Hệ thống pháp luật

BỘ Y TẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7319/QĐ-BYT

Hà Nội, ngày 10 tháng 12 năm 2018

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (BOPV) CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2018 - 2019

BỘ TRƯỞNG BỘ Y TẾ

Căn cứ Nghị định số 75/2017/NĐ-CP ngày 20/6/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế;

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2018 - 2019”.

Điều 2. Kế hoạch này là căn cứ để các đơn vị xây dựng kế hoạch và triển khai kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (bOPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2018 - 2019.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Ông (Bà): Chánh Văn phòng Bộ, Cục trưởng các Cục: Cục Y tế dự phòng, Cục Quản lý Dược, Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Dự án tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Các Thtrưởng Bộ Y tế (để chđạo);
- Các Viện VSDT, Viện Pasteur (để thực hiện);
- Sở Y tế 23 tỉnh/thành phố (để thực hiện);
- TTYTDP/TTKSBT 23 tnh/thành phố (để thực hiện);
- Lưu: VT, DP.

BỘ TRƯỞNG




Nguyễn Thị Kim Tiến

 

KẾ HOẠCH

UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (bOPV) CHO TRẺ DƯỚI 5 TUỔI TẠI VÙNG NGUY CƠ CAO NĂM 2018- 2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7319/QĐ-BYT ngày 10/12/2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế)

I. SỰ CẦN THIẾT VÀ CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

1. Sự cần thiết

Cùng với các nước Khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam đã thanh toán bệnh bại liệt từ năm 2000. Tuy nhiên, bệnh bại liệt vẫn chưa được thanh toán trên quy mô toàn cầu. Thực hiện chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới, Bộ Y tế đã phê duyệt Kế hoạch Bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020 tại Quyết định số 1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016.

Để đảm bảo duy trì tỷ lệ miễn dịch cao phòng bệnh bại liệt xâm nhập, ngoài việc duy trì tỷ lệ uống đủ 3 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên 2 týp (bOPV: týp 1 và 3) trong tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi đạt tỷ lệ trên 95% trên toàn quốc, trong năm 2016, Việt Nam đã chủ động lựa chọn vùng nguy cơ cao và triển khai chiến dịch uống vắc xin bại liệt bổ sung cho trẻ em dưới 5 tuổi tại 120 huyện của 19 tỉnh đạt tỷ lệ trên 95%.

Theo thông báo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), trong năm 2017, trên toàn cầu vẫn còn 22 trường hợp mắc bệnh bại liệt và trong 5 tháng đầu năm 2018 vẫn còn 8 trường hợp (7 trường hợp ở Afghanistan và 1 trường hợp ở Pakistan).

Để chủ động tích cực phòng chống bệnh bại liệt xâm nhập, bảo vệ thành quả Thanh toán bệnh bại liệt ở Việt Nam, song song với việc tăng cường công tác tiêm chủng thường xuyên cho trẻ dưới 1 tuổi ngoài việc đưa vắc xin IPV vào chương trình Tiêm chủng mở rộng (TCMR), việc triển khai uống bổ sung vắc xin bại liệt bOPV cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao bao gồm các vùng có tỷ lệ uống vắc xin bOPV3 trong tiêm chủng thường xuyên thấp dưới 90%; vùng có cửa khẩu quốc tế hoặc vùng biên giới giao lưu tiểu ngạch, vùng miền núi khó khăn là hết sức cần thiết.

2. Căn cứ pháp lý triển khai

- Quyết định số 1358/QĐ-BYT ngày 14/4/2016 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

- Quyết định 3191/QĐ-BYT ngày 12/07/2017 của Bộ Y tế về việc điều chỉnh Quyết định số 1358/QĐ-BYT của Bộ Y tế ban hành Kế hoạch bảo vệ thành quả thanh toán bại liệt ở Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Bảo vệ thành quả thanh toán bệnh bại liệt tại Việt Nam.

2. Mục tiêu cụ thể

- Trẻ em dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao được uống đủ 2 liều vắc xin bại liệt uống nhị liên trong 2 vòng, đạt tỷ lệ ≥ 95% trên quy mô xã, phường.

- Đảm bảo an toàn tiêm chủng theo Nghị định số 104/2016/NĐ-CP , ngày 01/7/2016 của Chính phủ quy định về hoạt động tiêm chủng và các quy định của Bộ Y tế về tiêm chủng.

III. THỜI GIAN, ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI TRIỂN KHAI

1. Thời gian: từ quý IV năm 2018 đến quý I năm 2019

Tổ chức 2 vòng uống vắc xin bại liệt bổ sung cách nhau 1 tháng.

2. Đối tượng:

Đối tượng uống bổ sung vắc xin bại liệt uống nhị liên (bOPV) là tất cả trẻ dưới 5 tuổi (dưới 60 tháng tuổi) đang có mặt tại vùng nguy cơ đã được lựa chọn, bao gồm cả những trẻ đã từng uống hoặc tiêm vắc xin bại liệt trước đó (trừ trường hợp mới uống vắc xin bại liệt trong vòng 1 tháng trước ngày triển khai tiêm chủng).

3. Phạm vi:

- Tiêu chí chọn huyện nguy cơ: có ít nhất 1 trong 2 tiêu chí sau

+ Có tỷ lệ uống vắc xin bOPV3 trong tiêm chủng thường xuyên trong năm 2016 hoặc năm 2017 thấp dưới 90%; hoặc

+ Huyện biên giới có cửa khẩu hoặc huyện miền núi khó khăn.

Vùng nguy cơ cao được lựa chọn tổ chức uống vắc xin bổ sung 2019 bao gồm 67 huyện thuộc 23 tỉnh, thành phố. Danh sách các quận, huyện tại Phụ lục kèm theo Kế hoạch.

Bảng 1: Đối tượng uống bổ sung vắc xin bại liệt nhị liên cho trẻ dưới 5 tuổi vùng nguy cơ cao

Khu vực

Số tỉnh

Số huyện

Số đối tượng trẻ dưới 5 tuổi

Khu vực miền Bắc

6

20

147.529

Khu vực miền Trung

7

15

72.585

Khu vực miền Nam

6

22

242.008

Khu vực Tây Nguyên

4

10

102.153

Cộng

23

67

564.277

IV. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Điều tra đối tượng

- Trạm Y tế xã với sự hỗ trợ của Y tế thôn bản, cộng tác viên dân số, rà soát danh sách đối tượng cần được uống vắc xin bOPV trên địa bàn kể cả đối tượng vãng lai, đặc biệt chú trọng vùng sâu, vùng xa, vùng giáp ranh và nơi có biến động dân cư.

- Thời gian hoàn thành: Trước khi thực hiện kế hoạch 1-2 tuần.

2. Cung ứng vắc xin bOPV

- Đầu mối thực hiện: Dự án TCMR quốc gia.

- Đơn vị phối hợp: Các Viện VSDT/Viện Pasteur, Viện Kiểm định quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế, Trung tâm Y tế dự phòng/Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (TTYTDP/TTKSBT) tỉnh, thành phố.

- Nội dung triển khai:

+ Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia và khu vực phân bổ vắc xin bOPV cho các tỉnh, thành phố dựa trên số đối tượng và dự trù nhu cầu vắc xin

+ Vắc xin bOPV sẽ được vận chuyển tới các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur. Các Viện sẽ vận chuyển vắc xin tới TTYTDP/TTKSBT tỉnh, thành phố.

+ TTYTDP/TTKSBT tỉnh, thành phố thực hiện cấp phát vắc xin cho Trung tâm Y tế các huyện ít nhất 3 ngày trước khi tiêm chủng.

+ Trung tâm Y tế quận, huyện tiếp nhận vắc xin từ kho tỉnh về kho quận, huyện để bảo quản và cấp phát cho các xã ít nhất 01 ngày trước khi tiêm chủng hoặc ngay trước buổi tiêm.

+ Tuyến xã, phường nhận vắc xin từ tuyến quận, huyện bảo quản vắc xin và vận chuyển cho các điểm tiêm chủng.

Bảng 2. Dự kiến nhu cầu vắc xin bOPV cho chiến dịch

TT

Khu vực

Đối tượng dự kiến (trẻ)

Số vắc xin bOPV dự kiến (liều)

1

Miền Bắc

147.529

350.560

2

Miền Trung

72.585

159.400

3

Miền Nam

242.010

530.000

4

Tây Nguyên

102.153

223.700

 

Toàn quốc

564.277

1.263.660

3. Truyền thông

- Tuyến tỉnh, huyện: thực hiện truyền thông trên các phương tiện truyền thông đại chúng như báo, đài truyền hình, đài phát thanh của địa phương để người dân biết và chủ động đưa trẻ đi uống vắc xin bại liệt đủ hai vòng.

- Tuyến xã, phường: thông báo trên loa, đài về đối tượng, thời gian, địa điểm tổ chức uống vắc xin bại liệt bổ sung.

- Truyền thông trực tiếp thực hiện trước và trong thời gian triển khai kết hợp với điều tra đối tượng.

4. Tổ chức tiêm chủng

- Tổ chức 2 vòng uống bổ sung vắc xin bOPV cách nhau một tháng. Mỗi trẻ sẽ được uống 02 liều vắc xin bOPV (mỗi liều hai giọt).

- Tổ chức uống bổ sung vắc xin bOPV có thể cùng với buổi tiêm chủng thường xuyên hoặc bố trí vào ngày khác tùy theo từng địa phương. Khuyến khích tổ chức uống vào ngày riêng cho kế hoạch này.

- Bố trí nhân lực: Tại mỗi điểm tiêm chủng cần ít nhất 02 cán bộ y tế được tập huấn (khám sàng lọc, cho uống vắc xin). Đối với những vùng đặc biệt khó khăn cần phối hợp với lực lượng Quân Y, Bộ đội biên phòng.

- Cuối mỗi buổi tiêm chủng cần rà soát các hoạt động để kịp thời đưa ra kế hoạch uống bù và các hoạt động điều chỉnh, đảm bảo không để sót đối tượng tiêm chủng.

- Thu gom và xử lý rác thải y tế tại điểm tiêm chủng theo quy định của Bộ Y tế.

- Thực hiện an toàn tiêm chủng theo các hướng dẫn của Bộ Y tế.

5. Theo dõi, giám sát và báo cáo

- Các tuyến quốc gia, khu vực, tỉnh, huyện chủ động cử các đoàn kiểm tra, giám sát hoạt động trước, trong và sau khi triển khai Kế hoạch. Cán bộ giám sát có trách nhiệm theo dõi giám sát và hỗ trợ cơ sở tiêm chủng thực hiện đúng các quy định của Bộ Y tế, đảm bảo chất lượng và an toàn tiêm chủng.

- Thực hiện báo cáo kết quả uống vắc xin ngay sau khi kết thúc hoạt động, TTYTDP/TTKSBT tỉnh, thành phố tổng hợp và gửi báo cáo kết quả uống bổ sung vắc xin bOPV trên địa bàn tỉnh cho Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực, Tiêm chủng mở rộng quốc gia và Cục Y tế dự phòng - Bộ Y tế.

Lưu ý không đưa vào báo cáo chiến dịch đối với những trường hợp thuộc diện tiêm chủng thường xuyên vào thời gian triển khai chiến dịch để tránh trùng lặp đối tượng, kết quả tiêm chủng.

6. Kinh phí thực hiện

- Cung ứng vắc xin bOPV: 1.263.660 liều từ nguồn kinh phí ngân sách nhà nước đã được cấp năm 2018 của Dự án tiêm chủng.

- Nguồn kinh phí địa phương: Kinh phí cho các hoạt động triển khai như lập danh sách đối tượng, truyền thông, in ấn biểu mẫu, báo cáo, công tiêm, kiểm tra giám sát... do địa phương hỗ trợ.

V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ủy ban Nhân dân tỉnh, thành phố tại các địa phương có nguy cơ cao có trách nhiệm phê duyệt Kế hoạch và chỉ đạo Sở Y tế và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện Kế hoạch triển khai uống bổ sung vắc xin phòng chống bệnh bại liệt cho trẻ dưới 5 tuổi tại địa phương. Đảm bảo nguồn lực cho việc triển khai chiến dịch uống vắc xin bổ sung. Chỉ đạo việc tuyên truyền về tiêm chủng và phòng chống dịch bệnh. Huy động sự tham gia của các ban, ngành, đoàn thể và người dân thực hiện có hiệu quả các hoạt động phòng chống bệnh bại liệt hoang dại.

2. Sở Y tế tỉnh, thành phố có nhiệm vụ xây dựng, trình Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố phê duyệt Kế hoạch và triển khai Kế hoạch tại địa phương, bố trí đầy đủ nhân lực, trang thiết bị cho điểm tiêm chủng bao gồm cả các đội cấp cứu lưu động, tổ chức buổi tiêm chủng và theo dõi, đáp ứng kịp thời các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng. Chỉ đạo các đơn vị liên quan tăng cường giám sát công tác tổ chức thực hiện kế hoạch.

3. Cục Y tế dự phòng chỉ đạo triển khai Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bOPV, chỉ đạo các đơn vị liên quan triển khai thực hiện việc sử dụng vắc xin, theo dõi, xử lý các phản ứng sau tiêm chủng trên cơ sở nội dung Kế hoạch đã được phê duyệt.

4. Các Viện Vệ sinh dịch tễ, Viện Pasteur theo lĩnh vực được phân công có kế hoạch triển khai các hoạt động tiêm chủng và phòng chống dịch. Giám sát hỗ trợ kỹ thuật, đặc biệt trong điều tra, xử lý các trường hợp phản ứng sau tiêm chủng.

5. Dự án TCMR quốc gia và khu vực có trách nhiệm rà soát tổng hợp kế hoạch và chỉ đạo tổ chức triển khai việc cho uống bổ sung vắc xin bOPV. Đảm bảo cung ứng đủ vắc xin bOPV và vật tư tiêm chủng theo kế hoạch được phê duyệt. Kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các hoạt động theo Kế hoạch.

6. TTYTDP/TTKSBT tỉnh, thành phố, Trung tâm Y tế huyện, Trạm Y tế xã, phường, thị trấn chịu trách nhiệm thực hiện tổ chức thực hiện Kế hoạch, kiểm tra, giám sát, tổng hợp tình hình thực hiện và báo cáo theo quy định.

 

PHỤ LỤC

DANH SÁCH HUYỆN TRIỂN KHAI UỐNG BỔ SUNG VẮC XIN BẠI LIỆT (bOPV) NĂM 2018-2019
(Ban hành kèm theo Quyết định số 7319/QĐ-BYT ngày 10/12/2018 của Bộ Y tế)

TT

Tỉnh/tp

Huyện

Số xã

Số đối tượng trẻ < 5 tuổi

Vắc xin OPV (liều)

1

Lai Châu

1

Phong Thổ

18

9.501

20.800

2

Mường Tè

14

5.121

11.200

3

Nậm Nhùn

11

3.407

7.500

2

Cao Bằng

4

Bảo Lâm

14

7.300

16.000

5

Bảo Lạc

17

6.630

14.500

6

Thạch An

16

2.175

4.800

3

Hà Giang

7

Mèo Vạc

18

6.765

21.660

8

Yên Minh

18

11.600

37.200

9

Hoàng Su Phì

25

8.465

27.100

4

Quảng Ninh

10

Hạ Long

20

19.255

42.100

11

Cẩm Phả

16

15.850

34.700

12

Bình Liêu

8

3.205

7.100

13

Hoành Bồ

13

5.250

11.500

14

Cô Tô

3

700

1.600

5

Lạng Sơn

15

Cao Lộc

23

7.800

17.100

16

Đình Lập

12

2.750

6.100

17

Văn Lãng

20

4.250

9.300

6

Lào Cai

18

Mường Khương

16

7.150

15.700

19

Thành phố Lào Cai

17

9.750

21.400

20

Bảo Thắng

15

10.605

23.200

7

Quảng Bình

21

Tuyên Hóa

20

7.005

15.400

22

Lệ Thủy

28

11.830

25.900

8

TT.Huế

23

A.Lưới

21

5.625

12.300

9

Quảng Nam

24

Nam Trà My

10

2.900

6.400

25

Phước Sơn

12

3.100

6.800

10

Quảng Ngãi

26

Trà Bồng

10

3.570

7.900

27

Sơn Hà

14

7.670

16.800

28

Sơn Tây

9

2.245

5.000

29

Tây Trà

9

2.335

5.200

11

Bình Định

30

An Lão

10

2.630

5.800

31

Vĩnh Thạnh

9

2.525

5.600

32

Vân Canh

7

2.465

5.400

12

Ninh Thuận

33

Bác Ái

9

3.200

7.000

34

Thuận Bắc

6

4.485

9.800

13

Bình Thuận

35

Tánh Linh

14

11.000

24.100

14

Đồng Nai

36

Trảng Bom

17

29.115

63.700

15

Tây Ninh

37

Trảng Bàng

11

10.383

22.700

38

Gò Dầu

9

13.359

29.200

39

Tân Châu

12

8.995

19.700

16

Sóc Trăng

40

Tx. Ngã Năm

8

7.084

15.500

41

Mỹ Xuyên

11

13.335

29.200

42

Long Phú

11

9.719

21.300

43

Cù Lao Dung

8

5.501

12.100

44

Mỹ Tú

9

9.431

20.700

17

An Giang

45

Châu Đốc

7

6.773

14.800

46

Châu Thành

13

11.469

25.100

47

Chợ Mới

18

19.684

43.100

48

Châu Phú

13

16.082

35.200

18

Đồng Tháp

49

TX Hồng Ngự

7

6.745

14.800

50

Thanh Bình

12

11.595

25.400

19

Bình Phước

51

Bình Long

6

5.820

12.800

52

Bù Gia Mập

8

7.486

16.400

53

Lộc Ninh

16

10.350

22.700

54

Bù Đốp

7

4.794

10.500

55

Hớn Quản

13

9.195

20.100

56

Đồng Phú

11

9.120

20.000

57

Bù Đăng

16

15.975

35.000

20

Kon Tum

58

Ngọc Hồi

8

6.400

14.000

59

Ia H'Drai

3

800

1.800

21

Gia Lai

60

Đức Cơ

10

5.031

11.000

61

Chưprông

20

8.349

18.300

22

Dak Lak

62

Buôn Ma Thuột

21

34.350

75.100

63

Krông Bông

14

9.535

20.900

64

EaH'leo

12

14.210

31.100

65

Krông Ana

8

7.925

17.400

66

Ea Soup

10

7.695

16.900

23

Đắc Nông

67

Krông Nô

12

7.858

17.200

Miền Bắc (20 huyện, 6 tỉnh)

314

147.529

350.560

Miền Trung (15 huyện, 7 tỉnh)

188

72.585

159.400

Miền Nam (22 huyện, 6 tỉnh)

243

242.010

530.000

Tây Nguyên (10 huyện, 4 tỉnh)

118

102.153

223.700

Tổng (67 huyện, 23 tỉnh)

851

564.277

1.263.660

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 7319/QĐ-BYT năm 2018 phê duyệt Kế hoạch uống bổ sung vắc xin bại liệt (BOPV) cho trẻ dưới 5 tuổi tại vùng nguy cơ cao năm 2018-2019 do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành

  • Số hiệu: 7319/QĐ-BYT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/12/2018
  • Nơi ban hành: Bộ Y tế
  • Người ký: Nguyễn Thị Kim Tiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/12/2018
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản