Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 68/2006/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 22 tháng 03 năm 2006 |
VỀ VIỆC THÀNH LẬP HỘI ĐỒNG NGHIỆM THU NHÀ NƯỚC CÁC CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Xây dựng,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình của Chủ đầu tư nhằm kiểm soát chất lượng công trình và đảm bảo công trình được thi công tuân thủ đúng quy định của pháp luật.
2. Nghiệm thu, xác nhận sự phù hợp về chất lượng công trình xây dựng.
3. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ định kỳ hàng năm hoặc đột xuất về tình hình chất lượng công trình được Hội đồng nghiệm thu và kiểm tra.
4. Ban hành Quy chế làm việc của Hội đồng và các tổ chức giúp việc cho Hội đồng; ban hành trình tự, nội dung kiểm tra và nghiệm thu của Hội đồng.
5. Trình Thủ tướng Chính phủ thông qua danh mục công trình dự kiến sẽ nghiệm thu và kiểm tra hàng năm.
Điều 3. Quyền hạn và trách nhiệm của Hội đồng
1. Quyền hạn :
a) Yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu và các bên hữu quan báo cáo, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến chất lượng công trình.
b) Tạm dừng thi công nếu phát hiện thấy các sai phạm nghiêm trọng làm ảnh hưởng đến chất lượng công trình và yêu cầu chủ đầu tư, các nhà thầu có biện pháp khắc phục những sai phạm này.
Khi có nghi ngờ về chất lượng, yêu cầu Chủ đầu tư phúc tra hoặc Hội đồng chủ động tổ chức phúc tra làm rõ thực trạng chất lượng công trình. Trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, Hội đồng báo cáo và đề xuất biện pháp khắc phục để Thủ tướng Chính phủ quyết định.
c) Không nghiệm thu hoặc hoãn nghiệm thu nếu chất lượng công trình không phù hợp với thiết kế được duyệt, tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho công trình.
d) Chỉ định tổ chức tư vấn đủ điều kiện năng lực để thực hiện thẩm tra các vấn đề kỹ thuật và kiểm tra, xác nhận sự phù hợp về chất lượng công trình so với thiết kế, tiêu chuẩn và quy chuẩn áp dụng cho công trình.
2. Trách nhiệm:
Chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ và trước pháp luật về các ý kiến, kết luận và quyết định của Hội đồng về chất lượng công trình do Hội đồng nghiệm thu hoặc kiểm tra.
Điều 4. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng
1. Chủ tịch Hội đồng: Bộ trưởng Bộ Xây dựng.
2. Các Phó Chủ tịch Hội đồng:
a) Thứ trưởng Bộ Xây dựng;
b) Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ;
3. Ủy viên Thường trực Hội đồng: Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng, Bộ Xây dựng.
4. Đối với công trình được Hội đồng nghiệm thu, ngoài các thành viên nêu trên Hội đồng còn có các thành viên khác sau:
a) Thứ trưởng Bộ, ngành hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi xây dựng công trình - Phó Chủ tịch Hội đồng;
b) Thủ trưởng cơ quan chuyên môn (Cục, Vụ, Ban) có chức năng quản lý xây dựng của Bộ, ngành có công trình - Ủy viên Hội đồng;
c) Người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư xây dựng công trình - Ủy viên Hội đồng;
d) Giám đốc Sở Xây dựng địa phương nơi xây dựng công trình - Ủy viên Hội đồng.
Danh sách các Phó Chủ tịch, Ủy viên Hội đồng do các Bộ, ngành, địa phương cử khi có yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng và gửi về Bộ Xây dựng. Chủ tịch Hội đồng quyết định danh sách các thành viên Hội đồng đối với từng công trình.
5. Các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Hội đồng:
a) Tuỳ theo quy mô và tầm quan trọng của công trình, Chủ tịch Hội đồng quyết định thành lập các tiểu ban kỹ thuật gồm các chuyên gia có năng lực và kinh nghiệm hoặc hợp đồng với các tổ chức tư vấn xây dựng phù hợp với loại và cấp công trình để tư vấn cho Hội đồng;
b) Cơ quan Thường trực của Hội đồng : Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng (gọi tắt là Cục Giám định - Bộ Xây dựng).
Điều 5. Nội dung công tác nghiệm thu và kiểm tra của Hội đồng
1. Đối với các công trình được Hội đồng tổ chức nghiệm thu:
a) Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng và công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các nhà thầu;
b) Trực tiếp kiểm tra chất lượng; phúc tra chất lượng công trình, hạng mục công trình nếu thấy cần thiết;
c) Tổ chức nghiệm thu, xác nhận sự phù hợp về chất lượng công trình trên cơ sở kết quả nghiệm thu của chủ đầu tư và kết quả kiểm tra trực tiếp của Hội đồng.
2. Đối với công trình được Hội đồng tổ chức kiểm tra:
a) Kiểm tra công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư và các nhà thầu;
b) Kiểm tra chất lượng hoặc phúc tra chất lượng công trình, hạng mục công trình nếu thấy cần thiết;
3. Các ý kiến kết luận, quyết định, thông báo của Hội đồng và của các tổ chức, các nhân giúp việc cho Hội đồng phải được thể hiện bằng văn bản.
4. Quy trình kiểm tra, nghiệm thu của Hội đồng được thể hiện cụ thể trong Quy chế làm việc của Hội đồng.
Điều 6. Hiệu lực pháp lý các quyết định của Hội đồng
1. Các ý kiến được ghi trong biên bản nghiệm thu, biên bản làm việc hoặc ý kiến thông báo bằng văn bản của Hội đồng có giá trị bắt buộc chủ đầu tư và các bên có liên quan phải tuân thủ thực hiện. Nếu chủ đầu tư có ý kiến khác với ý kiến của Hội đồng thì phải có văn bản giải trình và làm rõ với Hội đồng. Trong trường hợp còn ý kiến khác nhau thì Hội đồng báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định.
2. Trường hợp chủ đầu tư dự định đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào khai thác tạm thời khi chưa được Hội đồng nghiệm thu thì phải có văn bản giải trình và phải xin ý kiến thoả thuận của Hội đồng. Người quyết định đầu tư ra quyết định đưa công trình hoặc hạng mục công trình vào khai thác tạm thời sau khi có văn bản thoả thuận của Hội đồng.
Điều 7. Thời hạn hoạt động của Hội đồng đối với từng công trình
Thời hạn hoạt động của Hội đồng được tính từ khi Thủ tướng Chính phủ giao nhiệm vụ cho Hội đồng kiểm tra hoặc nghiệm thu cho tới khi Hội đồng kết thúc công việc kiểm tra hoặc nghiệm thu đối với công trình đó.
Trong trường hợp công trình đã hoàn thành nhưng Hội đồng không thể nghiệm thu được do chất lượng công trình không đáp ứng được các yêu cầu của thiết kế và tiêu chuẩn, quy chuẩn được áp dụng đối với công trình thì thời hạn hoạt động tiếp theo của Hội đồng do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
Điều 8. Chi phí hoạt động của Hội đồng
1. Đối với công trình được Hội đồng tổ chức nghiệm thu, chi phí hoạt động của Hội đồng bao gồm: chi mua văn phòng phẩm và trang thiết bị văn phòng; chi mua tài liệu kỹ thuật; chi cho các hoạt động kiểm tra, nghiệm thu, thẩm tra các vấn đề kỹ thuật và các hoạt động khác của Hội đồng phục vụ cho việc đánh giá chất lượng công trình; chi phụ cấp cho các thành viên của Hội đồng và các cá nhân giúp việc cho Hội đồng.
2. Đối với công trình được Hội đồng tổ chức kiểm tra, chi phí cho hoạt động của Hội đồng bao gồm: chi mua văn phòng phẩm; chi mua tài liệu kỹ thuật; chi cho các hoạt động kiểm tra công tác quản lý chất lượng công trình, các hoạt động khác của Hội đồng và các hoạt động của tổ chức tư vấn phục vụ việc đánh giá chất lượng công trình; chi phụ cấp cho các thành viên của Hội đồng và các cá nhân giúp việc cho Hội đồng.
3. Chi phí cho hoạt động của Hội đồng được dự trù trong tổng dự toán công trình. Cơ quan thường trực của Hội đồng có trách nhiệm lập dự toán và lập quyết toán cho hoạt động của mình đối với từng công trình. Chủ đầu tư có trách nhiệm phê duyệt dự toán, quyết toán và thanh toán chi phí của Hội đồng.
| KT. THỦ TƯỚNG |
Quyết định 68/2006/QĐ-TTg về việc thành lập Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 68/2006/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 22/03/2006
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 42
- Ngày hiệu lực: 15/04/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra