Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 725/QĐ-UB | Tuyên Quang, ngày 04 tháng 9 năm 1998 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG
Căn cứ luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
Căn cứ luật ngân sách Nhà nước ngày 20 tháng 3 năm 1996 và luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật ngân sách Nhà nước; Nghị định số 51/1998/NĐ-CP ngày tháng năm 1998 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định số: 70/1998/QĐ-TTg ngày 31/3/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc thu và sử dụng ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
Thực hiện Nghị quyết số: 10/NQ-HĐND 14 ngày 12 tháng 8 năm 1998 của Hội đồng nhân dân tỉnh khoá 14 kỳ họp thứ VIII;
Xét đề nghị của Sở Giáo dục đào tạo và Sở Tài chính vật giá,
QUYẾT ĐỊNH
1. Mức thu: Tiền học phí được thu với mức thu quy định thống nhất trong toàn tỉnh như sau:
Đơn vị tính: đồng/học sinh/tháng
SỐ T.T | ĐỐI TƯỢNG | Thị xã Tuyên Quang | Các huyện |
1 | Học sinh lớp 6 | 5.000 | 4.000 |
2 | Học sinh lớp 7 | 6.000 | 5.000 |
3 | Học sinh lớp 8 | 7.000 | 6.000 |
4 | Học sinh lớp 9 | 8.000 | 7.000 |
5 | Học sinh lớp 10 | 10.000 | 8.000 |
6 | Học sinh lớp 11 | 12.000 | 9.000 |
7 | Học sinh lớp 12 | 14.000 | 10.000 |
8 | Nhà trẻ, mẫu giáo | 20.000 | 6.000 |
9 | Học sinh học nghề tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trường phổ thông trung học chuyên ban: - Học nghề vi tính - Học các nghề khác | 6.000 5.000 | 6.000 5.000 |
Số tháng thu học phí: Tiền học phí được thu 9 tháng trong năm học (riêng nhà trẻ, mẫu giáo, dạy nghề tại các trung tâm hướng nghiệp dạy nghề và trường phổ thông trung học thu theo số tháng thực tế học tập).
2. Miễn, giảm học phí:
2.1- Miễn thu học phí cho các đối tượng sau:
- Học sinh bị tàn tật có khó khăn về kinh tế.
- Học sinh các trường phổ thông Dân tộc nội trú.
- Học sinh các trường, lớp khuyết tật (thiểu năng).
- Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa không có khả năng đóng học phí.
- Học sinh là con của liệt sỹ.
- Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% trở lên.
- Học sinh học tại các trường ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
- Học sinh có cha, mẹ thường trú tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
(có Phụ lục số 1 về danh sách các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa; đính kèm quyết định này).
2.2- Giảm 1/2 mức thu học phí cho các đối tượng sau:
- Học sinh là: Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 60%, con của quân nhân bị bệnh nghề nghiệp bị mất sức lao động từ 41% đến 60% hiện đang được hưởng trợ cấp theo hướng dẫn của Bộ Lao động thương binh và xã hội.
- Học sinh là con của cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Học sinh là con của gia đình nghèo (có trong sổ theo dõi hộ nghèo lập theo đúng hướng dẫn của Sở Lao động thương binh và xã hội).
1. Mức thu: Tiền học phí được thu và số tháng thu học phí quy định thống nhất như sau:
- Đào tạo trung học chuyên nghiệp: 50.000 đồng/học sinh/ tháng. Tiền học phí được thu 10 tháng trong một năm học.
- Dạy nghề: 60.000 đồng/học sinh/tháng. Tiền học phí được thu theo số tháng thực tế học tập trong một năm học.
2. Miễn, giảm học phí:
2.1- Miễn thu học phí cho các đối tượng sau:
- Học sinh là người được phong danh hiệu Anh hùng.
- Học sinh là thương binh, bệnh binh, người hưởng chính sách như thương binh.
- Học sinh là con của liệt sỹ.
- Học sinh là: Con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61 % trở lên.
- Học sinh đạt kết quả xuất sắc (học lực giỏi và hạnh kiểm tốt).
- Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
- Học sinh người dân tộc thiểu số có cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp hiện ở các xã, thôn bản thuộc khu vực các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
2.2- Giảm 1/2 mức thu học phí cho các đối tượng sau:
- Học sinh là: Con của thương binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 21% đến 60%, con của quân nhân bị bệnh - nghề nghiệp bị mất sức lao động từ 41% đến 60%.
- Học sinh là dân tộc thiểu số.
Điều 3: Chế độ quản lý học phí:
1. Số học phí thu được theo quy định tại
2. Cơ sở giáo dục đào tạo, Sở Giáo dục Đào tạo, Phòng Giáo dục Đào tạo được ...
2.1- Đối với hoạt động giáo dục:
- 50% để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập.
- 20% để bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp giáo dục kể cả hỗ trợ cho việc thi tốt nghiệp.
- 20% để hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy.
- 10% hỗ trợ công tác quản lý. Trong đó: 5% hỗ trợ chi phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức và quản lý thu học phí tại các trường học. 5% chi phục vụ trực tiếp cho công tác tổ chức quản lý thu học phí trên địa bàn toàn tỉnh (hướng dẫn chế độ chính sách, kiểm tra, thanh tra v.v...).
2.1- Đối với hoạt động đào tạo:
- 50 % để tăng cường cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy - học tập.
- 25 % để bổ sung kinh phí cho các hoạt động sự nghiệp hoạt động đào tạo do trường thực hiện, kể cả hỗ trợ cho việc thi tốt nghiệp.
- 20% để hỗ trợ cho hoạt động trực tiếp giảng dạy, phục vụ giảng dạy.
- 5% hỗ trợ công tác tổ chức và quản lý thu.
3. Việc tổ chức thu, chi và quản lý thu, chi học phí phải thực hiện đúng luật ngân sách Nhà nước, chế độ kế toán thống kê, các quy định khác của pháp luật và quyết định này.
1. Mức thu:
1.1- Khu vực thị xã Tuyên Quang: 50.000 đồng/học sinh/năm học.
1.2- Các khu vực khác trong tỉnh: 30.000 đồng/học sinh/năm học.
2. Miễn, giảm:
2.1- Miễn tiền đóng góp xây dựng, sửa chữa trường, lớp học đối với: Học sinh là con của liệt sỹ, học sinh là con của thương binh, học sinh là con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh mất sức lao động từ 81% trở lên, học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa không có khả năng đóng góp tiền xây dựng, sửa chữa trường, lớp học.
2.2- Giảm 1/2 tiền đóng góp xây dựng sửa chữa trường, lớp học đối với các đối tượng sau đây:
- Học sinh bị tàn tật có khó khăn về kinh tế.
- Học sinh các trường phổ thông Dân tộc nội trú.
- Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa không có khả năng đóng góp đủ tiền xây dựng sửa chữa trường, lớp học.
- Học sinh là con của thương binh, con của bệnh binh, con của người hưởng chính sách như thương binh bị mất sức lao động từ 61% đến 80%.
- Học sinh học tại các trường ở các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa. Học sinh có hộ khẩu thường trú tại các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa mà tại xã đó chưa có trường, lớp phải đi học tại các trường, lớp ở các xã thuộc khu vực khác trong huyện, tỉnh.
- Học sinh là con của gia đình thuộc diện hộ nghèo (có trong sổ theo dõi hộ nghèo lập theo đúng hướng dẫn của Sở Lao động thương binh và xã hội) không có khả năng đóng đủ tiền đóng góp xây dựng sửa chữa trường, lớp học.
1. Số tiền đóng góp xây dựng sửa chữa trường, lớp học thu được phải nộp 100% vào ngân sách Nhà nước.
2. Việc phân phối, sử dụng tiền đóng góp xây dựng sửa chữa trường, lớp học thực hiện như sau:
2.1- Đối với các trường mà cơ sở vật chất trường, lớp học chưa được xây dựng kiên cố, hiện đang là nhà tạm: Được cấp lại 100% số tiền đã thu nộp để xây dựng, sửa chữa trường, lớp. Chủ tịch UBND huyện, thị xã xem xét quyết định các trường, lớp thuộc đối tượng này.
2.2- Đối với các trường đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn do nhân dân đóng góp:
- Được cấp lại 50% số đã thu nộp để sửa chữa trường, lớp học.
- 50% còn lại do Chủ tịch UBND huyện, thị xã điều hành chi cho mục đích xây dựng, nâng cấp các trường trên địa bàn.
Chủ tịch UBND huyện, thị xã kiểm tra, công bố công khai các trường, lớp thuộc đối tượng này.
2.3- Đối với các trường đã được đầu tư xây dựng bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước:
- Được cấp lại 10% số đã thu nộp để sửa chữa trường, lớp học.
- 90% còn lại do Chủ tịch UBND huyện, thị xã điều hành chi cho mục đích xây dựng, nâng cấp các trường trên địa bàn.
3. Việc sử dụng, quản lý tiền đóng góp xây dựng, sửa chữa trường, lớp học phải thực hiện đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, chế độ tài chính, kế toán và chế độ quản lý đầu tư, xây dựng hiện hành.
II- LỆ PHÍ THI TỐT NGHIỆP, LỆ PHÍ TUYỂN SINH
1. Miễn lệ phí thi đối với học sinh tốt nghiệp tiểu học. Học sinh tiểu học khi thi tốt nghiệp chỉ phải đóng tiền mua bằng, giấy thi, giấy nháp sử dụng trong khi thi theo đúng mức giá do Sở Tài Chính Vật giá thông báo. Kinh phí thi tốt nghiệp tiểu học do ngân sách Nhà nước cấp theo quy định của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục Đào tạo.
2. Lệ phí thi đối với các cấp học khác:
2.2- Mức thu:
Đơn vị tính: đồng/thí sinh/kỳ thi.
Số T.T | NỘI DUNG | Mức thu |
1 | Kỳ thi tốt nghiệp trung học cơ sở: |
|
- Kỳ thi có 5 môn thi | 36.000 | |
- Kỳ thi có 6 môn thi | 45.000 | |
2 | Kỳ thi tốt nghiệp phổ thông trung học, bổ túc văn hóa: |
|
- Kỳ thi có 5 môn thi | 42.000 | |
- Kỳ thi có 6 môn thi | 50.000 | |
- Kỳ thi có 7 môn thi | 57.000 | |
3 | Thi tốt nghiệp học nghề ở các Trung tâm hướng nghiệp dạy nghề phổ thông | 15.000 |
4 | Kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 (thi 2 môn), kể cả thi tuyển sinh vào Trường PTTH chuyên | 15.000 |
2.3- Thí sinh có đề nghị và được phúc khảo các bài thi, phải nộp một khoản tiền bằng lệ phí thi của 1 học sinh của kỳ thi đó. Sau khi hội đồng phúc khảo kết luận: Nếu nội dung phúc khảo đúng, thì thí sinh được trả lại số tiền đã nộp, trong trường hợp này hội đồng thi phải tự cân đối kinh phí cho việc phúc khảo trong tổng số kinh phí của chính kỳ thi đó.
2.4- Tổ chức thi tốt nghiệp lần 2 (nếu có): Được thu như mức thu đối với thu lệ phí thi tốt nghiệp lần 1 quy định tại khoản 1 điều này.
1. Toàn bộ số lệ phí thi tốt nghiệp, lệ phí tuyển sinh thu được theo quy định tại
2. Sở Tài chính vật giá chịu trách nhiệm cấp lại số tiền đã thu nộp nói tại khoản 1 điều này cho các đơn vị để sử dụng vào việc tổ chức các kỳ thi theo đúng chế độ quy định về tổ chức các kỳ thi và chế độ tài chính, kế toán hiện hành.
1. Phòng Lao động thương binh xã hội huyện, thị xã xác nhận đối với các đối tượng:
- Học sinh là con của liệt sỹ. Học sinh là: con của thương binh, con của bệnh binh và người hưởng chính sách như thương binh, con của quân nhân bị bệnh nghề nghiệp theo từng loại tỷ lệ mất sức lao động đúng quy định.
- Học sinh là con của cán bộ, công nhân, viên chức mà cha hoặc mẹ bị tai nạn lao động được hưởng trợ cấp thường xuyên.
- Học sinh mồ côi cả cha lẫn mẹ không nơi nương tựa.
- Học sinh bị tàn tật, học sinh là con của gia đình nghèo, học sinh nghèo có hoàn cảnh thực sự khó khăn.
2. UBND xã, phường, thị trấn xác nhận:
- Học sinh là người dân tộc thiểu số.
- Nơi cư trú của cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp hiện ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
3. Giám đốc Sở giáo dục - Đào tạo thông báo danh sách các trường ở các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa, trường phổ thông Dân tộc nội trú để thực hiện miễn, giảm theo quy định đối với học sinh học tại các trường đó.
4. Hiệu trưởng Trường trung học Y tế, Hiệu trưởng Trường trung học kinh tế kỹ thuật quyết định miễn, giảm theo quy định đối với học sinh đạt kết quả xuất sắc (học lực giỏi và hạnh kiểm tốt).
5. Cơ quan, đơn vị cử đi học xác nhận đối với: Học sinh là cán bộ công nhân viên nhà nước, quân nhân xuất ngũ, chuyển ngành hoặc được quân đội cử đi học
1.1- Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã lập dự toán thu, dự toán chi (đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý theo quy định về phân cấp quản lý sự nghiệp giáo dục đào tạo của UBND tỉnh) gửi Sở Tài Chính Vật giá để thẩm tra, trình Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt.
1.2- Căn cứ dự toán được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt:
Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo chủ trì phối hợp với Sở Tài Chính Vật giá thông báo dự toán thu, dự toán chi (đối với các cơ sở giáo dục thuộc tỉnh quản lý theo quy định về phân cấp quản lý sự nghiệp giáo dục đào tạo của UBND tỉnh).
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã thông báo dự toán thu, dự toán chi (đối với các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý của UBND huyện, thị xã theo quy định về phân cấp quản lý sự nghiệp giáo dục đào tạo của UBND tỉnh).
1.3- Sở Tài chính vật giá chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo hướng dẫn nội dung, phương pháp, trình tự, mẫu biểu, thời gian lập dự toán các khoản thu, chi theo quyết định này.
2. Việc thu, chi và thanh quyết toán các khoản thu, chi theo quy định tại quyết định này phải thực hiện đúng quy định của luật ngân sách Nhà nước, các quy định khác của pháp luật và quy định của UBND tỉnh.
3. Giám đốc Sở Tài Chính Vật giá chủ trì phối hợp với Giám đốc Sở Giáo dục Đào tạo và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra thực hiện chế độ công khai các khoản thu và công khai các khoản chi quy định tại quyết định này đúng quy định hiện hành của Nhà nước và của tỉnh.
Mọi tổ chức, cá nhân vi phạm Quyết định này tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Điều 13: Giao trách nhiệm cho:
Sở Tài chính vật giá chủ trì phối hợp với Sở Giáo dục đào tạo, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Dân tộc và miền núi và các cơ quan có liên quan hướng dẫn, kiểm tra thực hiện quyết định này.
Chủ tịch UBND các huyện, thị xã chịu trách nhiệm phổ biến, tổ chức thực hiện và thường xuyên kiểm tra thực hiện quyết định này trên địa bàn; phối hợp với Sở Tài chính vật giá, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Lao động thương binh và xã hội, Ban Dân tộc và miền núi và các cơ quan có liên quan giải quyết hoặc đề nghị UBND tỉnh chỉ đạo giải quyết những vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
| T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TUYÊN QUANG |
DANH MỤC 59 XÃ, THỊ TRẤN VÙNG CAO, VÙNG SÂU, VÙNG XA ÁP DỤNG TRONG VIỆC THỰC HIỆN MIỄN GIẢM CÁC KHOẢN THU TẠI CÁC TRƯỜNG HỌC
(Kèm theo quyết định số: 725/QĐ-UB ngày 04/9/1998 của UBND tỉnh).
I- HUYỆN SƠN DƯƠNG (4 xã vùng sâu, vùng xa)
1- Xã Trung yên
2- Xã Lương thiện
3- Xã Kháng nhật
4- Xã Thanh phát
5- Thôn Nhật Tân (xã)
6- Thôn Tân Dân (xã)
7- Thôn Đồng Phai (xã)
II- HUYỆN YÊN SƠN
a- Xã vùng cao (có 3 xã)
1- Xã Kiến thiết
2- Xã Trung minh
3- Xã Hùng lợi
b- Xã vùng sâu, vùng xa (có 7 xã)
1- Xã Lực hành
2- Xã Đạo viện
3- Xã Công đa
4- Xã Kim quan
5- Xã Trung sơn
6- Xã Quý quân
7- Xã Trung trực
III- HUYỆN HÀM YÊN
a- Xã Vùng cao (có 2 xã)
1- Xã Yên thuận
2- Xã Phù lưu
b- Xã vùng sâu, vùng xa: (có 4 xã)
1- Xã Minh hương
2- Xã Bằng cốc
3- Xã Thành long
4- Xã Hùng đức
IV- HUYỆN CHIÊM HOÁ
a- Xã vùng cao (có 11 xã)
1- Xã Hà lang
2- Xã Trung hà
3- Xã Tri phú
4- Xã Linh phú
5- Xã Bình phú
6- Xã Kiên đài
7- Xã Phúc sơn
8- Xã Minh quang
9- Xã Thổ bình
10- Xã Bình an
11- Xã Hồng quang
b- Xã vùng sâu, vùng xa (có 7 xã)
1- Xã Bình nhân
2- Xã Yên lập
3- Xã Phú bình
4- Xã Hùng mỹ
5- Xã Tân mỹ
6- Xã Nhân lý
7- Xã Kim bình
V- HUYỆN NA HANG (vùng cao có 20 xã, 1 thị trấn):
1- Xã Trùng khánh | 12- Xã Xuân lập |
2- Xã Sơn phú | 13- Xã Hồng thái |
3- Xã Vĩnh yên | 14- Xã Thượng nông |
4- Xã Thanh tương | 15- Xã Côn lôn |
5- Xã Năng khả | 16- Xã Khau tinh |
6- Xã Thượng lâm | 17- Xã Sinh long |
7- Xã Khuôn hà | 18- Xã Thượng giáp |
8- Xã Lăng can | 19- Xã Đà vị |
9- Xã Đức xuân | 20- Xã Yên hoa hang |
10- Xã Phúc yên | 21- Thị trấn Na hang |
11- Xã Thuý loa |
|
QUY ĐỊNH CỦA UBND TỈNH VỀ THU HỌC PHÍ ĐỐI VỚI MỘT SỐ LOẠI HÌNH GIÁO DỤC VÀ MỘT SỐ CƠ SỞ GIÁO DỤC
(Kèm theo quyết định số 725/QĐ-UB ngày 04/9/1998).
SỐ T.T | Tên loại hình giáo dục khác và tên cơ sở giáo dục | Tên văn bản quy định thu học phí của UBND tỉnh | GHI CHÚ |
I | Học phí đối với một số loại hình giáo dục khác: |
|
|
1 | - Các lớp riêng | Quyết định số 59/QĐ-UB ngày 02/01/1998 |
|
2 | - Các lớp dạy 2 buổi/ ngày ở một số trường tiểu học | Công văn số: 330/CV-UB ngày 09/4/1998 |
|
3 | - Các lớp hệ bổ túc trung học (Trung tâm giáo dục thường xuyên). | Quyết định số: 122/QĐ-UB ngày 09/02/1998. |
|
II | Học phí đối với một số cơ sở giáo dục khác: |
|
|
1 | Trường phổ thông cơ sở Lê Quý Đôn | Quyết định số: 837/QĐ-UB ngày 10/10/1997. |
|
2 | Trường phổ thông trung học Chuyên | Quyết định số: 836/QĐ-UB ngày 10/10/1997. |
|
3 | Trường phổ thông cấp II, III ỷ La | Quyết định số: 839/QĐ-UB ngày 10/10/1997. |
|
4 | Trường Trung học chuyên ban Tân Trào | Quyết định số: 838/QĐ-UB ngày 10/10/1997. |
|
5 | 6 Trường mầm non trên địa bàn thị xã Tuyên Quang: Trường Mầm non Tân Trào, Trường Mầm non Hoa Mai, Trường Mầm non Hoa sen, Trường Mầm non Sao Mai, Trường Mẫu giáo Minh Xuân, Trường Mẫu giáo Phan Thiết | Quyết định số: 840/QĐ-UB ngày 10/10/1997 |
|
- 1Quyết định 85/2006/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành liên quan đến lĩnh vực dân sự và đầu tư xây dựng đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 3Nghị quyết 166/2018/NQ-HĐND quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm học 2018-2019
- 4Quyết định 17/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện thu học phí đối với cấp học mầm non và cấp học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 5Quyết định 47/2018/QĐ-UBND quy định về mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2018-2019
- 1Quyết định 85/2006/QĐ-UBND công bố danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành liên quan đến lĩnh vực dân sự và đầu tư xây dựng đã hết hiệu lực pháp luật
- 2Quyết định 667/QĐ-UBND năm 2014 Công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội dồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Luật ngân sách Nhà nước 1996
- 3Quyết định 70/1998/QĐ-TTg về việc thu và sử dụng học phí ở các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Luật Ngân sách Nhà nước sửa đổi 1998
- 5Nghị định 51/1998/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 87/CP Hướng dẫn việc phân cấp quản lý, lập, chấp hành và quyết toán ngân sách Nhà nước
- 6Nghị quyết 166/2018/NQ-HĐND quy định về mức thu học phí đối với cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm học 2018-2019
- 7Quyết định 17/2018/QĐ-UBND quy định về thực hiện thu học phí đối với cấp học mầm non và cấp học phổ thông công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân năm học 2018-2019 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên
- 8Quyết định 47/2018/QĐ-UBND quy định về mức thu học phí của cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập đối với chương trình đại trà trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế năm học 2018-2019
Quyết định 725/QĐ-UB năm 1998 về quản lý thu, chi các khoản học phí, lệ phí tuyển sinh, lệ phí thi; tiền đóng góp xây dựng, sửa chữa trường, lớp học ở các cơ sở giáo dục, đào tạo công lập trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang
- Số hiệu: 725/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 04/09/1998
- Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
- Người ký: Nguyễn Trần Đạt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra