- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Nghị quyết số 02/1997/NQ-QH10 về việc quy định danh sách các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ do Quốc hội ban hành
- 4Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 681/2002/QĐ-NHNN | Hà Nội, ngày 01 tháng 7 năm 2002 |
THỐNG ĐỐC NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 và Luật các Tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày 12/12/1997;
Căn cứ Nghị định số 15/CP ngày 02/3/1993 của Chính phủ về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ;
Căn cứ Nghị định 64/2001/NĐ-CP ngày 20/9/2001của Chính phủ về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và đào tạo và Cục trưởng Cục Công nghệ tin học Ngân hàng.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
| Nguyễn Văn Giàu (Đã ký) |
LÀM VIỆC CỦA BAN ĐIỀU HÀNH HỆ THỐNG THANH TOÁN ĐIỆN TỬ LIÊN NGÂN HÀNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 681/2002/QĐ-NHNN ngày 01-7-2002 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)
Điều 3. Nguyên tắc làm việc của Ban điều hành
1. Ban điều hành làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ và biểu quyết theo đa số, trường hợp số biểu quyết ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có biểu quyết của Trưởng ban. Tuỳ trường hợp, Trưởng ban điều hành sẽ xác định những vấn đề quan trọng cần được thông qua bằng biểu quyết theo nguyên tắc qúa bán.
2- Thành viên Ban điều hành phải thực hiện và chịu trách nhiệm về kết quả xử lý những công việc được phân công.
3- Trường hợp phải xin ý kiến chỉ đạo quyết định của Trưởng ban, thành viên phải báo cáo bằng văn bản những đề xuất kiến nghị giải pháp xử lý công việc. Trong trường hợp cần thiết Trưởng ban có thể triệu tập một số thành viên có liên quan hoặc toàn thể Ban điều hành để thảo luận, thống nhất ý kiến trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.
4- Ban điều hành họp thường kỳ mỗi quý một lần vào các tháng 3, 6, 9, 12; trong trường hợp cần thiết hoặc theo đề nghị của 2/3 số thành viên, Trưởng ban sẽ triệu tập các phiên họp đột xuất. Thời gian, địa điểm họp cụ thể do Trưởng ban điều hành quyết định.
Điều 4. Tổ chuyên viên giúp việc và chi phí hoạt động của Ban
1- Giúp việc Ban điều hành có một tổ chuyên viên. Thành phần và nhiệm vụ của Tổ chuyên viên do Trưởng ban quyết định. Địa điểm làm việc của tổ chuyên viên tại Trung tâm thanh toán quốc gia, 28 Nguyễn Chí Thanh, Đống Đa, Hà Nội.
2- Mọi chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động của Ban điều hành được thanh toán theo chế độ quy định và lấy từ nguồn chi phí hoạt động nghiệp vụ của Ngân hàng Nhà nước.
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA BAN ĐIỀU HÀNH
Điều 5. Nhiệm vụ của Ban điều hành
Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện:
1- Theo dõi và chỉ đạo hoạt động thường xuyên của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
2- Giải quyết những vấn đề liên quan đến hoạt động của hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng;
3- Phê chuẩn việc tham gia, đình chỉ hoặc rút khỏi hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng của các thành viên và đơn vị thành viên;
4- Xử lý tranh chấp giữa cá nhân, đơn vị tham gia hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
5- Quyết định giải quyết những vấn đề quan trọng liên quan đến hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng.
Điều 6. Nhiệm vụ và quyền hạn của Trưởng ban
1- Triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban điều hành; Quyết định các nội dung đưa ra tại các phiên họp của Ban; Tổng hợp những đề xuất kiến nghị và kết luận chỉ đạo phiên họp.
2- Chỉ đạo, phân công và kiểm tra kết quả công việc của mỗi thành viên trong Ban.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Phó Trưởng ban Thường trực
1- Làm nhiệm vụ Thường trực Ban điều hành và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban về phần công việc được phân công phụ trách.
2- Thay mặt Trưởng ban giải quyết công việc của Ban khi Trưởng ban vắng mặt và báo cáo kết quả xử lý công việc khi Trưởng ban trở về làm việc.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của các thành viên Ban điều hành
1- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, lĩnh vực thuộc phạm vi đơn vị mình phụ trách đề xuất hoặc làm đầu mối đề xuất xử lý các nội dung liên quan đến nhiệm vụ của ban và thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
2- Tham gia các phiên họp của Ban điều hành, chuẩn bị các ý kiến, nội dung thảo luận tại phiên họp.
3- Tham gia biểu quyết bằng văn bản việc tham gia, đình chỉ hoặc rút khỏi hệ thống thanh toán điện tử liên Ngân hàng của các thành viên theo Phiếu lấy ý kiến của Thường trực Ban điều hành.
4- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Trưởng ban điều hành phân công.
Điều 9. Thành viên được hưởng các quyền lợi sau:
1- Nhiệm vụ công tác trong Ban điều hành được đưa vào chương trình công tác của mình.
2- Được hưởng các quyền lợi theo chế độ quy định.
3- Được trang bị các phương tiện cần thiết phục vụ công việc chung của Ban điều hành theo chế độ quy định.
Điều 10. Các thành viên trong Ban điều hành có trách nhiệm thi hành Quy chế này.
Điều 11. Việc sửa đổi, bổ sung Quy chế này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định.
- 1Quyết định 436/2000/QĐ-NHNN15 sửa đổi Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 25/2000/QĐ-NHNN15 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 2Quyết định 198a/1998/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Mục I, Chương II Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 69/NH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1990 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam
- 3Thông tư 13/2013/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 23/2010/TT-NHNN Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 4Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 5Công văn 2674/TCHQ-TXNK năm 2018 về quy trình phối hợp xử lý giấy nộp tiền khi Hệ thống thanh toán điện tử gặp sự cố do Tổng cục Hải quan ban hành
- 6Thông tư 21/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 1Nghị định 15-CP năm 1993 về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 2Luật Ngân hàng Nhà nước 1997
- 3Nghị quyết số 02/1997/NQ-QH10 về việc quy định danh sách các bộ và các cơ quan ngang bộ của Chính phủ do Quốc hội ban hành
- 4Nghị định 64/2001/NĐ-CP về hoạt động thanh toán qua các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán
- 5Quyết định 436/2000/QĐ-NHNN15 sửa đổi Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước được ban hành kèm theo Quyết định số 25/2000/QĐ-NHNN15 do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- 6Quyết định 198a/1998/QĐ-NHNN về sửa đổi, bổ sung Mục I, Chương II Quy chế làm việc của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định số 69/NH-QĐ ngày 18 tháng 8 năm 1990 của Tổng Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt nam
- 7Thông tư 13/2013/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 23/2010/TT-NHNN Quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 8Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định việc quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
- 9Công văn 2674/TCHQ-TXNK năm 2018 về quy trình phối hợp xử lý giấy nộp tiền khi Hệ thống thanh toán điện tử gặp sự cố do Tổng cục Hải quan ban hành
- 10Thông tư 21/2020/TT-NHNN sửa đổi Thông tư 37/2016/TT-NHNN quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Hệ thống Thanh toán điện tử liên ngân hàng Quốc gia do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành
Quyết định 681/2002/QĐ-NHNN về Quy chế làm việc của Ban điều hành hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành
- Số hiệu: 681/2002/QĐ-NHNN
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 01/07/2002
- Nơi ban hành: Ngân hàng Nhà nước
- Người ký: Nguyễn Văn Giàu
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 01/07/2002
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết