Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 699/QĐ-UBND

Bình Định, ngày 07 tháng 03 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Chương trình hành động số 09/CTr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy về thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và PTNT tại Tờ trình số 578/TTr-SNN ngày 02/3/2017,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và Nghị quyết Đại hội XIX Đảng bộ tỉnh về Phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

Điều 2. Giao Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nông nghiệp và PTNT, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này kể từ ngày ký./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Châu

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA TỈNH ỦY THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XII CỦA ĐẢNG VÀ NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh)

I. CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

1. Các chỉ tiêu tổng quát

Giá trị tổng sản phẩm địa phương bình quân hàng năm (theo giá so sánh năm 2010) ngành nông - lâm - ngư nghiệp tăng 3,5%. Đến năm 2020, cơ cấu kinh tế nông - lâm - ngư nghiệp 21%.

2. Các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2020

a. Trồng trọt: Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 674.880 tấn, trong đó: Sản lượng lúa 580.480 tấn và ngô 94.400 tấn.

b. Chăn nuôi: Tổng đàn: Bò 320.000 con, lợn 1.000.000 con, gia cầm 8.000.000 con; tỷ lệ bò lai đạt 85 % tổng đàn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 240.000 tấn.

c. Lâm nghiệp: Trồng rừng tập trung 9.000 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 52%. Trồng rừng cây gỗ lớn 7.500 ha.

d. Thủy sản: Tổng sản lượng khai thác thủy sản 211.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản 195.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản 16.000 tấn.

e. Chương trình xây dựng nông thôn mới: Số xã đạt chuẩn nông thôn mới là 72 xã đạt 59% số xã trong tỉnh.

g. Về thủy lợi phục vụ sản xuất: Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới 92,1%, trong đó: Tưới bằng các công trình thủy lợi kiên cố đạt 87 %.

h. Tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 99 %.

i. Chương trình Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản.

- Xây dựng và triển khai đề án “tăng cường năng lực công tác Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030”.

- Thực hiện số lượng mẫu kiểm tra, giám sát vệ sinh an toàn thực phẩm đến năm 2020 đạt 2.800 mẫu, gồm: Thủy sản 800 mẫu, thú y 800 mẫu và bảo vệ thực vật 1.200 mẫu. Kiểm tra và quản lý 100% các cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp. Xây dựng 42 điểm bán các sản phẩm an toàn.

- Xây dựng 5 vùng sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn basicGAP (do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành) ở thị xã An Nhơn, các huyện: Tuy Phước, Tây Sơn, Vĩnh Thạnh và mở rộng ở các huyện Hoài Nhơn, Phù Mỹ.

- Xây dựng 15 trang trại chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP; 04 vùng nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.

II. Nội dung kế hoạch thực hiện

Nội dung nhiệm vụ cụ thể thực hiện Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020 theo Phụ lục đính kèm Kế hoạch này.

III. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và PTNT:

- Là cơ quan thường trực, tham mưu, giúp UBND tỉnh tổ chức hướng dẫn triển khai, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai, thực hiện Chương trình. Tham mưu, giúp UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo tổ chức sơ kết hàng năm vào cuối năm và tổng kết Chương trình vào cuối năm 2020.

- Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, UBND các huyện, thị xã, thành phố giúp UBND tỉnh đôn đốc, kiểm tra các sở, ngành và địa phương trong việc xây dựng, lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu của Chương trình khi xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm.

- Tham mưu giúp UBND tỉnh theo dõi, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09/CTr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy Bình Định về Phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

- Chủ trì theo dõi việc thực hiện Kế hoạch này, định kỳ 6 tháng, 9 tháng và năm tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

Chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và PTNT cân đối, huy động nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện các nhiệm vụ thuộc kế hoạch này; tham mưu, hướng dẫn lồng ghép các nội dung về phát triển nông nghiệp - nông thôn trong các chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

3. Sở Tài chính:

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và PTNT xây dựng kế hoạch kinh phí, cân đối ngân sách hàng năm và trình cấp thẩm quyền bố trí kinh phí đảm bảo nhiệm vụ theo kế hoạch này.

4. Các Sở, Ban, Ngành, Đoàn thể:

Triển khai phổ biến, tuyên truyền rộng rãi các nội dung kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 09/CTr/TU ngày 20/10/2016 của Tỉnh ủy Bình Định về Phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020;

5. UBND các huyện, thị xã, thành phố:

Căn cứ Kế hoạch này và Nghị quyết Đại hội Đảng bộ để xây dựng kế hoạch cho phù hợp với thực tế của địa phương. Hàng năm tổ chức sơ kết việc thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên, các cơ quan Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh tích cực động viên các thành viên, hội viên, cán bộ công nhân viên phát huy vai trò làm chủ, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX.

Trong quá trình triển khai thực hiện, nếu có phát sinh, vướng mắc, các cơ quan đơn vị, UBND các huyện, thị xã, thành phố kịp thời báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Nông nghiệp và PTNT) để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp./.

 

PHỤ LỤC

KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT ĐẠI HỘI XIX ĐẢNG BỘ TỈNH VỀ “PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP - NÔNG THÔN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH GIAI ĐOẠN 2016 - 2020”
(Ban hành kèm theo Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định theo Quyết định số 699/QĐ-UBND ngày 07/3/2017 của UBND tỉnh)

TT

Nội dung hoạt động

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Thời gian hoàn thành

Kết quả

1

Tổ chức triển khai thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” tỉnh Bình Định giai đoạn 2014 - 2020 trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, Thị xã, TP

2016-2020

Tổng sản lượng lương thực cây có hạt: 674.880 tấn, trong đó: Sản lượng lúa 580.480 tấn và ngô 94.400 tấn.Tổng đàn bò: 320.000 con, lợn 1.000.000 con, gia cầm 8.000.000 con; tỷ lệ bò lai đạt 85 % tổng đàn; sản lượng thịt hơi xuất chuồng 240.000 tấn.Trồng rừng tập trung 9.000 ha. Tỷ lệ độ che phủ rừng đạt trên 52%. Trồng rừng cây gỗ lớn 7.500 ha. Tổng sản lượng khai thác thủy sản 211.000 tấn, trong đó: Sản lượng khai thác thủy sản 195.000 tấn; sản lượng nuôi trồng thủy sản 16.000 tấn. Tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới 92,1%, trong đó: Tưới bằng các công trình thủy lợi kiên cố đạt 87 %.

2

Xây dựng các chuỗi sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong sản xuất.

Sở Nông nghiệp và PTNT;U BND các huyện, Thị xã, TP; các doanh nghiệp

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường

2016-2020

Xây dựng 320 cánh đồng mẫu lớn, 10 cánh đồng lớn; xây dựng thương hiệu sản xuất Rau an toàn theo tiêu chuẩn basicGAP gắn với tiêu thụ ở các chợ, siêu thị trong và ngoài tỉnh; chuỗi sản xuất bò thịt chất lượng cao. 03 mô hình sản xuất cây gỗ lớn. Nhân rộng chuỗi liên kết khai thác, thu mua và xuất khẩu cá ngừ đại dương theo công nghệ của Nhật bản, xây dựng chuỗi sản xuất tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao siêu thâm canh. Thực hiện 1- 2 chuỗi giá trị sản xuất muối sạch theo công nghệ trải bạt.

3

Đào tạo nghề cho lao động nông thôn.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Lao động Thương binh và Xã hội; UBND các huyện, Thị xã, TP

2016-2020

Đào tạo nghề cho 10.000 lao động nông thôn.

4

Tập trung chuyển đổi cơ cấu cây trồng, mùa vụ theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến, bảo quản và thị trường tiêu thụ.

Sở Nông nghiệp và PTNT

Các Sở: Công Thương; UBND các huyện, Thị xã, TP

2016-2020

Rà soát và tập trung chuyển đổi diện tích sản xuất 3 vụ lúa/năm bấp bênh, kém hiệu quả sang cơ cấu 2 lúa và 1 màu hoặc 1 lúa và 2 màu.

5

Xây dựng chăn nuôi công nghệ cao và vùng chăn nuôi tập trung.

Sở Nông nghiệp và PTNT, Các doanh nghiệp

Các Sở: Kế hoạch và ĐT, Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, Thị xã, TP

2016-2020

21 trang trại chăn nuôi ứng dụng công nghệ cao; 50 trang trại an toàn dịch bệnh; 01 khu chăn nuôi tập trung công nghệ cao.

6

Triển khai dự án nuôi tôm công nghệ cao ở Mỹ Thành huyện Phù Mỹ và vùng nuôi tôm công nghệ cao ở xã Cát Thành, Cát Hải huyện Phù Cát.

Sở Nông nghiệp và PTNT, các doanh nghiệp

Các Sở: Kế hoạch và ĐT, Tài chính, Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện Phù Mỹ, Phù Cát

2016-2020

Hình thành khu nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao 406 ha ở xã Mỹ Thành và các vùng nuôi lân cận. Hình thành vùng nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao trong diện tích quy hoạch 220 ha ở xã Cát Thành, Cát Hải huyện Phù Cát.

7

Nâng cấp xây dựng Khu neo đậu tránh trú bão Đề Gi và xây dựng cảng cá Tam Quan kết hợp khu neo đậu tránh trú bão cấp vùng.

Sở Nông nghiệp và PTNT; các doanh nghiệp

Các Sở: Kế hoạch và ĐT, Tài chính, Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện liên quan

2016-2020

Hoàn thành xây dựng và nâng cấp các cơ sở hậu cần nghề cá, nạo vét luồng lạch tại các cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão Đề Gi và xây dựng cảng cá Tam Quan.

8

Thực hiện tốt công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, TX, TP

Các Sở: Kế hoạch và ĐT, Tài chính

2016-2020

Đến năm 2020, xây dựng 30 mô hình chuyển giao tiến bộ kỹ thuật mới, 70 mô hình nhân rộng và 250 điểm trình diễn.

9

Triển khai trồng rừng mới, trông lại rừng và trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn trên địa bàn tỉnh.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện Hòa Ân, Vĩnh Thạnh, Tây Sơn, Vân Canh

Các Sở: Kế hoạch và ĐT, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường

2016-2020

Triển khai trồng mới và trồng lại rừng sau khai thác khoảng 9.000 ha. Trồng rừng gỗ lớn khoảng 7.500 ha, trong đó: Trồng mới và trồng lại rừng khoảng 6.130 ha, chuyển hóa rừng trồng gỗ nhỏ sang gỗ lớn khoảng 1.370 ha. Đảm bảo đến năm 2020 độ che phủ rừng đạt trên 52 %.

10

Thực hiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Bình Định giai đoạn 2016 - 2020.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, TX, TP

Các Sở: KH- ĐT; Tài chính, Kho bạc; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Lao động TB và XH

2016-2020

Đến năm 2020 có thêm 44 xã đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Năm 2016 đạt 10 xã; năm 2017 đạt 10 xã; năm 2018 đạt 10 xã, năm 2019 đạt 8 xã, năm 2020 đạt 6 xã. Đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới đến năm 2020 là 72 xã, đạt 59 % và 04 huyện, thị xã, thành phố đạt chuẩn nông thôn mới, gồm: Thành phố Quy Nhơn, thị xã An Nhơn, huyện Tuy Phước và huyện Hoài Nhơn.

11

Thực hiện Chương trình Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản. Xây dựng và triển khai đề án “tăng cường năng lực công tác Quản lý chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2015 - 2020, tầm nhìn đến 2030.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, TX, TP

Các Sở: KH- ĐT; Tài chính, Kho bạc; Công Thương; Tài nguyên và Môi trường; Y tế; Lao động TB và XH

2016-2020

Thực hiện số lượng mẫu kiểm tra, giám sát đến năm 2020 đạt 2.800 mẫu, gồm: Thủy sản 800 mẫu, thú y 800 mẫu và bảo vệ thực vật 1.200 mẫu; kiểm tra và quản lý 100 % các cơ sở sản xuất sản phẩm có nguồn gốc từ nông nghiệp; xây dựng các điểm bán các sản phẩm an toàn, cụ thể: 12 điểm bán thực phẩm có nguồn gốc thực vật, 10 điểm bán thực phẩm có nguồn gốc thủy sản và 20 điểm bán thực phẩm có nguồn gốc vật nuôi. Xây dựng 05 vùng sản xuất rau sạch ở Tuy Phước, Tây Sơn, An Nhơn, Hoài Nhơn, Vĩnh Thạnh theo tiêu chuẩn basicGAP; 15 trang trại chăn nuôi heo theo tiêu chuẩn VietGAP; 04 vùng nuôi tôm theo tiêu chuẩn VietGAP.

12

Tiếp tục hoàn thiện hệ thống thủy lợi và cung cấp nước phục vụ sản xuất và sinh hoạt cho nhân dân. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, chủ động phòng tránh tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện, TX, TP

Các Sở: KH- ĐT; Tài chính, Tài nguyên và Môi trường

2016-2020

Đầu tư xây dựng các dự án thủy lợi: Xây dựng kè chống sạt lở và cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát lũ, chống ngập úng hạ lưu sông Hà Thanh; dự án Phát triển nông thôn tổng hợp miền Trung; Dự án WB5; Dự án WB8; Dự án hạn mặn; Dự án Đập ngăn mặn trên sông Lại Giang; Dự án Tái thiết sau thiên tai; Dự án hồ Đồng Mít; Dự án Nâng cấp hệ thống đê và trồng rừng ngập mặn để ứng phó với biến đổi khí hậu vùng đầm Thị Nại tỉnh Bình Định; Dự án Hệ thống kênh tưới Thượng Sơn; Trạm bơm cấp nước nuôi tôm Hoài Mỹ. Đến năm 2020, tỷ lệ diện tích gieo trồng cây hàng năm được tưới 92,1%, trong đó: Tưới bằng các công trình thủy lợi kiên cố đạt 87%.

13

Đầu tư nâng cấp các công trình cấp nước sạch tập trung; xây dựng mới 3 công trình cấp nước sạch tập trung có quy mô vừa và lớn tại các vùng thường xuyên thiếu nước trong mùa nắng hạn ở khu vực nông thôn gồm: Cấp nước Nhơn Hậu - Nhơn Mỹ, cấp nước Cát Tài - Cát Minh, cấp nước Bình Nghi - Tây Xuân.

Sở Nông nghiệp và PTNT; UBND các huyện Tây Sơn, Phù Cát và thị xã An Nhơn

Các Sở: KH- ĐT; Tài chính; Tài nguyên và Môi trường

2016-2020

Đến năm 2020, tỷ lệ dân số nông thôn được sử dụng nước hợp vệ sinh là 99 %.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 699/QĐ-UBND năm 2017 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết về Phát triển nông nghiệp - nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2016-2020

  • Số hiệu: 699/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 07/03/2017
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
  • Người ký: Trần Châu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 07/03/2017
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản