Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/2004/QĐ-UB

Nghệ An, ngày 28 tháng 06 năm 2004

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ QUẶNG THIẾC, SẮT, CHÌ - KẼM, ĐÁ VÔI TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

- Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

- Căn cứ Luật Khoáng sản được Quốc hội thông qua ngày 20/3/1996;

- Căn cứ Nghị định số 76/2000/NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ (sửa đổi) về việc "Quy định chi tiết thi hành Luật khoáng sản";

- Xét đề nghị cửa ông Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An tại Công văn số: 610/ CV-TNMT.KS ngày 16/4/2004,

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này "Quy chế về quản lý khai thác và tiêu thụ quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An".

Điều 2. Quyết định này thay thế Quyết định số 123/2001/QĐ-UB ngày 20/12/2001 của UBND tỉnh và có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông: Chánh Văn phòng HĐND - UBND tỉnh; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Thủ trưởng các cơ quan liên quan; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân khai thác và tiêu thụ quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3.
- Lưu VT.

TM. UBND TỈNH NGHỆ AN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Thế Trung

 

QUY CHẾ

VỀ QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ TIÊU THỤ QUẶNG THIẾC, SẮT, CHÌ- KẼM, ĐÁ VÔI TRẮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 69/2004/ QĐ-UB ngày 28 /6/2004 của Chủ tịch UBND tỉnh Nghệ An).

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng là tài nguyên khoáng sản thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản lý.

Điều 2. Bản Quy chế này nhằm cụ thể hóa một số nội dung của Nghị định số 76/2000/ NĐ-CP ngày 15/12/2000 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành Luật Khoáng sản và Quyết định số: 2651/2004/QĐ-UB ngày 28/ 6/1997 của UBND tỉnh Nghệ An quy định về việc quản lý, bảo vệ, điều tra cơ bản địa chất và hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 3. Đối tượng và phạm vi áp dụng của Quy chế này là các tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép khai thác các sản phẩm quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An.

Điều 4. Trong Quy chế này có một số danh từ và thuật ngữ được hiểu như sau:

1. Quặng thiếc nguyên khai là loại quặng chứa khoáng vật Casiterít có hàm lượng tối thiểu 0,0025%.

2. Quặng thiếc thô là quặng thiếc nguyên khai sau khi đá được làm giàu bằng phương pháp thủ công, hoặc cơ giới sản phẩm đạt hàm lượng tối thiểu là 10%.

3. Đá vôi trắng là loại đá vôi có độ trắng Y(c/20) > 90, hàm lượng canxít (CaCO3) = 95- 98%.

4. Khai thác tận thu là hoạt động khai thác tại khu vực mỏ có trữ lượng không lớn, không tập trung, khai thác theo quy mô công nghiệp không hiệu quả, được Bộ Tài nguyên và Môi trường, UBND tỉnh Nghệ An cho phép khai thác nhằm tận dụng nguồn tài nguyên khoáng sản Quốc gia.

Chương II

NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ

Điều 5. Thẩm quyền cấp phép khai thác quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng nằm trên địa bàn tỉnh Nghệ An đều do Nhà nước thống nhất quản lý theo quy định của Luật Khoáng sản, Nghị định số: 76/2000/NĐ-CP của Chính phủ và phân cấp của Chính phủ.

Mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng đều phải làm đầy đủ hồ sơ thủ tục xin cấp có thẩm quyền cho phép mới được thực hiện.

Cụ thể:

- Bộ Tài nguyên và Môi trường là cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động các loại khoáng sản.

- UBND tỉnh chỉ cấp giấy phép khai thác tận thu đối với những khu vực sau khi Bộ Tài nguyên và Môi trường có Quyết định giao cho UBND tỉnh quản lý, cấp phép.

- UBND cấp huyện, xã không dược quyền cấp phép thăm dò, khai thác, chế biến, tiêu thụ khoáng sản.

- Không được chia các khu vực khoáng sản tập trung, có trữ lượng lớn, để cấp phép khai thác thành mỏ nhỏ để cấp phép khai thác. Nhà nước ưu tiên các dự án đầu tư có công suất khai thác lớn, kết hợp với việc đầu tư chế biến ra thành phẩm thu hút nhiều lao động tại địa bàn tỉnh, tăng nguồn thu ngân sách, tăng kim ngạch xuất khẩu.

- Đối với các khu vực khoáng sản phân tán, trữ lượng nhỏ. Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu, có tư cách pháp nhân sau khi có đủ thủ tục sẽ được UBND tỉnh phê duyệt cấp phép khai thác mỏ tận thu, chế biến tăng giá trị hàng hóa, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

- Sau khi có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền thì các tổ chức, cá nhân mới dược tiến hành tổ chức khai thác.

- Nghiêm cấm mọi tổ chức cá nhân tiến hành khai thác khoáng sản khi chưa thực hiện đầy đủ các công việc được quy định tại Điều 12.

Điều 6. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài đầu tư vào việc chế biến quặng thiếc, quặng sắt, chì- kẽm, đá vôi trắng thành các sản phẩm có giá trị kinh tế cao.

Điều 7. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chức năng thay mặt UBND tỉnh quản lý Nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh có nhiệm vụ:

- Làm việc với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam Liên đoàn Địa chất Bắc Trung Bộ tổ chức khảo sát, đánh giá chất lượng, trữ lượng, quy hoạch khai thác nguồn đá vôi trắng, quặng sắt, quặng thiếc trên địa bàn tỉnh.

- Tham mưu cho UBND tỉnh cấp các loại giấy phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật.

- Thanh tra, kiểm tra các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản theo nội dung Quyết định số: 48/QĐ-BCN ngày 28/7/1998 của Bộ Công nghiệp. Phối hợp với các ngành, các cấp trong việc xử lý các vi phạm của tổ chức, cá nhân trong hoạt động khoáng sản và tham mưu cho UBND tỉnh xử lý các trường hợp vi phạm theo Nghị định 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ.

Điều 8. Công an tỉnh phối hợp với các cấp chính quyền tổ chức, kiểm tra các trường hợp sử dụng, mua bán vật liệu nổ công nghiệp (VLNCN) theo Nghị định 27/CP và hướng dẫn tại Thông tư số: 11/TT-CNCL ngày 13/3/1996 của Bộ Công nghiệp, Nghị định 08/2001/NĐ-CP và hướng dẫn tại Thông tư số: 02/TT-BCA ngày 04/5/2001 của Bộ Công an.

Điều 9. Các Sở, Ban, Ngành cấp tỉnh liên quan có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc quản lý, bảo vệ tài nguyên khoáng sản và hoạt động khoáng sản; hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm, tra thực hiện các cơ chế chính sách, thủ tục thuộc ngành mình quản lý đối với các tổ chức, cá nhân thăm dò, khai thác, chế biến và tiêu thụ quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng theo quy định của pháp luật.

Điều 10. UBND các cấp huyện, xã thực hiện nghiêm chỉnh chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của mình do Luật khoáng sản và Nghị định số 76/2000/NĐ-CP của Chính phủ quy định, cụ thể là:

- Thực hiện các biện pháp bảo vệ tài nguyên chưa khai thác ở địa phương, kết hợp bảo vệ môi trường, tài nguyên thiên nhiên bảo đảm an ninh trật tự xã hội, bảo vệ tính mạng và sức khỏe nhân dân, tài sản của Nhà nước và công dân.

- Phối hợp các Sở, ban, ngành cấp tỉnh trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình tham mưu và giải quyết các nội dung liên quan đến việc cấp các giấy phép hoạt động khoáng sản, thuê đất, sử dụng cơ sở hạ tầng và điều kiện khai thác cho các tổ chức, cá nhân được phép hoạt động khoáng sản theo quy định của pháp luật và nội dung hướng dẫn tại Quy chế này.

- Tuyên truyền giáo dục, giám sát việc thi hành pháp luật về hoạt động khoáng sản, tham gia giải quyết tranh chấp và xử lý theo thẩm quyền những vi phạm pháp luật về hoạt động khoáng sản theo nội dung Nghị định số: 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ.

Điều 11. Tất cả các tổ chức, cá nhân được phép khai thác tận thu, các loại quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh phải có giấy phép của UBND tỉnh Nghệ An cấp. Nghiêm cấm mọi hoạt động khai thác trái phép.

Các tổ chức, cá nhân được phép khai thác khoáng sản phải đãng ký tại Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An và báo cáo với chính quyền địa phương (huyện, xã) trước khi tiến hành khai thác.

Điều 12. Quá trình tổ chức khai thác các loại quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng, các tổ chức, cá nhân phải thực hiện nghiêm chỉnh các thủ tục quy định của Luật Khoáng sản và pháp luật liên quan khác, cụ thể:

- Có cam kết bán sản phẩm cho các tổ chức, doanh nghiệp trong tỉnh để chế biến, nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, không được bán sản phẩm thô ra ngoài (đối vối trường hợp khai thác tận thu).

- Tiến hành làm thủ tục thuê đất với cơ quan có thẩm quyền.

- Có nghĩa vụ nộp các loại thuế theo quy định của pháp luật.

- Có giấy phép sử dụng vật liệu nổ công nghiệp của UBND tỉnh (đối với khai thác khoáng sản có sử dụng vật liệu nổ).

- Đảm bảo môi sinh môi trường theo quy định của Luật môi trường, ký quỹ phục hồi môi trường trong khai thác khoáng sản thạo Thông tư liên tịch số 126/1999/TTLT-BTC- BCN-BKHCNMT ngày 22/10/1999 và thông báo của cơ quan cấp phép hoạt động khoáng sản.

Điều 13. Kể từ ngày 01/7/2004 các loại quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng chưa qua chế biến, quặng thô (trừ đá khối dùng để chế biến hàng thủ công mỹ nghệ) cấm bán ra ngoài tỉnh mà phải bán cho các cơ sở chế biến đóng trên địa bàn tinh theo giá thị trường từng thời điểm để giải quyết việc làm cho người lao động, tăng giá trị sản phẩm, tăng kim ngạch xuất khẩu.

Nghiêm cấm việc mua, bán ép giá gây thiệt hại cho người bán hoặc người mua.

Điều 14. Kể từ ngày 01/7/2004 các loại quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng chưa qua chế biến vận chuyển ra ngoài tỉnh đều bị tịch thu, xử lý (trừ những trường hợp đã được UBND tỉnh Nghệ An cho phép). Trường hợp đặc biệt phải có sự đồng ý của Chủ tịch UBNĐ tỉnh.

Chương III

MỘT SỐ CHÍNH SÁCH

Điều 15. Để đảm bảo quyền lợi của nhân dân địa phương nơi có khoáng sản được khai thác chế biến UBND tỉnh Nghệ An cho phép các huyện được để lại 100% các khoản tiền phạt do các tổ chức, cá nhân vi phạm trong hoạt động khoáng sản theo Nghị định 35/CP ngày 23/4/1997 của Chính phủ để khắc phục môi trường, xây dựng cơ sở hạ tầng cho nhân dân trong vùng có khoáng sản.

Điều 16. Khuyến khích các huyện tích cực khai thác nguồn thú trong lĩnh vực hoạt động khai thác, chế biến, thăm dò, tiêu thụ các loại sản phẩm đá vôi trắng, quặng thiếc trên địa bàn, nếu vượt thu so với kế hoạch năm được để lại cho ngân sách huyện 50% phần vượt thu để xây dựng cơ sở hạ tầng.

Chương IV

KHEN THƯỞNG VÀ KỶ LUẬT

Điều 17. Các tổ chức, cá nhân có công trong việc thực hiện bản Quy chế này thì được khen thưởng theo quy định:

Điều 18. Tổ chức, cá nhân nào vi phạm trong việc thực hiện Luật Khoáng sản và các quy định trong Quy chế náy, gây thổn thất tài nguyên, thất thu ngân sách, tùy theo mức độ vi phạm mà xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

Điều 19. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cấp giấy phép hoạt động khoáng sản (thăm dò, khai thác, chế biến), thuê đất, tiêu thụ không đúng thẩm quyền và quy chế này hoặc thiếu trách nhiệm gây tổn thất về tài nguyên khoáng sản tùy mức độ vi phạm mà có hình thức xử lý thích hợp.

Chương V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 20. Sở Tài nguyên và Môi trường Nghệ An có trách nhiệm hướng dẩn và phối hợp với các Sở, ban, ngành, UBND các huyện liên quan triển khai thực hiện Quy chế này.

Điều 21. Sở Tài chính, Cục thuế Nghệ An hướng dẫn, kiểm tra các đơn vị hoạt động khoáng sản thực hiện các chế độ chính sách theo quy định.

Điều 22. Trong quá trình thực hiện nếu có gì vướng mắc, các cấp, các ngành, UBND các huyện liên quan và các tổ chức, cá nhân hoạt động, tiêu thụ khoáng sản phản ánh kịp thời về Sở Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung cho phù hợp.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 69/2004/QĐ-UB về Quy chế quản lý khai thác và tiêu thụ quặng thiếc, sắt, chì-kẽm, đá vôi trắng trên địa bàn tỉnh Nghệ An

  • Số hiệu: 69/2004/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/06/2004
  • Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
  • Người ký: Nguyễn Thế Trung
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 28/06/2004
  • Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực
Tải văn bản