Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 70/2000/QĐ-UB | Hà Nội, ngày 14 tháng 07 năm 2000 |
UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 21.6.1994;
Căn cứ Luật Khoáng sản ngày 20.3.1996 và Nghị định 68/CP ngày 01/11/1996 của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Khoáng sản;
Căn cứ Luật Đất đai sửa đổi được Quốc hội thông qua ngày 12/2/1998;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này bản "Quy định tạm thời quản lý, khai thác đất đồi núi, đất để sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất nung khác; khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh".
Điều 2: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ký.
Thủ trưởng cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, các Sở, ban, ngành của tỉnh; UBND các huyện, thị xã và các tổ chức cá nhân khai thác đất đồi, núi, đất để sản xuất gạch, ngói và các sản phẩm đất nung; khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| UBND TỈNH BẮC NINH |
TẠM THỜI QUẢN LÝ, KHAI THÁC ĐẤT ĐỒI, NÚI, ĐẤT ĐỂ SẢN XUẤT GẠCH NGÓI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẤT NUNG; KHAI THÁC CÁT SỎI LÒNG SÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 70/2000/QĐ-UB ngày 14 tháng 7 năm 2000 của UBND tỉnh Bắc Ninh)
Điều 1: Quy định này nhằm thống nhất quản lý đối với các hoạt động khai thác đất đồi núi, đất để sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất nung, khai thác cát sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo pháp luật và những quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 2: UBND các cấp thực hiện quyền quản lý Nhà nước về tài nguyên khoáng sản (viết tắt là TNKS) và đất đai trên địa bàn.
Các cơ quan chuyên môn: Công nghiệp, Địa chính, Xây dựng giúp UBND các cấp thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về khoáng sản, đất đai theo Luật Khoáng sản, Luật đất đai.
Điều 3: Các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động khai thác đất đồi núi, đất sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất nung; khai thác cát sỏi lòng sông phải có giấy phép khai thác và quyết định cho thuê đất do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp.
1- Khu vực khai thác nằm trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của địa phương đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt theo đúng quy định của Luật đất đai.
2- Hoạt động khai thác không gây tác động xấu đến môi trường sinh thái, cảnh quan khu vực, không làm hư hại đến các công trình công cộng, cơ sở hạ tầng, an ninh quốc phòng, di tích lịch sử văn hoá, không ảnh hưởng đến người sử dụng đất lân cận.
3- Được UBND tỉnh cấp giấy phép khai thác và cho thuê đất.
Điều 5: Nghiêm cấm tổ chức và cá nhân khai thác trái phép đất, đá đồi núi, hạ vườn đồi tùy tiện không theo quy hoạch và không được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Điều 6: Thủ tục cấp giấy phép khai thác đất đồi núi:
Tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép khai thác phải gửi đến Sở Công nghiệp - TTCN 04 bộ hồ sơ, mỗi bộ gồm:
1- Đơn xin phép khai thác theo mẫu quy định.
2- Phương án khai thác. Có bản đồ địa hình khu vực khai thác ( trích lục hoặc trích đo) Tỷ lệ: 1:500 đến 1:2000.
3- ý kiến thống nhất bằng văn bản của UBND huyện, thị xã, xã về vị trí khu vực khai thác.
4- Các văn bản có liên quan: Quyết định phê duyệt đầu tư, quyết định thành lập doanh nghiệp, chứng nhận đăng ký kinh doanh (bản sao công chứng nếu có).
2- Thời hạn của giấy phép tuỳ theo quy mô khai thác, nhưng thời gian dài nhất không qúa 3 năm.
Điều 8: Sau khi được UBND tỉnh cấp giấy phép các tổ chức và cá nhân phải lập 02 bộ hồ sơ xin thuê đất gửi Sở Địa chính. Mỗi bộ hồ sơ gồm: Các thủ tục quy định tại khoản 2,3,4 điều 6 của quy định này và các văn bản sau:
1- Đơn xin thuê đất theo mẫu.
2- Phương án đền bù thiệt hại khi thu hồi đất đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Sở Địa chính thụ lý hồ sơ và trình UBND tỉnh quyết định, thời gian không quá 20 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hơp lệ.
B- KHAI THÁC ĐẤT SẢN XUẤT GẠCH NGÓI VÀ CÁC SẢN PHẨM ĐẤT NUNG:
Khu vực đất được quy hoạch khai thác không vi phạm các trường hợp sau:
1- Đất đã quy hoạch vào khu vực sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp ổn định.
2- Đất nằm trong hành lang bảo vệ các công trình kiến trúc, giao thông, thuỷ lợi đê điều.
3- Đất trong phạm vi bảo vệ các khu di tích lịch sử - văn hoá.
4- Đất sử dụng cho mục đích an ninh, quốc phòng.
1- Có giấy phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2- Thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường để không gây thiệt hại cho sản xuất, đời sống và ảnh hưởng xấu tới môi trường.
3- Khi sử dụng xong phải cải tạo để có thể sử dụng vào mục đích thích hợp.
Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác và xin thuê đất, trình tự thẩm định hồ sơ được quy định tại điều 6, điều 7 (khoản 1), điều 8 tại bản quy định này.
Hồ sơ xin khai thác gồm: Đơn xin khai thác và phương án khai thác.
Sau 30 ngày kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ UBND huyện, thị xã xem xét và quyết định cấp phép, thời hạn của một giấy phép không quá 3 năm.
Sáu tháng, một năm UBND các huyện, thị xã phải tổng hợp tình hình khai thác đất sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất nung khác trên địa bàn báo cáo UBND tỉnh.
C- KHAI THÁC CÁT, SỎI LÒNG SÔNG:
Điều 15: Thủ tục cấp giấy phép và thời hạn thẩm định:
1- Hồ sơ xin cấp giấy phép khai thác ngoài những quy định tại điều 6 còn có:
Văn bản phê duyệt học thẩm định báo cáo thăm dò của cơ quan có thẩm quyền.
Vị trí khu vực chứa cát và đường vận tải.
2- Thời hạn thẩm định hồ sơ như quy định tại khoản 1 điều 7 bản quy định này.
Điều 16: Thời hạn, diện tích và khối lượng khai thác:
1- Thời hạn của 1 giấy phép tuỳ theo quy mô khai thác, nhưng thời gian dài nhất không quá 3 năm.
2- Diện tích và khối lượng khai thác tuỳ theo điều kiện cụ thể ở những điểm khai thác trên địa bàn tỉnh:
Đối với cá nhân diện tích khai thác không quá 1 ha, khối lượng không quá 16.000m3.
Đối với tổ chức diện tích không quá 5 ha, khối lượng không quá 80.000m3.
1- Tại thời điểm xin gia hạn, tổ chức, cá nhân được phép khai thác phải hoàn thành các nghĩa vụ theo quy định của Luật Khoáng sản và các quy định khác của pháp luật.
2- Tổ chức, cá nhân được phép khai thác phải có đơn xin gia hạn kèm theo bình đồ hiện trạng mỏ, báo cáo kết quả hoạt động và phương án khai thác tiếp théo trình Sở Công nghiệp - TTCN trước 30 ngày khi giấy phép hết hiệu lực.
Điều 18: Các tổ chức, cá nhân khi được cấp phép khai thác phải chấp hành đầy đủ các quy định sau:
1- Nộp lệ phí cấp giấy phép, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế tài nguyên, các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2- Làm thủ tục thuê đất theo đúng quy định của Luật đất đai và chỉ được tiến hành khai thác khi có Quyết định cho thuê đất của các cấp có thẩm quyền.
3- Đăng ký giấy phép, kế hoạch khai thác tại Sở Công nghiệp - TTCN và các cơ quan quản lý Nhà nước theo quy định.
4- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc những nội dung quy định của giấy phép khai thác và quyết định cho thuê đất.
5- Trong quá trình khai thác nếu phát hiện thấy khoáng sản mới, khoáng sản có giá trị cao hơn VLXD thông thường và di chỉ khảo cổ văn hoá thì tổ chức, cá nhân phải kịp thời báo cáo với cơ quan có thẩm quyền xem xét để có biện pháp quản lý, bảo vệ.
6- Khi hết thời hạn thuê đất phải thực hiện việc phục hồi lại khu vực đã khai thác để tiếp tục đưa vào sử dụng theo phương án khai thác đã được duyệt và bàn giao khu vực đã khai thác xong cho địa phương tiếp tục quản lý.
- 1Quyết định 96/2006/QĐ-UBND quy định quản lý, khai thác đất, đá đồi núi;khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng đất làm bến bãi tạm thời để tập kết cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Quyết định 97/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Chỉ thị 12/2005/CT-UB về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác cát lòng sông do tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 1022/QĐ-UB năm 1995 về quản lý và sử dụng đất để sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất nung khác do tỉnh Vĩnh Phú ban hành
- 1Quyết định 96/2006/QĐ-UBND quy định quản lý, khai thác đất, đá đồi núi;khai thác cát, sỏi lòng sông và sử dụng đất làm bến bãi tạm thời để tập kết cát, sỏi trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 2Quyết định 97/2006/QĐ-UBND Quy định về quản lý sản xuất gạch, ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- 3Quyết định 114/2002/QĐ-UB về Quy định quản lý sản xuất gạch ngói thủ công trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 1Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính các cấp 1962
- 2Luật Đất đai 1993
- 3Luật Khoáng sản 1996
- 4Nghị định 68-CP năm 1996 Hướng dẫn Luật khoáng sản
- 5Nghị định 04-CP năm 1997 về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai
- 6Nghị định 35-CP năm 1997 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý Nhà nước về khoáng sản
- 7Luật đất đai sửa đổi 1998
- 8Chỉ thị 03/1999/CT-TTG về tăng cường quản lý Nhà nước đối với các hoạt động khảo sát, thăm dò, khai thác cát, sỏi và nạo vét kết hợp tận thu cát, sỏi lòng sông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Chỉ thị 07/2010/CT-UBND tăng cường quản lý sản xuất gạch thủ công từ đất sét nung trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 10Chỉ thị 12/2005/CT-UB về chấn chỉnh và tăng cường trách nhiệm quản lý Nhà nước đối với hoạt động khai thác cát lòng sông do tỉnh An Giang ban hành
- 11Quyết định 1022/QĐ-UB năm 1995 về quản lý và sử dụng đất để sản xuất gạch ngói và các sản phẩm đất nung khác do tỉnh Vĩnh Phú ban hành
Quyết định 70/2000/QĐ-UB về Quy định tạm thời quản lý, khai thác đất đồi núi, sản xuất gạch ngói và sản phẩm đất nung khác; khai thác cát, sỏi lòng sông trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 70/2000/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/07/2000
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Vũ Đức Trung
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/07/2000
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra