- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 2430/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM | |
Số: 69/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 8 tháng 01 năm 2016 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ các Nghị định: số 63/2010/NĐ-CP ngày 08/6/2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày 07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Căn cứ Quyết định số 2430/QĐ-UBND ngày 07/5/2014 của UBND Thành phố ban hành Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 293/TTr-SNN ngày 24/11/2015 và ý kiến của Sở Tư pháp tại văn bản số 3401/STP-KSTTHC ngày 12/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 01 thủ tục hành chính ban hành mới thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội (có phụ lục kèm theo).
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân Thành phố, Giám đốc các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Thủ trưởng các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; UBND các xã, phường, thị trấn và các tổ chức cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỤ LỤC
THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 69/QĐ-UBND ngày 8/01/2016 của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội)
I. THỦ TỤC HÀNH CHÍNH BAN HÀNH MỚI
STT | Tên thủ tục hành chính | VBQPPL quy định thủ tục hành chính |
1 | Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. | + Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trong những tháng thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác. + Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. + Quyết định số 3482/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chưa sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và PTNT |
II. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH (Ban hành mới)
STT | Tên thủ tục hành chính | Lĩnh vực | Cơ quan thực hiện | Trang |
1 | Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác. | Lâm nghiệp | Sở Nông nghiệp và PTNT Hà Nội |
|
Phần II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Tên thủ tục: Thẩm định, phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác
a) Trình tự thực hiện:
+ Các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài là chủ dự án có chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác chịu trách nhiệm tổ chức lập phương án trồng rừng thay thế gửi hồ sơ (thành phần, số lượng hồ sơ theo quy định) về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thẩm định trình Ủy ban nhân dân Thành phố quyết định.
+ Trong thời hạn 20 (hai mươi) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội thành lập Hội đồng và tổ chức thẩm định (trường hợp Phương án trồng rừng thay thế có tổng diện tích dưới 50 hecta thì không nhất thiết thành lập Hội đồng thẩm định Phương án với đầy đủ thành phần Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định số lượng thành phần Hội đồng thẩm định phù hợp. Trường hợp phải xác minh thực địa, thì thời gian thẩm định phương án không được kéo dài quá 15 (mười lăm) ngày làm việc.
+ Trường hợp hồ sơ không đủ theo quy định thì trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo cho chủ dự án đã gửi để biết.
+ Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày họp Hội đồng thẩm định, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân Thành phố xem xét phê duyệt phương án. Trường hợp không đề nghị UBND thành phố xem xét phê duyệt phương án, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết lý do.
+ Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị phê duyệt phương án của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình, UBND Thành phố phải phê duyệt phương án; trường hợp không phê duyệt, UBND Thành phố phải thông báo cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn rõ lý do để trả lời cho chủ dự án đã gửi đề nghị biết.
b) Cách thức thực hiện: Hồ sơ nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện.
c) Hồ sơ:
+ Thành phần:
Văn bản đề nghị phê duyệt phương án (theo mẫu tại Phụ lục 01 của Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT);
Phương án trồng rừng thay thế (theo mẫu tại Phụ lục 02 của Thông tư số 24/2013/TT- BNNTPTNT).
+ Số lượng: 05 bộ (01 bản chính và 04 bản sao).
d) Thời hạn giải quyết; Trong thời hạn 33 ngày làm việc.
e) Cơ quan thực hiện:
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Cơ quan thực hiện: Phòng Trồng trọt Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
f) Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn trong nước; tổ chức, cá nhân nước ngoài.
g) Kết quả thực hiện thủ tục hành chính: Quyết định phê duyệt phương án trồng rừng mới thay thế diện tích rừng chuyển sang sử dụng cho mục đích khác.
h) Lệ phí (nếu có): Không.
I) Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Đề nghị phê duyệt phương án trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác; Phương án trồng rừng thay thế
k) Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính (nếu có): Không.
1) Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
+ Điều 3 và Điều 4 Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang mục đích khác.
+ Khoản 1, 2, 3 Điều 1 Thông tư số 26/2015/TT-BNNPTNT ngày 29/7/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 24/20IB/TT-BNNPTNT ngày 06/5/2013 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
+ Quyết định số 3482/QĐ-BNN-TCLN ngày 28/8/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố thủ tục hành chính mới ban hành, thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung thuộc phạm vi chức năng quản lý nhà nước của Bộ Nông nghiệp và triển nông thôn.
PHỤ LỤC 01
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24/2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-----------------------------
........., ngày ......tháng ..... năm......
ĐỀ NGHỊ PHÊ DUYỆT PHƯƠNG ÁN
TRỒNG RỪNG THAY THẾ KHI CHUYỂN MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG RỪNG SANG SỬ DỤNG CHO MỤC KHÁC
Dự án:.....................................
Kính gửi :..................................................
Tên tổ chức:................................................................................................
Địa chỉ:.........................................................................................................
Căn cứ Thông tư 24/2013 /TT-BNNPTNT ngày 6 /5/2013 Quy định về trồng rừng thay thế khi chuyển mục đích sử dụng rừng sang sử dụng cho mục đích khác, đề nghị ............. phê duyệt phương án trồng rừng thay thế như sau:
Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
Đối tượng rừng chuyển đổi:
Diện tích đất trồng rừng thay thế:
Vị trí trồng rừng thay thế: thuộc khoảnh…, tiểu khu.... xã....huyện....tỉnh...
Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):....................
Phương án trồng rừng thay thế:
- Loài cây trồng……………………………………………………….….
- Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):………………….…………..
- Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):……………………………….
- Thời gian trồng:........................................................................................
Tổng mức đầu tư trồng rừng thay thế:..................................................
................(tên tổ chức) cam đoan thực hiện đúng quy định của nhà nước về trồng rừng thay thế, nếu vi phạm hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật./.
| Người đại diện của tổ chức |
PHỤ LỤC 02
PHƯƠNG ÁN TRỒNG RỪNG THAY THẾ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 24 /2013/TT-BNNPTNT ngày 6 tháng 5 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
II. CĂN CỨ XÂY DỰNG
III. KHÁI QUÁT VỀ DIỆN TÍCH RỪNG, ĐẤT RỪNG CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH
1. Tên dự án:
2. Vị trí khu rừng: Diện tích...............ha, Thuộc khoảnh, ..............lô ...............
Các mặt tiếp giáp...............................................................................................;
Địa chỉ khu rừng: Thuộc xã.....................huyện.......................tỉnh...................;
3. Địa hình: Loại đất......................................................độ dốc.........................;
4. Khí hậu:.........................................................................................................;
5. Tài nguyên rừng (nếu có): Loại rừng ...........................................................;
IV. MỤC TIÊU, NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN
V. XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN
1. Phương án án 1: Chủ đầu tư tự thực hiện
- Tổng diện tích rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Loại rừng chuyển mục đích sử dụng:
- Đối tượng rừng chuyển đổi:
+ Trạng thái rừng........................................................................................
+ Trữ lượng rừng........................................m3, tre, nứa...........................cây
- Diện tích đất trồng rừng thay thế:
+ Vị trí trồng: thuộc khoảnh…, tiểu khu.... xã.....huyện....tỉnh...
+ Thuộc đối tượng đất rừng (Phòng hộ, đặc dụng, sản xuất):....................
- Kế hoạch trồng rừng thay thế
+ Loài cây trồng........................................................................................................
+ Mật độ....................................................................................................................
+ Phương thức trồng (hỗn giao, thuần loài):………………….…………..
+ Chăm sóc, bảo vệ rừng trồng:
+ Thời gian và tiến độ trồng:..........................................................................
+ Xây dựng đường băng cản lửa............................................................................
+ Mức đầu tư bình quân 1 ha (triệu đồng):……………………………….
+ Tổng vốn đầu tư trồng rừng thay thế.
2. Phương án 2: Nộp tiền về quỹ bảo vệ và phát triển rừng (do hết quỹ đất)
- Lý do xây dựng phương án
- Dự toán kinh phí thực hiện phương án
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
...........................................................................................................................
- 1Quyết định 3031/QĐ-UBND năm 2015 công bố Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 7179/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 7264/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương thành phố Hà Nội
- 4Quyết định 407/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội
- 5Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2016 công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
- 6Quyết định 5582/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính trong lĩnh vực Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 1Nghị định 63/2010/NĐ-CP về kiểm soát thủ tục hành chính
- 2Nghị định 48/2013/NĐ-CP sửa đổi Nghị định liên quan đến kiểm soát thủ tục hành chính
- 3Thông tư 05/2014/TT-BTP hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 4Quyết định 2430/QĐ-UBND năm 2014 về Quy chế phối hợp công bố, công khai thủ tục hành chính trên địa bàn thành phố Hà Nội do Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội ban hành
- 5Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 6Quyết định 3031/QĐ-UBND năm 2015 công bố Thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và hủy bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Tài chính tỉnh Thừa Thiên Huế
- 7Quyết định 7179/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính sửa đổi, bổ sung và bãi bỏ thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện thành phố Hà Nội
- 8Quyết định 7264/QĐ-UBND năm 2015 công bố thủ tục hành chính mới và sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Công thương thành phố Hà Nội
- 9Quyết định 407/QĐ-UBND năm 2016 công bố thủ tục hành chính bị bãi bỏ thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Ngoại vụ thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 360/QĐ-UBND năm 2016 công bố bãi bỏ thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định
Quyết định 69/QĐ-UBND năm 2016 về công bố thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 69/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/01/2016
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/01/2016
- Ngày hết hiệu lực: 06/10/2016
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực