Hệ thống pháp luật

TỔNG CỤC
 BƯU ĐIỆN VÀ TRUYỀN THANH
******

VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 70-QĐ

Hà Nội, ngày 01 tháng 03 năm 1962 

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC HẠ GIÁ CƯỚC ĐIỆN THOẠI ĐƯỜNG DÀI

TỔNG CỤC TRƯỞNG TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN VÀ TRUYỀN THANH

Căn cứ Quyết định số 63-CP ngày 15-5-1961 của Hội đồng Chính phủ đặt Tổng cục Bưu điện trực thuộc Hội đồng Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 330-NĐ ngày 23-10-1957, số 30-NĐ ngày 04-4-1959 và số 68-NĐ ngày 10-8-1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện quy định cước phí bưu, điện phẩm áp dụng trong nước,
Sau khi được sự phê chuẩn của Phủ Thủ tướng tại công văn số 3897-CN ngày 16-11-1961 và sự thỏa thuận của Bộ Tài chính tại công văn số 089-TC/KTKT, ngày 15-2-1962 về việc điều chỉnh một vài khoản cước điện thoại đường dài trong nước nhằm tạo điều kiện thuận tiện cho Bưu điện đẩy mạnh phục vụ;

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1.-  Nay hạ giá cước điện thoại đường dài phổ thông và tư nhân trong nước xin nói ngoài giờ hành chính xuống 50% so với giá cước điện thoại đường dài cùng loại xin nói trong giờ theo quy định của nghị đinh số 68-NĐ ngày 10-8-1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện.

Điều 2.- Nay quy định lại cước điện thoại báo trước, cước điện thoại báo gọi và cước xóa bỏ sửa đổi đăng ký xin nói điện thoại đường dài trong nước:

1. Điện thoại báo trước:

Báo trước người được gọi ở máy thuê bao để chuẩn bị nói chuyện.

a) Báo trước để nói ngoài giờ hành chính

Miễn cước.

b) Báo trước để nói trong giờ hành chính

Thu 0đ20 (báo để nói trên đường điện gần cũng như xa)

2. Điện thoại báo gọi

Báo người đến phòng điện thoại công cộng Bưu điện để tiếp chuyện điện thoại : thu 0đ20 (báo để nói trên đường điện gần cũng như xa, trong cũng như ngoài giờ hành chính).

3. Xin hủy bỏ, sửa đổi đăng ký nói điện thoại đường dài.

a) Xin hủy bỏ, sửa đổi yêu cầu điện thoại báo trước, báo gọi

1. Chưa chuyển đi trên đường điện:

Xin hủy bỏ: Cước giấu báo gọi, cước chuyển lời báo trước được hoàn lại, không tính thủ tục phí hủy bỏ.

Xin sửa đổi: Không tính cước sửa đổi.

2. Đã chuyển đi trên đường điện

- Đối với giấy báo trước:

Xin hủy bỏ: Nếu có tính cước chuyển lời báo trước thì không hoàn lại khoản cước này, nếu không tính cước chuyển lời báo trước thì cũng không thu gì thêm.

Trong cả hai trường hợp có tính và không tính cước chuyển lời báo trước, Bưu điện đều có trách nhiệm “báo hủy bỏ” cho người được gọi, không tính cước “báo hủy bỏ”

Xin sửa đổi: Không tính cước sửa đổi, trừ trường hợp sửa đổi thời gian nói chuyện “ngoài giờ” ra “trong giờ” phải tính cước chuyển lời báo cho yêu cầu điện đàm sửa đổi.

Trong cả hai trường hợp có tính và không tính cước chuyển lời báo trước, Bưu điện đều có trách nhiệm “báo sửa đổi”, nếu xét cần, cho người được gọi đầu tiên, không tính cước “báo sửa đổi”.

- Đối với giấy báo gọi:

Không hoàn lại cước giấy báo gọi. Tuy nhiên, nếu có cước phát nhanh thì khoản cước này được hoàn lại, nếu chưa sử dụng đến hay sử dụng chưa hết.

Nếu muốn Bưu điện báo lại cho người được gọi đầu tiên về việc hủy bỏ, sửa đổi, phải trả thêm cước một giấy báo 0đ20 cùng phụ phí phát nhanh nếu cần.

b) Xin hủy bỏ, sửa đổi đăng ký điện thoại gọi số:

1. Hủy bỏ, sửa đổi trong khi được báo chuẩn bị nói chuyện:

Không tính thủ tịch phí hủy bỏ, sửa đổ

2. Hủy bỏ, sửa đổi trong hoặc sau khi được báo chuẩn bị nói chuyện: Tính thủ tục phí hủy bỏ, sửa đổi 0đ20.

c) Đã được báo chuẩn bị nói chuyện nhưng máy gọi hoặc máy được gọi khước từ nói chuyện hoặc không trả lời khi Bưu điện gọi lại để tiếp thông - Xin nhầm số và đã được tiếp thông với số xin nhầm.

1. Đối với điện thoại giấy báo gọi: Không hoàn lại cước giấy báo gọi; không tính cước về cuộc điện đàm khước từ, không trả lời, xin nhầm.

2. Đối với điện thoại báo trước:

- Trường hợp có tính cước chuyển lời báo trước: Không hoàn lại khoản cước này; không tính cước về cuộc điện đàm khước từ, không trả lời, xin nhầm.

- Trường hợp không tính cước chuyển lời báo trước: tính 0đ20 về cuộc điện đàm khước từ, không trả lời, xin nhầm.

3. Đối với điện thoại thông thường (gọi số)

Tính 0đ20 về cước điện đàm khước từ, không trả lời, xin nhầm.

Điều 3.- Quyết định này hủy bỏ và thay thế các điều 68, 69, 70 Nghị định số 330-NĐ ngày 23/10/1957 và bổ sung Nghị định số 68-NĐ ngày 10/8/1959 của Bộ Giao thông và Bưu điện, và thi hành từ ngày 01 tháng 4 năm 1962.

Điều 4.- Các ông Chánh văn phòng, Cục trưởng Cục Điện chính, Vụ trưởng Vụ tổ chức Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Kế hoạch tài vụ, Giám đốc các Khu, Sở, Trưởng ty Bưu điện tỉnh thi hành quyết định này.

 

 

KT.TỔNG CỤC TRƯỞNG
TỔNG CỤC BƯU ĐIỆN VÀ TRUYỀN THANH
TỔNG CỤC PHÓ
 
 


Ngô Huy Văn

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 70-QĐ năm 1962 về việc hạ giá cước điện thoại đường dài do Tổng cục trưởng Tổng cục Bưu điện và truyền thanh ban hành

  • Số hiệu: 70-QĐ
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 01/03/1962
  • Nơi ban hành: Tổng cục Bưu điện và Truyền thanh
  • Người ký: Ngô Huy Văn
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 9
  • Ngày hiệu lực: 01/04/1962
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản