CHÍNH PHỦ
| CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
|
Số: 698/2002/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 23 tháng 8 năm 2002 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Quyết định số 60/2002/QĐ-TTg ngày 13 tháng 5 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2002 - 2010;
Xét đề nghị của Bộ Công nghiệp (công văn số 2154/BCN- KHĐT ngày 10 tháng 6 năm 2002); ý kiến của các Bộ, ngành liên quan về việc phê duyệt Quy hoạch cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hà Nội giai đoạn 2001 - 2010, có xét đến năm 2020,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch phát triển và cải tạo lưới điện thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010 có xét đến năm 2020 (gọi tắt Quy hoạch điện Hà Nội) theo các nội dung chính sau đây:
1. Về nhu cầu phụ tải
Phát triển ổn định, nâng cao chất lượng, đáp ứng đầy đủ nhu cầu phụ tải cho sinh hoạt của nhân dân và phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng; đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá, đảm bảo thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô Hà Nội đến năm 2010 và định hướng phát triển đến năm 2020. Dự báo nhu cầu phụ tải thành phố như sau:
- Năm 2005: điện thương phẩm đạt 1,7 - 1,9 tỷ kWh, công suất max đạt 985 - 1.020 MW. Tốc độ tăng trưởng điện giai đoạn 2002 - 2005 là 15,7 - 16,4%. Bình quân đầu người đạt 1.633 kWh/người.năm.
- Năm 2010: dự báo điện thương phẩm đạt 7,9 - 8,4 tỷ kWh, công suất max đạt 1.610 - 1.720 MW. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006 - 2010 là 10,9 - 11,5%/năm. Bình quân đầu người đạt 2.625 kWh/người/năm.
- Năm 2020: định hướng điện thương phẩm đạt 17,9 - 20,8 kWh, công suất max đạt 3.610 - 4.198 MW. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2011 - 2020 là 8,5 - 9,5%/năm. Bình quân đầu người đạt 4.160 kWh/người.năm.
2. Về cải tạo và phát triển lưới điện;
a) Việc cải tạo và phát triển lưới điện thành phố Hà Nội phải nhằm đáp ứng nhu cầu phụ tải nói trên, có dự phòng và phải được thực hiện đồng bộ từ cao thế đến hạ thế, khắc phục tình trạng lưới điện kém an toàn, chắp vá, tổn thất còn cao như hiện nay.
b) Quan điểm và tiêu chuẩn thiết kế sơ đồ lưới điện truyền tải và phân phối thành phố như sau:
- Lưới điện 220, 110 kV: được thiết kế mạch vòng, mối trạm biến áp đều được cấp điện từ hai nguồn. Tiết diện dây dẫn đối với đường dây trên không 220, 110 kV sử dụng tiết diện ≥ 240 mm2, có thể sử dụng dây phân pha. Khu vực nội thành, các tuyến đường dây 220, 110 kV thiết kế từ 2 mạch trở lên, những nơi đòi hỏi mỹ quan đô thị lắp đặt cáp ngầm ruột đồng với tiết diện thích hợp, trạm biến áp sử dụng công nghệ tiên tiến (GIS, Compact).
- Lưới điện phân phối trung thế: đối với khu vực nội thành định hướng đưa về cấp điện áp chuẩn 22 kV; đối với khu vực ngoại thành trước mắt cho phép tồn tại 3 cấp điện áp 10, 22, 35 kV, trong tương lai khi nhu cầu phụ tải tăng cao cần thống nhất về một cấp chuẩn 22 kV. Về kết cấu lưới, các đường dây trung thế tại khu vực nội thành và ven nội được thiết kế mạch vòng. Khu vực các đường phố cổ, phố cũ và các đường phố chính, các khu vực có quy hoạch ổn định, các khu đô thị mới và những nơi cần yêu cầu mỹ quan đô thị cao, sử dụng cáp ngầm khô, ruột đồng, cách điện XLPE, tiết diện ≥ 240mm2.
- Lưới điện hạ thế: sử dụng hệ thống hạ áp 220/380V ba pha, bốn dây. Tại các khu phố cổ, các khu đô thị mới, sở dụng cáp ngầm hạ thế ruột đồng XLPE có tiết diện ≥ 4 x 120 mm2, các đường nhánh 4x120 mm2 và nhánh vào công tơ 2 x 25 mm2.
c) Khối lượng xây dựng mới và cải tạo lưới điện thành phố Hà Nội theo các giai đoạn quy hoạch như sau:
- Giai đoạn 2002 - 2010:
+ Đường dây 220 kV: xây dựng mới 45 km, cải tạo 18 km.
+ Đường dây 110 kV : xây dựng mới 60,1 km, cải tạo 71 km.
+ Trạm biến áp 220 kV : xây dựng mới 03 trạm với tổng công suất là 1.500 MVA, cải tạo nâng công suất 02 trạm với tổng công suất tăng thêm là 375 MVA.
+ Trạm biến áp 110kV: xây dựng mới 10 trạm với tổng công suất là 873 MVA, cải tạo nâng công suất 17 trạm với tổng công suất là 1.435 MVA.
+ Lưới điện phân phối trung thế: đường dây 35 kV xây dựng mới 54,4 km; đường dây 22 kV xây dựng mới 1.568 km; đường dây cải tạo nâng cấp điện áp lên 22 kV là 373 km. Đẩy nhanh tiến độ ngầm hoá lưới điện trung thế, đảm bảo tới năm 2010 tỷ lệ ngầm hoá đạt 60%.
+ Xây dựng mới 3.561 trạm biến áp với dung lượng máy biến áp là 1.522.143 kVA, cải tạo 2.649 trạm với tổng dung lượng máy biến áp là 1.097.854 kVA.
+ Xây dựng mới 2.250 km đường dây hạ thế.
Các dự án, công trình cải tạo và phát triển lưới điện truyền tải trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010 theo danh mục tại Phụ lục kèm theo Quyết định này, riêng lưới điện 220 kV phù hợp với Quy hoạch điện giai đoạn V.
- Các công trình phát triển lưới điện sau năm 2010 sẽ được xác định cụ thể khi thực hiện Quy hoạch điện thành phố Hà Nội giai đoạn tiếp theo.
d) Về điện khí hoá nông thôn:
Phấn đấu đến năm 2005, sẽ cải tạo cơ bản lưới điện trung và hạ thế nông thôn, nâng cao chất lượng, giảm tổn thất điện năng và đạt mục tiêu 100% số hộ nông thôn sẽ được mua điện với giá thấp hơn giá trần do Nhà nước quy định.
3. Về nhu cầu vốn đầu tư:
Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho cải tạo và phát triển lưới điện của thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2002 - 2010 là 5.596,3 tỷ đồng, trong đó giai đoạn 2002 - 2005 là 3.167 tỷ đồng, giai đoạn 2006 - 2010 là 2.429,3 tỷ đồng. Phân bổ nhu cầu vốn đầu tư giai đoạn 2002 - 2010 theo các cấp điện áp như sau:
+ Lưới điện 220 kV: 1.281 tỷ đồng
+ Lưới điện 110 kV: 904,4 tỷ đồng
+ Lưới điện trung thế: 2.693,9 tỷ đồng
+ Lưới điện hạ thế : 688,9 tỷ đồng
+ Bù công suất phản kháng trung, hạ thế : 28,1 tỷ đồng
Nhu cầu vốn đầu tư từ lưới điện 220 kV trở lên thuộc phạm vi cân đối trong Quy hoạch điện giai đoạn V. Trong Quy hoạch điện Hà Nội nhu cầu vốn đầu tư được xem xét từ lưới điện 110 kV trở xuống. Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho lưới điện 110 kV, lưới điện phân phối trung hạ thế toàn thành phố giai đoạn 2002 - 2010 khoảng 4.315,3 tỷ đồng, trong đó vốn đã có kế hoạch là 520 tỷ đồng.
4. Về cơ chế:
Các cơ chế, chính sách hỗ trợ cụ thể sẽ được nghiên cứu ban hành căn cứ vào tính chất, nhu cầu của công trình, dự án.
Cho phép lập báo cáo nghiên cứu khả thi, bỏ qua giai đoạn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, đối với các dự án có tên trong danh mục kèm theo Quyết định này.
1. Bộ Công nghiệp:
a) Chỉ đạo Tổng công ty Điện lực Việt Nam, Công ty Điện lực Hà Nội thực hiện Quy hoạch điện Hà Nội theo đúng kế hoạch, tiến độ đề ra. Trường hợp vượt quá thẩm quyền, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách thực hiện Quy hoạch điện Hà Nội theo đúng thẩm quyền.
c) Thường xuyên đánh giá và cập nhật nhu cầu phụ tải điện để có chương trình phát triển lưới điện hợp lý đáp ứng nhu cầu phụ tải điện của thành phố sau năm 2005. Trong trường hợp có biến động lớn về nhu cầu phụ tải cần chủ động tính toán, kịp thời điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch điện Hà Nội trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
2. Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội:
a) Có kế hoạch bố trí đất đai cho các công trình đường dây và trạm biến áp, phù hợp với Quy hoạch điện Hà Nội được duyệt.
b) Cân đối vốn cho các dự án đầu tư điện khí hoá nông thôn, ngầm hoá lưới điện phân phối nội thành và các khu đô thị mới theo phân cấp đầu tư.
c) Phối hợp với các Bộ, ngành liên quan để có quy hoạch đồng bộ hạ tầng kỹ thuật chung, đặc biệt là các công trình ngầm của thành phố.
d) Chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, xử lý các hành vi vi phạm hành lang an toàn lưới điện nhằm đảm bảo an toàn cho nhân dân và giảm sự cố cho lưới điện thành phố.
3. Tổng công ty Điện lực Việt Nam:
a) Chịu trách nhiệm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn với chất lượng và dịch vụ ngày một nâng cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và sinh hoạt của Thủ đô.
b) Huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn để đầu tư cải tạo và phát triển lưới điện theo cơ chế tự vay, tự trả và thực hiện cơ chế Trung ương , địa phương, Nhà nước và nhân dân cùng làm để phát triển lưới điện nông thôn, thực hiện các dự án, công trình trong danh mục được duyệt nhằm các mục tiêu Quy hoạch đề ra theo đúng tiến độ dự kiến.
c) Giao Tổng công ty Điện lực Việt Nam căn cứ danh mục các dự án trong Phụ lục kèm theo lập và trình duyệt các dự án theo quy định hiện hành.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
Điều 4: Bộ trưởng Bộ Công nghiệp, Thủ trưởng các Bộ, ngành liên quan, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội, Hội đồng Quản trị và Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực Việt Nam chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ |
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐƯỜNG DÂY VÀ TRẠM BIẾN ÁP GIAI ĐOẠN 2002 - 2010
(Kèm theo Quyết định số: 698/2002/QĐ-TTg ngày 23 tháng 8 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ)
1. Danh mục các trạm biến áp:
TT | Tên công trình | Công suất (MVA) | Năm đưa vào vận hành |
A | Trạm 220 kV |
|
|
I | Giai đoạn 2002 - 2005: |
|
|
1 | Nâng công suất trạm 220 kV Mai Động | 2x125→ 2x250 | 2002-2003 |
2 | Mở rộng trạm 220kV Sóc Sơn | Thành 2x125 | 2003-2004 |
3 | Xây dựng mới trạm 220 kV Thành Công | 1 x 250 (GIS) | 2005-1006 |
4 | Xây dựng mới trạm 220 kV An Dương | 1 x 250 (GIS) | 2007-1008 |
II | Giai đoạn 2006 - 2010: |
|
|
1 | Nâng công suất trạm 220 kV Thành Công | 1 x 250 (GIS) | 2007-1008 |
2 | Nâng công suất trạm 220 kV An Dương | 1 x 250 (GIS) | 2008-1010 |
3 | Xây dựng mới trạm 220 kV Vân Trì | 2 x 250 | 2007-1008 |
B | Trạm 110 kV |
|
|
I | Giai đoạn 2002 - 2005: |
|
|
| Cải tạo nâng công suất: |
|
|
1 | Nâng công suất trạm Thanh Xuân | 40 → 40 + 63 | 2002 |
2 | Nâng công suất trạm Thượng Đình | 2x25+16→40+63 | 2002 |
3 | Mở rộng công suất trạm Trần Hưng Đạo | 2x25→ 25+63 | 2002 |
4 | Nâng công suất trạm Giám | 2x40→ 2x63 | 2002-2003 |
5 | Nâng công suất trạm Thành Công | 25+40→2x40 | 2003 |
6 | Nâng công suất trạm Gia Lâm | 25+40→40+63 | 2003-2004 |
7 | Nâng công suất trạm Sài Đồng B | 16+40→2x40 | 2003-2004 |
8 | Nâng công suất trạm Chèm | 25+40→40+63 | 2003-2004 |
9 | Nâng công suất trạm Bờ Hồ | 63 → 2x63 | 2003-2004 |
10 | Nâng công suất trạm Văn Điển | 16+25→2x25 | 2003 |
11 | Nâng công suất trạm Sóc Sơn | 25→2x25 | 2003 |
12 | Nâng công suất trạm Nhật Tân | 40→2x40 | 2004 |
| Công trình xây dựng mới |
|
|
1 | Trạm Thanh Nhàn | 40 | 2002 |
2 | Trạm Linh Đàm | 40 | 2003 |
3 | Trạm Hải Bôi (Vân Trì) | 40 | 2003 |
4 | Trạm Cầu Diễn | 63 | 2003-2004 |
5 | Trạm Tây Hồ (Ciputra) | 40 | 2003-2004 |
6 | Trạm Sài Đồng A | 2 x 40 | 2004-2005 |
7 | Trạm Sân bay Nội Bài | 16 | 2004 |
8 | Tram công nghiệp Đông Anh | 25 | 2005 |
II | Giai đoạn 2006 - 2010 |
|
|
| Cải tạo nâng công suất: |
|
|
1 | Nâng công suất trạm Thanh Xuân | 40+63→2x63 | 2006 |
2 | Nâng công suất trạm Thượng Đình | 40+63→2x63 | 2008 |
3 | Nâng công suất trạm Trần Hưng Đạo | 25+63→2x63 | 2005-2006 |
4 | Nâng công suất trạm Thành Công | 2x40→40+63 | 2006 |
5 | Nâng công suất trạm Gia Lâm | 40+63→2x63 | 2006-2007 |
6 | Nâng công suất trạm Sài Đồng B | 2x40→40+63 | 2006-2007 |
7 | Nâng công suất trạm Sài Đồng A | 2x40→3x40 | 2006-2008 |
8 | Nâng công suất trạm Chèm | 40+63→2x63 | 2006-2007 |
9 | Trạm Thanh Nhàn | 40→2x40 | 2006 |
10 | Trạm Linh Đàm | 40→2x40 | 2005-2006 |
11 | Văn Điển | 2x25→25+40 | 2006-2007 |
12 | Nghĩa Đô | 2x40→40+63 | 2006-2008 |
13 | Yên Phụ | 2x40→40+63 | 2006-2008 |
14 | Trạm Hải Bối (Vân Trì) | 40→2x40 | 2007 |
15 | Trạm Cầu Diễn | 63→2x63 | 2005-2006 |
16 | Trạm Tây Hồ (Ciputra) | 40→2x40 | 2006-2007 |
17 | Trạm Nhật Tân | 2x40→40+63 | 2007 |
| Công trình xây dựng mới |
|
|
1 | Trạm Gia Lâm 2 | 2x63 | 2007-2008 |
2 | Trạm Đông Anh 2 | 63 | 2007-2008 |
2. Danh mục đường dây truyền tải:
TT | Tên công trình | Cấp điện áp (MVA) | Năm đưa vào vận hành |
I | Xây dựng mới: |
|
|
1 | Chèm - An Dương - Mai Động | 220 kV | 2007-2010 |
2 | Hà Đông - Thành Công (cáp ngầm) | 220kV | 2005-2006 |
3 | Sóc Sơn - Vân Trì - Chèm (mạch kép) | 220kV | 2007 |
4 | Hà Đông - Thành Công (cáp ngầm) | 220kV | 2005 - 2006 |
5 | Chèm - Tây Hồ Tây | 110 kV | 2003 |
6 | 173 - 174 E4 - trạm Cầu Diễn | 110 kV | 2003 |
7 | 173 - 174 E4 - Thanh Xuân (mạch kép) | 110 kV | 2002 |
8 | Đến trạm Linh Đàm (mạch Kép) | 110 kV | 2002-2003 |
9 | Mai Động - Thanh Nhàn (mạch kép) | 110 kV | 2002 |
10 | Vân Trì - Sân bay Nội Bài (mạch kép) | 110 kV | 2004 |
11 | Yên Phụ - Giám (mạch kép cáp ngầm) | 110 kV | 2004-2005 |
12 | Vân Trì - Đông Anh (mạch đơn) | 110 kV | 2004 |
13 | Vân Trì - CN Bắc Thăng Long (kép) | 110 kV | 2006 |
14 | Đến trạm Gia Lâm 2 (mạch kép) | 110 kV | 2007 |
15 | Đến trạm Đông Anh 2 (mạch kép) | 110 kV | 2007 |
16 | Đến trạm Sài Đồng A (mạch kép) | 110 kV | 2006 |
17 | Đến trạm công nghiệp Đông Anh | 110 kV | 2004-2005 |
II | Cải tạo: |
|
|
1 | Đông Anh - Gia Lâm | 110 kV (tăng tiết diện) | 2003 |
2 | Chèm - Giám | 110 kV (tăng tiết diện) | 2003-2004 |
3 | Sóc Sơn - Đông Anh | 110 kV (tăng tiết diện) | 2005 |
- 1Quyết định 60/2002/QĐ-TTg phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội thời kỳ 2001-2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 544/QĐ-TTg phê duyệt chỉnh sửa danh mục Dự án "Phát triển lưới điện Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 698/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch phát triển và cải tạo lưới điện thành phố Hà Nội giai đoạn 2002 - 2010, có xét đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 698/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/08/2002
- Nơi ban hành: Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 46
- Ngày hiệu lực: 23/08/2002
- Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định