Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 677/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 25 tháng 4 năm 2023

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN NÔNG TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2024 - 2026

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 83/2018/NĐ-CP ngày 24/5/2018 của Chính phủ về Khuyến nông;

Căn cứ Thông tư số 75/2019/TT-BTC ngày 04/11/2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về quy định quản lý, sử dụng kinh phí sự nghiệp từ nguồn ngân sách nhà nước thực hiện hoạt động khuyến nông;

Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BNN-KHCN ngày 24/4/2019 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt Chương trình khuyến nông Trung ương giai đoạn 2020 - 2025;

Căn cứ Quyết định số 839/QĐ-UBND ngày 01/10/2018 của UBND tỉnh về việc ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh Quảng Ngãi;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1503/TTr-SNNPTNT ngày 19/4/2023 và Hội đồng thẩm định Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024-2026 tại Báo cáo thẩm định số 1485/BCTĐ-SNNPTNT ngày 19/4/2023.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024 - 2026 kèm theo Quyết định này (có Chương trình chi tiết kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

a) Là cơ quan chủ trì tổ chức thực hiện Chương trình Khuyến nông tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2024 - 2026; đôn đốc, theo dõi việc triển khai thực hiện Chương trình.

b) Căn cứ Chương trình này và quy định, chính sách liên quan, xây dựng, trình UBND tỉnh phê duyệt Kế hoạch Khuyến nông hàng năm; trong đó, rà soát, đề xuất điều chỉnh các nội dung cho phù hợp với thực tế để nâng cao hiệu quả của Chương trình; hàng năm, tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện Chương trình, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.

2. Sở Tài chính

Căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách hàng năm, trên cơ sở đề xuất của các đơn vị, phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để thực hiện Chương trình. Hướng dẫn và kiểm soát định mức chi ngân sách các hoạt động khuyến nông theo đúng quy định.

3. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố

a) Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Chương trình Khuyến nông trên địa bàn huyện, thị xã, thành phố.

b) Lập kế hoạch, bố trí ngân sách huyện, thị xã, thành phố trung hạn và hàng năm thực hiện Chương trình Khuyến nông giai đoạn 2024 - 2026 trên địa bàn;

c) Định kỳ hàng năm tổng hợp tình hình và kết quả thực hiện chương trình bằng nguồn ngân sách của địa phương gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Công Thương; Chủ tịch: Hội Nông dân tỉnh, Liên minh Hợp tác xã; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- VPUB: PCVP, CBTH;
- Lưu: VT, KTNph158.

CHỦ TỊCH




Đặng Văn Minh

 

CHƯƠNG TRÌNH

KHUYẾN NÔNG TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2024 - 2026
(Ban hành kèm theo Quyết định số 677/QĐ-UBND ngày 25 tháng 4 năm 2023 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)

A. Nội dung Chương trình

TT

Tên chương trình

Mục đích cần đạt

Công nghệ chuyển giao

Địa điểm đầu tư

A

MÔ HÌNH TRÌNH DIỄN

I

TRỒNG TRỌT

1

Mô hình Sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Tạo mối liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

- Năng suất đạt ≥ 60 tạ/ha

- Tăng thu nhập cho nông dân

- Sử dụng giống lúa có năng suất cao, chất lượng tốt

- Chuyển giao kỹ thuật theo tiêu chuẩn VietGAP

Một số địa phương trong tỉnh

2

Trồng thâm canh cây ngô sinh khối gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm

- Tạo mối liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ sản phẩm cho nông dân

- Năng suất sinh khối đạt ≥ 40 tấn /ha

- Sử dụng giống ngô mới có năng suất sinh khối cao

- Chuyển giao kỹ thuật trồng ngô để lấy sinh khối

Một số địa phương trong tỉnh

3

Trồng giống sắn mới kháng bệnh virus khảm lá sắn

- Đánh giá tiềm năng, năng suất giống sắn mới.

- Khả năng chống chịu điều kiện ngoại cảnh và khả năng chống chịu sâu bệnh tại địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

- Trồng thử nghiệm giống sắn mới cho năng suất cao.

- Áp dụng kỹ thuật hồng thâm canh cây sắn đúng hướng dẫn kỹ thuật đảm bảo hạn chế bệnh khảm lá

Một số địa phương trong tỉnh

II

CHĂN NUÔI

1

Cải tạo đàn dê theo hướng nâng cao năng suất và chất lượng

- Góp phần cải tạo, nâng cao tầm vóc, gia tăng số lượng và nâng cao chất lượng đàn dê cái nền sinh sản của tỉnh nói riêng.

- Chuyển đổi nhận thức của nông dân từ phương thức chăn nuôi truyền thống (chăn thả) chuyển sang phương pháp chăn nuôi khoa học (nuôi có chuồng nhốt, đàn dê có lý lịch rõ ràng, có tiêm ngừa, chất thải được xử lý hợp vệ sinh), giúp người nông dân ứng dụng những tiến bộ kỹ thuật tiên tiến vào chăn nuôi dê đạt hiệu quả, năng suất, chất lượng cao, khắc phục những tồn tại về giống, góp phần nâng tỷ lệ dê lai giống ngoại.

- Sử dụng con đực có tầm vóc lớn như dê Bách Thảo, Boer để lai với dê cái lai Bách Thảo để tạo ra con lai có tầm vóc và chất lượng tốt.

Một số địa phương trong tỉnh

III

LÂM SINH

1

Mô hình trồng xen canh cây dưới tán rừng

- Khai thác bền vững tiềm năng kinh tế dưới tán rừng, góp phần thúc đẩy phát triển rừng trồng cây gỗ lớn.

- Nâng cao thu nhập cho người dân trên cùng đơn vị diện tích, giúp người dân có thu nhập ổn định để gắn bó với nghề rừng.

Cây Mây nước, Cây Sa nhân hoặc một số cây dược liệu khác,...

Huyện miền núi và các huyện đồng bằng có rừng tự nhiên

IV

THỦY SẢN

1

Ứng dụng công nghệ lồng HDPE kiểu Nauy trong nuôi cá biển thương phẩm

* Đối với cá mú trân châu

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 8,0kg/con.

- Năng suất: 14 kg/m3

* Đối với cá bè vẫu:

- Tỷ lệ sống: 70%

- Trọng lượng trung bình: 0,5kg/con.

- Năng suất: 8,7 kg/m3

- Ứng dụng công nghệ nuôi mới, vật liệu mới trong nuôi một số loài cá biển.

- Mật độ nuôi:

+ Cá mú trân châu: 25con/m3; Cỡ giống: ≥ 12cm/con.

+ Cá bè vẫu: 25con/m3; Cỡ giống: ≥ 8cm/con.

Các huyện, thị xã, thành phố và huyện Lý Sơn

2

Ứng dụng công nghệ 4.0 trong nuôi tôm thẻ chân trắng thương phẩm

- Tỷ lệ sống: ≥ 85%

- Trọng lượng bình quân: 60- 80con/kg

- Năng suất: 20 tấn/ha

Chuyển giao:

- Hệ thống giám sát cảnh báo môi trường ao nuôi: Giám sát các chỉ tiêu Oxy, pH, nhiệt độ, độ mặn (từ 1-8 điểm đo cho 1 chỉ tiêu).

- Trang bị máy cho ăn trong nuôi tôm:

+ Thùng chứa thức ăn: 50 - 100kg.

+ Bán kính phun có thức ăn: 5-15m

Mật độ nuôi:

- Tôm chân trắng: 150 - 200con/m2. Cỡ tôm: P12

3

Nuôi ghép các đối tượng thủy sản nước lợ thương phẩm trong ao thích ứng với biến đổi khí hậu

- Đối với tôm sú:

+ Tỷ lệ sống: 60%

+ Trọng lượng bình quân: ≥ 0,025kg/con

+ Năng suất đạt ≥ 1,5 tấn

- Đối với cua xanh

+ Tỷ lệ sống: 60%

+ Trọng lượng bình quân: ≥ 0,3kg/con

+ Năng suất: 0,8 tấn/ha

- Đối với cá dìa hoặc cá nâu:

+ Tỷ lệ sống 70 %

+ Trọng lượng bình quân: 0,2kg/con

+ Năng suất: 2 tấn/ha

- Đối với cá đối:

+ Tỷ lệ sống 70 %

+ Trọng lượng bình quân: 0,2kg/con

+ Năng suất: 2 tấn/ha

- Chuyển giao hình thức nuôi ghép 2-3 đối tượng chung trong một ao, thích ứng với biến đổi khí hậu.

- Mật độ:

+ Tôm sú: 12con/m2; Cỡ tôm: 2-3 cm/con

+ Tôm thẻ chân trắng: 60con/m2; Cỡ tôm: P12

- Mật độ nuôi ghép:

+ Cá đối: 0,5 con/m2; Cỡ cá: ≥ 6 cm/con

+ Cua xanh: 0,5 con/m2; Cỡ cua: ≥ 2cm/con

+ Cá nâu hoặc cá dìa: 1 con/m2; Cỡ cá: ≥ 5cm/con

V

NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN

1

Xử lý môi trường chăn nuôi lợn bằng máy ép chất thải chăn nuôi

Tăng nguồn thu từ chất thải trong chăn nuôi; rút ngắn thời gian hoàn vốn; giải quyết được vấn đề gây ô nhiễm môi trường; bảo vệ sức khỏe cho người lao động; tạo môi trường lý tưởng cho vật nuôi mau lớn khỏe mạnh; tiết kiệm diện tích và không gian đầu tư.

- Sử dụng loại máy MC800, sử dụng cho quy mô trang trại.

- Công suất máy: 20-30 m3/giờ; Điện áp: 220V/1 pha/50Hz; Kích thước: 1770 x 1500 x 1470 mm.

- Chi tiết máy bao gồm:

+ Sàng lọc nghiên phân ly pha rắn lỏng (Vật liệu Thép không gỉ inox 304, Chiều rộng sang nghiêng 800mm, khe sàng: 0,5 mm, động cơ rung: 30W- 2900.

+ Vít ép phân ly pha rắn lỏng: Loại máy trục vít, inox 304, điện năng tiêu thụ: 3,7 KW/h.

+ Bơm hút cấp liệu: Lưu lượng: 36 m2/h; Cột áp: 18,5m; Tốc độ: 2.900 vòng/phút; Điện năng tiêu thụ 2.2 KW/h.

Một số địa phương trong tỉnh

2

Mô hình ứng dụng thiết bị bay không người lái để phim thuốc BVTV

- Hạn chế tác hại của thuốc BVTV, giảm thiểu độc hại đối với người sử dụng và bảo vệ môi trường

- Tăng hiệu quả sử dụng thuốc

- Tăng hiệu suất làm việc

- Giảm chi phí sản xuất.

Sử dụng máy DJI AGRAS T30 với thiết kế 16 vòi phun, phạm vi phim tối đa 9m, hiệu suất phun 16 ha/giờ; bình phun 30 lít/1,5 ha; tổng trọng lượng 26,3 kg (không có pin)

Một số địa phương trong tỉnh

B

THÔNG TIN, TUYÊN TRUYỀN

1

Bản tin thông tin nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tuyên truyền những tiến bộ kỹ thuật sản xuất NLN, những mô hình sản xuất có hiệu quả và chủ trương chính sách Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn.

Thông tin những chủ trương chính sách về nông nghiệp. Mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả.

Gương điển hình sản xuất giỏi trong tỉnh.

Phát hành đến các địa phương trong tỉnh và một số tỉnh bạn

2

Lịch khuyến nông

Quảng bá các mô hình khuyến nông có hiệu quả và có khả năng nhân rộng trong tỉnh.

Tuyên truyền mô hình có thể nhân rộng để nông dân các địa phương học tập, áp dụng và bộ số lịch

Phát hành đến các địa phương trong tỉnh

3

Duy trì vận hành hệ thống thông tin khuyến nông

Cung cấp thông tin về những hoạt động khuyến nông, các mô hình sản xuất hiệu quả, các tấm gương tiêu biểu trong hoạt động nông nghiệp,...

Tạo kênh giao tiếp hai chiều, nơi tiếp nhận và phản hồi các ý kiến góp ý của bà con nông dân về các hoạt động khuyến nông, giúp Trung tâm Khuyến nông có thể nắm bắt các thông tin phản hồi từ cơ sở.

Tư vấn giải đáp về kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp cho bà con nông dân.

Đăng tải những thông tin về hoạt động khuyến nông. Phản hồi ý kiến của bà con nông dân.

Tại Trung tâm Khuyến nông

4

Máy quay phim

Lưu trữ những hình ảnh, hoạt động của các mô hình khuyến nông

Dựng phim tư liệu, làm phóng sự phục vụ công tác thông tin - tuyên truyền

Tại Trung tâm Khuyến nông

5

Hội thảo đối thoại kỹ thuật sản xuất nông lâm nghiệp

Trao đổi, chia sẻ những tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông lâm nghiệp. Giải đáp, trao đổi chia sẻ những vướng mắc trong thực tế sản xuất mà người dân gặp phải.

CBKT trao đổi với nông dân về những vấn đề vướng mắc.

CBKT chuyển giao những tiến bộ kỹ thuật sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp cho nông dân.

Nông dân chia sẻ kinh nghiệm với nông dân.

Tại xã thuộc tỉnh

6

Học tập kinh nghiệm ngoài tỉnh

Tạo điều kiện cho cán bộ khuyến nông trao đổi học hỏi kinh nghiệm trong công tác khuyến nông

Tham quan học tập các mô hình điển hình tiên tiến

Ngoài tỉnh

7

Hội thi khuyến nông viên giỏi

Tạo cơ hội cho cán bộ khuyến nông, CTV khuyến nông nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và giao lưu học hỏi kinh nghiệm hoạt động khuyến nông.

Kiến thức kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp; Vai trò của hoạt động khuyến nông trong sản xuất nông nghiệp, nhất là trong điều kiện biến đổi khí hậu và quá trình xây dựng nông thôn mới; Các chủ trương chính sách nông nghiệp và kiến thức kỹ thuật ở tất cả các lĩnh vực

TP Quảng Ngãi

8

Hội thảo cấp tỉnh

Trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, tiêu thụ nông sản góp phần nâng cao giá trị gia tăng, cạnh tranh của sản phẩm hàng hóa nông sản trong quá trình hội nhập

Giới thiệu mô hình sản xuất hiệu quả; Những tiến bộ kỹ thuật mới. Kinh nghiệm trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

Tại TP Quảng Ngãi

9

Tờ rơi tuyên truyền

Quảng bá, tuyên truyền các mô hình khuyến nông có hiệu quả và dịch bệnh có nguy cơ lây lan cao trên địa bàn tỉnh. Tuyên truyền nông dân áp dụng.

Tuyên truyền mô hình có thể nhân rộng để nông dân các địa phương học tập và áp dụng.

Tuyên truyền cách phòng, chống các dịch bệnh ảnh hưởng đến địa bàn tỉnh.

Trong tỉnh

10

Đào tạo dẫn tinh viên cho các huyện miền núi

Đào tạo mới 20 kỹ thuật viên thụ tinh nhân tạo có tay nghề đảm bảo nhằm phục vụ TTNT ở miền núi

- Áp dụng phương pháp đào tạo có sự tham gia và tập trung vào hoạt động thực hành tay nghề.

- Đơn vị đào tạo phải được cục chăn nuôi lựa chọn và chỉ định đủ điều kiện đào tạo, tập huấn về phối giống nhân tạo cho gia súc

Huyện miền núi

 

 

 

 

 

 

B. Vốn và nguồn vốn

a) Tổng kinh phí:

11.360.000.000 đồng

b) Nguồn vốn đầu tư, trong đó:

 

- Nguồn vốn ngân sách tỉnh:

10.500.000.000 đồng

- Vốn dân đầu tư:

860.000.000 đồng

C. Phân kỳ nguồn vốn ngân sách

Đơn vị tính: 1.000 đồng

TT

Danh Mục

Tổng vốn hỗ trợ

PHÂN KỲ VỐN HỖ TRỢ

Năm 2024

Năm 2025

Năm 2026

A

Mô hình trình diễn

8.098.660

2.917.600

2.895.600

2.285.460

1

Mô hình trồng trọt

1.846.000

806.000

720.000

320.000

2

Mô hình chăn nuôi

610.000

610.000

 

 

3

Mô hình lâm sinh

1.800.000

600.000

600.000

600.000

4

Mô hình thủy sản

2.982.660

901.600

1.125.600

955.460

5

Mô hình ngành nghề nông thôn

860.000

 

450.000

410.000

B

Thông tin tuyên truyền

2.401.340

582.400

604.400

1.214.540

TỔNG CỘNG

10.500.000

3.500.000

3.500.000

3.500.000