấp phát tài nguyên, quyền truy và khai thác dữ liệu của người dùng đối với từng ứng dụng, đảm bảo tăng cường an ninh thông tin và toàn vẹn dữ liệu. | Báo cáo, đánh giá và đề xuất phương án. | 2017-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
6 | Hoạt động 6: Triển khai đầy đủ, nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống thông quan điện tử VNACCS/VCIS. | 6.1. Thực hiện duy trì, giám sát và vận hành hệ thống VNACCS/VCIS ổn định, an ninh, an toàn 24/7. | Hệ thống VNACCS/VCIS được vận hành ổn định. | Thường xuyên liên tục | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
|
6.2. Đầu tư mua sắm nâng cao năng lực quản lý, giám sát điều hành 24/7 và cơ sở vật chất của Phòng Công nghệ thông tin. | Trang thiết bị được đầu tư. | Theo kế hoạch | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
6.3. Tăng cường đào tạo, hướng dẫn cho công chức trong toàn Cục, cộng đồng doanh nghiệp về sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS, đảm bảo thực hiện đúng quy trình, chức năng, nghiệp vụ, nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng hệ thống VNACCS/VCIS. | - Các lớp tập huấn. - Lượt người được tập huấn. | Khi phát sinh tính năng mới | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
7 | Hoạt động 7: Thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại cảng nhằm giảm thiểu hồ sơ giấy tờ, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa, container tại các cảng biển. | 7.1. Rà soát, đề xuất xây dựng các văn bản pháp lý đảm bảo việc thực hiện kết nối, trao đổi thông tin của các cơ quan tại cảng biển. | Nội dung rà soát, kiến nghị, đề xuất. | 2016-2017 | Phòng GSQL | Các đơn vị liên quan | Khi có yêu cầu của TCHQ |
7.2. Phối hợp với Tổng cục Hải quan để đào tạo, tập huấn, thông tin, tuyên truyền cho cán bộ, công chức hải quan và các đơn vị liên quan. | - Các lớp tập huấn. - Lượt người được tập huấn. | 2016-2018 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
7.3. Triển khai thí điểm trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử về hàng hóa tại các cảng biển. | Triển khai thí điểm. | 2016-2018 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
7.4. Triển khai chính thức trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử tại các cảng biển theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan. | Vận hành, khai thác hiệu quả thực hiện trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử. | 2016-2019 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
8 | Hoạt động 8: Tăng cường sử dụng trang thiết bị hiện đại trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động kiểm tra, giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. | 8.1. Triển khai việc soi chiếu hàng hóa bằng máy soi container. | - Quy trình vận hành, soi chiếu được thực hiện. - Trang thiết bị được trang bị. | 2017-2018 | Các chi cục Hải quan trực thuộc | Các đơn vị thuộc Cục |
|
8.2. Triển khai Đề án ứng dụng công nghệ Seal định vị GPS trong giám sát hải quan theo lộ trình của Tổng cục Hải quan. | Các hoạt động của Đề án được triển khai. Kết quả triển khai | 2017-2018 | Các chi cục Hải quan trực thuộc | Các đơn vị thuộc Cục |
| ||
8.3. Triển khai trao đổi thông tin trước khi phương tiện và hàng hóa đến cảng với các đơn vị kinh doanh cảng, với Hải quan các nước. | - Thông tin trao đổi, tần suất, hình thức trao đổi. - Các quy chế phối hợp trao đổi thông tin. | 2017-2020 | Các chi cục Hải quan trực thuộc | Các đơn vị thuộc Cục |
| ||
9 | Hoạt động 9: Đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu” của Chính Phủ trên địa bàn quản lý của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. | 9.1. Rà soát, đề xuất Tổng cục Hải quan kiến nghị các Bộ, Ngành sửa đổi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về kiểm tra chuyên ngành theo Quyết định 2026/QĐ-TTg ngày 17/11/2015 của Thủ tướng Chính Phủ. | Nội dung rà soát, đề xuất, kiến nghị. | 2016-2018 | Phòng GSQL | Các Chi cục trực thuộc Cục |
|
9.2. Triển khai kế hoạch xây dựng địa điểm kiểm tra hàng hóa tập trung Cái Mép - Thị Vải theo quyết định của Bộ Tài Chính. | Địa điểm kiểm tra được thành lập. | 2017-2019 | Phòng GSQL, Phòng TVQT | Các đơn vị có liên quan |
| ||
10 | Hoạt động 10. Áp dụng phương pháp giám sát bằng camera, triển khai thực hiện Điều 41 Luật Hải quan. | 10.1. Triển khai nghiệp vụ giám sát trên cơ sở kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cảng biển, cảng hàng không để giám sát hàng hóa xuất nhập khẩu đưa vào, đưa ra, lưu giữ trong khu vực giám sát hải quan, chuyển công tác giám sát hải quan từ phương thức trực tiếp sang phương thức giám sát bằng camera đồng thời giao trách nhiệm cho đơn vị kinh doanh cảng biển chịu trách nhiệm giám sát. | - Kết nối thông tin giữa cơ quan hải quan với doanh nghiệp kinh doanh kho, bãi cảng biển. - Nghiệp vụ giám sát được thực hiện. | 2017-2018 | Các Chi cục trực thuộc Cục | Phòng GSQL, Phòng CNTT |
|
10.2. Triển khai hệ thống giám sát hải quan sử dụng mã vạch theo lộ trình của Tổng cục Hải quan. | Hệ thống giám sát hải quan sử dụng mã vạch được triển khai. | 2017-2020 | Các Chi cục trực thuộc Cục | Phòng GSQL, Phòng CNTT |
| ||
11 | Hoạt động 11: Vận hành Cơ chế một cửa quốc gia để thực hiện kết nối, trao đổi thông tin bằng phương thức điện tử, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đối với hàng hóa xuất nhập khẩu, phương tiện, hành lý xuất nhập cảnh. | 11.1. Triển khai tất cả các thủ tục hành chính của các Bộ, Ngành tham gia quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, quá cảnh; người và phương tiện vận tải xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh thông qua Cơ chế một cửa quốc gia. | Các thủ tục hành chính của các Bộ, ngành liên quan đến hoạt động hải quan được thực hiện trên hệ thống một cửa quốc gia. | 2016-2020 | Phòng GSQL | Phòng CNTT, các Chi cục trực thuộc Cục |
|
11.2. Triển khai sử dụng các chứng từ điện tử (giấy phép điện tử, giấy chứng nhận điện tử và các giấy tờ điện tử tương đương) được cấp thông qua Cơ chế một cửa quốc gia khi thực hiện các thủ tục hành chính khác có liên quan. | Các chứng từ điện tử được thực hiện trên hệ thống một cửa quốc gia. | 2016-2020 | Phòng GSQL | Phòng CNTT, các Chi cục trực thuộc Cục |
| ||
11.3. Triển khai mở rộng hệ thống Tiếp nhận, xử lý thông tin lược khai hàng hóa điện tử (e-Manifest) đối với tất cả cảng biển. | Tất cả cảng biển được triển khai hệ thống e-Manifest. | 2016-2020 | Phòng GSQL | Phòng CNTT, các Chi cục trực thuộc Cục |
| ||
11.4. Triển khai kết nối Cơ chế một cửa ASEAN theo lộ trình của Tổng cục Hải quan để thực hiện trao đổi và công nhận lẫn nhau về các chứng từ thương mại được cấp dưới dạng điện tử với các nước ASEAN. | Kết nối nối Cơ chế một cửa ASEAN đảm bảo đúng theo kế hoạch Tổng cục | 2016-2020 | Phòng CNTT | Phòng GSQL, các Chi cục trực thuộc Cục |
| ||
12 | Hoạt động 12: Mở rộng việc triển khai thực hiện thanh toán thuế, lệ phí hải quan bằng phương thức điện tử (e- Payment) | 12.1. Mở rộng, tăng số lượng các ngân hàng tham gia triển khai hệ thống e-Payment theo chương trình của Tổng cục Hải quan. | Số lượng ngân hàng tham gia kết nối với cơ quan hải quan | 2016-2017 | Phòng Thuế XNK | Các đơn vị có liên quan |
|
12.2. Tăng cường trao đổi thông tin trực tiếp giữa cơ quan hải quan và ngân hàng để kịp thời xử lý các vướng mắc liên quan đến thanh toán phí, lệ phí và thuế hải quan của doanh nghiệp. | - Thông tin trao đổi, tần suất, hình thức trao đổi. - Các quy chế phối hợp trao đổi thông tin. | 2017-2019 | Phòng Thuế XNK | Các đơn vị có liên quan |
| ||
13 | Hoạt động 13: Tiếp tục cải các thủ tục hành chính công, cung cấp dịch vụ công trực tuyến phục vụ người dân và doanh nghiệp. | 13.1. Rà soát, đề xuất cắt giảm, chuẩn hóa thủ tục hành chính tạo cơ sở, nền tảng cho cung cấp dịch vụ công trực tuyến hàng năm. | - Thủ tục hành chính, quy trình thực hiện được rà soát, cắt giảm, chuẩn hóa. | 2016-2020 | Văn phòng Cục | Các đơn vị có liên quan |
|
13.2. Tăng cường hoạt động kiểm soát thủ tục hành chính trong lĩnh vực hải quan. | Thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính đảm bảo đúng quy định tại Nghị định 63/2010/NĐ-CP và Nghị định 48/2013/NĐ-CP . | 2016-2020 | Văn phòng Cục | Các đơn vị có liên quan |
| ||
13.3. Triển khai cung cấp dịch vụ công trực tuyến ở cấp độ 3 và 4 với 100% các thủ tục tại cấp Cục và Chi cục. | Danh mục dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4. | 2016-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị có liên quan |
| ||
2. Hoạt động nhiệm vụ trọng tâm 2 | |||||||
14 | Hoạt động 1: Triển khai áp dụng quản lý rủi ro toàn diện, từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả áp dụng quản lý rủi ro trên các lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. | 1.1. Rà soát, đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình thực hiện công tác quản lý rủi ro: + Rà soát, đóng góp ý kiến hoàn thiện cơ sở pháp lý, quy trình làm cơ sở cho việc đẩy mạnh triển khai công tác thu thập, xử lý thông tin quản lý rủi ro. + Xây dựng và thực hiện thu thập thông tin qua các kênh theo quy định để bổ sung hoàn thiện thông tin của các tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, phục vụ tốt cho công tác xếp hạng rủi ro doanh nghiệp và xây dựng hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm, làm cơ sở đánh giá phân luồng tờ khai chính xác đối với từng doanh nghiệp. | - Nội dung rà soát, kiến nghị, tham gia ý kiến. - Thông tin thu thập (loại thông tin, cách thức, tần suất...). - Hồ sơ doanh nghiệp trọng điểm được thiết lập. | 2016-2020 | Phòng QRLL | Các đơn vị có liên quan | Khi có yêu cầu của TCHQ |
1.2. Áp dụng đầy đủ và nâng cao hiệu quả việc áp dụng quản lý rủi ro trong kiểm tra sau thông quan. | Quản lý rủi ro được áp dụng đầy đủ, toàn diện. | 2016-2020 | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị có liên quan |
| ||
1.3. Hoàn thiện hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý rủi ro. | Hệ thống công nghệ thông tin mới. | 2016-2020 | Phòng CNTT | Phòng QLRR và các đơn vị liên quan |
| ||
1.4. Tăng cường hoạt động phân tích rủi ro trước khi hàng đến đối với hàng hóa nhập khẩu trên cơ sở khai thác có hiệu quả hệ thống dữ liệu e-Manifest | Cách thức, phương pháp, tiêu chí phân tích. | 2016-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị có liên quan |
| ||
15 | Hoạt động 2: Triển khai các hoạt động giảm tỷ lệ kiểm tra luồng vàng, đỏ hàng năm. | 2.1. Tăng cường công tác thu thập thông tin, đánh giá doanh nghiệp và áp dụng quản lý tuân thủ, doanh nghiệp ưu tiên trong quản lý hải quan. | - Loại thông tin, cách thức, phương pháp, tần suất... thu thập. - Quản lý tuân thủ, doanh nghiệp ưu tiên được thực hiện. | Thường xuyên | Phòng QLRR | Các đơn vị có liên quan |
|
2.2. Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra để giảm tỷ lệ chuyển luồng kiểm tra của các Chi cục Hải quan, đồng thời xử lý nghiêm đối với các trường hợp chuyển luồng tùy tiện. | - Kế hoạch kiểm tra. - Kết quả kiểm tra. | Thường xuyên | Phòng QLRR | Các đơn vị có liên quan |
| ||
2.3. Thực hiện áp dụng danh mục hàng hóa rủi ro đối với doanh nghiệp không tuân thủ và doanh nghiệp có độ rủi ro cao. | Danh mục hàng hóa rủi ro được áp dụng. | 2016-2020 | Phòng QLRR | Các đơn vị có liên quan |
| ||
16 | Hoạt động 3: Thực hiện quản lý tuân thủ, áp dụng các biện pháp hỗ trợ, khuyến khích tuân thủ tự nguyện trong cộng đồng doanh nghiệp. | 3.1. Triển khai thực hiện các văn bản quy định, hướng dẫn quy định về quản lý tuân thủ đối với cộng đồng doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn. | Các văn bản được triển khai thực hiện. | 2016-2020 | Phòng QLRR | Các đơn vị liên quan |
|
3.2. Tổ chức triển khai thực hiện đo lường tuân thủ đối với doanh nghiệp tuân thủ và các chương trình quản lý, đánh giá tuân thủ đối với các doanh nghiệp hoạt động xuất nhập khẩu theo phân cấp, hướng dẫn của Tổng cục Hải quan. | - Kế hoạch. - Kết quả đo lường tuân thủ. | Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan | Phòng QLRR | Các đơn vị liên quan |
| ||
3. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 3 | |||||||
17 | Hoạt động 1: Tăng cường công tác Kiểm tra sau thông quan đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu hàng hóa, răn đe ngăn chặn kịp thời các trường hợp cố tình gian lận gây thất thu cho ngân sách nhà nước, góp phần quan trọng vào việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị thu ngân sách của ngành Hải quan. | 1.1. Rà soát, kiến nghị, tham gia ý kiến nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật, quy trình thực hiện kiểm tra sau thông quan đảm bảo thống nhất với các văn bản pháp luật có liên quan, đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin, quản lý rủi ro và phù hợp với chuẩn mực quốc tế. | Nội dung rà soát, kiến nghị, tham gia ý kiến. | Khi Tổng cục Hải quan lấy ý kiến | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Tiếp tục triển khai Đề án tăng cường năng lực kiểm tra sau thông quan đến năm 2015 và tầm nhìn đến 2020 của ngành Hải quan đã được Bộ Tài chính phê duyệt. Trong đó, tập trung triển khai cơ cấu tổ chức kiểm tra sau thông quan theo quy định mới từ Tổng cục (Cục Kiểm tra sau thông quan) đến các Cục Hải quan. | - Hoạt động đề án được triển khai; - Kết quả thực hiện đề án. | 2016-2020 | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.3. Triển khai có hiệu quả các quy định pháp luật về kiểm tra sau thông quan tại Luật Hải quan số 54/2014/QH13 và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành; tăng cường công tác kiểm tra sau thông quan đáp ứng cải cách hiện đại hóa hải quan và định hướng chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm; hướng dẫn doanh nghiệp tuân thủ pháp luật. | Kết quả triển khai. | 2016-2020 | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.4. Đẩy mạnh thực hiện chương trình doanh nghiệp ưu tiên. | Số lượng doanh nghiệp ưu tiên được công nhận. | 2017-2020 | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị liên quan |
| ||
18 | Hoạt động 2: Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin, áp dụng quản lý rủi ro trong việc thu thập thông tin và đánh giá doanh nghiệp phục vụ hoạt động kiểm tra sau thông quan; xây dựng các chương trình, phần mềm chuyên sâu hỗ trợ hiệu quả cho công tác thu thập thông tin phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan; tăng cường phối kết hợp giữa lực lượng kiểm tra sau thông quan với các đơn vị trong ngành Hải quan (trong đó có các Chi cục Hải quan cửa khẩu) và với các ngành, đơn vị có liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra sau thông quan. | 2.1. Sử dụng, khai thác hiệu quả các phần mềm của ngành Hải quan trong việc thu thập số liệu, thông tin về doanh nghiệp, hàng hóa xuất nhập khẩu để đánh giá, phân loại doanh nghiệp phục vụ công tác kiểm tra sau thông quan. | Vận hành, khai thác hiệu quả các phần mềm. | 2017-2020 | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị liên quan |
|
2.2. Áp dụng quản lý rủi ro trong việc lựa chọn đối tượng kiểm tra sau thông quan. | Quản lý rủi ro được áp dụng | 2017-2020 | Chi cục KTSTQ | Các đơn vị liên quan |
| ||
2.3. Xây dựng quy chế phối kết hợp, trao đổi thông tin giữa lực lượng Kiểm tra sau thông quan của Cục với các đơn vị trong ngành Hải quan và các ngành, đơn vị có liên quan. | Quy chế phối hợp. | 2017-2020 | Chi cục HTSTQ | Các đơn vị có liên quan |
| ||
19 | Hoạt động 3: Nâng cao hiệu quả công tác kiểm soát Hải quan. | 3.1. Xây dựng kế hoạch đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. | Kế hoạch. | Hàng năm | Đội Kiểm soát | Các đơn vị liên quan |
|
3.2. Tăng cường công tác tham mưu, chỉ đạo; tổ chức lực lượng đấu tranh quyết liệt, có hiệu quả với hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. | Kết quả hoạt động đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại... | 2016-2020 | Đội Kiểm soát | Các đơn vị liên quan |
| ||
3.3. Nâng cao năng lực cán bộ, công chức kiểm soát trong thực hiện các biện pháp nghiệp vụ kiểm soát hải quan trên cơ sở triển khai các quy định tại nghị định quy định chi tiết Luật Hải quan | - Số lượng cán bộ tham gia các khóa đào tạo nâng cao trong và ngoài ngành. - Trang thiết bị trang bị cho cán bộ công chức kiểm soát trong thực thi công vụ. | 2016-2020 | Đội Kiểm soát | Các đơn vị liên quan |
| ||
3.4. Tăng cường công tác phối hợp với các đơn vị công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường ...và các đơn vị trong ngành Hải quan trong trao đổi thông tin để nâng cao hiệu quả tuần tra, kiểm soát, phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại. | - Quy chế phối hợp. - Kế hoạch chung giữa các cơ quan liên ngành. - Kết quả phối hợp. - Thông tin trao đổi. | 2017-2020 | Đội Kiểm soát | Các đơn vị liên quan |
| ||
4. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 4 | |||||||
20 | Hoạt động 1: Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức. | 1.1. Triển khai thực hiện cơ sở dữ liệu vị trí việc làm toàn Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016- 2020 theo Kế hoạch của Tổng cục Hải quan | Cơ sở dữ liệu vị trí việc làm được triển khai thực hiện. | 2016-2020 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Triển khai thực hiện phương thức Quản lý nguồn nhân lực theo năng lực dựa trên vị trí việc làm với tất cả các đơn vị trong toàn Cục. | Phương thức quản lý nguồn nhân lực theo năng lực được thực hiện. | 2017-2020 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.3. Xây dựng kế hoạch luân chuyển, sắp xếp bố trí những cán bộ công chức có phẩm chất tốt, giỏi về chuyên môn, sắc sảo trong nghiệp vụ vào các khâu công tác quan trọng. | - Kế hoạch. - Kết quả luân chuyển. | 2017-2020 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.4. Tăng cường công tác kiểm tra nội bộ đảm bảo việc thực thi công vụ của công chức đúng quy định của pháp luật, quy trình nghiệp vụ. | - Kế hoạch kiểm tra. - Nội dung, phương pháp, tần suất... kiểm tra. - Kết quả kiểm tra. | 2016-2020 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
21 | Hoạt động 2: Triển khai một số mô hình tổ chức bộ máy mới để đáp ứng yêu cầu nghiệp vụ triển khai Quyết định số 1919/QĐ-BTC ngày 06/9/2016 của Bộ Tài chính, từng bước đáp ứng yêu cầu thực hiện thủ tục hải quan điện tử trên hệ thống thông quan tự động VNACCS/V CIS. | 2.1. Triển khai thực hiện Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng, Chi cục, Đội Kiểm soát thuộc Cục. | Tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ mới của Phòng, Chi cục, Đội Kiểm soát thuộc Cục. | 2017-2018 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
|
2.2. Xây dựng Quyết định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Đội, Tổ công tác thuộc Chi cục và tương đương. | Quyết định ban hành. | 2017 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
2.3. Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Phòng, Chi cục và tương đương thuộc Cục. | Mô hình tổ chức bộ máy mới. | 2017-2018 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
2.4. Triển khai mô hình tổ chức bộ máy mới cho các Đội, Tổ công tác thuộc Chi cục và tương đương. | Mô hình tổ chức bộ máy mới. | 2016-2020 | Phòng TCCB & Thanh tra | Các đơn vị liên quan |
| ||
22 | Hoạt động 3: Xây dựng mô hình kiến trúc và từng bước triển khai cơ quan hải quan điện tử. | 3.1. Đóng góp ý kiến để xây dựng mô hình kiến trúc cơ quan hải quan điện tử. | Nội dung ý kiến đóng góp. | Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan | Ban CCHĐH | Các đơn vị liên quan |
|
3.2. Từng bước thực hiện theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan | Công việc được thực hiện đúng lộ trình của Tổng cục. | Theo kế hoạch của Tổng cục Hải quan | Ban CCHĐH | Các đơn vị liên quan |
| ||
3.3. Tiếp tục rà soát, đánh giá hiệu lực, hiệu quả và xây dựng mô hình tổ chức bộ máy hải quan các cấp dựa trên kiến trúc cơ quan hải quan điện tử. | - Báo cáo rà soát, đánh giá. - Mô hình tổ chức bộ máy đề xuất. | Theo kế hoạch của TCHQ | Ban CCHĐH | Các đơn vị liên quan |
| ||
23 | Hoạt động 4: Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ phát triển nguồn nhân lực. | 4.1. Xây dựng Kế hoạch và yêu cầu đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công chức hàng năm. | Kế hoạch. | 2016-2020 | Phòng Tổ chức cán bộ | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
|
4.2. Thành lập đội ngũ giảng viên kiêm chức để chủ động đào tạo nghiệp vụ cho công chức tại đơn vị. | Số lượng giảng viên kiêm chức. | 2016-2020 | Phòng Tổ chức cán bộ | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
| ||
4.3. Tăng cường phối hợp đào tạo với các đơn vị trong và ngoài ngành, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ, công chức theo theo yêu cầu, kế hoạch hàng năm, chú trọng đào tạo theo hướng chuyên sâu về một số lĩnh vực như kế toán, kiểm toán, kiểm tra sau thông quan. | - Số lớp được tổ chức. - Số lượng cán bộ, công chức tham gia. | 2016-2020 | Phòng Tổ chức cán bộ | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
| ||
4.4. Đề xuất trang bị thiết bị, cơ sở vật chất phục vụ cho công tác đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ. | Trang thiết bị được cấp. | 2016-2020 | Phòng Tổ chức cán bộ | Phòng Tài vụ quản trị. |
| ||
24 | Hoạt động 5. Thực hiện liêm chính hải quan. | 5.1. Tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra nội bộ, phát huy hiệu quả hoạt động của tổ kiểm tra việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính để phát hiện, cảnh báo, chấn chỉnh kịp thời sai phạm của cán bộ, công chức hải quan nhất là thanh tra, kiểm tra đột xuất để nâng cao hình ảnh của lực lượng hải quan và tạo sự chuyển biến trong nhận thức của cán bộ, công chức trong thực thi công vụ, phòng chống các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng. | - Kế hoạch thanh tra kiểm tra. - Nội dung, phương pháp, tần suất... thanh tra kiểm tra, kiểm tra. - Kết quả thanh tra, kiểm tra. | Hàng năm | Phòng TCCB & Thanh tra | Cá đơn vị liên quan |
|
5.2. Xây dựng cơ chế giám sát hiệu quả đối với các hoạt động của cán bộ, công chức để kịp thời phòng ngừa, phát hiện và xử lý các hành vi tiêu cực. | Cơ chế giám sát được ban hành. | 2017-2018 | Phòng TCCB & Thanh tra | Cá đơn vị liên quan |
| ||
5.3. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thi đua khen thưởng và công tác xử lý kỷ luật. | Xây dựng cụ thể hóa tiêu chí đánh giá chất lượng, cán bộ công chức trên cơ sở quy định của pháp luật về đánh giá chất lượng cán bộ, công chức. - Công khai kết quả quản lý đánh giá cán bộ công chức. - Dân chủ, khách quan trong đánh giá, xếp loại. - Minh bạch trong công tác thi đua, khen thưởng và kỷ luật. | 2017-2020 | Phòng TCCB & Thanh tra | Cá đơn vị liên quan |
| ||
5. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 5 | |||||||
25 | Hoạt động 1: Xây dựng, phát triển quan hệ đối tác Hải quan - Doanh nghiệp. | 1.1. Duy trì và nâng cao chất lượng của tổ giải quyết vướng mắc; duy trì thường xuyên đường dây nóng để tiếp nhận ý kiến của người dân và doanh nghiệp; niêm yết công khai số điện thoại của lãnh đạo Cục, lãnh đạo các Chi cục, các đơn vị thường xuyên làm việc với doanh nghiệp; niêm yết công khai các văn bản qui phạm pháp luật liên quan đến thủ tục hải quan. | - Tổ giải quyết vướng mắc được được duy trì, hoạt động hiệu quả. - Văn bản quy phạm pháp luật được niêm yết công khai tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục. | 2016-2020 | Văn phòng Cục | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Hỗ trợ thực thi pháp luật hải quan: Thông tin, tuyên truyền, tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ, đào tạo; ký kết hợp tác theo chuyên đề với các doanh nghiệp theo kế hoạch hàng năm; rà soát, bổ sung các dịch vụ hỗ trợ trong lĩnh vực hải quan. | - Thông tin tuyên truyền, hướng dẫn, hỗ trợ doanh nghiệp - Biên bản ký kết hợp tác với doanh nghiệp hàng năm. | 2016-2020 | Các phòng tham mưu, Các Chi cục HQCK | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.3. Tổ chức khảo sát mức độ hài lòng của doanh nghiệp đối với hoạt động hải quan. | - Kế hoạch khảo sát. - Kết quả khảo sát. | Hàng năm | Ban CCHĐH | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.4. Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin Hải quan - Doanh nghiệp nhằm phát huy hiệu quả công tác tuyên truyền vận động cũng như lắng nghe ý kiến phản biện để từ đó đề ra các chính sách quản lý phù hợp, áp dụng với từng nhóm đối tượng doanh nghiệp theo quốc gia hoặc theo ngành nghề lĩnh vực. | Cơ chế được ban hành. | 2018-2019 | Ban CCHĐH | Các đơn vị liên quan |
| ||
26 | Hoạt động 2: Xây dựng, phát triển mối quan hệ hợp tác với các cơ quan ban ngành có liên quan trong thực hiện quản lý nhà nước về Hải quan. | 2.1. Phối hợp với các cơ quan kiểm tra chuyên ngành trên địa bàn nhằm tăng cường công tác quản lý, phối hợp kiểm tra hàng hóa chuyên ngành tại địa bàn; tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. | - Quy chế, thỏa thuận phối hợp, hợp tác. - Kết quả thực hiện công tác quản lý, phối hợp kiểm tra hàng hóa chuyên ngành. | 2016-2020 | Phòng GSQL | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
|
2.2. Đẩy mạnh trao đổi thông tin và hợp tác đối tác với các Sở, Ban, Ngành, Chính quyền địa phương nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động quản lý nhà nước về Hải quan. | - Đơn vị trao đổi - Loại thông tin, tần suất, phương pháp...trao đổi. - Kết quả trao đổi thông tin. | 2016-2020 | Phòng GSQL | Các đơn vị thuộc và trực thuộc Cục |
| ||
6. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 6 | |||||||
27 | Hoạt động 1: Chuẩn bị cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ công chức đáp ứng trình độ theo yêu cầu để tiếp nhận, bàn giao hệ thống Megaport. | 1.1. Tiến hành xây dựng yêu cầu về công tác bảo trì bảo dưỡng hệ thống để thực hiện mời thầu bảo dưỡng định kỳ hệ thống Megaport. | - Nội dung yêu cầu, đề xuất bảo trì, bảo dưỡng. - Kết quả bảo trì, bảo dưỡng. | Khi phía Mỹ bàn giao, dự kiến 2017. | Tổ vận hành Megaport | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Chủ động đào tạo đội ngũ công chức vận hành, công chức quản lý trang thiết bị và công chức xử lý khi có sự cố mất an ninh hạt nhân xảy ra. | - Các lớp đào tạo. - Lượt cán bộ, công chức được đào tạo. | 2017-2020 | Phòng TCCB | Các đơn vị liên quan |
| ||
28 | Hoạt động 2: Phối hợp với các cấp có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc phát sinh trong quá trình vận hành hệ thống. | 2.1. Thường xuyên phối hợp với đơn vị kinh doanh cảng đánh giá hiệu quả vận hành hệ thống cũng như hướng dẫn đơn vị kinh doanh cảng đưa hàng hóa qua khu vực soi chiếu của hệ thống. | Khai thác vận hành hiệu quả, an toàn khu vực, hệ thống soi chiếu. | 2017-2020 | Tổ quản lý, vận hành hệ thống Megaports | Các đơn vị liên quan |
|
2.2. Thực hiện tốt công tác bảo quản trang thiết bị dự phòng, bảo trì hệ thống Megaport. | Công tác bảo trì, bảo dưỡng. | 2017-2020 | Tổ quản lý, vận hành hệ thống Megaports | Các đơn vị liên quan |
| ||
2.3. Phối hợp với Cục an toàn bức xạ hạt nhân tổ chức đào tạo về an toàn bức xạ và hỗ trợ xử lý sự cố bức xạ khi hệ thống phát hiện và bộ phận vận hành khẳng định được đồng vị phóng xạ, liều bức xạ vượt ngưỡng an toàn cho phép. | - Các lớp đào tạo - Lượt cán bộ, công chức được đào tạo. - Các hoạt động hỗ trợ. | 2017-2020 | Tổ quản lý, vận hành hệ thống Megaports | Các đơn vị liên quan |
| ||
7. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 7 | |||||||
29 | Hoạt động 1: Tiếp tục triển khai công tác đào tạo, kiện toàn đội ngũ tham gia vào chương trình kiểm soát container tại Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. | 1.1. Cử cán bộ công chức tham gia chương trình đào tạo giảng viên trong khuôn khổ chương trình nhằm chủ động đào tạo nguồn nhân lực cho nhóm kiểm soát cảng. | Lượt cán bộ, công chức được đào tạo. | 2016-2017 | Phòng TCCB | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Chủ động tự đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát cảng thông qua trao đổi kinh nghiệm với các nhóm kiểm soát cảng trong nước và quốc tế. | Lượt cán bộ, công chức được đào tạo. | 2017-2020 | Phòng TCCB | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.3. Kiện toàn tổ kiểm soát cảng theo nhu cầu của từng giai đoạn. | Các quyết định kiện toàn | Khi có sự thay đổi | Phòng TCCB | Các đơn vị liên quan |
| ||
30 | Hoạt động 2. Lắp đặt và trang bị phương tiện, trang thiết bị làm việc cho nhóm Kiểm soát cảng trong khuôn khổ chương trình Kiểm soát Công - ten - nơ giữa Bộ Tài Chính Việt Nam (Tổng cục Hải quan) và Cơ quan phòng chống ma túy và tội phạm của Liên Hiệp Quốc UNODC (PCU). | 2.1. Triển khai lắp đặt trang thiết bị, máy móc và công cụ hỗ trợ cho hoạt động của nhóm kiểm soát cảng. | Trang thiết bị, máy móc được trang bị, lắp đặt. | 2017-2018 | Tổ triển khai | Các đơn vị liên quan |
|
2.2. Vận hành, khai thác hiệu quả phương tiện trang thiết bị trang cấp. | Trang thiết bị vận hành ổn định, khai thác hiệu quả. | 2017-2020 | Nhóm PCU | Các đơn vị liên quan |
| ||
2.3. Thực hiện công tác bảo trì, đánh giá hiện trạng trang thiết bị định kỳ. | Công việc được thực hiện. | Định kỳ | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
31 | Hoạt động 3: Triển khai các hoạt động phân tích thông tin e-Manifest và phối hợp với các nhóm PCU khác trong việc trao đổi, chia sẻ thông tin nghi vấn. | 3.1. Thực hiện phân tích thông tin e-Manifest để phát hiện ra các dấu hiệu rủi ro trước khi hàng đến. | - Công cụ, phương pháp, tần suất, tiêu chí... phân tính. - Kết quả phân tích. | 2017-2020 | Tổ triển khai | Các đơn vị liên quan |
|
3.2. Chia sẻ thông tin về dấu hiệu rủi ro về hàng hóa nhập khẩu và xuất khẩu với các nhóm PCU khác nhằm tăng cường năng lực phát hiện và chặn bắt đối với hàng hóa buôn lậu, vi phạm pháp luật. | - Thông tin chia sẻ. - Kết quả phát hiện và chặn bắt đối với hàng hóa buôn lậu, vi phạm pháp luật | 2017-2020 | Tổ triển khai | Các đơn vị liên quan |
| ||
8. Các hoạt động triển khai nhiệm vụ trọng tâm 8 | |||||||
32 | Hoạt động 1: Tiếp tục tham gia triển khai đề án Phát triển hoạt động cụm cảng Trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải giai đoạn 2013-2020 theo quyết định số 1382/QĐ-UBND ngày 07/07/2014. | 1.1. Chủ động triển khai các hoạt động nghiệp vụ hải quan liên quan đến hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế tại cụm cảng Cái Mép - Thị Vải bao gồm triển khai thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa trung chuyển, thực hiện giám sát từ xa qua camera và giám sát qua dữ liệu trao đối với đơn vị kinh doanh cảng và các hãng vận tải. | - Kế hoạch. - Nghiệp vụ hải quan được triển khai. | 2017-2020 | Tổ triển khai | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Sắp xếp, bố trí nguồn nhân lực phù hợp đảm bảo thực hiện thủ tục hải quan và kiểm soát hải quan đối với hoạt động trung chuyển hàng hóa quốc tế. | Số lượng, trình độ...cán bộ công chức được bố trí. | 2017-2020 | Phòng TCCB | Các đơn vị liên quan |
| ||
1.3. Bố trí phương tiện, máy móc và các trang thiết bị khác phục vụ cho quản lý hải quan đối với hoạt động này. | Phương tiện, máy móc, trang thiết bị được bố trí. | 2017-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
33 | Hoạt động 2. Tiếp tục tham gia tích cực vào Đề án phát triển dịch vụ Logistics của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2011-2020. | 2.1. Tổ chức triển khai hiệu quả các hoạt động của Đề án thuộc phạm vi, trách nhiệm của Cục | - Các hoạt động của Đề án thuộc phạm vi của cục được triển khai - Kết quả triển khai các hoạt động. | 2017-2020 | Công chức được cử tham gia | Các đơn vị liên quan |
|
2.2. Đánh giá, kiến nghị đề xuất với tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nâng cao hiệu quả thực hiện đề án hàng năm. | Nội dung đánh giá, kiến nghị. | Hàng năm | Công chức được cử tham gia | Các đơn vị liên quan |
| ||
II. HOẠT ĐỘNG TRIỂN KHAI CÁC MỤC TIÊU KHÔNG THUỘC NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM | |||||||
34 | Hoạt động 1: Tiếp tục đầu tư hệ thống trụ sở làm việc, trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho công tác quản lý hải quan. | 1.1. Thực hiện đầu tư xây dựng trụ sở làm việc của Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại phường Long Toàn, Tp Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo kế hoạch đã được phê duyệt theo quyết định số 226/QĐ-BTC ngày 01/02/2016. Dự kiến khởi công năm 2017, hoàn thành vào năm 2019. | Trụ sở Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu tại Bà Rịa được hoàn thành | 2017-2021 | Phòng TVQT | Các đơn vị liên quan |
|
1.2. Thực hiện xây dựng công trình trụ sở Chi cục HQ cảng Vũng Tàu, dự kiến khởi công năm 2017, hoàn thành vào năm 2019. | Trụ sở Chi cục HQ cảng Vũng Tàu được hoàn thành. | 2017-2019 | Phòng TVQT | Các đơn vị liên quan |
| ||
35 | 2. Hoạt động 2: Đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin cho các đơn vị. | 2.1. Phối hợp Tổng cục Hải quan triển khai công tác đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin. | Các hoạt động triển khai công tác đảm bảo hạ tầng công nghệ thông tin được thực hiện hiệu quả, đảm bảo các yêu cầu. | 2016-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
|
2.2. Rà soát, đánh giá trang thiết bị công nghệ thông tin đưa ra yêu cầu về đầu tư mới, thay thế, nâng cấp. | Kết quả rà soát, đánh giá và các yêu cầu. | 2016-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
2.3. Triển khai thực hiện ảo hóa hệ thống công nghệ thông tin, backup dữ liệu. | Hệ thống CNTT được ảo hóa, dữ liệu được backup. | 2016-2020 | Phòng CNTT | Các đơn vị liên quan |
| ||
36 | Hoạt động 3: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý văn bản, công việc và điều hành. | 3.1. Khảo sát, đánh giá hiện trạng, đề xuất yêu cầu nghiệp vụ để phát triển hệ thống mới. | Báo cáo đánh giá. | 2017-2018 | Văn phòng | Các đơn vị liên quan |
|
3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin để quản lý toàn bộ tiến trình xử lý: Quản lý văn bản đến, giao việc, văn bản đi của Cục; quản lý toàn bộ tiến trình xử lý (chỉ đạo, giao việc, giải quyết công việc, theo dõi tình hình xử lý và kết quả hoàn thành) đối với văn bản đến, xử lý công việc, soạn thảo văn bản thông qua hồ sơ công việc; hỗ trợ điều hành công việc của lãnh đạo Cục thông qua việc lập lịch công tác, giao việc, điều xe, đăng ký và bố trí phòng họp,... | Phần mềm ứng dụng quản lý quy trình xử lý công việc của cán bộ, công chức được sử dụng tại đơn vị. | 2018-2020 | Văn Phòng | Các đơn vị liên quan |
| ||
37 | Hoạt động 4: Ứng dụng và triển khai hệ thống chỉ số đánh giá hiệu quả công việc của một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan. | 4.1. Đóng góp ý kiến trong việc xây dựng và ban hành hệ thống chỉ số đánh giá kết quả công việc một số lĩnh vực nghiệp vụ hải quan chủ yếu. | Nội dung, ý kiến đóng góp. | 2016-2017 | Ban CCHĐH | Các đơn vị liên quan |
|
4.2. Tổ chức đo thời gian giải phóng hàng theo kế hoạch của Tổ cục Hải quan. | Báo cáo kết quả đo giải phóng hàng. | 2016-2020 | Phòng GSQL | Các đơn vị liên quan |
| ||
38 | Hoạt động 5: Rà soát, đánh giá, nâng cao hiệu quả, triển khai mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001: 2008 vào hoạt động của cơ quan hải quan. | 5.1. Đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác ISO. | Lượt cán bộ, công chức được đào tạo. | 2017-2018 | Phòng TCCB | Các đơn vị liên quan |
|
5.2. Kiểm tra, đánh giá, đề xuất việc xây dựng, áp dụng, duy trì, mở rộng Hệ thống quản lý chất lượng trong các đơn vị hải quan. | Báo cáo đánh giá, đề xuất. | 2017-2018 | Văn Phòng | Các đơn vị liên quan |
| ||
5.3. Chuẩn hóa lại các nội dung đã triển khai; mở rộng triển khai hệ thống quản lý chất lượng trong toàn bộ các công việc chính trong các đơn vị hải quan. | - Danh mục, nội dung chuẩn hóa. - Các đơn vị được triển khai mở rộng. | 2018-2020 | Văn Phòng | Các đơn vị liên quan |
| ||
5.4. Ứng dụng mô hình ISO điện tử trong áp dụng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 vào hoạt động của cơ quan hải quan. | Chứng nhận ISO. | 2018-2020 | Văn Phòng | Các đơn vị liên quan |
|
- 1Quyết định 981/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 2Quyết định 1206/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 1339/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Quyết định 448/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Chiến lược phát triển Hải quan đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 4Quyết định 2613/QĐ-UBND năm 2013 về Quy trình thủ tục đầu tư trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 5Luật Hải quan 2014
- 6Quyết định 1382/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề án phát triển hoạt động cụm cảng trung chuyển quốc tế Cái Mép - Thị Vải giai đoạn 2013-2020 do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 7Quyết định 2026/QĐ-TTg năm 2015 phê duyệt Đề án Giải pháp nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 65/2015/QĐ-TTg Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Hải quan trực thuộc Bộ Tài chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 26/2016/TT-BTC hướng dẫn thực hiện cơ chế, chính sách ưu đãi đối với địa bàn Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 10Quyết định 787/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch Cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 11Quyết định 1614/QĐ-BTC năm 2016 về Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa ngành Hải quan giai đoạn 2016-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 12Quyết định 1919/QĐ-BTC năm 2016 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 13Quyết định 981/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan thành phố Cần Thơ giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục Hải quan ban hành
- 14Quyết định 1206/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2016-2020
- 15Quyết định 1339/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Bình Dương giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
Quyết định 734/QĐ-TCHQ năm 2017 Kế hoạch cải cách, phát triển và hiện đại hóa Cục Hải quan tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu giai đoạn 2016-2020 do Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ban hành
- Số hiệu: 734/QĐ-TCHQ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/03/2017
- Nơi ban hành: Tổng cục Hải quan
- Người ký: Vũ Ngọc Anh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/03/2017
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra