Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
BỘ XÂY DỰNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 679/QĐ-BXD | Hà Nội, ngày 09 tháng 05 năm 2008 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN VÀ CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA VỤ PHÁP CHẾ
BỘ TRƯỞNG BỘ XÂY DỰNG
Căn cứ Nghị định số 178/2007/NĐ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ;
Căn cứ Nghị định số 17/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 02 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 122/2004/NĐ-CP ngày 18 tháng 5 năm 2004 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước.
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Vị trí, chức năng:
Vụ Pháp chế là cơ quan tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước bằng pháp luật các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ được Chính phủ giao; tổ chức thực hiện công tác xây dựng pháp luật, thẩm định, rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật, kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật trong các lĩnh vực thuộc chức năng quản lý nhà nước của Bộ.
Điều 2. Nhiệm vụ:
1. Trong công tác xây dựng pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan nghiên cứu, đề xuất, tổng hợp trình Bộ trưởng quyết định phê duyệt Chương trình xây dựng pháp luật hàng năm và dài hạn của Bộ; tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng pháp luật của bộ sau khi được Bộ trưởng phê duyệt;
b) Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng;
c) Thẩm định, tham gia ý kiến về mặt pháp lý đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các đơn vị khác thuộc Bộ soạn thảo trước khi trình Bộ trưởng;
d) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc chuẩn bị hồ sơ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để Bộ đề nghị các cơ quan, tổ chức có liên quan góp ý kiến, đề nghị Bộ Tư pháp thẩm định, tổng hợp hoàn chỉnh văn bản trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ;
đ) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan chuẩn bị ý kiến góp ý của Bộ đối với các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành khác, các địa phương gửi lấy ý kiến tham gia của Bộ Xây dựng;
2. Trong công tác rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
b) Trình Bộ trưởng phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật.
3. Trong công tác kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật.
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra các văn bản quy phạm pháp luật do các Bộ, ngành khác, các địa phương ban hành liên quan đến các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng theo quy định của pháp luật;
b) Tổng hợp, báo cáo kết quả kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật với Bộ trưởng và đề xuất với Bộ trưởng trong việc:
- Kiến nghị với Thủ tướng Chính phủ đình chỉ việc thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Đình chỉ việc thi hành và đề nghị Thủ tướng Chính phủ bãi bỏ những quy định của Ủy ban nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trái với các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng;
- Kiến nghị với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ khác đình chỉ việc thi hành hoặc sửa đổi, bãi bỏ những quy định do Bộ, cơ quan ngang Bộ đó ban hành trái với các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Xây dựng.
4. Trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, kiểm tra việc thực hiện pháp luật:
a) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật, giải đáp pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
b) Phối hợp với các đơn vị liên quan trong việc giải quyết, xử lý các phản ánh, kiến nghị của cá nhân, tổ chức về các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
c) Phối hợp với các đơn vị liên quan kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ đối với các đơn vị thuộc Bộ, các Bộ, ngành khác, các địa phương; theo dõi, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực tiễn tình hình thi hành pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ;
d) Tham gia ý kiến về việc xử lý các vi phạm pháp luật trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
5. Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ đối với tổ chức, cá nhân làm công tác pháp chế của các đơn vị hành chính, sự nghiệp thuộc trực Bộ, các doanh nghiệp có vốn Nhà nước mà Bộ là đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.
Điều 3. Vụ Pháp chế và Vụ trưởng chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng về:
1. Hệ thống hóa các văn bản quy phạm pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của bộ và tình hình thực hiện các văn bản đó trong phạm vi cả nước.
2. Tình hình thực hiện kế hoạch, chương trình xây dựng pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ.
3. Kết quả thực hiện các nhiệm vụ quy định tại
Điều 4. Vụ trưởng Vụ Pháp chế được quyền:
1. Yêu cầu các cơ quan, đơn vị, tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ cung cấp những tài liệu, số liệu cần thiết phục vụ cho công tác pháp chế của Bộ.
2. Giải đáp pháp luật về các lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ theo sự phân công của Bộ trưởng.
3. Được Bộ trưởng ủy quyền ký một số văn bản về các lĩnh vực công tác của Vụ theo phân công, phân cấp của Bộ.
Điều 5. Cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế:
1. Vụ Pháp chế có vụ trưởng, một số Phó Vụ trưởng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ giúp việc với định biên phù hợp nhu cầu công tác của Vụ theo từng thời kỳ.
2. Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của Vụ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế có trách nhiệm cụ thể hóa thành chương trình, kế hoạch công tác cho từng giai đoạn, xác định nhu cầu biên chế của vụ báo cáo Bộ trưởng; xây dựng quy chế làm việc của Vụ, phân công nhiệm vụ, xác định rõ trách nhiệm và sản phẩm của mỗi cá nhân trong Vụ.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và thay Quyết định số 1388/QĐ-BXD ngày 01 tháng 9 năm 2004 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế.
Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Chánh Văn Phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
- 1Nghị định 122/2004/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức pháp chế các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và doanh nghiệp nhà nước
- 2Nghị định 178/2007/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ
- 3Nghị định 17/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng
- 4Quyết định 4050/QĐ-BYT năm 2012 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế thuộc Bộ Y tế
- 5Quyết định 04/QĐ-TCTL-VP năm 2017 về quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Xây dựng cơ bản do Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi ban hành
Quyết định 679/QĐ-BXD năm 2008 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Vụ Pháp chế do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành
- Số hiệu: 679/QĐ-BXD
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/05/2008
- Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
- Người ký: Nguyễn Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra