Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 702/QĐ-UBND

Bắc Kạn, ngày 26 tháng 5 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai số: 33/2013/QH13 ngày 19/6/2013;

Căn cứ Nghị định số: 66/2014/NĐ-CP ngày 22/7/2014 của Chính phủ quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai;

Căn cứ Quyết định số: 44/2014/QĐ-TTg ngày 15/8/2014 của Chính phủ quy định chi tiết về cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Văn bản số: 274/PCLBTW ngày 06/12/2014 của Ban Chỉ đạo Phòng chống lụt bão Trung ương về việc rà soát xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số: 61/TTr-SNN ngày 22/5/2015,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành theo Quyết định này Phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn.

Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức thực hiện Phương án theo đúng nội dung được duyệt và quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Các ông, bà: Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ huy và các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nông Văn Chí

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ VỚI BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN
(Kèm theo Quyết định số: 702/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ DỰ BÁO CÁC TÌNH HUỐNG THIÊN TAI CÓ THỂ XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHI CÓ BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO

Bắc Kạn là tỉnh miền núi phía Đông Bắc, nằm sâu trong vùng nội địa với độ cao bình quân từ 500 - 600m so với mực nước biển. Nhìn chung Bắc Kạn ít bị ảnh hưởng trực tiếp của bão, nhưng lại thường bị tác động bởi hoàn lưu của bão, áp thấp nhiệt đới, gây lũ, lũ quét, mưa lớn, sạt lở.

Trước ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, tình hình thời tiết xảy ra cực đoan hơn, bão mạnh và bão rất mạnh đã và đang có chiều hướng gia tăng, ảnh hưởng đến Việt Nam nói chung và tỉnh Bắc Kạn nói riêng. Xuất phát từ tình hình trên, để chủ động phòng tránh thiên tai, hạn chế tối đa thiệt hại đến tính mạng con người, tài sản, cơ sở hạ tầng và hoạt động sản xuất của nhân dân, tỉnh Bắc Kạn xây dựng phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão, với nội dung chính như sau:

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do ảnh hưởng của bão mạnh và siêu bão gây ra, đặc biệt là tính mạng, tài sản, cơ sở hạ tầng và các công trình trọng yếu.

- Có kế hoạch chủ động di dời, sơ tán dân đến nơi trú an toàn chắc chắn trước các hình thái thiên tai xảy ra do ảnh hưởng của bão, siêu bão, nhất là đối với đối tượng dễ bị tổn thương.

2. Yêu cầu

- Tất cả các ngành, các cấp phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; vật tư, phương tiện và kinh phí tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và “ba sẵn sàng” (chủ động phòng tránh, đối phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả).

- Phổ biến để người dân biết và nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn, cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng trong suốt thời gian từ trước, trong và sau khi xảy ra bão; đồng thời chủ động tham gia cùng chính quyền, Ban, Ngành, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả do bão, hoàn lưu bão gây ra gây ra.

III. NHỮNG BIỆN PHÁP CHUNG ĐỂ PHÒNG NGỪA VỚI BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO

- Thực hiện nghiêm túc sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Trung ương và các kế hoạch, quy hoạch phòng chống thiên tai; Xây dựng phương án PCTT lồng ghép với kế hoạch phát triển kinh tế xã hội;

- Các Sở, Ban, Ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các huyện, thành phố xây dựng và thực hiện nghiêm túc phương án PCTT - TKCN của đơn vị mình;

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền hướng dẫn cho người dân biết nguy cơ, cách phòng ngừa, ứng phó với gió mạnh, tố lốc;

- Khi có tình huống siêu bão xảy ra, cần thực hiện tốt phương châm “bốn tại chỗ”, ngoài ra cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa lực lượng ứng cứu, cả hệ thống chính trị và nhân dân địa phương;

- Tăng cường hệ thống thông tin liên lạc, đầu tư các trang thiết bị thông tin liên lạc, thông tin chuyên dụng đảm bảo thông tin liên lạc được thông suốt trong mọi tình huống khi thiên tai xảy ra;

- Chủ động các điều kiện, phương án sơ tán nhân dân ra khỏi các khu vực nguy cơ chịu ảnh hưởng cao, đặc biệt là các khu vực có nguy cơ sạt lở đất, lũ quét, lũ ống;

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá mức độ an toàn của các hồ chứa, công trình thủy lợi. Xây dựng, bổ sung quy trình vận hành hồ chứa có tính toán đến trường hợp chịu ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão;

- Tăng cường trang bị, bổ sung các trang thiết bị, phương tiện phục vụ cho công tác PCTT-TKCN, xây dựng các công trình PCTT-TKCN đảm bảo chất lượng và đúng tiến độ;

- Huy động lực lượng vũ trang, dân quân tự vệ, thanh niên xung kích, nhân dân trên địa bàn túc trực trước tại các vị trí xung yếu, sẵn sàng ứng cứu, hỗ trợ khi có thông tin bão mạnh và siêu bão xảy ra.

IV. CÁC BIỆN PHÁP CỤ THỂ ỨNG VỚI TỪNG GIAI ĐOẠN CỦA BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO

1. Giai đoạn khi có thông tin bão mạnh, siêu bão xảy ra trên biển có khả năng tác động đến địa bàn của tỉnh

- Ban chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh tổ chức họp khẩn cấp, giao nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban Chỉ huy, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN cấp dưới và các ngành, các cấp có liên quan và ban hành Công điện cảnh báo bão mạnh, siêu bão;

- Ban Chỉ huy PCTT - TKCN các ngành, các cấp rà soát lại các phương án đã xây dựng để sẵn sàng đối phó với bão, hoàn lưu của bão;

- Theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão mạnh, siêu bão trên các phương tiện trang thông tin đại chúng, các bản tin cảnh báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và khu vực, Đài Khí tượng Thủy văn của tỉnh;

- Ban Chỉ huy PCTT - TKCN tỉnh, huyện, xã chỉ đạo Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, huyện và Đài Truyền thanh địa phương thường xuyên cập nhật và đưa tin kịp thời về bão và công tác chỉ đạo;

- Nghiêm túc thực hiện sự chỉ đạo của Ban Chỉ đạo PCTT-TKCN Trung ương.

2. Giai đoạn bão mạnh, siêu bão gần bờ và khẩn cấp

- Tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão mạnh, siêu bão trên các phương tiện thông tin đại chúng, các bản tin cảnh báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn quốc gia và khu vực, Đài Khí tượng Thủy văn của tỉnh;

- Chủ động biện pháp bảo vệ các công trình hồ đập thủy lợi, thủy điện, xả hoặc không tích nước đối với các hồ chứa, sơ tán nhân dân vùng hạ du;

- Thông báo cho nhân dân chủ động chằng chống nhà cửa, chặt tỉa cây, chủ động thu hoạch lúa, hoa màu đã chín;

- Có phương án di dời nhân dân ra khỏi khu vực nguy hiểm, đặc biệt là các điểm có nguy cơ sạt lở đất rất cao;

- Sẵn sàng lực lượng, trang bị, vật tư, vật liệu, phương tiện sẵn sàng tham gia ứng cứu.

3. Bão mạnh, siêu bão đổ bộ trên đất liền

- Bảo đảm an ninh, trật tự, cung cấp lương thực, thực phẩm, thuốc men tại các địa điểm sơ tán dân;

- Thường trực lực lượng, phương tiện, vật tư tại các điểm xung yếu để sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn; tuyệt đối không để người bơi lội qua sông, suối đánh cá, vớt củi, hoa mầu…, cấm các phương tiện lưu thông qua khu vực nguy hiểm;

- Bảo đảm thông tin liên lạc phục vụ công tác chỉ đạo, phối hợp thực hiện;

- Điều tiết hoạt động giao thông tại các khu vực có khả năng bị ảnh hưởng của bão, hoàn lưu của bão;

- Tăng cường công tác cảnh báo kịp thời cho dân cư sống ở ven sông, suối, vùng trũng thấp có nguy ngập lụt, sạt lở, lũ, lũ quét; chủ động lực lượng, phương tiện triển khai sơ tán dân ra khỏi khu vực nguy hiểm đảm bảo an toàn về người và tài sản.

4. Bão mạnh, siêu bão suy yếu thành áp thấp nhiệt đới và trên địa bàn tỉnh bắt đầu chịu ảnh hưởng hoàn lưu của bão

- Các Sở, Ban, Ngành, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, các cấp thực hiện nghiêm túc, khẩn trương các bước ứng phó với các tình huống thiên tai: Mưa lớn, tố lốc, dông, sét, lũ , lũ quét, sạt lở đất… đã được xây dựng;

- Cắm biển báo cảnh báo, kiểm soát giao thông tại các khu vực bị ngập, ngầm qua đường, các điểm sạt lở, nguy cơ sạt lở để hướng dẫn người dân đi lại;

- Triển khai tiêu thoát nước, tiêu úng và chống ngập để bảo đảm sản xuất;

- Tiếp tục cảnh báo cho dân cư sống ven sông, ven suối vùng trũng có nguy cơ ngập lụt, sạt lở, lũ quét; tiếp tục sơ tán dân khỏi những vùng nguy hiểm để đảm bảo an toàn người và tài sản;

- Triển khai phương án phòng chống lũ, đảm bảo an toàn các công trình phòng chống lụt bão, tổ chức thường trực lực lượng, phương tiện, vật tư tại các trọng điểm xung yếu để sẵn sàng cứu hộ công trình thủy lợi, công trình PCLB và TKCN khi có tình huống bất trắc xảy ra.

5. Giai đoạn sau bão, áp thấp nhiệt đới

- Trong thời gian ngắn nhất, huy động nguồn lực tổ chức khắc phục các thiệt hại giúp đỡ nhân dân ổn định sản xuất, đảm bảo giao thông, nước sạch, điện, viễn thông thông suốt; tiêu độc, khử trùng, vệ sinh môi trường, phòng dịch tại vùng bị thiệt hại;

- Tổ chức công tác thăm hỏi, động viên các hộ dân bị thiệt hại do ảnh hưởng của bão, chủ động thực hiện phương châm “bốn tại chỗ” có hiệu quả trong việc khắc phục hậu quả tại các đơn vị cơ sở, xã, phường, thị trấn.

- Tổ chức kiểm kê, đánh giá xác định thiệt hại theo đúng quy định và báo cáo cho Ban Chỉ huy PCTT-TKCN cấp trên.

6. Danh sách số hộ dân có nguy cơ cao do ảnh hưởng của bão mạnh, siêu bão (Có danh sách chi tiết kèm theo).

Trên đây là nội dung Phương án ứng phó với bão mạnh và siêu bão trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn. Căn cứ Phương án được UBND tỉnh phê duyệt, các cấp, ngành, địa phương tổ chức thực hiện chủ động ứng phó với bão mạnh và siêu bão theo nội dung Phương án được duyệt./.

 

BIỂU SỐ HỘ DÂN CÓ NGUY CƠ ẢNH HƯỞNG CỦA BÃO MẠNH VÀ SIÊU BÃO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN

(Kèm theo Quyết định số: 702/QĐ-UBND ngày 26/5/2015 của UBND tỉnh Bắc Kạn)

TT

Địa phương

Số hộ nguy cơ ảnh hưởng bởi bão mạnh, siêu bão

Sạt lở đất, đá

Lũ ống, lũ quét

Mưa đá, gió lốc

Ngập úng, lụt

 

Toàn tỉnh

1.300

210

46

477

I

Ba Bể

235

48

46

126

1

Bành Trạch

4

2

 

 

2

Hà Hiệu

3

 

 

 

3

Quảng Khê

 

17

26

5

4

Cao Thượng

3

1

 

20

5

Địa Linh

34

2

 

 

6

Thượng Giáo

8

 

 

36

7

Cao Trĩ

21

3

20

3

8

Xã Khang Ninh

8

 

 

29

9

Thị trấn

105

 

 

21

10

Chu Hương

11

6

 

 

11

Nam Mẫu

 

10

 

12

12

Yến Dương

14

 

 

 

13

Hoàng Trĩ

 

4

 

 

14

Đồng Phúc

24

3

 

 

II

Chợ Mới

477

32

0

71

1

Xã Yên Đĩnh

 

4

 

13

2

Xã Nông Hạ

58

22

 

11

3

Thị trấn Chợ Mới

129

 

 

25

4

Xã Thanh Bình

 

4

 

11

5

Xã Mai Lạp

6

2

 

3

6

Xã Quảng Chu

13

 

 

8

7

Xã Như Cố

 

 

 

 

8

Xã Thanh Bình

13

 

 

 

9

Xã Bình Văn

223

 

 

 

10

Xã Thanh Mai

30

 

 

 

11

Xã Hòa Mục

5

 

 

 

III

Chợ Đồn

59

82

0

9

1

Xã Nam Cường

 

 

 

9

2

Xã Đại Sảo

10

 

 

 

3

TT Bằng Lũng

2

 

 

 

4

Xã Bản Thi

9

 

 

 

5

Xã Rã Bản

3

2

 

 

6

Xã Tân Lập

18

44

 

 

7

Xã Nghĩa Tá

3

 

 

 

8

Xã Bình Trung

5

 

 

 

9

Xã Yên Thịnh

9

9

 

 

10

Xã Bản Thi

 

3

 

 

11

Xã Lương Bằng

 

11

 

 

12

Xã Yên Nhuận

 

2

 

 

13

Xã Yên Thượng

 

11

 

 

IV

Bạch Thông

61

4

0

0

1

Xã Lục Bình

10

 

 

 

2

Xã Đôn Phong

4

 

 

 

3

Xã Quân Bình

10

 

 

 

4

Xã Nguyên Phúc

37

 

 

 

5

Xã Tân Tiến

 

1

 

 

6

Xã Hà Vị

 

3

 

 

V

Na Rì

69

18

0

26

1

Xã Côn Minh

18

 

 

8

2

Xã Kim Hỷ

 

 

 

12

3

Xã Lạng San

8

 

 

6

4

Xã Ân tình

13

 

 

 

5

Xã Lương Thượng

12

 

 

 

6

Xã Cư Lễ

3

 

 

 

7

Xã Văn Học

5

3

 

 

8

Xã Liêm Thủy

1

 

 

 

9

Xã Hảo Nghĩa

5

 

 

 

10

Xã Hữu Thác

2

2

 

 

11

Xã Lương Hạ

2

2

 

 

12

Xã Quang Phong

 

10

 

 

13

Xã Cường Lợi

 

1

 

 

VI

Ngân Sơn

46

9

0

0

1

Xã Cốc Đán

12

 

 

 

2

Xã Thượng Ân

2

6

 

 

3

Xã Vân Tùng

2

 

 

 

4

Xã Thuần Mang

4

 

 

 

5

Xã Lãng Ngâm

26

3

 

 

VII

Pác Nặm

162

2

0

5

1

Xã Nghiên Loan

15

 

 

1

2

Xã Cao Tân

 

 

 

2

3

Xã An Thắng

23

 

 

2

4

Xã Bằng Thành

11

 

 

 

5

Xã Bộc Bố

16

2

 

 

6

Xã Cổ Linh

41

 

 

 

7

Xã Công Bằng

5

 

 

 

8

Xã Nhạn Môn

28

 

 

 

9

Xã Giáo Hiệu

16

 

 

 

10

Xã Xuân La

7

 

 

 

VIII

TP Bắc Kạn

191

15

0

240

1

Phường Đức Xuân

47

 

 

36

2

Phường Huyền Tụng

24

 

 

6

3

Phường Xuất Hóa

8

 

 

4

4

Xã Dương Quang

5

 

 

39

5

Phường Sông Cầu

21

15

 

134

6

Phường Phùng Chí Kiên

31

 

 

21

7

Xã Nông Thượng

24

 

 

 

8

Phường Minh Khai

31