- 1Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 2Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 3Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 73-NH/QĐ | Hà Nội, ngày 7 tháng 9 năm 1990 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM
- Căn cứ Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính của Chủ tịch Hội đồng Nhà nước công bố ngày 24/5/1990 ;
- Căn cứ Nghị định số 196/HĐBT ngày 11/12/1989 của Hội đồng Bộ trưởng quy định nhiệm vụ quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ ;
- Căn cứ yêu cầu về công tác quản lý cán bộ trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng quốc doanh ;
- Theo đề nghị của đồng chí Vụ trưởng Vụ tổ chức, cán bộ và đào tạo,
QUYẾT ĐỊNH
| TỔNG GIÁM ĐỐC |
PHÂN CÔNG VÀ UỶ QUYỀN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VÀ CÁC NGÂN HÀNG QUỐC DOANH
(Ban hành kèm theo quyết định số 73-NH/QĐ ngày 7/9/1990 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam )
Bảo đảm nguyên tắc tập trung, dân chủ và trách nhiệm của Thủ trưởng trong công tác quản lý cán bộ:
- Những quyết định quan trọng về cán bộ như nhận xét, đánh giá, bố trí, đề bạt, khen thưởng, kỷ luật đều phải bàn bạc trong tập thể lãnh đạo có sự tham gia của Thường vụ Đảng uỷ hoặc chi uỷ của đơn vị.
- Trên cơ sở phát huy đầy đủ tập thể dân chủ, Thủ trưởng các cấp là người quyết định và chịu trách nhiệm chính về công tác quản lý cán bộ theo phạm vi được phân công và uỷ quyền.
NỘI DUNG PHÂN CÔNG VÀ UỶ QUYỀN VỀ QUẢN LÝ CÁN BỘ
Các Phó Thống đốc được uỷ quyền:
a. Phó Thống đốc thứ nhất:
1. Được ký thay Thống đốc các quyết định về quản lý cán bộ đối với các chức vụ:
- Trưởng phòng, Phó trưởng phòng và các chức vụ tương đương thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương.
- Phó Hiệu trưởng trường trung học Ngân hàng.
- Phó Giám đốc và Kế toán trưởng các xí nghiệp, Công ty trực thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương.
- Phó Giám đốc, Chánh thanh tra chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố.
- Chuyên viên có bậc lương từ 505 đ đến 596 đ.
2. Quyết định cử cán bộ, nhân viên Ngân hàng Nhà nước và các Ngân hàng quốc doanh đi công tác, học tập, tham quan, khảo sát nghiệp vụ ở ngoài nước.
b. Các Phó Thống đốc khác:
- Tham gia bàn bạc tập thể về công tác quản lý cán bộ thuộc diện Thống đốc quản lý.
- Có ý kiến đối với những cán bộ trong diện Thống đốc quản lý thuộc khối, lĩnh vực hoặc đơn vị được phân công phụ trách trước khi Thống đốc hoặc Phó Thống đốc thứ nhất ký quyết định.
Tổng Giám đốc Ngân hàng quốc doanh trung ương được uỷ quyền quản lý và quyết định:
1. Quản lý chung toàn bộ đội ngũ cán bộ thuộc hệ thống Ngân hàng quốc doanh của mình.
2. Quản lý trực tiếp và quyết định toàn diện đối với:
- Trưởng, Phó Trưởng phòng và chuyên viên có bậc lương dưới 505 đ tại Ngân hàng quốc doanh trung ương.
- Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trưởng Chi nhánh Ngân hàng quốc doanh tỉnh, thành phố và trực thuộc sau khi có ý kiến tham gia của Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước.
3. Đề nghị Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định đối với cán bộ có chức vụ và cấp bậc:
- Phó Tổng Giám đốc, Tổng kiểm soát của Ngân hàng quốc doanh mình.
- Chuyên viên có bậc lương từ 505 đ trở lên.
4. Đề nghị cử bán bộ đi công tác, học tập, tham quan, khảo sát nghiệp vụ ở nước ngoài.
Vụ trưởng Vụ tổ chức, cán bộ và đào tạo Ngân hàng Nhà nước được uỷ quyền quản lý và quyết định:
1. Quản lý và thừa uỷ quyền Thống đốc ký các quyết định: tuyển dụng, điều động, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ nhân viên thuộc biên chế Ngân hàng Nhà nước trung ương trừ những cán bộ có chức vụ từ cấp phòng và chuyên viên có bậc lương từ 505 đ trở lên thuộc quyền quản lý và quyết định của Thống đốc.
2. Thẩm tra và tổng hợp đề nghị của các đơn vị để trình Thống đốc quyết định việc đề bạt, điều động, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách đối với cán bộ thuộc quyền quyết định của Thống đốc.
3. Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ thuộc diện Thống đốc quản lý và cán bộ nhân viên, thuộc biên chế Ngân hàng Nhà nước trung ương.
Cục, Vụ, Viện trưởng thuộc Ngân hàng Nhà nước trung ương được uỷ quyền quản lý và quyết định:
1. Bố trí, phân công, quản lý công tác cán bộ nhân viên thuộc biên chế của đơn vị.
2. Đề nghị Thống đốc quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng, Phó phòng, nâng lương, cử đi học, khen thưởng, kỷ luật chuyển công tác và thực hiện chính sách khác đối với cán bộ trong đơn vị.
3. Quyết định cử Tổ trưởng công tác.
4. Quyết định kỷ luật cán bộ trong đơn vị trừ đối tượng thuộc quyền Thống đốc quản lý từ hình thức cảnh cáo trở xuống.
Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố, đặc khu được quyền quản lý và quyết định:
1. Bố trí phân công công tác cán bộ nhân viên thuộc biên chế của Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
2. Bổ nhiệm, miễn nhiệm Trưởng phòng (trừ Chánh thanh tra) Phó Trưởng phòng Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh.
3. Quản lý toàn diện (tuyển dụng, điều động, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chính sách) đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quản lý trừ các chức vụ Phó Giám đốc Chi nhánh, Giám đốc Công ty kinh doanh vàng bạc, Chánh thanh tra và chuyên viên có bậc lương 505 đ trở lên do Thống đốc quản lý.
4. Được ký quyết định cho về hưu, đình chỉ công tác, thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở xuống đối với những cán bộ thuộc diện Thống đốc quản lý thuộc biên chế của Chi nhánh sau khi có ý kiến chấp nhận của Thống đốc.
5. Tham gia ý kiến về việc bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc, Phó Giám đốc Trưởng phòng kế toán các chi Nhánh Ngân hàng quốc doanh tỉnh, thành phố.
Hiệu trưởng trường đại học và trung học Ngân hàng được uỷ quyền quản lý và quyết định:
1. Bố trí phân công công tác cán bộ nhân viên thuộc biên chế của trường.
2. Bổ nhiệm và miễn nhiệm Trưởng khoa, Phó Trưởng khoa, Chủ nhiệm, Phó chủ nhiệm bộ môn, Trưởng phòng, Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương.
3. Quản lý toàn diện (điều động, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ...) đối với các cán bộ nhân viên của trường trừ các chức vụ Phó hiệu trưởng và chuyên viên có bậc lương từ 505 đ trở lên do Thống đốc quản lý.
4. Được ký quyết định cho về hưu, đình chỉ công tác và thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở xuống đối với những cán bộ thuộc diện Thống đốc quản lý sau khi có ý kiến chấp thuận của Thống đốc.
1. Bố trí phân công công tác cán bộ, công nhân và nhân viên thuộc biên chế xí nghiệp, công ty.
2. Bổ nhiệm và miễn nhiệm: Quản đốc, Phó quản đốc phân xưởng ; đội trưởng, Phó đội trưởng sản xuất ; Trưởng phòng (trừ Trưởng phòng kế toán), Phó Trưởng phòng và các chức vụ tương đương của xí nghiệp, công ty..
3. Quản lý toàn diện (điều động, nâng lương, khen thưởng, kỷ luật ...) đối với cán bộ công nhân viên của xí nghiệp, công ty trừ Phó giám đốc, Kế toán trưởng và các cán bộ công nhân có bậc lương từ 505 đ trở lên do Thống đốc quản lý.
4. Được ký quyết định cho về hưu, đình chỉ công tác và thi hành kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở xuống đối với những đối tượng thuộc diện Thống đốc quản lý sau khi có ý kiến chấp thuận của Thống đốc.
- 1Quyết định 25/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức cán bộ kèm theo Quyết định 1133/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 362/QĐ-NH9 năm 1996 về Quy chế uỷ quyền quản lý công chức, viên chức Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Công văn 11990/NHNN-TĐKT về việc khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Quyết định 1363/QĐ-NHNN về quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức do Ngân hàng Nhà nước Viết Nam
- 1Quyết định 362/QĐ-NH9 năm 1996 về Quy chế uỷ quyền quản lý công chức, viên chức Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 155/QĐ-NH9 năm 1994 về phân cấp tạm thời quyền quyết định lương công chức, viên chức Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 3Quyết định 112/QĐ-NH9 năm 1994 về phân cấp tạm thời thẩm quyền quyết định lương công chức, viên chức Ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 1Quyết định 25/2007/QĐ-NHNN sửa đổi Quy chế tổ chức và hoạt động của Vụ Tổ chức cán bộ kèm theo Quyết định 1133/2004/QĐ-NHNN do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Nghị định 196-HĐBT năm 1989 quy định nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của các Bộ do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 3Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 4Pháp lệnh Ngân hàng, Hợp tác xã tín dụng và Công ty tài chính năm 1990 do Hội đồng Nhà nước ban hành
- 5Công văn 11990/NHNN-TĐKT về việc khen thưởng cán bộ có quá trình cống hiến lâu dài trong ngành Ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 6Quyết định 1363/QĐ-NHNN về quy chế phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức do Ngân hàng Nhà nước Viết Nam
Quyết định 73-NH/QĐ năm 1990 Ban hành quy chế phân công và uỷ quyền về công tác quản lý cán bộ Ngân hàng Nhà nước và Ngân hàng quốc doanh
- Số hiệu: 73-NH/QĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/1990
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Cao Sỹ Kiêm
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/09/1990
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực