Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ KHOA HỌC VÀ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 702/QĐ-TĐC | Hà Nội, ngày 12 tháng 5 năm 2017 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH VĂN BẢN KỸ THUẬT ĐO LƯỜNG VIỆT NAM
TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC TIÊU CHUẨN ĐO LƯỜNG CHẤT LƯỢNG
Căn cứ Luật Đo lường ngày 11 tháng 11 năm 2011;
Căn cứ Quyết định số 27/2014/QĐ-TTg ngày 04 tháng 4 năm 2014 của Thủ tướng Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng;
Căn cứ Thông tư số 23/2013/TT-BKHCN ngày 26 tháng 9 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2;
Căn cứ Quyết định 836/QĐ-TĐC ngày 23 tháng 5 năm 2011 của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng hướng dẫn trình tự thủ tục xây dựng ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam;
Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Đo lường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành Quy trình kiểm định tạm thời các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Vụ trưởng Vụ Đo lường, Chi cục trưởng Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng các tỉnh, thành phố, người đứng đầu các tổ chức kiểm định, hiệu chuẩn, thử nghiệm và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức, thực hiện việc kiểm định phương tiện đo theo trình tự, thủ tục tại Văn bản này./.
| TỔNG CỤC TRƯỞNG |
The measurement intruments for test lane - Temporary verification procedure
(Ban hành kèm theo Quyết định số 702/QĐ-TĐC ngày 12 tháng 5 năm 20 17 của Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng)
CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐO TRONG DÂY CHUYỀN KIỂM ĐỊNH PHƯƠNG TIỆN GIAO THÔNG CƠ GIỚI ĐƯỜNG BỘ QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH TẠM THỜI
The measurement instruments for test lane - Temporary verification procedure
Văn bản kỹ thuật này quy định quy trình kiểm định tạm thời các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ.
2.1 Các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ bao gồm:
- Thiết bị đo độ trượt ngang;
- Thiết bị cân trọng lượng;
- Thiết bị kiểm tra phanh;
- Thiết bị phân tích khí xả;
- Thiết bị đo độ khói;
- Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi;
- Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước.
2.2 Dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ sau đây được gọi tắt là dây chuyền.
2.3 Mức cân lớn nhất của thiết bị cân trọng lượng (viết tắt là Max) là khả năng cân lớn nhất không tính đến khả năng trừ bì.
2.4 Sai số cho phép lớn nhất sau đây được viết tắt là mpe.
Phải lần lượt tiến hành các phép kiểm định ghi trong bảng 1.
Bảng 1
Tên phép kiểm định | Theo điều nào của QTKĐ | Chế độ kiểm định | ||
Ban đầu | Định kỳ | Sau sửa chữa | ||
1. Kiểm tra bên ngoài | 7.1 | + | + | + |
2. Kiểm tra kỹ thuật | 7.2 | + | + | + |
3. Kiểm tra đo lường | 7.3 | + | + | + |
3.1 Kiểm tra thiết bị đo độ trượt ngang | 7.3.1 | + | + | + |
3.2 Kiểm tra thiết bị cân trọng lượng | 7.3.2 | + | + | + |
3.3 Kiểm tra thiết bị kiểm tra phanh | 7.3.3 | + | + | + |
3.4 Kiểm tra thiết bị phân tích khí xả | 7.3.4 | + | + | + |
3.5 Kiểm tra thiết bị đo độ khói | 7.3.5 | + | + | + |
3.6 Kiểm tra thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi | 7.3.6 | + | + | + |
3.7 Kiểm tra thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước | 7.3.7 | + | + | + |
Phải sử dụng các phương tiện kiểm định ghi trong bảng 2.
Bảng 2
TT | Tên phương tiện kiểm định | Đặc trưng kỹ thuật đo lường | Áp dụng cho điều mục của quy trình |
1 | Chuẩn đo lường |
|
|
1.1 | Đầu đo chuyển vị ngang | Phạm vi đo ≥ 40 mm Giá trị độ chia: ≤ 0,01 mm | 7.3.1 |
1.2 | Quả cân chuẩn | Cấp chính xác M1 hoặc tốt hơn Tổng khối lượng ≥ 20 % của Max | 7.3.2 |
1.3 | Thiết bị tạo tải chuẩn | Phạm vi đo phù hợp với phạm vi đo của thiết bị kiểm tra lực phanh Sai số tương đối ≤ 0,67 % | 7.3.3 |
1.4 | Khí chuẩn được chứng nhận | Có giá trị nồng độ và độ chính xác như trong bảng 3 | 7.3.4 |
1.5 | Kính lọc chuẩn | Số lượng: 03 cái Hệ số hấp thụ nằm trong phạm vi: (1 ÷ 2) m-1; (2 ÷ 3) m-1 và (3 ÷ 4) m-1. Độ không đảm bảo đo: U ≤ 1 %. | 7.3.5 |
1.6 | Chuẩn độ ồn | - Dải tần số: 31,5 Hz ÷ 16 kHz - Các mức áp suất âm thanh danh định: 94 dB, 104 dB, 114 dB - Sai số tuyệt đối tại mức áp suất âm chuẩn: 94 dB ± 0,2 dB Re 20 µPa -1 kHz. - Sai số tuyệt đối ở các bước 10 dB và 20 dB: ± 0,1 dB cho tần số ≤ 8 kHz; ± 0,2 dB cho tần số > 8 kHz - Độ chính xác tần số: Tốt hơn 30 ppm | 7.3.6 |
1.7 | Đèn chuẩn | Cường độ sáng: (5 ÷ 100) kcd Độ không đảm bảo đo: U ≤ 2 %. | 7.3.7 |
2 | Phương tiện đo khác |
|
|
2.1 | Phương tiện đo độ dài (kiểm tra độ trượt ngang) | Phạm vi đo lớn hơn chiều dài bàn trượt của thiết bị đo độ trượt ngang Giá trị độ chia: ≤ 1 mm | 7.3.1 |
2.2 | Phương tiện đo độ dài (kiểm tra lực phanh) | Phạm vi đo phù hợp với thiết bị kiểm tra lực phanh Giá trị độ chia: ≤ 0,1 mm | 7.2 |
2.3 | Khí "không" | Khí Nitơ theo TCVN 3286-79 hoặc không khí sạch chứa thành phần CO, CO2, HC và O2 nhỏ hơn giới hạn mà phương tiện đo có thể phát hiện được. | 7.3.4 |
2.4 | Nhiệt kế | Phạm vi đo: (0 ÷ 50) °C Giá trị độ chia: 1 °C | 5 |
2.5 | Ẩm kế | Phạm vi đo: (20 ÷ 95) %RH Giá trị độ chia: 1 %RH | 5 |
3 | Phương tiện phụ |
|
|
3.1 | Bàn gá đầu đo chuyển vị ngang |
| 7.3.1 |
3.2 | Tải bì đủ kiểm tới Max | Vật có khối lượng không đổi | 7.3.2 |
3.3 | Áp kế | Phạm vi đo đến 25 MPa | 7.3.4 |
3.4 | Phương tiện đo lưu lượng khí | Phạm vi đo: (1,0 ÷ 10) L/min | 7.3.4 |
3.5 | Khăn lau, hộp đựng chuyên dụng, găng tay, chân đỡ |
| 7.3.5, 7.3.7 |
3.6 | Bộ kết nối thích hợp với Microphone |
| 7.3.6 |
Khi tiến hành kiểm định phải đảm bảo các điều kiện sau đây:
- Môi trường kiểm định trong điều kiện làm việc bình thường của dây chuyền.
- Địa điểm kiểm định phải sạch sẽ, khô ráo, thoáng khí.
- Ảnh hưởng của các tác động bên ngoài (rung động, điện từ trường, điện áp lưới, .v.v.) không làm sai lệch kết quả kiểm định.
- Khi kiểm tra thiết bị phân tích khí xả phải phải đảm bảo các điều kiện môi trường sau đây:
+ Có hệ thống thoát khí;
+ Không có các loại hơi, các loại khí có khả năng ăn mòn cũng như các chất dễ gây cháy hoặc nổ.
- Khi kiểm tra thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi phải đáp ứng tất cả các điều kiện môi trường sau đây:
+ Áp suất: (80 ÷ 105) kPa
+ Nhiệt độ: (20 ± 3) °C
+ Độ ẩm: (25 ÷ 70) %RH
Trước khi tiến hành kiểm định phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
- Làm sạch bề mặt bàn trượt của thiết bị đo độ trượt ngang đảm bảo việc gá lắp thiết bị kiểm định lên bàn trượt được dễ dàng và chắc chắn. Làm sạch vùng lân cận bàn trượt để có thể lắp đặt được bàn gá và đầu đo chuyển vị vào vị trí làm việc. Vùng quan sát số chỉ trên đầu đo chuyển vị và trên màn hình hiển thị của dây chuyền dễ dàng quan sát và đọc được số liệu.
- Bật nguồn để sấy máy đối với các thiết bị điện tử tối thiểu 30 phút hoặc theo quy định của nhà sản xuất.
- Khởi động các thiết bị chạy không tải, đảm bảo hệ thống phải làm việc bình thường.
- Khi kiểm tra thiết bị phân tích khí xả cần phải thực hiện các công việc chuẩn bị sau đây:
+ Chọn khí “không” theo mục 2.3 của bảng 2 và khí chuẩn phù hợp theo bảng 3.
Bảng 3
Thành phần khí chuẩn | Giá trị nồng độ | Độ chính xác (tương đối) | |
Giá trị 1 | Giá trị 2 | ||
CO | (0,5 ÷ 1) % thể tích | (3 ÷ 4) % thể tích | ≤ 2 % |
CO2 | (3 ÷ 6) % thể tích | (10 ÷ 16) % thể tích | ≤ 2 % |
HC (n-hexan) | (0,01 ÷ 0,03) % thể tích | (0,1 ÷ 0,15) % thể tích | ≤ 2 % |
O2 | (0,5 ÷ 10) % thể tích | 20,9 % thể tích | ≤ 2 % |
+ Đặt bình khí “không” và khí chuẩn trong phòng kiểm định ít nhất 2 giờ đối với bình có dung tích nhỏ hơn 40 L và ít nhất 4 giờ đối với bình có dung tích từ 40 L trở lên.
+ Trước khi tiến hành kiểm định, thiết bị phân tích khí xả phải được đặt trong phòng kiểm định ít nhất 2 giờ và được vận hành theo các yêu cầu kỹ thuật quy định của nhà sản xuất.
+ Kiểm tra kết nối từ bình khí chuẩn đến thiết bị phân tích khí xả đảm bảo sự kín, khít, không rò rỉ, lưu lượng khí đầu vào phù hợp với yêu cầu quy định của nhà sản xuất.
- Khi kiểm tra thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi phải thực hiện các công tác chuẩn bị sau đây:
+ Phương tiện dùng để kiểm định và phương tiện đo độ ồn phải đặt trong môi trường kiểm định ít nhất là 1 giờ và cấp nguồn ít nhất là 30 phút.
+ Đưa Microphone của phương tiện đo độ ồn vào Couple của máy hiệu chuẩn âm đa chức năng (có thể sử dụng bộ kết nối phù hợp với Microphone của phương tiện đo độ ồn).
Phải kiểm tra bên ngoài theo các yêu cầu sau đây:
- Các thiết bị trong dây chuyền phải có nhãn, mác ghi các thông số như số máy, nơi sản xuất.
- Các thiết bị trong dây chuyền phải được lắp đặt chắc chắn, phù hợp với các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật.
- Các thiết bị trong dây chuyền phải có đầy đủ các bộ phận và phụ kiện cần thiết.
- Bộ phận chỉ thị của các thiết bị phải đảm bảo rõ ràng và đọc được chính xác.
- Thiết bị kiểm tra lực phanh và thiết bị cân trọng lượng của dây chuyền phải có chế độ hiển thị trực tiếp giá trị tải đang tác dụng lên chúng.
Phải kiểm tra kỹ thuật theo các yêu cầu sau đây:
- Kiểm tra chế độ hoạt động bình thường của các thiết bị lắp đặt trong dây chuyền theo các yêu cầu quy định trong tài liệu kỹ thuật;
- Kiểm tra đường kính ru lô của thiết bị kiểm tra lực phanh bằng phương tiện đo độ dài quy định tại mục 2.2 của bảng 2. Đường kính ru lô không được lệch quá 1 % so với công bố của nhà sản xuất.
Thiết bị kiểm tra độ ồn và âm lượng còi phải có cấp chính xác 1 hoặc 2 (theo phụ lục 2, bảng 2.1).
Các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau (có thể thực hiện song song việc kiểm tra các thiết bị độc lập):
7.3.1 Kiểm tra thiết bị đo độ trượt ngang
7.3.1.1 Xác định chiều dài của bàn trượt ngang
Dùng phương tiện đo độ dài xác định chiều dài của bàn trượt ngang tại 3 vị trí: giữa, trái và phải theo chiều xe vào.
Chiều dài của bàn trượt ngang được xác định theo công thức:
(1) |
Trong đó: L0: chiều dài của bàn trượt ngang, m;
Lg, Lt, Lp: kết quả đo chiều dài của bàn trượt ngang tại 3 vị trí: giữa, trái và phải, mm.
7.3.1.2 Xác định sai số
Sai số của thiết bị đo độ trượt ngang được xác định tại 10 điểm đo phân bố tương đối đều trong phạm vi từ - 20 m/km đến + 20 m/km (trong 10 điểm đó bắt buộc phải có 2 điểm tương ứng với giá trị lớn nhất cho phép của độ trượt ngang theo quy định hiện thời) theo phương pháp sau:
- Khởi động phần mềm điều khiển hệ thống kiểm tra độ trượt ngang;
- Gá đặt đầu đo chuyển vị ngang vào vị trí thích hợp. Đưa số chỉ của đầu đo về "0";
- Cho trục trước của xe đi qua bàn trượt ngang. Ghi lại giá trị lớn nhất hiển thị trên đầu đo chuyển vị (A, mm);
- Ghi lại kết quả được hiển thị trên màn hình của dây chuyền (B, m/km).
Sai số của thiết bị đo độ trượt ngang được xác định cho mỗi điểm đo theo công thức:
(2) |
Sai số tại tất cả các điểm đo không được vượt quá giá trị mpe như sau:
- Trong phạm vi ± 10 m/km: mpe = ± 0,2 m/km;
- Ngoài phạm vi ± 10 m/km: mpe = ± 2 %.
7.3.2 Kiểm tra thiết bị cân trọng lượng
Phải tiến hành kiểm tra các đặc trưng sau của thiết bị cân trọng lượng:
- Độ lặp lại;
- Độ lệch góc;
- Sai số;
Nếu thiết bị cân trọng lượng có 2 bàn cân thì phải kiểm tra từng bàn cân riêng biệt.
Cho phép sử dụng phương pháp thế chuẩn để kiểm tra sai số. Giá trị của mpe là 2 % của giá trị đo được làm tròn đến giá trị độ chia của thiết bị cân trọng lượng.
7.3.2.1 Kiểm tra độ lặp lại
Tiến hành cân 6 lần cùng một tải trọng từ 1/3 Max đến Max. Chênh lệch giữa giá trị chỉ thị lớn nhất và giá trị chỉ thị nhỏ nhất của thiết bị cân trọng lượng trong 6 lần đo không được vượt quá giá trị mpe quy định tại mục 7.3.2.
7.3.2.2 Kiểm tra độ lệch góc
Tiến hành cân 3 lần cùng một tải trọng từ 1/3 Max đến Max tại 3 vị trí tương đối của mặt bàn: giữa, trái và phải. Chênh lệch giữa giá trị chỉ thị lớn nhất và giá trị chỉ thị nhỏ nhất của thiết bị cân trọng lượng tại 3 vị trí không được vượt quá giá trị mpe quy định tại mục 7.3.2.
7.3.2.3 Kiểm tra sai số
Dùng các quả cân chuẩn để xác định sai số của cân tại ít nhất 5 điểm phân bố tương đối đều trên toàn bộ phạm vi đo.
Sai số của thiết bị cân trọng lượng được xác định theo công thức:
E = I - m | (3) |
Trong đó: E: sai số, kg;
I: giá trị chỉ thị trên thiết bị cân trọng lượng, kg;
m: tổng khối lượng danh nghĩa của các quả cân chuẩn, kg.
Sai số của thiết bị cân trọng lượng tại tất cả các điểm kiểm tra không được vượt quá giá trị mpe quy định tại mục 7.3.2.
7.3.3 Kiểm tra thiết bị kiểm tra lực phanh
Đối với thiết bị kiểm tra lực phanh có nhiều đầu đo lực, khi kiểm định phải tiến hành kiểm tra riêng lẻ từng đầu đo.
Tải được duy trì theo chỉ thị trên thiết bị tạo tải chuẩn và đọc giá trị chỉ thị trên thiết bị kiểm tra lực phanh.
Bộ phận đo lực của thiết bị kiểm tra lực phanh phải 3 lần chịu tải khởi động bằng lực tối đa theo hướng phù hợp (kéo hoặc nén). Thời gian chịu tải khởi động một lần từ 60 s đến 90 s.
Phải tiến hành ba loạt đo theo chiều lực tăng tại ít nhất 5 điểm phân bố tương đối đều trên toàn bộ phạm vi đo.
7.3.3.1 Kiểm tra độ tản mạn tương đối
Độ tản mạn tương đối được xác định cho mỗi điểm đo theo công thức sau:
(4) |
Trong đó: bi: độ tản mạn tương đối tại điểm đo thứ i, %;
xmax: giá trị chỉ thị lớn nhất tại điểm đo thứ i, kN;
xmin: giá trị chỉ thị nhỏ nhất tại điểm đo thứ i, kN;
giá trị chỉ thị trung bình tại điểm đo thứ i, |
x1, x2, x3: giá trị chỉ thị của 3 lần đo tại điểm đo thứ i, kN. Độ tản mạn tương đối (b) không vượt quá 2 %;
7.3.3.2 Kiểm tra sai số tương đối
Sai số tương đối được xác định cho mỗi điểm đo theo công thức sau:
(5) |
Trong đó: qi: sai số tương đối tại điểm đo thứ i, %;
Fi: giá trị lực được duy trì trên thiết bị tạo tải chuẩn tại điểm đo thứ i, kN.
Sai số tương đối (q) không vượt quá 2 %.
7.3.4 Kiểm tra thiết bị phân tích khí xả
Thiết bị phân tích khí xả đo được một hoặc nhiều chỉ tiêu thì cho phép tiến hành kiểm tra đo lường đối với chỉ tiêu được sử dụng. Các chỉ tiêu kiểm tra này phải được ghi rõ trong Giấy chứng nhận kiểm định.
Thiết bị phân tích khí xả có phạm vi đo tối thiểu và sai số lớn nhất cho phép đối với một hoặc nhiều thành phần khí thải được nêu trong bảng 4.
Bảng 4
| CO | CO2 | HC (n-hexan) | O2 |
(% thể tích) | ||||
Phạm vi đo tối thiểu | (0 ÷ 5) | (0 ÷ 16) | (0 ÷ 0,2) (hoặc 2000 ppm) | (0 ÷ 21) |
Sai số lớn nhất cho phép | ± 5 % (tương đối) | ± 5 % (tương đối) | ± 5 % (tương đối) | ± 5 % (tương đối) |
Thiết bị phân tích khí xả được kiểm tra đo lường theo trình tự nội dung, phương pháp và yêu cầu sau đây:
7.3.4.1 Phương pháp kiểm định: so sánh kết quả đo trực tiếp giá trị nồng độ của khí chuẩn bằng thiết bị phân tích khí xả cần kiểm định.
7.3.4.2 Kiểm tra điểm “0”
- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp khí “không”. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục 1.
- Giá trị chỉ thị tại các lần đo không vượt quá sai số tuyệt đối cho phép sau: CO: 0,03 % thể tích
CO2: ± 0,5 % thể tích
HC: ± 0,001 % thể tích
O2: ± 0,1 % thể tích
7.3.4.3 Kiểm tra sai số
- Sai số của phương tiện đo phải được xác định riêng rẽ đối các thành phần của khí chuẩn có nồng độ phù hợp như trong bảng 4.
- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần liên tiếp. Ghi kết quả đo được vào biên bản ở phụ lục.
- Sai số được tính theo công thức sau:
[%] | (6) |
Trong đó :
d- Sai số tương đối, %
Cđ - Giá trị của nồng độ khí đo được, % thể tích hay ppm thể tích
Cch - Giá trị nồng độ của khí chuẩn, % thể tích hay ppm thể tích
- Sai số d không được lớn hơn sai số lớn nhất cho phép.
7.3.4.4 Kiểm tra độ lặp lại.
- Với mỗi thành phần của khí chuẩn nêu trong bảng 3, chọn một giá trị nồng độ khí chuẩn để tiến hành kiểm tra độ lặp lại ở thang đo tương ứng.
- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 5 lần liên tiếp khí chuẩn đã chọn. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.
- Độ lệch chuẩn s được tính theo công thức sau:
(7) |
Trong đó:
n: số lần đo;
Yi: giá trị đo thứ i;
: giá trị đo trung bình.
- Độ lệch chuẩn s không được lớn hơn 1/3 sai số lớn nhất cho phép.
7.3.4.5 Kiểm tra độ ổn định theo thời gian (độ trôi)
- Chọn khí chuẩn như mục 7.3.4.4.
- Dùng phương tiện cần kiểm định đo 3 lần giá trị nồng độ khí chuẩn đã chọn, mỗi lần cách nhau 1 h. Ghi kết quả vào biên bản kiểm định ở phụ lục.
- Sai lệch giữa các kết quả đo so với phép đo đầu tiên không được lớn hơn sai số lớn nhất cho phép.
7.3.5 Kiểm tra thiết bị đo độ khói
Giá trị mpe của thiết bị đo độ khói (còn được gọi là thiết bị kiểm tra khí thải động cơ diesel) là 5 %.
Thiết bị đo độ khói được kiểm tra ở 3 điểm đo theo kính lọc chuẩn, mỗi điểm đo thực hiện đo lặp lại 5 lần. Bằng cách so sánh trực tiếp giá trị chỉ thị trên thiết bị với hệ số hấp thụ của kính lọc chuẩn, sai số tại mỗi lần đo được xác định theo công thức:
(8) |
Trong đó: Ek: sai số của thiết bị đo độ khói, %;
kI: hệ số hấp thụ chỉ thị trên thiết bị đo độ khói, m-1;
kR: hệ số hấp thụ của kính lọc chuẩn, m-1.
Sai số tại tất cả các lần đo không được vượt quá giá trị mpe quy định tại mục 7.3.5.
7.3.6 Kiểm tra thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi
Thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi được kiểm tra đo lường theo các yêu cầu sau đây:
7.3.6.1 Kiểm tra trọng số tần số
7.3.6.1.1 Chế độ 94 Inv.A
a/ Đặt phương tiện đo độ ồn ở chế độ A đo “RMS”, trọng số thời gian “F” hoặc “S” (Time Weighting F & Time Weighting S).
b/ Đặt thiết bị chuẩn ở chế độ 94 Inv.A lần lượt tại tất cả các tần số trong phạm vi dải tần của thiết bị chuẩn phù hợp với dải tần của phương tiện máy đo độ ồn. Tại mỗi tần số này ghi lại ít nhất 5 giá trị đọc liên tục trên phương tiện đo độ ồn.
c/ Xử lý số liệu: Tất cả các giá trị ( - 94) dB nếu không đạt thì không tiếp tục kiểm định.
7.3.6.1.2 Chế độ Lin.
không được vượt quá giới hạn cho phép,
a/ Đặt phương tiện đo độ ồn ở chế độ sau : trọng số tần số A,C*, đo “RMS”, trọng số thời gian “F” hoặc “S”.
b/ Đặt thiết bị chuẩn phát ra mức âm 94 dB lần lượt tại tất cả các tần số trong phạm vi của thiết bị chuẩn. Tại mỗi tần số này ghi lại ít nhất 5 giá trị đọc liên tục trên phương tiện đo độ ồn.
c/ Lặp lại bước b với mức âm chuẩn của thiết bị chuẩn là 104 dB, 114 dB.
d/ Tất cả các giá trị
không được vượt quá giới hạn cho phép trong bảng 2.1 (Phụ lục 2), nếu không đạt thì không tiếp tục kiểm định, nếu đạt thì ghi các kết quả tính mức âm trung bình tương ứng với các tần số vào biên bản kiểm định.
Ở đây :
- L là mức âm trung bình đo được.
- LA/LC là mức âm ứng với đặc tính tần số A, C tại các tần số.
7.3.6.2 Kiểm tra độ tuyến tính
a/ Đặt phương tiện máy đo độ ồn ở chế độ sau: trọng số tần số A,C*, đo “RMS”, trọng số thời gian “F” hoặc “S”.
b/ Đặt thiết bị chuẩn tại một tần số và lần lượt phát ra các mức âm (94; 104; 114) dB, ghi lại ba giá trị tại các mức âm này đọc trên máy đo độ ồn.
c/ Thực hiện lại lần lượt bước b tại tất cả các tần số thuộc dải tần của thiết bị chuẩn tương ứng với tần số thuộc dải tần của phương tiện đo độ ồn.
Chú thích:
* Chế độ A,C phụ thuộc vào đặc trưng kỹ thuật của từng máy đo độ ồn phải kiểm định
d/ Tất cả các giá trị (L114 - L104 - 10) dB và (L104 - L94 - 10) dB không được vượt quá giới hạn cho phép trong bảng 2.2 (Phụ lục 2). Nếu không đạt yêu cầu thì không tiếp tục kiểm định, nếu đạt thì ghi các kết quả tính mức âm trung bình ứng với các tần số vào biên bản kiểm định.
7.3.6.3 Kiểm tra trọng số thời gian “F” và “S”
a/ Đặt phương tiện đo độ ồn ở chế độ sau : trọng số tần số A, đo “RMS”, trọng số thời gian “F” và hiển thị liên tục mỗi giây một lần.
b/ Điều chỉnh mức của thiết bị chuẩn để phương tiện đo độ ồn chỉ thị ổn định ở giá trị 106,0 dB.
c/ Đặt thiết bị chuẩn ở chế độ kiểm tra trọng số thời gian “F” (Time Weighting F).
d/ Đặt phương tiện đo độ ồn ở chế độ đo trọng số thời gian “F”, ghi giá trị RMS cực đại (Lmax đọc trên phương tiện đo độ ồn)
e/ Thực hiện lại lần lượt các bước a/, b/, c/, d/ với hai sự thay đổi: ở bước a/ : Máy đo độ ồn được đặt ở chế độ trọng số thời gian “S” ở bước c/ : Đặt thiết bị chuẩn ở chế độ kiểm tra trọng số thời gian “S”.
f/ Tất cả các giá trị Lmax 106không được vượt quá giới hạn cho phép trong bảng 2.3 (Phụ lục 2). Nếu không đạt yêu cầu thì không tiếp tục kiểm định, nếu đạt thì ghi các kết quả tính mức âm trung bình ứng với trọng số thời gian vào biên bản kiểm định.
7.3.6.4 Kiểm tra khả năng đo với Crest Factor
a/ Đặt phương tiện đo độ ồn ở chế độ sau : đặc tính tần số A, đo “RMS”, đặc tính thời gian “F” hoặc “S”.
b/ Điều chỉnh mức của thiết bị chuẩn để phương tiện đo độ ồn chỉ thị ổn định ở giá trị 100,0 dB.
c/ Đặt thiết bị chuẩn ở chế độ kiểm tra Crest Factor và ghi lại ít nhất 5 giá trị chỉ thị liên tục trên phương tiện đo độ ồn.
d/ Xử lý số liệu của các bước a/, b/, c/ theo mục 7.3.5. Tất cả các giá trị L 100 không được vượt quá giới hạn cho phép trong bảng 2.4 (Phụ lục 2). Nếu không đạt yêu cầu thì không tiếp tục kiểm định, nếu đạt thì ghi các kết quả tính mức âm trung bình ứng với Crest Factor bằng 3 vào biên bản kiểm định.
7.3.6.5 Xử lý số liệu
Mức âm trung bình của mỗi lượt đo được tính theo công thức sau:
(9) |
- Li là mức âm ở lần đo thứ i;
- n là số lần đo.
Kết quả các bước kiểm tra được kết luận “Đạt” hoặc “Không đạt” theo phụ lục 1.
7.3.7 Kiểm tra thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước
Giá trị mpe của thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước là 10 %.
Thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước được kiểm tra ở các điểm đo tương đương với 5 %; 10 %; 20 %; 50 %; 75 % dải đo lớn nhất của thiết bị.
Mỗi điểm đo thực hiện đo lặp lại 5 lần.
Bằng cách so sánh trực tiếp giá trị chỉ thị trên thiết bị với cường độ sáng của đèn chuẩn, sai số tại mỗi lần đo được xác định theo công thức:
(10) |
Trong đó: Ed: sai số của thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước, %;
II: cường độ sáng chỉ thị trên thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước, cd;
IR: cường độ sáng của đèn chuẩn, cd.
Sai số tại tất cả các lần đo không được vượt quá giá trị mpe quy định tại mục 7.3.7.
8.1 Các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ nếu đạt yêu cầu quy định của quy trình này thì được bảo mật cơ cấu chỉnh tại các vị trí có thể điều chỉnh độ đúng của các thiết bị (bao gồm các biện pháp niêm phong, điện tử hoặc mật mã, .v.v. để không thể có sự can thiệp trái phép làm thay đổi các đặc
tính kỹ thuật của phương tiện đo đã được kiểm định) và được cấp chứng chỉ kiểm định (tem kiểm định, dấu kiểm định, giấy chứng nhận kiểm định) theo quy định.
8.2 Các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ không đạt một trong các yêu cầu quy định của quy trình này thì không cấp chứng chỉ kiểm định và xóa dấu kiểm định cũ (nếu có).
8.3 Chu kỳ kiểm định của các phương tiện đo trong dây chuyền kiểm định phương tiện giao thông cơ giới đường bộ là 12 tháng.
Tên tổ chức kiểm định |
Tên phương tiện/hệ thống đo: ........................................................................................
Kiểu: …………………………………………………Số:……………………………...
Cơ sở sản xuất: ………………………………………Năm sản xuất: …………………
Đặc trưng kỹ thuật: Phạm vi đo: ………………………………………………………
Độ chính xác: ……………………………………………………
Cơ sở sử dụng: …………………………………………………………………………
Số phiếu nhận mẫu: …………………………………..Ngày: ………………………….
Phương pháp thực hiện: ………………………………………………………………..
Chuẩn, thiết bị chính được sử dụng: …………………………………………………...
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Điều kiện môi trường: Nhiệt độ: ………………...ºC…………Độ ẩm: …………….%
Người thực hiện: ……………………………….Ngày thực hiện: …………………….
Địa điểm thực hiện: ……………………………………………………………………
KẾT QUẢ KIỂM ĐỊNH
1. Kiểm tra bên ngoài:
- Nhãn | Đạt | Không đạt | |
- Lắp đặt | Đạt | Không đạt | |
- Phụ kiện | Đạt | Không đạt | |
- Bộ phận chỉ thị | Đạt | Không đạt | |
- Chế độ hiển thị trực tiếp: | Đạt | Không đạt | |
2. Kiểm tra kỹ thuật:
- Chế độ hoạt động bình thường: | Đạt | Không đạt | |
- Đường kính ru lô: .................... | Đạt | Không đạt | |
3. Kiểm tra đo lường:
3.1 Kiểm tra thiết bị đo độ trượt ngang
3.1.1 Chiều dài bàn trượt ngang
Kết quả đo, mm | Chiều dài bàn trượt | ||
Lg | Lt | Lp | L0, m |
|
|
|
|
3.1.2 Kiểm tra sai số
STT | Chỉ thị trên đầu đo chuyển vị A (mm) | Chỉ thị trên thiết bị B (m/km) | Sai số Δ (m/km) | mpe (m/km) | Kết luận |
1 |
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
8 |
|
|
|
|
|
9 |
|
|
|
|
|
10 |
|
|
|
|
|
3.2 Kiểm tra thiết bị cân trọng lượng
3.2.1 Kiểm tra độ lặp lại
Tải trọng | Giá trị chỉ thị trên cân (kg) | |||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 | Lần 6 | |
|
|
|
|
|
|
|
Max - Min = . . . . . . . . kg Đạt Không đạt
3.2.2 Kiểm tra độ lệch góc
Tải trọng | Giá trị chỉ thị trên cân tại vị trí (kg) | Max - Min (kg) | Kết luận | ||
Giữa | Trái | Phải | |||
|
|
|
|
|
|
3.2.3 Kiểm tra sai số
STT | Mức tải (kg) | Chỉ thị trên cân (kg) | Sai số (kg) | Kết luận |
1 |
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
3.3 Kiểm tra thiết bị kiểm tra phanh
STT | Mức tải (kN) | Giá trị chỉ thị trên thiết bị (kN) | Độ tản mạn tương đối b (%) | Sai số tương đối q (%) | |||
x1 | x2 | x3 | xr | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
Độ tản mạn tương đối: | Đạt | Không đạt | |
Sai số tương đối: | Đạt | Không đạt | |
3.4 Kiểm tra thiết bị phân tích khí xả
Kiểu: …………………………………………………. Số: ……………………………
Đặc trưng kỹ thuật: ………………………………………………………………………
- Kiểm tra điểm ”0”
Khí “không” | ||||||||
TT | Thành phần | Lần đo | Trung bình | Sai số | Sai số cho phép | Kết luận | ||
1 | 2 | 3 | ||||||
1 | CO |
|
|
|
|
|
|
|
2 | CO2 |
|
|
|
|
|
|
|
3 | HC |
|
|
|
|
|
|
|
4 | O2 |
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm tra sai số:
TT | Khí chuẩn và nồng độ | Lần đo | Trung bình | Sai số | Sai số cho phép | Kết luận | |||
1 | 2 | 3 | |||||||
1 | CO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
2 | CO2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
3 | HC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| ||
4 | O2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm tra độ lặp lại:
Khí chuẩn | Nồng độ | Lần đo | Trung bình | Độ lệch chuẩn | Sai số cho phép | Kết luận | ||||
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | ||||||
CO |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
CO2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
HC |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
O2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
- Kiểm tra độ trôi
Khí chuẩn | Nồng độ | Lần đo và thời gian đo | Sai số với phép đo đầu tiên | Sai số cho phép | Kết luận | |||
1 (...........) | 2 (..........) | 3 (..........) | (2)-(1) | (3)-(1) | ||||
CO |
|
|
|
|
|
|
|
|
CO2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
HC |
|
|
|
|
|
|
|
|
O2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.5 Kiểm tra thiết bị đo độ khói
Kiểu: …………………………………………………. Số: : ………………………….
Đặc trưng kỹ thuật: ……………………………………………………………………..
STT | Kính lọc chuẩn kR (m-1) | Hệ số hấp thụ chỉ thị trên thiết bị, kI (m-1) | Sai số Ek (%) | Kết luận | ||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3.6 Kiểm tra thiết bị đo độ ồn phương tiện và âm lượng còi
Kiểu: …………………………………………………. Số: ……………………………
Đặc trưng kỹ thuật: ……………………………………………………………………
3.6.1 Kiểm tra đặc tính tần số
3.6.1.1 Chế độ 94.Inv.A
Tần số (Hz) | 31,5 | ................ | 16 kHz | Sai số cho phép (dB)* |
Giá trị đọc trên phương tiện đo độ ồn (dB) | Lần 1:... Lần 2:..... Lần 3:... Lần 4:.. Lần 5:... |
|
|
|
3.6.1.2 Chế độ Lin.
Tần số | Chế độ A,C | |||||
94 dB | 114 dB | 94 dB | ||||
Mức âm chuẩn (dB) | Mức âm đo được (dB) | Mức âm chuẩn (dB) | Mức âm đo được (dB) | Mức âm chuẩn (dB) | Mức âm đo được (dB) | |
31,5 Hz | A,C (dB)… Sai số cho phép A,C (dB) | Lần 1: ...... |
| Lần 1: ...... |
| Lần 1: ...... |
Lần 2: ...... | Lần 2: ...... | Lần 2: ...... | ||||
Lần 3: ...... | Lần 3: ...... | Lần 3: ...... | ||||
Lần 4: ...... | Lần 4: ...... | Lần 4: ...... | ||||
Lần 5: ...... | Lần 5: ...... | Lần 5: ...... | ||||
63 Hz |
|
|
|
|
|
|
--- | --- | --- | --- | --- | --- | --- |
16 kHz |
|
|
|
|
|
|
3.6.2 Kiểm tra độ tuyến tính
Tần số | Chế độ A,C | |||||
94 dB | 104 dB | 114 dB | ||||
Mức âm đo được (dB) | Mức âm trung bình (dB) | Mức âm đo được (dB) | Mức âm trung bình (dB) | Mức âm đo được (dB) | Mức âm trung bình (dB) | |
31,5 Hz | Lần 1: ...... |
| Lần 1: ...... |
| Lần 1: ...... |
|
Lần 2: ...... | Lần 2: ...... | Lần 2: ...... | ||||
Lần 3: ...... | Lần 3: ...... | Lần 3: ...... | ||||
Lần 4: ...... | Lần 4: ...... | Lần 4: ...... | ||||
Lần 5: ...... | Lần 5: ...... | Lần 5: ...... | ||||
63 Hz |
|
|
|
|
|
|
… | … | … | … | … | … | … |
16 kHz | … | … | … | … | … | … |
3.6.3 Kiểm tra đặc tính thời gian “F” và “S”
| Mức âm đo được (dB) (Mức ổn định: 106 dB) |
F | --- |
S | --- |
3.6.4 Kiểm tra khả năng đo với Crest Factor
| Mức âm đo được (dB) (Mức ổn định: 100 dB) |
Crest Factor = 3 | --- |
3.7 Kiểm tra thiết bị kiểm tra đèn chiếu sáng phía trước
Kiểu: ……………………………………………… Số: …………………………………………..
Đặc trưng kỹ thuật: ……………………………………………………………………………….
STT | Đèn chuẩn IR (cd) | Cường độ sáng chỉ thị trên thiết bị, II (cd) | Sai số Ed (%) | Kết luận | ||||
Lần 1 | Lần 2 | Lần 3 | Lần 4 | Lần 5 | ||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
3 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4 |
|
|
|
|
|
|
|
|
5 |
|
|
|
|
|
|
|
|
6 |
|
|
|
|
|
|
|
|
7 |
|
|
|
|
|
|
|
|
4. Kết luận chung: ……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………………………..
Người soát lại | Người thực hiện |
SAI SỐ CHO PHÉP CỦA PHƯƠNG TIỆN ĐO ĐỘ ỒN
Bảng 2.1 : Sai số đo mức âm cho phép ứng với các tần số
Tần số (Hz) | Mức âm (LA) của đặc tính tần số A (dB) | Mức âm (LC) của đặc tính tần số C (dB) | Sai số cho phép (dB) | |
Loại 1 | Loại 2 | |||
31,5 | -39,4 | - 3,0 | ± 1,5 | ± 3,0 |
63 | -26,2 | - 0,8 | ± 1,5 | ± 2,0 |
125 | -16,1 | - 0,2 | ± 1,0 | ±1,5 |
250 | -8,6 | 0,0 | ± 1,0 | ±1,5 |
500 | -3,2 | 0,0 | ± 1,0 | ±1,5 |
1000 | 0,0 | 0,0 | ± 1,0 | ±1,5 |
2000 | +1,2 | - 0,2 | ± 1,0 | ± 2,0 |
4000 | +1,0 | - 0,8 | ± 1,0 | ± 3,0 |
8000 | -1,1 | - 3,0 | + 1,5; - 3.0 | ± 5,0 |
12500 | -4,3 | - 6,2 | + 3,0; - 6,0 | + 5,0; - ∞ |
16000 | -6,6 | - 8,5 | + 3,5; - ∞ | + 5,0; - ∞ |
Bảng 2.2: Độ phi tuyến đo mức âm cho phép ứng với các dải tần
Mức áp suất âm | Loại 1 | Loại 2 |
Mức âm trong dải đo chính | ± 0,4 dB | ± 0,6 dB |
Mức âm ngoài dải đo chính | ± 1,0 dB | ± 1,5 dB |
Dải tần | 31,5 Hz đến 8000 Hz |
Bảng 2.3 : Sai số mức âm cho phép ứng với các đặc tính thời gian”F”và ”S”
Đặc tính thời gian | Loại 1 | Loại 2 |
F | + 1 dB | +1 dB;-2 dB |
S | ± 1 dB | ± 2 dB |
Bảng 2.4 : Sai số đo mức âm cho phép ứng với Crest Factor bằng 3
Crest Factor = 3 | |
Loại 1 | ± 0,5 dB |
Loại 2 | ± 1 dB |
- 1Quyết định 919/QĐ-TĐC năm 2009 ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 2Quyết định 1543/QĐ-TĐC năm 2010 ban hành Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành
- 3Quyết định 2502/QĐ-TĐC năm 2013 ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 4Quyết định 2832/QĐ-TĐC năm 2019 về Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 1Quyết định 919/QĐ-TĐC năm 2009 ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng ban hành
- 2Quyết định 1543/QĐ-TĐC năm 2010 ban hành Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam do Tổng cục trưởng Tổng cục Tiêu chuẩn đo lường chất lượng ban hành
- 3Luật đo lường 2011
- 4Quyết định 2502/QĐ-TĐC năm 2013 ban hành văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- 5Thông tư 23/2013/TT-BKHCN quy định về đo lường đối với phương tiện đo nhóm 2 do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 27/2014/QĐ-TTg quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng trực thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 2832/QĐ-TĐC năm 2019 về Văn bản Kỹ thuật Đo lường Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
Quyết định 702/QĐ-TĐC năm 2017 về văn bản kỹ thuật đo lường Việt Nam do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng ban hành
- Số hiệu: 702/QĐ-TĐC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 12/05/2017
- Nơi ban hành: Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng
- Người ký: Trần Văn Vinh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra