THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 725/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2013 |
PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH THOÁT NƯỚC THỦ ĐÔ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Luật xây dựng ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 88/2007/NĐ-CP ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về thoát nước đô thị và khu công nghiệp;
Xét đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, ý kiến thẩm định của Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung chủ yếu sau đây:
1. Phạm vi nghiên cứu, lập quy hoạch:
- Phạm vi nghiên cứu: toàn bộ hệ thống tiêu thoát nước thuộc địa giới hành chính Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích 3.344,47 km2 và phần mở rộng ngoài địa giới hành chính Hà Nội thuộc các tỉnh Hòa Bình, Hà Nam, Bắc Ninh, Hưng Yên có cùng lưu vực sông.
- Phạm vi lập quy hoạch:
+ Đối với nước mưa: Toàn bộ địa giới hành chính khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, các đô thị vệ tinh tương đương cấp đô thị loại III và khu vực ven đô có ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống thoát nước mưa.
+ Đối với nước thải: Khu đô thị trung tâm thành phố Hà Nội, các đô thị vệ tinh tương đương cấp đô thị loại III.
2. Quan điểm quy hoạch:
- Phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội; Quy hoạch sử dụng đất; Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050; Quy hoạch thoát nước 3 vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, miền Trung, miền Nam; Định hướng phát triển thoát nước đô thị và khu công nghiệp Việt Nam đến năm 2025 và tầm nhìn đến năm 2050; các quy hoạch chuyên ngành khác có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
- Quy hoạch thoát nước Hà Nội xem xét đến các ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, hướng tới sự phát triển ổn định, bền vững; trên cơ sở xây dựng đồng bộ hệ thống thoát nước mưa và nước thải từ thu gom chuyển tải đến xử lý cho từng lưu vực đô thị, phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội.
- Quy hoạch thoát nước mưa áp dụng mô hình kỹ thuật hệ thống thoát nước bền vững, tăng cường khả năng thấm và trữ nước mưa, góp phần giảm thiểu và từng bước xóa bỏ tình trạng ngập úng tại đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị khác trong phạm vi lập quy hoạch.
- Quy hoạch hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải tập trung cho các đô thị (đặc biệt là đô thị trung tâm); định hướng thoát nước cho các đô thị nhỏ, khu vực ven đô và ngoài đô thị, khu công nghiệp và y tế, nhằm góp phần cải thiện điều kiện vệ sinh, bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước của Thủ đô Hà Nội.
3. Mục tiêu quy hoạch:
- Cụ thể hóa định hướng phát triển thoát nước Thủ đô Hà Nội trong Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
- Phân vùng, lưu vực tiêu thoát nước. Dự báo yêu cầu thoát nước mưa và tổng lượng nước thải đô thị; xác định phương án thoát nước, xử lý nước thải theo từng lưu vực đô thị.
- Từng bước khắc phục tình trạng ngập úng khu vực đô thị với lượng mưa tính toán có chu kỳ tính toán 10 năm đối với công trình đầu mối đồng thời có thể chủ động điều tiết lũ với chu kỳ cao hơn.
- Tỷ lệ dân số được phục vụ thu gom và xử lý nước thải trong phạm vi quy hoạch đạt 90% đến năm 2030 và đạt 100% đến năm 2050.
- Xác định nhu cầu đầu tư hệ thống thoát nước trong từng giai đoạn, làm cơ sở cho việc lập và triển khai các dự án thoát nước trên địa bàn Thủ đô Hà Nội; đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về hoạt động thoát nước.
4. Nội dung quy hoạch:
a) Tiêu thoát lũ và phân vùng tiêu thoát nước:
- Tiêu thoát lũ qua Hà Nội phải tuân thủ theo Quy hoạch Phòng chống lũ hệ thống sông Hồng - sông Thái Bình tại Quyết định số 92/2007/QĐ-TTg ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ và Quy hoạch phòng chống lũ chi tiết của thành phố Hà Nội.
- Phối hợp với quy hoạch thủy lợi Hà Nội để bảo đảm tiêu thoát nước đô thị ra các sông; đồng thời xây dựng các công trình tiếp nước tạo dòng chảy liên tục và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các sông: Tích, Đáy, Nhuệ, Tô Lịch.
- Phân vùng tiêu thoát nước: Thành phố Hà Nội bao gồm 03 vùng tiêu chính là vùng tiêu Tả Đáy, Hữu Đáy và Bắc Hà Nội.
+ Vùng Tả Đáy: Thoát nước bằng bơm cưỡng bức bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị là lưu vực sông Tô Lịch, Đông Mỹ, Tả Nhuệ, Hữu Nhuệ, Phú Xuyên và các thị trấn, diện tích khoảng 47.350 ha.
+ Vùng Hữu Đáy: Thoát nước tiêu tự chảy kết hợp với bơm tiêu đô thị và thủy lợi bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị là lưu vực Sơn Tây, Xuân Mai, Hòa Lạc, Quốc Oai, Phúc Thọ, Chúc Sơn và các thị trấn, diện tích khoảng 31.310 ha.
+ Vùng Bắc Hà Nội: Kết hợp một phần thoát nước tự chảy với bơm tiêu đô thị và thủy lợi bao gồm các lưu vực thoát nước đô thị là lưu vực Long Biên, Gia Lâm, Đông Anh, Mê Linh, Sóc Sơn, diện tích khoảng 46.740 ha.
b) Quy hoạch thoát nước mưa
- Các chỉ tiêu tính toán:
Các chỉ tiêu tính toán hệ thống thoát nước mưa căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan theo quy định.
Các tiêu chí chính trong quy hoạch thoát nước mưa Thủ đô Hà Nội:
STT | Tiêu chuẩn quy hoạch | Sông, kênh, cống/ hồ điều hòa đầu mối, trạm bơm nước mưa | Kênh mương, cống thoát nước mưa chính | Cống, mương nhánh thoát nước mưa |
1 | Chu kỳ lặp lại trận mưa tính toán | 10 năm và có tính đến lượng mưa tăng theo kịch bản biến đổi khí hậu đến năm 2050 | 5-10 năm | 2-5 năm |
2 | Lượng mưa tính toán | 310mm/2 ngày cho đô thị lõi phía Nam sông Hồng và cao hơn 200mm/ngày cho từng lưu vực đô thị cụ thể đối với trận mưa có chu kỳ lặp lại 10 năm; |
- Các khu vực trong phạm vi quy hoạch thoát nước mưa được phân chia thành các lưu vực chính và các tiểu lưu vực nhỏ, bảo đảm thoát nước mưa, trên bề mặt nhanh, triệt để.
- Phát huy tối đa khả năng thoát nước mặt bằng tiêu tự chảy, tăng diện tích thấm nước mưa, bố trí hệ thống công trình trữ và chứa nước hợp lý nhằm điều hòa lượng nước mưa, kết hợp cùng với giải pháp bơm thoát nước cưỡng bức hợp lý; hạn chế chuyển đổi diện tích mặt nước hiện có sang mục đích khác.
- Đối với khu vực đô thị:
+ Cải tạo, xây dựng mới hệ thống mạng lưới cống, kênh, sông và các trạm bơm thoát nước, các công trình thấm, trữ và chứa nước mưa.
+ Cải tạo, bảo tồn và giảm thiểu ô nhiễm môi trường các hồ hiện có, phát huy chức năng tổng hợp của các hồ điều hòa, hồ cảnh quan.
+ Khu vực đô thị cũ: Cải tạo, nâng cấp hệ thống thoát nước hiện có, xây dựng bổ sung hoàn thiện hệ thống thoát nước chung để thoát nước mưa, kết hợp giải pháp xây dựng mới các công trình thu gom và truyền dẫn nước thải về nhà máy xử lý.
+ Khu vực đô thị mới: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng đồng bộ với phát triển hạ tầng đô thị bao gồm mạng lưới thoát nước mưa, kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm và các công trình thoát nước tại chỗ (thấm, trữ nước mưa...). Nước mưa được thoát ra sông, kênh, hồ; tiến tới xử lý ô nhiễm do nước mưa trong tương lai.
+ Dự kiến xây dựng công trình đầu mối chính tiêu thoát nước mưa cho Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:
TT | Tên Vùng/Lưu vực | Diện tích (ha) | Hồ điều hòa (ha) | Công suất bơm yêu cầu (m3/s) | Nguồn xả |
A | Vùng Tả Đáy | 47.350 | 2.330 | 811,50 |
|
1. | Lưu vực sông Tô Lịch | 7.750 | 944 | 90,00 | Sông Hồng |
2. | Lưu vực Đông Mỹ | 2.010 | 97 | 41,30 | Sông Hồng |
3. | Lưu vực Tả Nhuệ | 9.800 | 564 | 115,00 | Sông Hồng, Nhuệ |
4. | Lưu vực Hữu Nhuệ | 17.714 | 531 | 464,00 | Sông Hồng, Nhuệ, Đáy |
5. | Lưu vực Phú Xuyên | 8.800 | 194 | 101,20 | Sông Hồng, Nhuệ |
6. | Lưu vực các thị trấn | 1.276 | - | - |
|
B | Vùng Hữu Đáy | 31.310 | 1.880 | 101,30 |
|
1. | Lưu vực Sơn Tây | 6.404 | 300 | - | Sông Tích |
2. | Lưu vực Xuân Mai | 6.243 | 270 | 70,60 | Sông Bùi |
3. | Lưu vực Hòa Lạc | 13.560 | 1221 | - | Sông Tích |
4. | Lưu vực Quốc Oai | 1.685 | 14 | 30,70 | Sông Tích, Đáy |
5. | Lưu vực Chúc Sơn | 1.633 | 75 | - | Sông Tích, Đáy |
6. | Lưu vực Phúc Thọ | 685 | - | - | Sông Tích |
7. | Lưu vực các thị trấn | 1.100 | - | - | Sông Tích |
C | Vùng Bắc Hà Nội | 46.740 | 1.195 | 402,20 |
|
1. | Lưu vực Long Biên | 3.788 | 156 | 65,00 | Sông Hồng, Đuống |
2. | Lưu vực Gia Lâm | 7.804 | 240 | 47,50 | Sông Hồng, Đuống |
3. | Lưu vực Đông Anh | 18.590 | 350 | 202,00 | Sông Hồng, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê |
4. | Lưu vực Mê Linh | 10.045 | 123 | 87,70 | Sông Hồng, Cà Lồ, Ngũ Huyện Khê |
5. | Lưu vực Sóc Sơn | 6.513 | 326 |
| Sông Cầu, Cà Lồ |
Tổng | 125.400 | 5.405 | 1.315,00 |
|
Quy hoạch các tiểu lưu vực thoát nước mưa và các trạm bơm thoát nước chính cho các đô thị, chi tiết xem tại Phụ lục I.
+ Mạng lưới thoát nước mưa gồm kênh, mương, hồ, cống thoát nước chính đã được quy hoạch về hướng tuyến, quy mô theo từng lưu vực, tiểu lưu vực thoát nước; sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập các dự án đầu tư xây dựng bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tế.
- Khu vực ven đô thị và ngoài đô thị:
+ Lựa chọn hệ thống thoát nước phù hợp với hệ thống tiêu thủy lợi và điều kiện của địa phương.
+ Đối với sông, suối chảy qua khu vực dân cư cần cải tạo, gia cố bờ, chống sạt lở.
+ Đối với khu dân cư nằm giáp với sườn đồi, núi cần xây dựng các công trình bao đón nước mưa từ trên đỉnh đồi, núi xuống, tránh nước mưa chảy tràn trên khu dân cư.
c) Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải
- Các chỉ tiêu tính toán quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải:
- Các chỉ tiêu tính toán hệ thống thoát nước thải và xử lý nước thải căn cứ theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
+ Tiêu chuẩn thoát nước thải:
TT | Khu vực thoát nước | Tiêu chuẩn thoát nước thải | |
Đến năm 2030 | Đến năm 2050 | ||
1 | Đô thị trung tâm | (254 - 321) l/người/ngày | (321 - 379) l/người/ngày |
2 | Đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai | (239 - 274) l/người/ngày | (312 - 350) l/người/ngày |
+ Chất lượng nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo quy định.
- Dự báo tổng lượng nước thải thu gom và xử lý cho đô thị trung tâm Thủ đô Hà Nội và các đô thị vệ tinh (Sơn Tây, Hòa Lạc, Xuân Mai, Phú Xuyên, Sóc Sơn) và đô thị sinh thái Quốc Oai như sau:
STT | Khu vực đô thị | Số lượng lưu vực | Lượng nước thải phát sinh (m3/ngày) | |
Đến năm 2030 | Đến năm 2050 | |||
1 | Đô thị trung tâm | 29 | 1.439.300 | 1.883.300 |
2 | Đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai | 10 | 369.000 | 599.000 |
| Tổng | 39 | 1.808.300 | 2.482.300 |
- Quy hoạch thoát nước thải và xử lý nước thải:
+ Đối với các đô thị:
. Khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (thuộc lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ) được chia thành 05 lưu vực chính thu gom và xử lý nước thải: Phát triển hệ thống thoát nước hỗn hợp trên cơ sở mạng lưới thoát nước chung đã có và xây dựng mới mạng lưới thu gom nước thải để đưa nước thải về nhà máy xử lý tập trung của từng lưu vực.
. Khu vực đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (thuộc khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần lưu vực Tả Nhuệ còn lại) được chia thành 11 lưu vực; Khu vực đô thị phía Bắc sông Hồng được chia thành 13 lưu vực; các đô thị vệ tinh, đô thị Quốc Oai được chia thành 10 lưu vực thu gom và xử lý nước thải: Từng bước xây dựng hoàn thiện hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải. Cải tạo hệ thống thu gom nước thải đối với các khu đô thị cũ xen lẫn; từng bước phát triển mạng lưới thu gom nước thải riêng. Nước thải được thu gom về nhà máy xử lý nước thải tập trung và được xử lý bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi thải ra môi trường.
. Mạng lưới thu gom nước thải bao gồm các trạm bơm chuyển bậc, các tuyến cống bao và giếng tách nước thải, cống thu gom nước thải riêng đã được quy hoạch về hướng tuyến, quy mô và sẽ được tính toán cụ thể trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng đáp ứng yêu cầu thu gom toàn bộ nước thải về các nhà máy xử lý nước thải.
+ Các khu công nghiệp và cơ sở y tế: Xây dựng hệ thống thoát nước riêng cho nước mưa và nước thải; nước thải được thu gom và xử lý cục bộ đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định trước khi xả vào hệ thống thoát nước đô thị hoặc ra môi trường.
+ Dự kiến xây dựng các nhà máy xử lý nước thải tập trung chính cho các đô thị:
STT | Khu vực đô thị | Số lượng nhà máy XLNT tập trung | Công suất tổng hợp các nhà máy XLNT (m3/ngày) | Kiểu hệ thống thoát nước | |
Đến năm 2030 | Đến năm 2050 | ||||
I | Đô thị trung tâm |
|
|
|
|
1 | Phía Nam sông Hồng (thuộc lưu vực Tô Lịch và một phần Tả Nhuệ) | 05 | 588.300 | 588.300 | Hệ thống thoát nước hỗn hợp |
2 | Phía Nam sông Hồng (thuộc khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần Tả Nhuệ) | 11 | 406.000 | 675.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
3 | Phía Bắc sông Hồng | 13 | 445.000 | 620.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
II | Đô thị vệ tinh |
|
|
|
|
1 | Sơn Tây | 01 | 50.000 | 75.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
2 | Hòa Lạc | 02 | 149.000 | 238.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
3 | Xuân Mai | 01 | 58.000 | 100.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
4 | Phú Xuyên | 01 | 33.000 | 52.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
5 | Sóc Sơn | 03 | 66.000 | 116.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
6 | Quốc Oai (đô thị sinh thái) | 02 | 13.000 | 18.000 | Hệ thống thoát nước riêng |
1 | Tổng | 39 | 1.808.300 | 2.482.300 |
|
Quy hoạch các lưu vực thoát nước thải và các nhà máy xử lý nước thải tập trung chính cho các đô thị, chi tiết xem tại Phụ lục II.
+ Định hướng thoát nước các đô thị nhỏ và khu vực ven đô: Khu vực dân số thấp sẽ xây dựng các công trình xử lý nước thải phân tán.
+ Định hướng thoát nước thải làng nghề: Nước thải từ các làng nghề được xử lý cục bộ trước khi thải ra môi trường hoặc hệ thống thoát nước đô thị.
d) Công nghệ xử lý nước thải và xử lý bùn:
Sử dụng công nghệ, thiết bị xử lý nước thải, bùn thải đáp ứng yêu cầu, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật xử lý nước thải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội; ưu tiên áp dụng công nghệ thân thiện môi trường, thiết bị hiện đại, tiết kiệm năng lượng, có tính đến khả năng nâng cấp trong tương lai.
- Công nghệ xử lý nước thải:
+ Đối với nhà máy xử lý nước thải tập trung: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải bằng sinh học đảm bảo chất lượng nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quy định về môi trường; định hướng về lâu dài sẽ áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến, thân thiện hơn với môi trường.
+ Đối với trạm xử lý nước thải phân tán: Tận dụng tối đa công nghệ xử lý bằng sinh học tự nhiên.
+ Đối với xử lý nước thải công nghiệp, y tế: Áp dụng công nghệ xử lý nước thải tiên tiến cho các trạm xử lý cục bộ.
+ Đối với khử trùng: Áp dụng khử trùng bằng Clo và trong tương lai áp dụng các công nghệ thay thế như tia cực tím hoặc ozon,... nhằm thân thiện hơn với môi trường.
- Công nghệ xử lý bùn thải: Đối với bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải, bể tự hoại, bùn phát sinh từ hoạt động nạo vét, duy tu quản lý mạng lưới thoát nước được thu gom xử lý đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật. Ưu tiên các giải pháp xử lý thân thiện môi trường, tạo ra các sản phẩm tái sử dụng, tái tạo năng lượng hoặc vật liệu xây dựng.
5. Khái toán kinh phí, nguồn vốn đầu tư và phân kỳ đầu tư:
a) Khái toán kinh phí đầu tư:
Thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 khoảng 116.500 tỷ đồng (tính theo thời điểm giá năm 2012). Trong đó, giai đoạn đến năm 2020 dự kiến khoảng 53.350 tỷ đồng, gồm: Đầu tư xây dựng và cải tạo hệ thống thoát nước mưa chiếm khoảng 21.550 tỷ đồng, hệ thống thu gom xử lý nước thải và cải thiện môi trường chiếm khoảng 31.800 tỷ đồng.
b) Nguồn vốn đầu tư:
- Vốn ngân sách nhà nước;
- Vốn vay ODA, vốn tài trợ nước ngoài;
- Vốn tín dụng đầu tư;
- Vay vốn thương mại trong nước;
- Vốn từ các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
- Các nguồn vốn hợp pháp khác.
6. Các dự án ưu tiên đầu tư trong giai đoạn đến năm 2020:
- Hệ thống thoát nước mưa:
+ Dự án thoát nước nhằm cải thiện môi trường Hà Nội - Dự án II, thoát nước mưa lưu vực Tô Lịch (dự án đang thực hiện và dự án bổ sung);
+ Dự án đầu tư xây dựng hệ thống thoát nước mưa lưu vực sông Nhuệ;
+ Dự án xây dựng và cải tạo 03 trạm bơm thoát nước Cổ Nhuế, Đồng Bông 1 và Đồng Bông 2, khu vực phía Tây Hà Nội;
+ Dự án đầu tư xây dựng thoát nước quận Hà Đông;
+ Các dự án xây dựng công trình đầu mối cấp 1 (trục kênh mương, hồ điều hòa, trạm bơm nước mưa) quận Long Biên;
+ Các dự án thoát nước chống ngập úng cục bộ khu vực đô thị trung tâm, các đô thị vệ tinh và sinh thái.
- Hệ thống thu gom, xử lý nước thải, xử lý bùn thải:
+ Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Yên Sở;
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom nước thải lưu vực S1 cho Nhà máy xử lý nước thải Yên Sở;
+ Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Bảy Mẫu;
+ Dự án xây dựng nhà máy xử lý nước thải Hồ Tây;
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Yên Xá;
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Phú Đô;
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải Tây sông Nhuệ;
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực Hà Đông và Sơn Tây;
+ Dự án xây dựng hệ thống thu gom và nhà máy xử lý nước thải An Lạc
+ Dự án xây dựng nhà máy xử lý bùn thải từ các nhà máy xử lý nước thải tại bãi đổ Yên Sở;
+ Các dự án cải tạo, chống ô nhiễm các hồ nội thành.
7. Đánh giá môi trường chiến lược:
a) Tác động tích cực đến môi trường:
- Bảo đảm quản lý ngập lụt và tiêu thoát nước mưa đô thị phù hợp với đặc điểm hiện trạng, thủy văn, địa hình và các quy hoạch khác trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.
- Giảm thiểu ô nhiễm do nước thải thông qua việc thu gom và xử lý nước thải cho các đô thị trung tâm, đô thị vệ tinh; cải tạo chất lượng nước các sông, hồ và tạo dòng chảy tăng cường khả năng tự làm sạch.
- Góp phần tạo cảnh quan môi trường đô thị; giảm thiểu các dịch bệnh do ô nhiễm nguồn nước và tăng cường sức khỏe cho người dân.
- Góp phần vào việc xây dựng và phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội xanh, sạch đẹp.
b) Dự báo tác động môi trường khi thực hiện quy hoạch:
- Việc xây dựng hệ thống thoát nước mưa, thu gom và xử lý nước thải sẽ gây những tác động ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên và xã hội trong khu vực như: Ô nhiễm môi trường không khí, tiếng ồn, rung, nguồn nước mặt, giao thông đô thị hoặc do thu hồi đất giải phóng mặt bằng,...
- Quản lý vận hành thoát nước không bảo đảm sẽ dẫn đến ảnh hưởng chất lượng môi trường và nguồn nước.
c) Các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường:
- Giải pháp thiết kế, công nghệ hợp lý, hướng tới tái sử dụng đáp ứng bảo vệ môi trường sinh thái và nguồn tài nguyên nước, đồng thời hạn chế tối đa công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
- Ứng dụng công nghệ thi công tiên tiến và các biện pháp hợp lý, hạn chế thấp nhất các tác động đến môi trường, tránh gây ảnh hưởng đối với các khu vực có giá trị văn hóa.
- Xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch quản lý và giám sát môi trường đảm bảo phù hợp với quy định.
- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm phục vụ quản lý và vận hành hệ thống thoát nước khi có mưa lớn.
- Xây dựng quy trình quan trắc môi trường đảm bảo phòng ngừa, phát hiện và xử lý sự cố của công trình xử lý nước thải, xử lý bùn thải.
- Nâng cao năng lực quản lý và vận hành hệ thống thoát nước, xử lý nước thải, bùn thải.
- Các biện pháp hỗ trợ khác.
1. Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội:
- Tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội giai đoạn đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Chủ trì, phối hợp với các Bộ, Ngành tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả các dự án đầu tư theo Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Xây dựng kế hoạch tài chính phù hợp với kế hoạch đầu tư phát triển hệ thống thoát nước cho từng giai đoạn; xây dựng cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực triển khai quy hoạch này. Trong đó khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư xây dựng và quản lý hệ thống thoát nước trên địa bàn.
- Rà soát và lập kế hoạch sử dụng đất cho các công trình thoát nước (trạm bơm, hồ điều hòa, nhà máy xử lý nước thải, xử lý bùn thải...).
- Chỉ đạo tổ chức thực hiện đồng bộ các dự án phát triển mạng lưới thu gom nước thải với các dự án đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý nước thải và bùn thải.
- Xây dựng và ban hành quy định quản lý hệ thống thoát nước đô thị; tăng cường kiểm tra và giám sát việc triển khai thực hiện theo quy hoạch.
- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức, quản lý thoát nước; xây dựng mô hình doanh nghiệp thoát nước phù hợp trên địa bàn thành phố Hà Nội.
2. Các Bộ, ngành có liên quan:
- Các Bộ, ngành căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ được Chính phủ giao, phối hợp với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội thực hiện Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan liên quan và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
CÁC TIỂU LƯU VỰC THOÁT NƯỚC MƯA VÀ CÁC TRẠM BƠM THOÁT NƯỚC CHÍNH CHO CÁC ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Vùng/Lưu vực | Trạm bơm | |||
Tên | Phạm vi | Diện tích (ha) | Tên | Công suất (m3/s) | |
I | Vùng Tả Đáy |
| 47.350 |
| 811.50 |
1 | Lưu vực sông Tô Lịch | Gồm các quận Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng và một phần các quận Tây Hồ, Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai. | 7.750 | Yên Sở | 90.0 |
1.1 | Tiểu lưu vực Hồ Tây | 930 | |||
1.2 | Tiểu lưu vực Tô Lịch | 2.000 | |||
1.3 | Tiểu lưu vực Lừ | 1.020 | |||
1.4 | Tiểu lưu vực Kim Ngưu | 1.730 | |||
1.5 | Tiểu lưu vực Sét | 710 | |||
1.6 | Tiểu lưu vực Hoàng Liệt | 810 | |||
1.7 | Tiểu lưu vực Yên Sở | 550 | |||
2 | Lưu vực Đông Mỹ | Gồm một phần các huyện Thanh Trì, Thường Tín | 2.010 | Đông Mỹ | 35.0 |
Vạn Phúc | 6.3 | ||||
3 | Lưu vực Tả Nhuệ | Bao gồm các quận Cầu Giấy, Thanh Xuân, Hoàng Mai, một phần quận Tây Hồ, các huyện Từ Liêm, Thanh Trì, Thanh Oai và Thường Tín | 9.800 |
|
|
3.1 | Tiểu Lưu vực Nam Thăng Long | 450 | Nam Thăng Long | 9.0 | |
3.2 | Tiểu Lưu vực Cổ Nhuế | 1.520 | Cổ Nhuế | 12.0 | |
3.3 | Tiểu lưu vực Mỹ Đình | 1.360 | Đồng Bông 1 | 20.0 | |
3.4 | Tiểu Lưu vực Mễ Trì | 1.470 | Đồng Bông 2 | 9.0 | |
3.5 | Tiểu Lưu vực Ba Xã | 990 | Ba Xã | 20.0 | |
3.6 | Tiểu Lưu vực Tả Thanh Oai | 4.010 | Siêu Quần | 10.0 | |
Hòa Bình | 25.0 | ||||
Đại Áng | 10.0 | ||||
4 | Lưu vực Hữu Nhuệ | Gồm một phần các quận huyện Từ Liêm, Đan Phượng, Hoài Đức, Thanh Oai, Thanh Trì và quận Hà Đông | 17.714 |
|
|
4.1 | Tiểu Lưu vực S.Đăm | 2.267 | Liên Trung | 30.0 | |
4.2 | Tiểu Lưu vực S.Pheo | 2.050 | Liên Mạc | 170.0 | |
4.3 | Tiểu Lưu vực Đào Nguyên | 3.878 | Đào Nguyên | 25.0 | |
Yên Thái | 54.0 | ||||
4.4 | Tiểu Lưu vực Cầu Ngà | 1.505 | - | - | |
4.5 | Tiểu Lưu vực Yên Nghĩa | 3.406 | Yên Nghĩa | 120.0 | |
4.6 | Tiểu Lưu vực Khe Tang | 4.608 | Cao Viên | 60.0 | |
5 | Lưu vực Phú Xuyên | Gồm một phần huyện Thường Tín, Phú Xuyên | 8.800 |
|
|
5.1 | Tiểu lưu vực PX1 | 3.500 | Bộ Đầu | 15.0 | |
Khai Thái | 34.0 | ||||
5.2 | Tiểu lưu vực PX2 | 5.300 | Phú Minh | 20.0 | |
Lễ Nhuế (hiện có) | 22.2 | ||||
Gia Phú (Tân Dân) | 10.0 | ||||
6 | Lưu vực các thị trấn | Gồm một phần huyện Đan Phượng | 1.276 |
|
|
II | Vùng Hữu Đáy |
| 31.310 |
| 101.3 |
1 | Lưu vực Sơn Tây | Thị xã Sơn Tây | 6.404 | - | - |
2 | Lưu vực Xuân Mai | Đô thị Xuân Mai và huyện Chương Mỹ | 6.243 |
|
|
2.1 | Tiểu lưu vực XM1 | 1.333 | - | - | |
2.2 | Tiểu lưu vực XM2 | 2.900 | Khúc Bằng | 40.0 | |
2.3 | Tiểu lưu vực XM3 | 2.010 | Hoàng Văn Thụ | 9.0 | |
Hữu Văn, Sông Đào, Trại Cốc | 21.6 | ||||
3 | Lưu vực Hòa Lạc | Gồm một phần huyện Thạch Thất, Quốc Oai, Sơn Tây, Ba Vì | 13.560 | - | - |
4 | Lưu vực Quốc Oai | Một phần huyện Quốc Oai | 1.685 |
|
|
4.1 | Tiểu lưu vực Q1 | 1.002 | Yên Sơn | 22.0 | |
4.2 | Tiểu lưu vực Q2 | 683 | Thông Đạt | 6.7 | |
Vĩnh Phúc | 2.0 | ||||
5 | Lưu vực Chúc Sơn | Một phần huyện Chương Mỹ | 1.633 | - | - |
6 | Lưu vực Phúc Thọ | Gồm một phần các huyện Phúc Thọ, Thạch Thất | 685 | - | - |
7 | Lưu vực các thị trấn | Gồm một phần thị xã Sơn Tây, huyện Ba Vì | 1.100 | - | - |
III | Vùng Bắc Hà Nội |
| 46.740 |
| 402.2 |
1 | Lưu vực Long Biên | Quận Long Biên | 3.788 |
|
|
1.1 | Tiểu Lưu vực Cầu Bây I (Gia Thượng) | 842 | Gia Thượng | 10.0 | |
1.2 | Tiểu Lưu vực Cầu Bây II (Cự Khối) | 2.946 | Cự Khối | 55.0 | |
2 | Lưu vực Gia Lâm | Huyện Gia Lâm | 7.804 |
|
|
2.1 | Tiểu Lưu vực Dương Hà | 1.450 | Dương Hà | 16.5 | |
Yên Viên | 10.0 | ||||
2.2 | Tiểu Lưu vực Phù Đổng | 913 | Phù Đổng | 7.0 | |
2.3 | Tiểu Lưu vực Đông Dư | 1.623 | Đông Dư | 8.0 | |
2.4 | Tiểu Lưu vực Xuân Thụy | 813 | Xuân Thụy | 6.0 | |
2.5 | Tiểu Lưu vực Bắc Hưng Hải | 670 | - | - | |
2.6 | Tiểu Lưu vực Sông Giàng | 2.334 | - | - | |
3 | Lưu vực Đông Anh | Huyên Đông Anh và một phần huyện Mê Linh | 18.590 |
|
|
3.1 | Tiểu Lưu vực Cà Lồ 2 (TB Đông Anh) | 1.676 | - | - | |
3.2 | Tiểu Lưu vực Cà Lồ 3 (ĐB Đông Anh) | 3.213 | 19-5 | 12.0 | |
Mạnh Tân | 13.5 | ||||
3.3 | Tiểu Lưu vực Vân Trì - Vĩnh Thanh | 7.418 | Phương Trạch | 46.5 | |
Bắc Thăng Long- Vân Trì | 20.0 | ||||
Vĩnh Thanh | 35.0 | ||||
3.4 | Tiểu Lưu vực Cổ Loa | 6.283 | Long Tửu | 75.0 | |
4 | Lưu vực Mê Linh | Huyện Mê Linh | 10.045 |
|
|
4.1 | Tiểu Lưu vực Cà Lồ 1 (ĐB Mê Linh) | 1.340 | - |
| |
4.2 | Tiểu Lưu vực TN Mê Linh | 8.705 | Văn Khê | 52.0 | |
Tam Báo (hiện có) | 11.0 | ||||
Thường Lệ 1 (hiện có) | 6.7 | ||||
Thường Lệ 2 (hiện có) | 18.0 | ||||
5 | Lưu vực Sóc Sơn | Một phần huyện Sóc Sơn | 6.513 | - | - |
CÁC LƯU VỰC THOÁT NƯỚC THẢI VÀ CÁC NHÀ MÁY XỬ LÝ NƯỚC THẢI TẬP TRUNG CHÍNH CHO CÁC ĐÔ THỊ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 725/QĐ-TTg ngày 10 tháng 5 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ)
STT | Lưu vực | Nhà máy xử lý nước thải | ||||
Tên | Diện tích (ha) | Phạm vi | Tên | Công suất (m3/ngđ) | Địa điểm xây dựng | |
I | Khu vực đô thị trung tâm | |||||
1 | Đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (Lưu vực Tô Lịch và một phần lưu vực Tả Nhuệ) | |||||
1.1 | S1 | 3.006 | Gồm các quận Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, một phần quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì | Yên Sở (đã xây dựng) | 200.000 | Công viên Yên Sở |
Bảy Mẫu (đang xây dựng) | 13.300 | Công viên Thống Nhất | ||||
1.2 | Trúc Bạch | 38,6 | Một phần quận Ba Đình | Trúc Bạch (đã xây dựng) | 2.300 | Quận Ba Đình |
1.3 | Hồ Tây | 180 | Một phần quận Tây Hồ | Hồ Tây (đang xây dựng) | 15.000 | Phường Nhật Tân |
1.4 | S2 | 4.936 | Gồm các quận Đống Đa, Thanh Xuân và một phần các quận Ba Đình, Cầu Giấy, Hoàng Mai, Hà Đông, huyện Từ Liêm, Thanh Trì | Yên Xá | 270.000 | Xã Thanh Liệt |
Kim Liên (đã xây dựng) | 3.700 | Quận Đống Đa | ||||
1.5 | S3 | 2.485 | Gồm các quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm | Phú Đô | 84.000 | Xã Mễ Trì |
2 | Đô thị trung tâm phía Nam sông Hồng (khu vực từ Hữu Nhuệ đến sông Đáy và một phần lưu vực Tả Nhuệ còn lại) | |||||
2.1 | S4 | 2.837 | Gồm một phần quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy và huyện Từ Liêm | Tây Sông Nhuệ | 58.000 - 89.000 | Xã Phú Diễn |
2.2 | S5 | 530 | Gồm khu vực Nam Thăng Long và các khu dân cư lân cận thuộc một phần quận Tây Hồ và một phần huyện Từ Liêm | Phú Thượng | 15.000- 21.000 | Phường Phú Thượng |
2.3 | Ngũ Hiệp | 1.067 | Gồm cụm công nghiệp Liên Ninh - Ngọc Hồi, khu vực phía Đông sông Tô Lịch và khu vực phía Đông quốc lộ 1 cũ thuộc một phần huyện Thanh Trì và huyện Thường Tín | Ngũ Hiệp | 21.000 - 34.000 | Xã Ngũ Hiệp |
2.4 | Vĩnh Ninh | 1.161 | Gồm khu vực hai bên đường 70 (đoạn từ quốc lộ 1A đến cầu Tó) thuộc một phần huyện Thanh Trì | Vĩnh Ninh | 21.000 - 33.000 | Xã Vĩnh Quỳnh |
2.5 | Đại Áng | 1.101 | Nằm ở phía Nam huyện Thanh Trì, phía Tây cụm công nghiệp Liên Ninh - Ngọc Hồi cũ thuộc huyện Thanh Trì và một phần huyện Thường Tín | Đại Áng | 21.000-44.000 | Xã Đại Áng |
2.6 | Tân Hội | 2.012 | Gồm các xã phía đông huyện Đan Phượng và một phần huyện Hoài Đức | Tân Hội | 29.000 - 56.500 | Xã Tân Hội |
2.7 | Đức Thượng | 1.310 | Gồm các xã từ quốc lộ 32 đến trục Hồ Tây - Ba Vì thuộc một phần huyện Hoài Đức | Đức Thượng | 30.000 - 52.500 | Xã Đức Thượng - Minh Khai |
2.8 | Lại Yên | 2.442 | Gồm các khu đô thị mới và các xã xen kẽ từ trục Hồ Tây - Ba Vì đến đại lộ Thăng Long thuộc huyện Hoài Đức | Lại Yên | 44.000 - 80.000 | Xã Lại Yên |
2.9 | Nam An Khánh | 1.492 | Gồm toàn bộ khu đô thị Nam An Khánh thuộc huyện Hoài Đức | Nam An Khánh | 25.000 -48.000 | Xã An Khánh |
2.10 | Dương Nội | 2.376 | Gồm các khu đô thị mới và các xã xen kẽ từ khu đô thị mới Nam An Khánh đến quốc lộ 6 thuộc một phần các huyện Hoài Đức, Từ Liêm và một phần quận Hà Đông | Dương Nội | 58.000 -97.000 | Xã Dương Nội |
2.11 | Phú Lương | 2.793 | Bao gồm khu vực đô thị Hà Đông cũ và khu đô thị phát triển mới nằm phía Nam quốc lộ 6 thuộc một phần quận Hà Đông và một phần huyện Thanh Oai | Phú Lương | 84.000 -120.000 | Phường Kiến Hưng |
3 | Đô thị trung tâm phía Bắc sông Hồng | |||||
3.1 | LB1 | 749 | Bao gồm khu vực các phường Ngọc Thụy, Thượng Thanh một phần Đức Giang thuộc quận Long Biên | Ngọc Thụy | 22.000 - 30.000 | Phường Ngọc Thụy |
3.2 | LB2 | 1.464 | Gồm khu vực các phường Giang Biên, Việt Hưng, Phúc Đồng, Phúc Lợi, Sài Đồng một phần phường Đức Giang thuộc quận Long Biên | Phúc Đồng | 40.000 -55.000 | Phường Phúc Đồng |
3.3 | LB3 | 1.456 | Gồm khu vực các phường Ngọc Lâm, Bồ Đề, Gia Thụy, Long Biên, Thạch Bàn, Cự Khối và một phần phường Phúc Đồng thuộc quận Long Biên và một phần xã Đông Dư thuộc huyện Gia Lâm | An Lạc | 39.000 - 53.000 | Phường Cự Khối - Thạch Bàn |
3.4 | GL1 | 2.739 | Gồm thị trấn Trâu Quỳ, các xã Đa Tốn, Kiêu Kỵ và một phần các xã Đông Dư, Dương Xá thuộc huyện Gia Lâm | Đông Dư | 24.000 - 45.000 | Xã Đông Dư |
3.5 | GL2 | 1.342 | Gồm xã Cổ Bi, và một phần các xã Đặng Xá, Phú Thị, Kim Sơn, Dương Quang, Dương Xá thuộc huyện Gia Lâm | Phú Thị | 6.000 - 10.000 | Xã Phú Thị |
3.6 | GL3 | 808 | Xã Yên Thường và một phần TT Yên Viên thuộc huyện Gia Lâm | Yên Thường | 14.000 - 21.000 | Xã Yên Thường |
3.7 | GL4 | 1.115 | Gồm xã Đình Xuyên, Ninh Hiệp và một phần thị trấn Yên Viên, xã Dương Hà, Phù Đổng thuộc huyện Gia Lâm | Yên Viên | 19.000 - 29.000 | TT Yên Viên |
3.8 | DAI | 3.504 | Gồm các xã Cổ Loa, Xuân Canh và một phần các xã Việt Hùng, Dục Tú, Đông Hội, Vĩnh Ngọc, TT Đông Anh thuộc huyện Đông Anh | Cổ Loa | 48.000 - 61.000 | Xã Cổ Loa |
3.9 | DA2 | 3.413 | Gồm các xã Nguyên Khê, Bắc Hồng, Tiên Dương, Vân Nội và một phần TT Đông Anh, một phần các xã Uy Nỗ, Xuân Nộn thuộc huyện Đông Anh | Sơn Du | 76.000 - 104.000 | Xã Nguyên Khê |
3.10 | Dục Tú | 1.537 | Gồm xã Mai Lâm và một phần các xã Xuân Canh, Đông Hội, Dục Tú thuộc huyện Đông Anh | Dục Tú | 22.000 - 29.000 | Xã Dục Tú |
3.11 | DA3 | 4.352 | Gồm các xã Đại Mạch, Nam Hồng, Kim Nỗ và một phần các xã Tiền Phong, Kim Chung, Võng Lã, Hải Bối, Vĩnh Ngọc thuộc một phần huyện Đông Anh và một phần huyện Mê Linh | Bắc Thăng Long | 84.000 - 116.000 | Xã Hải Bối |
3.12 | DA4 | 2.020 | Gồm xã Mê Linh và một phần các xã Đại Thịnh, Văn Khê, Tráng Việt, Tiền Phong, Kim Chung thuộc huyện Mê Linh và một phần huyện Đông Anh | Tiền Phong - Kim Chung | 36.000 - 48.000 | Nam đầm Vân Trì |
3.13 | DA5 | 1.184 | Gồm một phần các xã Thanh Lâm, Đại Thịnh, Văn Khê, Tam Đồng, Thạch Đà, Hoàng Kim thuộc huyện Mê Linh | Đại Thịnh | 15.000 - 19.000 | Xã Đại Thịnh- Thanh Lâm |
II | Khu vực các đô thị vệ tinh | |||||
1 | Đô thị vệ tinh Sơn Tây | |||||
1.1 | Sơn Tây | 5.510 | Gồm các phường nội thị và các xã Xuân Khanh, xã Thanh Mỹ, Xuân Sơn, Đường Lâm thuộc thị xã Sơn Tây và xã Cam Thượng thuộc huyện Ba Vì | Sơn Tây | 50.000 - 75.000 | Phường Trung Hưng |
2. | Đô thị vệ tinh Hòa Lạc | |||||
2.1 | HL1 | 2.430 | Gồm các xã Thạch Hòa, Tân Xã, Bình Yên và khu đại học quốc gia nằm ở phía Bắc đại lộ Thăng Long thuộc một phần huyện Thạch Thất và một phần thị xã Sơn Tây | Bắc Hòa Lạc | 84.000 - 134.000 | Xã Bình Yên |
2.2 | HL 2 | 1.930 | Bao gồm các xã Đồng Xuân, Phú Mãn, Yên Bình, Yên Trung, Tuyết Nghĩa, Phú Cát, Tiến Xuân nằm ở phía Nam Đại lộ Thăng Long thuộc huyện Thạch Thất và một phần huyện Quốc Oai | Nam Hòa Lạc | 65.000 - 104.000 | Xã Tuyết Nghĩa |
3. | Đô thị vệ tinh Xuân Mai | |||||
3.1 | XM | 3.462 | Gồm thị trấn Xuân Mai, các xã Thủy Xuân Tiên, Tân Tiến, Nam Phương Tiến, Hoàng Văn Thụ thuộc huyện Chương Mỹ | Xuân Mai | 58.000- 100.000 | Xã Tân Tiến |
4. | Đô thị vệ tinh Phú Xuyên | |||||
4.1 | PX1 và PX2 | 2.090 | Gồm các khu đô thị phía Tây đường cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ thuộc một phần huyện Phú Xuyên và một phần huyện Thường Tín | Phú Xuyên | 33.000- 52.000 | Xã Đại Thắng - Tân Dân |
5. | Đô thị vệ tinh Sóc Sơn | |||||
5.1 | SS1 | 885 | Gồm thị trấn Sóc Sơn và một phần các xã Tân Minh, Phù Linh, Tiên Dược thuộc huyện Sóc Sơn | Sóc Sơn | 21.000-37.000 | Thị trấn Sóc Sơn |
5.2 | SS2 | 1.920 | Gồm một phần các xã Tiên Dược, Hiền Ninh, Quang Tiến, Mai Đình, Đông Xuân thuộc huyện Sóc Sơn | Đông Xuân 1 | 23.000-41.000 | Xã Đông Xuân |
5.3 | SS3 | 684 | Bao gồm một phần các xã Tiên Dược, Đông Xuân, Đức Hòa thuộc - huyện Sóc Sơn | Đông Xuân 2 | 22.000 - 38.000 | Xã Đông Xuân |
6 | Đô thị sinh thái Quốc Oai | |||||
6.1 | Q1 | 657 | Đô thị sinh thái Quốc Oai bao gồm các xã Phùng Xá, Hữu Bằng và một phần xã Sài Sơn, Phương Cách, Yên Sơn, Ngọc Mỹ, Ngọc Liệp thuộc một phần huyện Thạch Thất và một phần huyện Quốc Oai | Bắc Quốc Oai | 4.000 - 6.000 | Xã Sài Sơn |
6.2 | Q2 | 846 | Đô thị sinh thái Quốc Oai bao gồm thị trấn Quốc Oai và một phần các xã Ngọc Liệp, Ngọc Mỹ, Thạch Thán, Đồng Quang, Yên Sơn thuộc một phần huyện Quốc Oai | Nam Quốc Oai | 9.000 -12.000 | Xã Ngọc Mỹ |
- 1Công văn số 934/BGTVT-KHĐT về việc góp ý báo cáo dự án "Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ và định hướng thoát nước cho các khu vực khác thuộc thủ đô Hà Nội" do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 2Quyết định 1654/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Nghị định 88/2007/NĐ-CP về thoát nước đô thị và khu công nghiệp
- 2Quyết định 92/2007/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phòng, chống lũ hệ thống sông Hồng, sông Thái Bình do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành.
- 3Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 4Luật xây dựng 2003
- 5Công văn số 934/BGTVT-KHĐT về việc góp ý báo cáo dự án "Quy hoạch hệ thống thuỷ lợi sông Nhuệ và định hướng thoát nước cho các khu vực khác thuộc thủ đô Hà Nội" do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Luật Quy hoạch đô thị 2009
- 7Nghị định 37/2010/NĐ-CP về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị
- 8Quyết định 1654/QĐ-TTg năm 2010 phê duyệt Nhiệm vụ Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 725/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Quy hoạch thoát nước Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 725/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/05/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Hoàng Trung Hải
- Ngày công báo: 24/05/2013
- Số công báo: Từ số 283 đến số 284
- Ngày hiệu lực: 10/05/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực