Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 673/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2021 |
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Điều ước quốc tế ngày 9 tháng 4 năm 2016;
Căn cứ Nghị quyết số 80/2019/QH14 ngày 14 tháng 6 năm 2019 của Quốc hội về việc gia nhập Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước số 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành.
Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. THỦ TƯỚNG |
THỰC HIỆN CÔNG ƯỚC SỐ 98 CỦA ILO VỀ ÁP DỤNG NHỮNG NGUYÊN TẮC CỦA QUYỀN TỔ CHỨC VÀ THƯƠNG LƯỢNG TẬP THỂ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 673/QĐ-TTg ngày 07 tháng 5 năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ)
Thực hiện có hiệu quả các quy định của Công ước số 98 phù hợp với các nguyên tắc của Hiến pháp và pháp luật Việt Nam; hoàn thiện và tăng cường năng lực của các thiết chế thực thi, cơ chế phối hợp; giám sát và xác định rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành có liên quan.
a) Phù hợp với quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước;
b) Kế hoạch tổ chức triển khai Công ước phải có nội dung công việc, lộ trình thực hiện cụ thể, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương;
c) Các Bộ, ngành được giao chủ trì hoặc tham gia phối hợp thực hiện nhiệm vụ nêu trong Kế hoạch phải xây dựng chương trình, kế hoạch cụ thể và tổ chức triển khai đúng tiến độ, bảo đảm hiệu quả;
d) Bảo đảm quan hệ chặt chẽ và phối hợp đồng bộ giữa các Bộ, ngành, kịp thời giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền giải quyết những khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện Kế hoạch.
đ) Việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn thực hiện Công ước số 98 và pháp luật có liên quan phải được tiến hành thường xuyên, liên tục và kịp thời.
1. Nội luật hóa các quy định của Công ước số 98, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật trong nước có liên quan để triển khai đầy đủ, toàn diện các quy định, tiêu chuẩn của Công ước số 98, cụ thể:
a) Ban hành các nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động năm 2019 về những nội dung: thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể; tổ chức đại diện người lao động; giải quyết tranh chấp lao động, bảo đảm đúng các nguyên tắc và tiêu chuẩn của Công ước số 98.
Thời gian thực hiện: năm 2020 - 2021.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
b) Sửa đổi, bổ sung Nghị định số 28/2020/NĐ-CP ngày 01/3/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, cụ thể như sau:
- Rà soát hoàn thiện các quy định liên quan đến chế tài áp dụng cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi phân biệt đối xử chống tổ chức đại diện người lao động theo hướng nghiêm khắc hơn nhằm răn đe đối với hành vi phân biệt đối xử chống tổ chức đại diện người lao động của người sử dụng lao động;
- Rà soát để bổ sung những quy định liên quan đến chế tài áp dụng và các biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động theo hướng nghiêm khắc hơn nhằm răn đe đối với hành vi can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động của người sử dụng lao động;
- Rà soát hoàn thiện các quy định liên quan đến chế tài áp dụng cũng như các biện pháp khắc phục hậu quả đối với các hành vi vi phạm về thương lượng tập thể.
Thời gian thực hiện: năm 2021-2022.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
2. Tuyên truyền, phổ biến nội dung Công ước số 98 tới người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan, tổ chức có liên quan.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công Thương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan.
3. Thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ theo Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 37-CT/TW ngày 03/9/2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới (ban hành kèm theo Quyết định số 416/QĐ-TTg ngày 25/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ). Nghiên cứu, xây dựng mô hình quan hệ lao động khả thi và hiệu quả trên cơ sở thương lượng tập thể được thúc đẩy thực hiện một cách thực chất, hiệu quả trên thực tế.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan.
4. Đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho các bên liên quan đến thương lượng tập thể, bao gồm ngành Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, các hiệp hội doanh nghiệp, người lao động, người sử dụng lao động trong doanh nghiệp.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan.
5. Xây dựng và cung cấp thông tin dữ liệu thị trường lao động, quan hệ lao động để hỗ trợ cho công tác thương lượng tập thể đạt hiệu quả.
Thời gian thực hiện: từ năm 2020 đến năm 2026.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Tổng cục Thống kê - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông và các Bộ, ngành có liên quan.
6. Tăng cường năng lực của Thanh tra lao động và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi phân biệt đối xử chống tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động; can thiệp, thao túng tổ chức đại diện người lao động và người sử dụng lao động, giải quyết hiệu quả các khiếu nại, khiếu kiện có liên quan, đảm bảo quyền và lợi ích của các bên; thúc đẩy thương lượng tập thể tự nguyện.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam và các Bộ, ngành có liên quan.
7. Định kỳ hoặc theo yêu cầu báo cáo Tổ chức ILO về việc triển khai thực hiện Công ước số 98.
Thời gian thực hiện: định kỳ 03 năm 01 lần hoặc theo yêu cầu của Tổ chức ILO.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
8. Tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ, các quốc gia nhằm trao đổi thông tin, hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến việc thực hiện Công ước số 98.
Thời gian thực hiện: Hằng năm.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
9. Đánh giá toàn diện việc triển khai thực hiện Công ước số 98 trong giai đoạn 5 năm đầu sau khi gia nhập Công ước, rút kinh nghiệm và bổ sung giải pháp để triển khai có hiệu quả Công ước số 98 tại Việt Nam.
Thời gian thực hiện: năm 2025.
Cơ quan chịu trách nhiệm: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan.
III. CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, các Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và các cơ quan, tổ chức có liên quan chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 98 vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.
2. Đề nghị Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ động bổ sung nhiệm vụ thực thi Công ước số 98 vào chương trình, kế hoạch công tác của mình.
3. Giao Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội là cơ quan thường trực thực hiện Công ước số 98, có nhiệm vụ tham mưu giúp Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tổ chức, chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện Kế hoạch này trên phạm vi cả nước./.
- 1Hướng dẫn 1580/HD-TLĐ năm 2014 đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của Công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 2Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ Luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 4Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Công ước 98 năm 1949 về áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể
- 2Hiến pháp 2013
- 3Hướng dẫn 1580/HD-TLĐ năm 2014 đánh giá chất lượng thương lượng tập thể, ký kết và tổ chức thực hiện Thỏa ước lao động tập thể của Công đoàn cơ sở do Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành
- 4Luật tổ chức Chính phủ 2015
- 5Thông tư 29/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn về thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động theo Nghị định 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết Bộ Luật lao động do Bộ trưởng Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành
- 6Luật điều ước quốc tế 2016
- 7Bộ luật Lao động 2019
- 8Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng
- 9Nghị quyết 80/2019/QH14 về gia nhập Công ước 98 của Tổ chức Lao động Quốc tế về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể do Quốc hội ban hành
- 10Chỉ thị 37-CT/TW năm 2019 về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 11Quyết định 416/QĐ-TTg năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 37-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ trong tình hình mới do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 12Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành
- 13Quyết định 515/QĐ-TTg năm 2024 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế về kiểm soát, quản lý nước dằn và cặn nước dằn của tàu năm 2004 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 673/QĐ-TTg năm 2021 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Công ước 98 của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) về Áp dụng những nguyên tắc của quyền tổ chức và thương lượng tập thể do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 673/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/05/2021
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Phạm Bình Minh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra