Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 723/QĐ-UBND | Bình Định, ngày 13 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17/11/2020;
Căn cứ Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/1/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường;
Căn cứ Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí;
Căn cứ Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2021- 2025;
Căn cứ Văn bản số 3051/BTNMT-TCMT ngày 07/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kỹ thuật xây dựng kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh;
Theo đề nghị của Sở Tài nguyên và Môi trường tại Tờ trình số 23/TTr-STNMT ngày 09/01/2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Định giai đoạn 2023 - 2025, định hướng đến năm 2030.
Điều 2. Quyết định này có hiệu liệu thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Xây dựng, Giao thông vận tải, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Trưởng ban Ban Quản lý Khu kinh tế; Giám đốc Công an tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2023-2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 723/QĐ-UBND ngày 13/3/2023 của UBND tỉnh Bình Định)
1. Quan điểm chỉ đạo
- Quản lý chất lượng môi trường không khí phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của địa phương, tuân thủ các quy định quốc gia để đảm bảo tính hiệu quả, lấy phòng ngừa ô nhiễm là chính, kết hợp với xử lý, khắc phục ô nhiễm, từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường không khí xung quanh.
- Quản lý chất lượng môi trường không khí phải dựa trên phân tích chi phí lợi ích, được tiến hành thường xuyên, trọng tâm, trọng điểm, lộ trình quản lý phù hợp với điều kiện của địa phương, tuân thủ các quy định quốc gia.
- Quản lý chất lượng môi trường không khí là trách nhiệm của chủ các nguồn phát thải và các cơ quan quản lý Nhà nước, các cấp chính quyền địa phương với sự giám sát của nhân dân.
2. Mục đích
- Triển khai thực hiện Chỉ thị số 03/CT-TTg ngày 18/01/2021 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí và Quyết định số 1973/QĐ-TTg ngày 23/11/2021 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng không khí giai đoạn 2021-2025;
- Phân công nội dung công việc cụ thể cho các đơn vị Sở, ban ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố thực hiện các nội dung quy định của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 trong công tác quản lý, kiểm soát ô nhiễm không khí trên địa bàn tỉnh Bình Định.
1. Mục tiêu tổng quát
- Tăng cường công tác quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Định thông qua kiểm soát, giảm thiểu nguồn phát sinh khí thải, tăng cường dự báo, cảnh báo, giám sát chất lượng môi trường không khí; đảm bảo sức khỏe cộng đồng; góp phần vào việc hoạch định chính sách, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu đưa tỉnh Bình Định trở thành địa phương có chỉ số chất lượng môi trường không khí luôn đạt mức tốt.
- Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp, ngành, các tổ chức, cá nhân về quản lý chất lượng không khí trên địa bàn tỉnh.
- Nâng cao nhận thức của các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong việc thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường tại đơn vị, đặc biệt là đầu tư các công trình bảo vệ môi trường đối với khí thải đảm bảo quy định trước khi thải ra môi trường.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2025, ngăn chặn, đẩy lùi xu hướng gia tăng ô nhiễm bụi và phục hồi môi trường về ngưỡng quy định tại một số khu vực đã có dấu hiệu ô nhiễm (khu vực Ngã 5 Đống Đa, thành phố Quy Nhơn; Ngã 3 Cầu Gành, huyện Tuy Phước, khu công nghiệp Long Mỹ,...).
- Duy trì nồng độ các thông số NO2, SO2, CO được quan trắc tại các khu vực trung tâm, nút giao thông; khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, làng nghề, các bãi chôn lấp chất thải rắn, khu vực khai thác khoáng sản, khu chăn nuôi) có kết quả đạt quy chuẩn Việt Nam.
2.1. Kiểm soát nguồn điểm
- 100% cơ sở xả khí thải phải có hệ thống xử lý khí thải đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường; không để phát sinh cơ sở gây ô nhiễm môi trường không khí nghiêm trọng.
- 100% cơ sở thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động phải thực hiện đầu tư lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động, liên tục, truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường.
- Kiểm kê khí thải đối với các cơ sở thuộc loại hình sản xuất, kinh doanh dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường theo Luật bảo vệ môi trường năm 2020 đạt 70% vào năm 2025, đạt 100% vào năm 2030 để tạo cơ sở dữ liệu kiểm kê khí thải phục vụ công tác quản lý nhà nước.
2.2. Kiểm soát nguồn di động
- Kiểm soát tốt nguồn khí thải từ hoạt động giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh nhằm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành ở Việt Nam và các quy định của Thủ tướng Chính phủ về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn Euro 4.
- Hoàn thành việc thực hiện Quyết định số 876/QĐ-TTg ngày 22/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình hành động chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành Giao thông vận tải.
- Giảm thiểu phát thải đối với thông số bụi PM10, PM2.5 tại các nguồn thải chính (tập trung vào nguồn giao thông, xây dựng) đảm bảo ngưỡng tiêu chuẩn.
2.3. Kiểm soát nguồn điện
- 100% công trình giao thông thực hiện các giải pháp bảo vệ môi trường trong thi công và vận chuyển nguyên vật liệu.
- 100% trang trại chăn nuôi quy mô lớn có công trình xử lý khí thải Biogas đảm bảo quy định.
- Giảm thiểu việc đốt không kiểm soát (rác thải, bao bì thuốc bảo vệ thực vật,...).
1. Tăng cường công tác quản lý chất lượng không khí
- Rà soát, yêu cầu các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng phải lắp đặt, vận hành thiết bị quan trắc khí thải tự động, liên tục và truyền dữ liệu về Sở Tài nguyên và Môi trường theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
- Phối hợp đồng bộ giữa các sở, ban ngành trong công tác xây dựng hạ tầng đô thị: đường giao thông, cấp thoát nước, cấp điện, thông tin liên lạc ...
- Đầu tư thiết bị đo đạc bụi mịn PM10, PM2.5 để quan trắc, theo dõi và giám sát các nguồn thải từ giao thông và xây dựng.
- Lắp các bảng điện tử công khai thông tin về chỉ số chất lượng môi trường không khí xung quanh (AQI) tại thành phố Quy Nhơn, huyện Tuy Phước và thị xã Hoài Nhơn.
2. Phòng ngừa, giảm thiểu phát thải khí thải
- Ưu tiên kêu gọi đầu tư đối với các dự án ít phát thải, sản xuất sạch hơn, các dự án có công nghệ sản xuất tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường không khí đầu tư vào tỉnh.
- Kiểm soát phát thải khí thải định kỳ đối với phương tiện giao thông cơ giới đường bộ lưu hành, đảm bảo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải của phương tiện giao thông.
- Kiểm soát và ngăn chặn việc đốt rác, bao bì thuốc bảo vệ thực vật không kiểm soát trên địa bàn tỉnh.
- Tiếp tục thực hiện rà soát, di dời các cơ sở công nghiệp xen kẽ khu dân cư tại các khu vực đô thị có nguồn phát thải khí thải vào khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Tiếp tục triển khai có hiệu quả các Đề án về phát triển phương tiện vận tải công cộng và phương tiện vận tải công cộng sử dụng nhiên liệu sạch đã được ban hành trên địa bàn tỉnh; Tiếp tục phát triển hệ thống thuê xe đạp công cộng, xe điện tại khu vực thành phố Quy Nhơn.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện đổi mới công nghệ, quy trình sản xuất, thiết bị sản xuất, thay đổi nhiên liệu đốt lò hơi (từ dầu, than,... sang các nhiên liệu thân thiện với môi trường) nhằm hạn chế phát sinh khí thải.
- Thực hiện quy trình đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không đảm bảo theo quy định.
3. Hoàn thiện hạ tầng giao thông - đô thị, cải thiện chất lượng môi trường
- Huy động nguồn lực, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông. Nâng cấp, hoàn thiện và phân luồng giao thông tại nút giao thông ngã 5 đường Đống Đa nhằm giảm thiểu tắc nghẽn giao thông vào các giờ cao điểm.
- Triển khai thực hiện việc đầu tư, lắp đặt và vận hành các trạm quan trắc tự động, liên tục môi trường không khí xung quanh trên địa bàn tỉnh (01 trạm tại Ngã 3 Cầu Gành, huyện Tuy Phước và 01 trạm tại phường Bồng Sơn, thị xã Hoài Nhơn).
- Thực hiện chương trình quan trắc hiện trạng chất lượng môi trường tỉnh Bình Định theo quy hoạch.
4. Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí
- Thanh tra, kiểm tra định kỳ các cơ sở sản xuất công nghiệp về việc thực hiện lắp đặt, vận hành các hệ thống xử lý khí thải đảm bảo đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật môi trường, đặc biệt là các cơ sở có phát sinh nguồn bụi, khí thải.
- Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện nội dung cải tạo phục hồi môi trường đối với các cơ sở khai thác khoáng sản theo phương án cải tạo phục hồi môi trường đã được phê duyệt.
- Kiểm tra, giám sát các công trường xây dựng nhằm kiểm soát việc phát tán bụi tại các địa điểm thi công xây dựng và trên các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng, đất đá thải. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công các công trình trọng điểm trong giai đoạn 2023-2025.
- Giám sát việc thực hiện bố trí diện tích cây xanh của các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và khu chăn nuôi tập trung đảm bảo theo QCVN01:2021 của Bộ Xây dựng. Rà soát, đánh giá lại công tác quy hoạch tại các đô thị bảo đảm tính hợp lý, chú trọng quy hoạch cây xanh, mặt nước trong đô thị; trồng nhiều cây xanh tạo thành các vành đai xanh, khu phố xanh, thành phố xanh.
- Tăng cường công tác quản lý đăng ký, đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy; loại bỏ các phương tiện không đủ điều kiện tiêu chuẩn khí thải (xe hết niên hạn sử dụng, xe tự chế,...); tổ chức ứng dụng các công nghệ hiện đại trong quản lý, giám sát hoạt động đăng kiểm phương tiện.
5. Tuyên truyền, giáo dục và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường không khí
- Tuyên truyền, phổ biến cho các doanh nghiệp vận tải trên địa bàn thực hiện công tác quản lý, bảo dưỡng định kỳ đối với các phương tiện vận tải nhằm đáp ứng các chỉ tiêu về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường trong suốt quá trình khai thác. Phổ biến kiến thức về việc sử dụng năng lượng sạch, thân thiện môi trường thay thế nhiên liệu truyền thống.
- Duy trì việc tổ chức tập huấn phổ biến các chính sách, quy định của pháp luật về môi trường cho chủ doanh nghiệp và các nhân viên phụ trách công tác môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh.
- Hướng dẫn các chủ cơ sở, chủ dự án chăn nuôi thực hiện chăn nuôi theo công nghệ cao. Yêu cầu các trang trại xây dựng hệ thống xử lý nước thải kết hợp thu hồi biogas làm nhiên liệu đảm bảo trước khi thải ra môi trường. Khuyến khích các hộ chăn nuôi quy mô nhỏ xây dựng hệ thống hầm biogas, ủ phân bằng phương pháp sinh học để xử lý chất thải từ chăn nuôi.
- Hướng dẫn các đơn vị thi công các tuyến đường trên địa bàn tỉnh áp dụng các công nghệ giảm thiểu bụi tại công đoạn làm sạch các tuyến đường trước khi trải nhựa.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
- Là cơ quan đầu mối, chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành có liên quan, UBND các huyện, thị xã và thành phố, tham mưu UBND tỉnh tổ chức thực hiện Kế hoạch này; Rà soát, tham mưu báo cáo UBND tỉnh điều chỉnh Kế hoạch để phù hợp với điều kiện thực tiễn.
- Đôn đốc các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, kế hoạch, dự án, bảo đảm phù hợp với các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch này.
- Kiểm tra, giám sát việc quản lý, vận hành hệ thống quan trắc khí thải tự động liên tục tại các cơ sở sản xuất thuộc đối tượng lắp đặt hệ thống quan trắc khí thải tự động. Xử lý nghiêm các trường hợp có số liệu quan trắc khí thải vượt giới hạn cho phép theo quy định của pháp luật.
- Duy trì thường xuyên tổ chức thực hiện các chương trình quan trắc chất lượng không khí định kỳ trên địa bàn; cập nhật, cung cấp thông tin kịp thời về chất lượng không khí trên địa bàn cho chính quyền và nhân dân.
- Thanh tra, kiểm tra, giám sát các đơn vị khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thực hiện các giải pháp trồng cây xanh, cải tạo phục hồi môi trường theo từng giai đoạn trong quá trình khai thác, thực hiện đóng cửa mỏ theo đúng lộ trình.
- Thực hiện kiểm kê nguồn khí thải đối với các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh.
- Thẩm định chặt chẽ hồ sơ môi trường đối với các dự án đầu tư có phát thải khí thải có khả năng gây ô nhiễm môi trường.
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức tuyên truyền, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường không khí nhằm thực hiện tốt Kế hoạch này; định kỳ hàng năm, 5 năm sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm trong việc thực hiện Kế hoạch; trình UBND tỉnh quyết định điều chỉnh mục tiêu, nội dung Kế hoạch trong trường hợp cần thiết.
- Chủ trì, phối hợp các cơ quan, đơn vị liên quan hướng dẫn các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quản lý, đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp, trong đó có hạ tầng về bảo vệ môi trường.
- Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, nhiên liệu sạch.
- Chủ trì, phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng có liên quan tổ chức triển khai thực hiện lộ trình áp dụng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với khí thải phương tiện giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh và tăng cường công tác tuyên truyền lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô, xe mô tô hai bánh sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới theo Quyết định số 49/2011/QĐ-TTg ngày 01/09/2011 và lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với ô tô tham gia giao thông và ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu theo Quyết định số 16/2019/QĐ-TTg ngày 28/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tiếp tục thực hiện các Đề án phát triển vận tải hành khách bằng xe buýt, taxi và đề thí điểm hoạt động xe điện bốn bánh vận chuyển khách tham quan, du lịch trong khu vực hạn chế trên địa bàn tỉnh đã được phê duyệt.
- Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, chỉ đạo các đơn vị trong ngành giao thông vận tải trên địa bàn tỉnh nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng, chuyển đổi sử dụng điện, năng lượng xanh đối với phương tiện, thiết bị, hạ tầng giao thông xanh trong giao thông vận tải.
- Thường xuyên hướng dẫn và giám sát hoạt động thi công các dự án, công trình giao thông đảm bảo các quy định về an toàn giao thông và phòng, chống ô nhiễm môi trường. Đề xuất các giải pháp hiệu quả nhằm ngăn ngừa, hạn chế, giảm thiểu bụi, khí thải trong hoạt động xây dựng công trình giao thông.
- Hướng dẫn thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường theo quy định tại Thông tư số 02/2018/TT-BTNMT ngày 06/02/2018 của Bộ Xây dựng.
- Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc hướng dẫn, kiểm tra nội dung thiết kế cơ sở của chủ dự án, đơn vị quản lý, thi công các công trình xây dựng, cơ sở khai thác đá, vật liệu xây dựng.
- Chủ trì tổ chức thực hiện các đề tài, dự án nghiên cứu các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường không khí phù hợp với điều kiện địa phương.
- Thực hiện thẩm định công nghệ các dự án đầu tư ưu tiên các công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường.
6. Sở Giáo dục và Đào tạo: Lồng ghép các nội dung về bảo vệ môi trường không khí, nguy cơ và tác hại của ô nhiễm không khí tới sức khỏe con người vào nội dung đào tạo, các buổi sinh hoạt ngoại khóa cho học sinh.
7. Sở Tài chính: Phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan đề xuất UBND tỉnh về kinh phí thực hiện các chương trình, đề án tăng cường quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
8. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Đề xuất UBND tỉnh trong việc ưu tiên kêu gọi đầu tư đối với các dự án đầu tư có công nghệ sản xuất tiên tiến, ít gây ô nhiễm môi trường không khí, hạn chế kêu gọi các dự án phát sinh lưu lượng khí thải lớn, công nghệ lạc hậu gây ô nhiễm môi trường không khí.
9. Sở Thông tin và Truyền thông: Hướng dẫn các các phương tiện thông tin đại chúng tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến thông tin về chất lượng môi trường không khí, tác động của khí thải gây ảnh hưởng đến sức khỏe, đặc biệt là tại đô thị và những khu vực có chất lượng môi trường không khí thấp.
10. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Chủ trì, phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường và các đơn vị có liên quan hướng dẫn người dân triển khai việc thu gom, xử lý, chế biến phụ phẩm sau thu hoạch thành các sản phẩm có ích, xử lý chất thải chăn nuôi, bao bì bảo vệ thực vật theo quy định.
- Phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND các huyện, thị xã, thành phố kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí đối với hoạt động sản xuất nông nghiệp, làng nghề; hướng dẫn việc xử lý khí thải sau Biogas tại các trang trại chăn nuôi trên địa bàn tỉnh.
11. Sở Y tế: Đề xuất các chương trình, dự án nghiên cứu ảnh hưởng ô nhiễm không khí tới sức khỏe; tuyên truyền phổ biến, hướng dẫn các biện pháp bảo vệ sức khỏe trước tác động của ô nhiễm không khí.
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc kiểm soát các phương tiện lưu thông trên đường thực hiện đúng quy định về bảo vệ môi trường.
- Kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có dấu hiệu vi phạm về gây ô nhiễm môi trường không khí.
13. Ban Quản lý Khu kinh tế tỉnh
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan chức năng tăng cường công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động của các cơ sở phát thải ô nhiễm không khí trong các khu kinh tế, khu công nghiệp; xử lý, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm.
- Yêu cầu, hướng dẫn các đơn vị sản xuất trong các khu kinh tế, khu công nghiệp thực hiện triệt để việc thu gom, xử lý bụi, khí thải đảm bảo chất lượng khí thải đạt các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải.
- Thực hiện quan trắc môi trường trên địa bàn Khu kinh tế Nhơn Hội và các khu công nghiệp, báo cáo số liệu quan trắc môi trường Khu kinh tế, khu công nghiệp theo quy định.
- Thực hiện kiểm kê nguồn khí thải đối với các doanh nghiệp sản xuất trong Khu kinh tế/khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý.
14. Các sở ngành khác có liên quan: Trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, dự án, kế hoạch có liên quan đến lĩnh vực bảo vệ môi trường không khí, phải tuân thủ theo các mục tiêu, nội dung, giải pháp của Kế hoạch này.
15. UBND các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ trì, triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả các biện pháp quản lý, bảo vệ môi trường không khí tại địa phương.
- Giám sát các công trình xây dựng trên địa bàn thực hiện nghiêm các biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi, khí thải ra môi trường xung quanh.
- Thanh tra, kiểm tra các cơ sở sản xuất công nghiệp thuộc thẩm quyền quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thực hiện các biện pháp kiểm soát, xử lý khí thải. Xử lý, đề xuất xử lý các trường hợp vi phạm.
- Kiểm soát và ngăn chặn việc đốt rác, bao bì thuốc Bảo vệ thực vật không kiểm soát trên địa bàn.
- Thực hiện kiểm kê nguồn khí thải đối với các doanh nghiệp sản xuất trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý.
- Hoàn thành việc đóng cửa các bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt không đảm bảo vệ sinh môi trường. Không để phát sinh các bãi rác tạm tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các cơ quan có liên quan căn cứ Kế hoạch này xây dựng Kế hoạch chi tiết triển khai nội dung thực hiện theo chức năng nhiệm vụ của đơn vị. Hằng năm, các sở, ban, ngành và UBND các huyện, thị xã, thành phố có trách nhiệm định kỳ hàng năm (trước ngày 15 tháng 12) báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch về UBND tỉnh (thông qua Sở Tài nguyên và Môi trường)./.
- 1Quyết định 2740/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 2Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg và Quyết định 958a/QĐ-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 3Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2021 về quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 4Kế hoạch 2504/KH-UBND năm 2023 về quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025
- 5Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2023 về quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
- 6Quyết định 1205/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030
- 1Quyết định 49/2011/QĐ-TTg quy định lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ôtô, xe mô tô hai bánh có lắp động cơ nhiệt sản xuất, lắp ráp và nhập khẩu mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Quyết định 2740/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch hành động quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố Hải Phòng đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 4Thông tư 02/2018/TT-BXD về quy định bảo vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành Xây dựng do Bộ Xây dựng ban hành
- 5Quyết định 16/2019/QĐ-TTg quy định về lộ trình áp dụng tiêu chuẩn khí thải đối với xe ô tô tham gia giao thông và xe ô tô đã qua sử dụng nhập khẩu do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 7Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 8Chỉ thị 03/CT-TTg năm 2021 về tăng cường kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Kế hoạch 50/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chỉ thị 03/CT-TTg và Quyết định 958a/QĐ-TTg về tăng cường kiểm soát ô nhiễm, quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2021-2025
- 10Kế hoạch 55/KH-UBND năm 2021 về quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Sơn La
- 11Công văn 3051/BTNMT-TCMT năm 2021 hướng dẫn kỹ thuật xây dựng Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí cấp tỉnh do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 12Nghị định 08/2022/NĐ-CP hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường
- 13Quyết định 1973/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch quốc gia về quản lý chất lượng môi trường không khí giai đoạn 2021-2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 876/QĐ-TTg năm 2022 phê duyệt Chương trình hành động về chuyển đổi năng lượng xanh, giảm phát thải khí các-bon và khí mê-tan của ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 15Kế hoạch 2504/KH-UBND năm 2023 về quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025
- 16Kế hoạch 134/KH-UBND năm 2023 về quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2023-2025
- 17Quyết định 1205/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, giai đoạn 2023-2030
Quyết định 723/QĐ-UBND năm 2023 về Kế hoạch quản lý chất lượng môi trường không khí tỉnh Bình Định giai đoạn 2023-2025, định hướng đến năm 2030
- Số hiệu: 723/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 13/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Tuấn Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra