Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 672/QĐ-UBND

Sơn La, ngày 11 tháng 4 năm 2012

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ Ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2010 - 2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - Kế hoạch hóa gia đình";

Căn cứ Quyết định số 2013/QĐ-TTg ngày 14 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020;

Căn cứ Nghị quyết số 277/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của HĐND tỉnh Sơn La về các biện pháp cấp bách thực hiện công tác dân số kế hoạch hóa gia đình trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2010 và đến năm 2015;

Xét đề nghị của Sở Y tế tại Tờ trình số 38/TTr-SYT ngày 29 tháng 3 năm 2012,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam.

Điều 2. Ban Chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La, Sở Y tế căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình tỉnh Sơn La; Giám đốc Sở Y tế; Thủ trưởng các sở, ban, ngành của tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Y tế; (B/c)
- TT: Tỉnh ủy; HĐND; UBND tỉnh; (B/c)
- Các đoàn thể của tỉnh;
- Ban VH - XH HĐND tỉnh;
- Tổng cục Dân số - KHHGĐ Bộ Y tế;
- Như Điều 3;
- Báo Sơn La, Đài Phát thanh, Truyền hình tỉnh;
- Trung tâm Công báo tỉnh;
- PCVP UBND tỉnh PTVHXH;
- Lưu: VT, VX (2). NT. 60.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Ngọc Toa

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 CỦA TỈNH SƠN LA THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VÀ SỨC KHỎE SINH SẢN VIỆT NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 672/QĐ-UBND ngày 11 tháng 4 năm 2012 của UBND tỉnh Sơn La)

Sau nhiều năm thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về Dân số, kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt là sau 10 năm thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược Quốc gia về Chăm sóc sức khỏe sinh sản Việt nam của tỉnh Sơn La, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình và chăm sóc sức khỏe sinh sản của tỉnh Sơn La đã đạt những kết quả quan trọng. Mức sinh và tỷ lệ tăng dân số hàng năm của tỉnh đã giảm, tình trạng sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em được cải thiện, góp phần đáng kể vào những thành tựu phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ đổi mới và nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân.

 Tuy nhiên, nhiều vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản vẫn là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững của tỉnh như: Quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao và tiếp tục tăng; tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu có xu hướng mất cân bằng. Đặc biệt, chất lượng dân số còn thấp, nhiều vấn đề về sức khỏe sinh sản chưa được giải quyết.

Kế hoạch hành động giai đoạn 2011 - 2015 của tỉnh Sơn La thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam nhằm giải quyết đồng bộ các vấn đề về dân số và sức khỏe sinh sản, góp phần thực hiện thắng lợi Chiến lược Dân số, Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Phần I

KẾT QUẢ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ VIỆT NAM VÀ CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA VỀ CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN GIAI ĐOẠN 2001 – 2010

I. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Kết quả thực hiện các mục tiêu

1. 1. Quy mô dân số

Trong 10 năm qua tỉnh Sơn La đã duy trì được mức giảm sinh (Hàng năm đạt 0, 5 - 0, 6%0), tỷ xuất sinh từ 26, 1%0 năm 2001 giảm xuống còn 24, 3%0 năm 2010 (Mục tiêu là 19, 2%0), tổng tỷ xuất sinh từ 3, 4 con năm 2000 giảm xuống còn 2, 58 con năm 2010 (Mục tiêu là 2, 1 con), tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên mỗi năm giảm từ 1% so với năm trước (Từ 18% năm 2001 xuống còn 9, 5% năm 2010) (Mục tiêu là 9%), tỷ lệ tăng dân số tự nhiên từ 1, 95% năm 2001 xuống còn 1, 85% năm 2010 (Mục tiêu là 1, 33%), tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại hàng năm tăng từ 0, 5 - 1, 0% so với năm trước, dân số trung bình tính đến tháng 12 năm 2010 là 1. 092. 700 người (Mục tiêu 1. 100. 000 người).

1. 2. Về nâng cao chất lượng dân số

Cùng với những kết quả đã đạt được trong việc thực hiện chính sách dân số - KHHGĐ, chất lượng dân số của tỉnh bước đầu đã được quan tâm thông qua các Chương trình chăm sóc sức khỏe một cách toàn diện, đặc biệt chú trọng tới làm mẹ an toàn, nuôi dưỡng trẻ nhỏ, kế hoạch hóa gia đình, phòng chống HIV/AIDS, cải thiện môi trường, nâng cao dân trí, tăng cường giáo dục thể chất, trí tuệ và tinh thần cho thế hệ tương lai. Vì vậy, chất lượng dân số cũng đã có sự thay đổi và nâng lên rõ rệt cả về thể lực, trí lực, tuổi thọ trung bình là 69, 6 tuổi, tỷ lệ hộ nghèo còn 38, 13% năm 2010 (theo tiêu chí mới), tỷ lệ trẻ em đến trường đúng độ tuổi hàng năm từ 90 - 95%; tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng giảm từ 35, 5% năm 2001 xuống còn 22, 6% năm 2010 (Mục tiêu là dưới 20%); Tuy nhiên, một số chỉ tiêu đánh giá về chất lượng dân số của tỉnh Sơn La còn thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước như: Thu nhập bình quân đầu người, trình độ dân trí, tuổi thọ trung bình, các điều kiện về vật chất tinh thần, điều kiện chăm sóc y tế, nhất là điều kiện để kiểm tra sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân, điều kiện chẩn đoán sàng lọc trước sinh, sau sinh... Chưa được triển khai thực hiện, nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống làm suy giảm chất lượng giống nòi còn khá phổ biến, tỷ số giới tính khi sinh bắt đầu có xu hướng tăng, đây là những thách thức đặt ra cho Chương trình dân số hiện nay và những năm tiếp theo.

1. 3. Tình trạng sức khỏe sinh sản của người dân được cải thiện

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai nghén năm 2001 là 68%, đến năm 2010 là 82%. Tỷ lệ phụ nữ đẻ khám thai ≥ 3 lần năm 2001 là 64, 3% đến năm 2010 đạt 70, 4%; Tỷ lệ % phụ nữ đẻ được tiêm 2 mũi phòng uốn ván năm 2001 là 65%, đến năm 2010 là 75%; Tỷ lệ % phụ nữ đẻ có cán bộ y tế chăm sóc năm 2001 là 50%, đến năm 2010 là 82%; Tỷ lệ % bà mẹ được chăm sóc sau sinh năm 2001 là 58, 2%, đến năm 2010 đạt 62%; Số ca tử vong mẹ đã giảm mạnh, tỷ suất mắc tai biến sản khoa/1. 000 ca đẻ năm 2001 là 8%, đến năm 2010 là 5%; Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm dần từ 35, 8% năm 2001, xuống còn 22, 6% năm 2010; Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 23, 7%o; Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi/1. 000 sơ sinh sống năm 2010 là 25%o; Tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ vắc xin đạt 92, 6%; Tỷ lệ trẻ đẻ nhẹ cân dưới 2. 500gr đạt 9% năm 2010; Tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai hiện đại đạt > 60%; Khám sàng lọc, chẩn đoán phát hiện ung thư sớm cổ tử cung cho phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng đạt 70%; Các bệnh viện và Trung tâm Y tế huyện đã chủ động tổ chức đào tạo kỹ thuật viên xét nghiệm chẩn đoán nhiễm khuẩn đường sinh sản thông thường, nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản tại cộng đồng; tại Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh đã có khoa chăm sóc sức khỏe sinh sản VTN và nam học, tỷ lệ cơ sở chăm sóc sức khỏe sinh sản thực hiện thông tin giáo dục tư vấn đạt > 80% (Mục tiêu là 90%).

2. Kết quả thực hiện các giải pháp

2. 1. Truyền thông vận động chuyển đổi hành vi

Công tác truyền thông, giáo dục được đổi mới cả về nội dung, hình thức và cách tiếp cận, nhất là truyền thông thường xuyên, truyền thông tăng cường, giáo dục dân số và sức khỏe sinh sản đã được đưa vào Chương trình giảng dạy trong nhà trường, tạo ra sự chuyển biến tích cực về nhận thức và hành vi của nhân dân, bao gồm cả người chưa thành niên và thanh niên; quy mô gia đình ít con ngày càng được chấp nhận rộng rãi; hiểu biết và thực hành về kế hoạch hóa gia đình, sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em trong các tầng lớp nhân dân được nâng lên.

Các hoạt động truyền thông, vận động góp phần thúc đẩy việc xây dựng chính sách, huy động nguồn lực, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác Dân số và sức khỏe sinh sản.

2. 2. Mạng lưới dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

Mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình được mở rộng từ tỉnh đến cơ sở. Hệ thống y tế, hạ tầng cơ sở ngày càng phát triển cả về công và tư; Trình độ cán bộ y tế ngày càng được nâng cao thông qua các hình thức: Đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao, giám sát lồng ghép; 11/11 Trung tâm Y tế huyện, thành phố có khoa sức khỏe sinh sản và 204/204 Trạm Y tế xã thực hiện được dịch vụ kế hoạch hóa gia đình thường xuyên tại trạm; Cán bộ chuyên trách và cộng tác viên dân số được tập huấn về kiến thức, kỹ năng, thực hiện cung cấp các dịch vụ tư vấn, cung cấp các biện pháp tránh thai lâm sàng và phi lâm sàng tại cộng đồng; nhất là hàng năm đã cử cán bộ tham gia thực hiện chiến dịch tăng cường tuyên truyền, vận động lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình đến các xã có mức sinh còn cao, xã vùng sâu, vùng khó khăn của tỉnh.

2. 3. Thực hiện chính sách chế độ

Thực hiện hướng dẫn của Trung ương và của tỉnh, các chế độ, chính sách cho đội ngũ cán bộ chuyên trách và cộng tác viên cũng như cho các đối tượng thực hiện kế hoạch hóa gia đình đã được đảm bảo đầy đủ; đặc biệt là kịp thời chi trả chế độ, chính sách theo Nghị quyết số 277/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của HĐND tỉnh Sơn La đó là: Bồi dưỡng người tự nguyện đình sản 300. 000đ/ trường hợp, cộng tác viên dân số được hỗ trợ thêm 50. 000/người/tháng; cộng tác viên dân số và cán bộ chuyên trách dân số có công tư vấn đối tượng đình sản được hỗ trợ 50. 000đ, đối tượng đặt vòng được bồi dưỡng 10. 000đ; xã, phường, thị trấn, tổ, bản, tiểu khu trong năm không có người vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ được khen thưởng 400. 000đ.

2. 4. Đầu tư và sử dụng kinh phí

Với sự quan tâm của lãnh đạo tỉnh, sự tham mưu tích cực của cơ quan chuyên

trách, HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản cụ thể và có chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác dân số các cấp, đặc biệt cấp cơ sở; hàng năm tỉnh đã hỗ trợ thêm kinh phí ngoài Chương trình mục tiêu trên 3 tỷ đồng để triển khai các hoạt động Chương trình như: Hỗ trợ cho cộng tác viên, bồi dưỡng người tự nguyện đình sản, bồi dưỡng cho người có công tư vấn đối tượng đình sản, đặt vòng và thưởng cho xã, phường, thị trấn, tổ, bản, tiểu khu trong năm không có người vi phạm chính sách Dân số - KHHGĐ.

Thực hiện công khai trong việc phân bổ chỉ tiêu kế hoạch và kinh phí hoạt động cho các đơn vị; thường xuyên kiểm tra, hướng dẫn việc sử dụng và quyết toán kinh phí theo đúng quy định trên tinh thần tiết kiệm, hiệu quả.

2. 5. Xã hội hóa công tác Dân số và Sức khỏe sinh sản

Công tác Dân số và Sức khỏe sinh sản được đưa vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương và trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng ngành, đoàn thể; Các chính sách về Dân số - Sức khỏe sinh sản của Đảng và Nhà nước được triển khai kịp thời, hệ thống chính sách của tỉnh ban hành đồng bộ, được cụ thể hóa và tổ chức triển khai tích cực, phát huy hiệu quả.

Việc xã hội hóa công tác Dân số và sức khỏe sinh sản đã được chú trọng và có chuyển biến tích cực. Nội dung Dân số - Sức khỏe sinh sản được đưa vào hương ước, quy ước của cộng đồng, hoạt động của các ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội. Mạng lưới cung cấp dịch vụ tư vấn về dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản tư nhân được mở rộng, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của xã hội.

2. 6. Nâng cao năng lực quản lý và tổ chức thực hiện

 Trong lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy Đảng, HĐND, UBND và các sở, ban, ngành từ tỉnh đến cơ sở đã thường xuyên đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Huyện ủy, Thành ủy phổ biến, quán triệt và triển khai tuyên truyền phổ biến pháp luật về Dân số - Sức khỏe sinh sản, nhất là triển khai quán triệt thực hiện Pháp lệnh Dân số và Pháp lệnh Dân số (Sửa đổi), Nghị quyết số 47-NQ/TW, Kết luận số 43-KL/TW, Kết luận số 44-KL/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 32-NQ/TU của Tỉnh ủy cho các đồng chí lãnh đạo chủ chốt của các sở, ban, ngành, cán bộ chủ chốt của các huyện, thành phố trong toàn tỉnh. Đặc biệt trong các phiên họp của cấp ủy và HĐND các cấp, công tác dân số - KHHGĐ được Cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở xã, phường đã xác định được trách nhiệm và vai trò lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản, coi đó là một nội dung quan trọng trong chương trình, kế hoạch và thường xuyên đưa ra bàn bạc, thảo luận những vấn đề bất cập cần được giải quyết. Các văn bản chỉ đạo đã được ban hành kịp thời, các hoạt động kiểm tra, giám sát được làm thường xuyên có vai trò quan trọng giúp các cấp, các ngành phối hợp thực hiện chiến lược có hiệu quả.

 Thực hiện các Nghị định của Chính phủ, Thông tư hướng dẫn liên Bộ, đến tháng 12 năm 2011 tổ chức bộ máy làm công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình các cấp tại tỉnh Sơn La đã và đang được được kiện toàn, ổn định, đồng thời đội ngũ cán bộ làm công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở hàng năm được bổ sung, kiện toàn, được tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn, phổ biến các chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và các văn bản của địa phương trong lĩnh vực Dân số - Sức khỏe sinh sản; tích cực trách nhiệm tâm huyết với công việc được giao, thường xuyên bám sát địa bàn để tuyên truyền vận động, quản lý biến động về Dân số - Sức khỏe sinh sản, báo cáo định kỳ theo quy định phục vụ yêu cầu quản lý, chỉ đạo chung.

 Ban Chỉ đạo công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình từ tỉnh tới cơ sở đã được thành lập và đã phát huy tốt vai trò phối hợp chỉ đạo, thực hiện có hiệu quả công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản trong thời gian qua.

Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, công khai hóa kế hoạch và kinh phí, nguồn lực được đầu tư cho công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản từ tỉnh tới cơ sở, hàng năm đã tăng cường, phối hợp thực hiện cơ chế, quản lý điều phối các hoạt động Dân số - KHHGĐ theo Chương trình mục tiêu thông qua hợp đồng trách nhiệm với các ngành, đoàn thể, đơn vị và định kỳ 6 tháng, năm phối hợp với cơ quan tài chính các cấp kiểm tra việc tiếp nhận, quản lý và sử dụng kinh phí đã cấp để kịp thời hướng dẫn, bổ sung những sai lệch trong quá trình chi tiêu.

Công tác nghiên cứu khoa học cũng được coi trọng đúng mức và chủ yếu tập trung vào nghiên cứu các lĩnh vực liên quan đến Dân số/SKSS/KHHGĐ, từ kết quả các cuộc khảo sát, đánh giá tìm ra nguyên nhân và có những giải pháp phù hợp để thực hiện Chương trình một cách có hiệu quả cao hơn.

2. 7. Lãnh đạo, chỉ đạo và thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước

Thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam, Chiến lược Quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản giai đoạn 2001 - 2010 của Thủ tướng Chính phủ, căn cứ vào điều kiện thực tiễn tại tỉnh Sơn La. Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Sơn La đã ban hành các văn bản để thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam và Chiến lược Quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản đó là: Quyết định số 86/2003/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2003 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Chương trình hành động Dân số tỉnh Sơn La đến 2010; Quyết định số 1993/QĐ-UBND ngày 28 tháng 7 năm 2001 của UBND tỉnh về việc thành lập Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh trên cơ sở hợp nhất Ủy ban Dân số - KHHGĐ và Ủy ban Bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Quyết định số 88/QĐ-UBND của UBND tỉnh về việc kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh; Nghị quyết số 60/2004/NQ-HĐND ngày 10 tháng 12 năm 2004 của HĐND tỉnh về số lượng chức danh và mức phụ cấp đối với cán bộ không chuyên trách cấp xã trong đó cán bộ Dân số, gia đình và trẻ em kiêm Chủ tịch Hội Chữ thập đỏ xã được hưởng phụ cấp 1. 09 mức lương tối thiểu; Nghị quyết số 32-NQ/TU ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số/KHHGĐ; Kế hoạch số 98-KH/TU ngày 02 tháng 5 năm 2005 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về xây dựng gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh về việc thực hiện Nghị quyết 47-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 32-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Quyết định số 4113/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Sơn La về việc đổi tên từ Trung tâm Bảo vệ sức khỏe bà mẹ trẻ em - KHHGĐ thành Trung tâm Chăm sóc sức khỏe sinh sản; Quyết định số 2672/QĐ-UBND ngày 13 tháng 11 năm 2007 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống Y tế tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2020; Quyết định số 17/QĐ-UBND ngày 11 tháng 9 năm 2008 của UBND tỉnh về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Dân số - KHHGĐ; Quyết định số 1680/QĐ-UBND ngày 06 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh về việc thành lập 11 Trung tâm Dân số - KHHGĐ; Quyết định số 559/QĐ-UBND ngày 09 tháng 3 năm 2009 của UBND tỉnh về việc thành lập Ban Chỉ đạo công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh; Nghị quyết số 277/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của HĐND tỉnh về các biện pháp cấp bách thực hiện công tác Dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2010 và đến năm 2015.

Ngoài ra, hàng năm Huyện ủy, Thành ủy và UBND các huyện, thành phố đã có Chỉ thị, Nghị quyết, Chương trình hành động, kế hoạch hướng dẫn thực hiện công tác Dân số - SKSS, đây là những hành lang pháp lý tạo điều kiện hết sức thuận lợi để đẩy mạnh và hoàn thành tốt công tác Dân số - SKSS.

II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ

1. Mức sinh còn cao

Là tỉnh còn có mức sinh cao, mức giảm sinh không ổn định và có sự khác biệt giữa các vùng; tỷ lệ tăng dân số tự nhiên đã giảm nhưng vẫn còn ở mức 1, 85%, tổng tỷ suất sinh còn 2, 58 con; tỷ số giới tính khi sinh có chiều hướng gia tăng; Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn khá phổ biến.

2. Chất lượng dân số chậm được cải thiện

Chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao. Tuổi thọ trung bình vẫn thấp hơn so với toàn quốc; tỷ lệ tảo hôn còn cao chiếm 23. 9% và tỷ lệ kết hôn cận huyết thống là 2, 63%; Tỷ lệ trẻ em bị khuyết tật, tàn tật còn 0, 51% năm 2010.

3. Nhiều vấn đề về chăm sóc SKSS chưa được giải quyết tốt

Chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản/KHHGĐ còn hạn chế, đặc biệt ở địa bàn vùng sâu, vùng xa, điều phối cung ứng phương tiện tránh thai chưa linh hoạt, chưa chủ động được nguồn cung cấp. Chương trình tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai mới chỉ áp dụng được phần nhỏ ở thành phố và các thị trấn.

Tỷ suất chết trẻ em dưới 1 tuổi/1. 000 sơ sinh sống còn khá lớn 25%o, tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi là 23, 7%o, tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em còn cao; tình trạng nạo, phá thai vẫn còn nhiều; tỷ lệ nhiễm khuẩn đường sinh sản tuy có giảm nhưng vẫn cao; Việc đáp ứng nhu cầu thông tin, kiến thức, dịch vụ về SKSS, sức khỏe tình dục cho các nhóm dân số đặc thù như người dân tộc thiểu số, người chưa thành niên, thanh niên, nam giới, người di cư, người khuyết tật, người có HIV chưa đáp ứng; dự phòng và điều trị các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục, vô sinh còn hạn chế; Sàng lọc phát

hiện ung thư vú và ung thư cổ tử cung chưa được thực hiện rộng rãi.

4. Nội dung, hình thức truyền thông chưa thật phù hợp đối tượng.

Nội dung và hình thức truyền thông chưa thật phù hợp với đặc điểm từng vùng; sản phẩm truyền thông chưa đáp ứng được cả về số lượng, chất lượng, còn thiếu các sản phẩm dành cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Việc xây dựng, duy trì và phát triển các mô hình truyền thông dựa vào cộng đồng chưa được các huyện, thành phố thực sự quan tâm chỉ đạo, tổ chức triển khai và tổng kết rút kinh nghiệm; Việc phối hợp giữa truyền thông và cung cấp dịch vụ dân số, sức khỏe sinh sản vẫn còn những điểm yếu kém, đặc biệt ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa.

5. Thông tin, số liệu và nghiên cứu khoa học về dân số, sức khỏe sinh sản chưa đáp ứng nhu cầu quản lý, xây dựng kế hoạch và chính sách.

Việc xây dựng công cụ đăng ký dân số và hệ cơ sở dữ liệu Quốc gia về dân cư dùng chung chưa được triển khai. Thông tin, số liệu về dân số và sức khỏe sinh sản còn thiếu chính xác, chưa đầy đủ, kịp thời, giữa các nguồn số liệu còn sự khác biệt lớn. Công tác nghiên cứu, phân tích, dự báo các vấn đề dân số và sức khỏe sinh sản còn chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, điều hành. Việc lồng ghép các biến dân số vào công tác quy hoạch, lập kế hoạch phát triển chưa trở thành quy trình bắt buộc trong công tác kế hoạch hóa và hoạch định chính sách của các ngành, các địa phương.

III. NGUYÊN NHÂN

1. Nguyên nhân đạt được

- Các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược Dân số Việt Nam, Chiến lược Quốc gia chăm sóc sức khỏe sinh sản và Chương trình hành động dân số tỉnh Sơn La đúng đắn, phù hợp với tình hình thực tế tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức triển khai thực hiện.

 - Được Bộ Y tế, Tổng cục Dân số - KHHGĐ, UBND tỉnh, Sở Y tế quan tâm chỉ đạo sát sao và đầu tư nguồn lực để thực hiện các mục tiêu, giải pháp của Chiến lược Dân số và Chiến lược chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Công tác Dân số - KHHGĐ được Tỉnh ủy, HĐND, UBND luôn xác định là một nội dung quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nên đã quan tâm trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành các Chỉ thị, Nghị quyết, chính sách và đầu tư nguồn ngân sách cho Chương trình dân số kế hoạch hóa gia đình.

- Sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của các cấp ủy Đảng, chính quyền, Chiến lược Dân số Việt Nam, Chiến lược Chăm sóc SKSS, Chương trình hành động dân số tỉnh Sơn La đến năm 2010 phù hợp với nguyện vọng của nhân dân, thực sự đem lại lợi ích kinh tế, tinh thần, sức khỏe cho mỗi cá nhân, gia đình và xã hội nên được nhân dân đồng tình hưởng ứng và tích cực thực hiện.

- Sự phối hợp chặt chẽ và đồng bộ của các sở, ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội trong toàn tỉnh trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình

Dân số - Sức khỏe sinh sản.

- Đội ngũ cán bộ trực tiếp làm công tác Dân số - SKSS từ tỉnh đến cơ sở tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm đã tham mưu tích cực cho lãnh đạo Đảng, Chính quyền các cấp tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình;

Có thể khẳng định sự thành công về công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản đã góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, xóa đói giảm nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống, cải thiện đời sống nhân dân.

2. Nguyên nhân chưa đạt

- Một số cấp ủy Đảng, Chính quyền ở cơ sở trước hết do chưa nhận thức đầy đủ tính chất khó khăn, phức tạp và lâu dài của công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản, xuất hiện tư tưởng chủ quan, buông lỏng lãnh đạo, chỉ đạo thiếu quan tâm đến công tác Dân số - KHHGĐ. Việc xã hội hóa về công tác Dân số - Sức khỏe sinh sản/KHHGĐ chưa được quan tâm và đẩy mạnh.

- Cơ cấu dân số trẻ, số phụ nữ 15 - 49 tuổi có chồng không áp dụng các biện pháp tránh thai còn lớn, thêm vào đó là yếu tố dân trí, tâm lý, tập quán và tư tưởng phong kiến về việc kết hôn, sinh con…, chính sách dân số và sức khỏe sinh sản còn chậm thay đổi, việc ban hành thực hiện thu viện phí đối với các đối tượng thực hiện dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ hiện nay là không phù hợp, gây không ít khó khăn trong thực hiện chỉ tiêu kế hoạch.

- Nguồn lực đầu tư (Kinh phí, phương tiện) còn thiếu, một số giải pháp chưa được đầu tư tương xứng và đáp ứng đủ với mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Tổ chức bộ máy thường xuyên thay đổi không ổn định, biên chế cán bộ làm công tác Dân số - SKSS từ tỉnh đến cơ sở còn thiếu chưa đáp ứng được chức năng, nhiệm vụ hiện nay; chất lượng và năng lực cán bộ còn bất cập và hạn chế.

Phần II

KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

I. CƠ SỞ PHÁP LÝ VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN GIẢI QUYẾT

1. Cơ sở pháp lý

- Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Ban Chấp hành Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số và kế hoạch hóa gia đình.

- Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Ban Chấp hành Trung ương về Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.

- Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ.

- Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 18 tháng 8 năm 2010 của Chính phủ về ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ giai đoạn 2011 - 2015 thực hiện Kết luận số 44-KL/TW ngày 01 tháng 4 năm 2009 của Bộ Chính trị về kết quả 3 năm thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị khóa IX về "Tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ".

- Quyết định số 2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Dân số - Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020.

- Nghị quyết số 32-NQ/TU ngày 24 tháng 6 năm 2005 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ.

- Nghị quyết số 277/2009/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2009 của HĐND tỉnh về các biện pháp cấp bách thực hiện công tác dân số - KHHGĐ trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2009 - 2010 và đến năm 2015.

- Quyết định số 4210/QĐ-UBND ngày 22 tháng 12 năm 2005 của UBND tỉnh Sơn La về việc ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22 tháng 3 năm 2005 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 32-NQ/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ.

2. Những vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn 2011 - 2015

- Mức sinh cao, theo kết quả tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 01 tháng 4 năm 2009, tỉnh Sơn La ở trong nhóm các tỉnh chưa đạt mức sinh thay thế; mức giảm sinh không ổn định, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao; tỷ lệ dân nông thôn chiếm 85%; điều kiện kinh tế - xã hội của tỉnh còn khó khăn. Vì vậy, mục tiêu giảm sinh vẫn là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh trong giai đoạn 2011 - 2015.

- Sự mất cân bằng giới tính đang có chiều hướng tăng lên, nếu không tuyên truyền, giáo dục, không có sự giám sát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh thì tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai.

- Trong những năm tới, số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn tiếp tục tăng. Để duy trì đạt thành tựu "mỗi cặp vợ chồng chỉ có 2 con", thì tỷ lệ các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại cao sẽ là thách thức lớn đối với việc cung ứng phương tiện tránh thai.

- Chất lượng dân số còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 38, 13%, tỷ lệ người nghiện và nhiễm HIV cao; tuổi thọ bình quân thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung toàn quốc; tỷ lệ trẻ em khuyết tật, tàn tật chiếm 0, 51%; tỷ lệ tảo hôn còn lớn; tỷ lệ lao động qua đào tạo thấp.

- Kiến thức và kỹ năng chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em còn nhiều hạn chế, tỷ lệ vô sinh, tỷ lệ tử vong mẹ, tử vong trẻ em và tỷ lệ suy dinh dưỡng còn cao. Mức độ hưởng thụ các dịch vụ y tế, dân số, sức khỏe sinh sản, dịch vụ xã hội cơ bản vẫn còn thấp, tỷ lệ viêm nhiễm đường sinh sản cao.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tiếp tục nỗ lực giảm sinh, phấn đấu đạt mức sinh thay thế và nâng cao chất lượng dân số, cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản; giải quyết tốt những vấn đề về cơ cấu dân số, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu đổi mới của tỉnh.

2. Các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể

Mục tiêu 1:

 Phấn đấu tốc độ tăng dân số bình quân đến năm 2015 ở mức 1, 53% để dân số trung bình đạt 1. 183. 368 người. Chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức trung bình chung của cả nước; Phấn đấu đạt mức sinh thay thế vào năm 2015.

Mục tiêu 2:

Tăng cường cung cấp các dịch vụ có chất lượng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh, ưu tiên những vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn, vùng dân tộc thiểu số; giảm tỷ lệ 5 tai biến sản khoa. Các chỉ tiêu cụ thể:

TT

CHỈ TIÊU

Năm 2011

Năm 2015

1

Tỷ số tử vong mẹ/100. 000 sơ sinh sống (Bà mẹ)

120

95

2

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được quản lý thai (%)

85

82

3

Tỷ lệ PN đẻ được khám thai ít nhất 3 lần trong 3 thời kỳ thai nghén (%)

56

80

4

Tỷ lệ PN có thai được tiêm phòng đầy đủ (%)

75

85

5

Tỷ lệ phụ nữ đẻ tại cơ sở Y tế (%)

58

75

6

Tỷ lệ PN đẻ được nhân viên y tế đã qua đào tạo đỡ (%)

85

90

7

Tỷ lệ BM và trẻ SS được chăm sóc 42 ngày đầu sau đẻ (%)

64

75

8

Tỷ số phá thai/tổng số trẻ đẻ sống

0, 32

0, 27

Mục tiêu 3:

Nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ chăm sóc sơ sinh nhằm giảm bệnh tật và tử vong ở trẻ em, ưu tiên vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn. Các chỉ tiêu cụ thể:

TT

CHỈ TIÊU

Năm 2011

Năm 2015

1

Tỷ suất tử vong sơ sinh/1. 000 sơ sinh sống (%0)

21

15

2

Tỷ suất tử vong trẻ < 1 tuổi/1. 000 sơ sinh sống (%0 )

28

22

3

Tỷ lệ trẻ sơ sinh < 2. 500g (%)

12, 7

10, 5

4

Tỷ lệ SDDTE thể cân nặng/tuổi (%)

21, 8

18, 6

5

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được chăm sóc tại nhà trong tuần đầu (%)

64

75

6

Tỷ lệ sơ sinh được tiêm VitaminK1 ngay sau đẻ (%)

35

75

7

Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong 1h đầu sau đẻ (%)

51

73

8

Tỷ lệ trẻ được tiêm phòng viêm gan B trong 24h đầu sau đẻ (%)

15

22

Mục tiêu 4:

Đáp ứng đầy đủ nhu cầu dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, đa dạng hóa các biện pháp tránh thai, mở rộng kênh tiếp thị xã hội phương tiện tránh thai, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng. Các chỉ tiêu cụ thể:

TT

CHỈ TIÊU

Năm 2011

Năm 2015

1

Tỷ lệ các cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại %

75

77

Mục tiêu 5:

 Giảm nhiễm khuẩn đường sinh sản, nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục; chủ động phòng ngừa, phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản.

- Chỉ tiêu 1: 50% phụ nữ từ 15 tuổi trở lên được khám sàng lọc các bệnh nhiễm khuẩn đường sinh sản và lây truyền qua đường tình dục, phát hiện sớm ung thư đường sinh dục.

- Chỉ tiêu 2: 100% các trường hợp mắc bệnh phụ khoa được điều trị.

Mục tiêu 6:

Giảm tỷ lệ phá thai, đảm bảo phá thai an toàn.

Mục tiêu 7:

Cải thiện sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên.

- Chỉ tiêu 1: Tổ chức 11 điểm cung cấp dịch vụ sức khỏe thân thiện với người chưa thành niên và thanh niên, phấn đấu đến năm 2015 có 30% số xã có góc thân thiện VTN - TN.

- Chỉ tiêu 2: Giảm số người trong độ tuổi VTN có thai ngoài ý muốn hàng năm từ 5 - 10% so với năm trước.

- Chỉ tiêu 3: Thí điểm mô hình tư vấn tiền hôn nhân đến năm 2015 có từ 11 điểm trở lên.

Mục tiêu 8:

 Cải thiện sức khỏe sinh sản cho các nhóm dân số đặc thù (người nhiễm HIV và một số dân tộc ít người).

- Chỉ tiêu: Tăng tỷ lệ tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản của các nhóm dân số đặc thù đến năm 2015 từ 10% trở lên.

Mục tiêu 9:

 Tăng cường chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới, sức khỏe sinh sản người cao tuổi.

- Chỉ tiêu 1: Tổ chức điểm cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản

cho người cao tuổi đến năm 2015 có từ 3 - 5 điểm.

- Chỉ tiêu 2: Tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản đến năm 2015 từ 10% trở lên.

- Chỉ tiêu 3: Tổ chức điểm cung cấp dịch vụ tư vấn sức khỏe sinh sản năm học đến năm 2015 có từ 3 - 5 điểm.

Mục tiêu 10:

Kiểm soát tỷ số giới tính khi sinh, đặc biệt tập trung vào các huyện, thành phố có tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, tiến tới đưa tỷ số này trở lại mức 105 - 106 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2025. Can thiệp giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống.

Chỉ tiêu 1: Tỷ số giới tính khi sinh ở mức 112 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái vào năm 2015.

Chỉ tiêu 2: Giảm thiểu tảo hôn và kết hôn cận huyết thống 5%/năm, trong đó: Giảm tỷ lệ tảo hôn 20% và 30% kết hôn cận huyết thống ở những địa bàn đang triển khai mô hình.

Mục tiêu 11:

Duy trì mức giảm sinh, đáp ứng đầy đủ nhu cầu kế hoạch hóa gia đình của người dân, tăng khả năng tiếp cận dịch vụ hỗ trợ sinh sản có chất lượng.

Chỉ tiêu 1: Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ) giảm xuống 2, 1 con vào năm 2015.

Chỉ tiêu 2: Tỷ suất sinh ở mức 21, 4‰ vào năm 2015.

Mục tiêu 12:

Tăng cường chăm sóc sức khỏe người cao tuổi.

Chỉ tiêu 1: Tăng tỷ lệ cơ sở y tế tuyến huyện trở lên có điểm cung cấp dịch vụ Chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi đến năm 2015 từ 20% trở lên.

Chỉ tiêu 2: Tăng tỷ lệ người cao tuổi được tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe dựa vào cộng đồng đến năm 2015 từ 20% trở lên.

Mục tiêu 13:

 Thúc đẩy phân bố dân số phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; lồng ghép các yếu tố về dân số vào hoạch định chính sách, xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở các cấp, các ngành.

III. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Lãnh đạo, tổ chức và quản lý

1. 1. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền

Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền và sự phối hợp đồng bộ với trách nhiệm cao của các cấp, các ngành trong việc tổ chức thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản. Các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể và nhân dân kiên trì thực hiện chủ trương của Pháp lệnh Dân số “Mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con để có điều kiện nuôi dạy tốt”.

1. 2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản các cấp

- Tiếp tục kiện toàn xây dựng tổ chức bộ máy dân số, sức khỏe sinh sản các cấp, bố trí đủ cán bộ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản theo hướng chuyên nghiệp, gắn công tác dân số với chăm sóc sức khỏe sinh sản, tạo được sự đồng bộ thống nhất, có chế độ chính sách phù hợp cho cán bộ cơ sở.

- Ổn định, nâng cao chất lượng cán bộ, quy hoạch, đào tạo đội ngũ cán bộ có năng lực quản lý, trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao về dân số và sức khỏe sinh sản, đảm bảo triển khai hiệu quả các Chương trình, Đề án, Dự án về dân số, chăm sóc SKSS, bảo vệ sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Nâng cao năng lực quản lý Nhà nước về công tác dân số, sức khỏe sinh sản trên cơ sở kiện toàn bộ máy tổ chức, cơ chế quản lý và chính sách.

1. 3. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý công tác Dân số và Sức khỏe sinh sản

 Công tác dân số - chăm sóc sức khỏe sinh sản là một nội dung trọng tâm trong các chương trình, kế hoạch công tác thường xuyên của cấp ủy Đảng, chính quyền. Tăng cường và nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về dân số và sức khỏe sinh sản trên cơ sở ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, xây dựng chương trình, kế hoạch phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra giám sát thực hiện chương trình, kế hoạch về dân số và sức khỏe sinh sản ở các cấp; thu thập và lập báo cáo đánh giá chính xác tình hình thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản.

 Nghiên cứu thử nghiệm xây dựng, mở rộng các mô hình liên quan đến lĩnh vực dân số và sức khỏe sinh sản. Bảo đảm các yếu tố đầu vào để thực hiện thành công các Chương trình, Dự án; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc nảy sinh trong quá trình tổ chức thực hiện. Sơ kết, tổng kết và đánh giá các hoạt động của Chương trình, Dự án.

2. Truyền thông, giáo dục chuyển đổi hành vi

- Tăng cường phối hợp triển khai có hiệu quả các hoạt động truyền thông, giáo dục với nội dung, hình thức và cách tiếp cận phù hợp với từng vùng, từng nhóm đối tượng, chú trọng khu vực khó khăn, đối tượng khó tiếp cận; mở rộng giáo dục về dân số và sức khỏe sinh sản, giới và bình đẳng giới, sức khỏe tình dục và phòng ngừa ma túy, HIV trong và ngoài nhà trường.

- Tăng cường phổ biến, giáo dục chính sách, pháp luật về dân số, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là chính sách pháp luật về mất cân bằng giới tính khi sinh. Thường xuyên cập nhật, cung cấp thông tin về dân số, giới tính khi sinh, sức khỏe sinh sản đến các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức chính trị xã hội và những người có uy tín trong cộng đồng.

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng để nâng cao nhận thức, tạo nhu cầu và tăng số người thay đổi hành vi dân số, sức khỏe sinh sản một cách bền vững. Hoạt động truyền thông đại chúng phải tập trung hướng về cơ sở, ưu tiên cho vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn và địa bàn trọng điểm; Quan tâm đến truyền thông trực tiếp thông qua mạng lưới cộng tác viên Dân số - KHHGĐ, nhân viên y tế thôn bản, cán bộ Trạm Y tế xã, cơ quan dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản tỉnh, huyện, tăng cường sự phối hợp của các ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội nhằm tạo sự thay đổi hành vi bền vững về dân số và sức khỏe sinh sản, nhất là địa bàn nông thôn, vùng sâu, vùng xa.

- Mở rộng các hình thức tư vấn của cán bộ các cơ sở dịch vụ, các Trung tâm tư vấn tỉnh, huyện như tư vấn trực tiếp, điện thoại, thư, phát thanh truyền hình, Internet và tư vấn cộng đồng. Duy trì và đẩy mạnh các can thiệp truyền thông có hiệu quả, các mô hình và dịch vụ tư vấn trực tiếp, thân thiện cho đối tượng sinh con một bề, đối tượng nghèo, dân tộc ít người, dân di cư, VTN - TN. Tuyên truyền vận động cộng đồng thực hiện sàng lọc, chẩn đoán và điều trị sớm một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh. Triển khai mô hình khám sức khỏe và tư vấn tiền hôn nhân. Tiếp tục duy trì và mở rộng chiến dịch tăng cường dịch vụ truyền thông, lồng ghép dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các xã thuộc vùng khó khăn, xã có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên cao. Triển khai đồng bộ, thường xuyên các hoạt động tuyên truyền, vận động, giáo dục và tư vấn nhằm tạo môi trường thuận lợi về chính sách, nguồn lực và dư luận xã hội.

- Đưa các nội dung giáo dục về chính sách Dân số - KHHGĐ và chăm sóc sức khỏe sinh sản vào trong và ngoài nhà trường; phối hợp với Trường chính trị tỉnh giảng dạy về dân số và sức khỏe sinh sản, phối hợp với các trường phổ thông, trường chuyên nghiệp, trường dạy nghề để mở rộng và nâng cao chất lượng giáo dục về dân số, sức khỏe sinh sản, bao gồm cả giáo dục về phòng ngừa nhiễm HIV, bình đẳng giới, mất cân bằng giới tính khi sinh, sức khỏe tình dục trong và ngoài nhà trường; Cung cấp trang thiết bị truyền thông, sản phẩm và tài liệu truyền thông về dân số và SKSS, đặc biệt quan tâm đến cơ sở ở vùng sâu, vùng xa.

3. Dịch vụ dân số và chăm sóc sức khỏe sinh sản

3. 1. Dịch vụ dân số:

a) Mở rộng và kiện toàn mạng lưới cung cấp dịch vụ dân số

- Bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ y tế, bổ sung nhân lực. Thực hiện đồng bộ, có chất lượng các nội dung chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao chất lượng dân số thông qua việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật y tế về Chăm sóc sức khỏe sinh sản và các mô hình nâng cao chất lượng dân số. Chú trọng đảm bảo phương tiện vận chuyển, trang thiết bị, dụng cụ y tế để đưa dịch vụ đến tận người dân và chuyển tuyến ở những địa bàn khó khăn về giao thông.

- Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho cán bộ cung cấp dịch vụ dân số, đặc biệt là đội ngũ CTV, y tế thôn bản, cô đỡ thôn bản. Tạo sự chuyển biến rõ rệt về năng lực, trình độ kỹ thuật, thái độ phục vụ của cán bộ y tế cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ bao gồm cả thực hiện tư vấn trước khi sử dụng dịch vụ, theo dõi và chăm sóc sau sử dụng dịch vụ.

- Hỗ trợ và tạo điều kiện cho các cơ sở tư nhân, các tổ chức phi chính phủ tham gia cung cấp dịch vụ dân số.

- Xây dựng và mở rộng một số mô hình nâng cao chất lượng dân số. Mở rộng mạng lưới sàng lọc trước sinh, sơ sinh trên cơ sở đào tạo kỹ thuật, bổ sung trang thiết bị, thực hiện đúng quy trình, kỹ thuật để phát hiện và can thiệp sớm một số bệnh bẩm sinh, dị tật và khuyết tật sơ sinh. Triển khai dịch vụ tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân.

b) Hoàn thiện phương thức cung cấp dịch vụ Dân số - KHHGĐ cho các nhóm đối tượng đặc thù

- Tổ chức các đội lưu động, cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ tại các địa bàn chiến dịch và ở các vùng sâu, vùng xa. Cung cấp các dịch vụ dân số - KHHGĐ, đảm bảo quyền sinh sản và đáp ứng nguyện vọng của mọi đối tượng, tiến tới xóa bỏ cách biệt giữa các vùng, các nhóm dân cư. Tăng cường đưa dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - KHHGĐ đến vùng nghèo, vùng khó khăn, vùng có mức sinh cao.

- Tổ chức các hình thức cung cấp dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản cho người nhập cư, khu công nghiệp và đặc biệt là các hình thức tư vấn, cung cấp dịch vụ thân thiện cho vị thành niên, thanh niên.

c) Đẩy mạnh tiếp thị xã hội

- Tăng nhanh số lượng phương tiện tránh thai qua các kênh tiếp thị xã hội. Thử nghiệm và triển khai mở rộng tiếp thị xã hội về dịch vụ KHHGĐ cho các vùng có mức sinh thấp và thu nhập cao hơn mặt bằng chung của tỉnh.

- Chuyển hướng đầu tư cho các cơ sở cung cấp dịch vụ dân số - KHHGĐ sang cho các đối tượng được hưởng chính sách, đối tượng ở vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

d) Hoàn thiện hệ thống hậu cần

Củng cố, nâng cấp hệ thống, bảo quản, cung cấp phương tiện tránh thai, vật tư, hóa chất, sinh phẩm thiết yếu phục vụ các dịch vụ sức khỏe sinh sản cấp tỉnh và huyện.

3. 2. Dịch vụ sức khỏe sinh sản

a) Làm mẹ an toàn

Bao gồm chăm sóc trước, trong và sau sinh, chăm sóc sơ sinh, phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Cập nhật các văn bản chính sách của Nhà nước, của Bộ Y tế, các quy chuẩn chuyên môn kỹ thuật, phân tuyến kỹ thuật, hướng dẫn quốc gia về dịch vụ chăm sóc SKSS, các quy trình hướng dẫn kỹ thuật về chăm sóc sản khoa và sơ sinh thiết yếu, cấp cứu sản khoa và sơ sinh. Tiếp tục tổ chức thực hiện tốt Chỉ thị số 08/1998/CT-BYT ngày 06 tháng 11 năm 1998 của Bộ trưởng Bộ Y tế về dự phòng và cấp cứu các tai biến sản khoa, Quyết định số 385/2001/QĐ-BYT ngày 13 tháng 02 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Y tế về việc ban hành quy định nhiệm vụ kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các cơ sở y tế. Chỉ thị số 04/2003/CT-BYT ngày 10 tháng 10 năm 2003 của Bộ Y tế về tăng cường chăm sóc trẻ sơ sinh nhằm giảm tỷ lệ tử vong sơ sinh và Chỉ thị số 05/CT-BYT ngày 15 tháng 10 năm 2009 của Bộ Y tế về việc tăng cường công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ nhằm giảm tử vong mẹ.

- Kiện toàn mạng lưới hộ sinh tuyến xã. Nhân rộng các mô hình phù hợp với điều kiện cụ thể của tỉnh nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ ở vùng sâu, vùng xa; ở những nơi không kết hợp được với y tế thôn bản thì đào tạo cô đỡ thôn bản, ở những nơi kết hợp được với y tế thôn bản, đào tạo đội ngũ y tế thôn bản hiện có, biết đỡ đẻ thường, đỡ đẻ an toàn. Mở rộng mô hình chuyển tuyến dựa vào cộng đồng tại những vùng khó khăn.

- Mở rộng và nâng cao chất lượng cấp cứu sản khoa và chăm sóc sơ sinh thiết yếu tùy theo từng tuyến; Phân tuyến thực hiện dịch vụ sức khỏe sinh sản do Bộ Y tế quy định. Chuẩn bị nguồn lực, trang thiết bị, thuốc và các kế hoạch phù hợp với thay đổi của mô hình bệnh tật cũng như đối phó với dịch bệnh nguy hiểm, thiên tai thảm họa có thể xảy ra ở địa phương; Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tư vấn về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh. Nâng cao nhận thức của cộng đồng về chăm sóc sức khỏe bà mẹ trước, trong và sau sinh.

b) Kế hoạch hóa gia đình

- Tăng cường năng lực của mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ, tiếp tục đào tạo cán bộ cung cấp dịch vụ, đặc biệt tuyến xã về các nội dung KHHGĐ, kỹ thuật, tư vấn… Đảm bảo cho người dân tiếp cận dịch vụ KHHGĐ thuận tiện, an toàn, chất lượng cao. Lồng ghép cung cấp dịch vụ KHHGĐ với dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản.

- Lồng ghép các dịch vụ tư vấn, kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân, khi phụ nữ chuẩn bị mang thai với các hoạt động cung cấp thông tin, dịch vụ cho đối tượng vị thành niên, thanh niên và các hoạt động can thiệp giảm thiểu tảo hôn, kết hôn cận huyết thống, sinh con trước tuổi thành niên.

- Ưu tiên cung cấp miễn phí, trợ giá phương tiện tránh thai cho người nghèo, vùng kinh tế - xã hội khó khăn, đồng thời tăng cường tiếp thị xã hội và bán tự do các loại phương tiện tránh thai trên thị trường; Đáp ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện nhu cầu sử dụng dịch vụ KHHGĐ của mọi đối tượng với chất lượng ngày càng cao nhằm tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại.

c) Giảm tỷ lệ phá thai và phá thai an toàn

- Đào tạo bổ sung, cập nhật quy chuẩn kỹ thuật về phá thai an toàn cho cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến huyện và tuyến xã; kiện toàn mạng lưới các cơ sở cung cấp dịch vụ phá thai.

- Phối hợp ngăn chặn tình trạng phá thai do lựa chọn giới tính thai nhi; giảm

thiểu mang thai ngoài ý muốn và giảm các yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản.

- Nâng cao chất lượng dịch vụ thông qua việc cung cấp dịch vụ phá thai an toàn và cung cấp các biện pháp tránh thai sau phá thai để tránh phá thai lặp lại. Đào tạo cán bộ, cung cấp trang thiết bị, thuốc. Tăng cường quản lý, giám sát chuyên môn, kỹ thuật đối với các cơ sở phá thai, kể cả các cơ sở y tế tư nhân.

- Tăng cường các hoạt động truyền thông về hậu quả có thai ngoài ý muốn dẫn đến phá thai cho cộng đồng. Ở những vùng sâu, vùng xa có tỷ lệ phá thai còn cao, tập trung truyền thông sử dụng các biện pháp tránh thai, hạn chế phá thai, thực hiện phá thai an toàn.

d) Dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản, bệnh lây truyền qua đường tình dục, bao gồm cả HIV/AIDS

- Kiện toàn mạng lưới, lồng ghép các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, khám và điều trị nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, HIV/AIDS. Đảm bảo cung cấp các gói dịch vụ dự phòng và điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản/bệnh lây truyền qua đường tình dục bao gồm cả HIV/AIDS, dự phòng và điều trị vô sinh; chăm sóc sức khỏe người cao tuổi. Tăng cường huy động sự tham gia của các cơ sở y tế tư nhân, các ngành, các tổ chức Phi Chính phủ và cá nhân tham gia cung cấp dịch vụ, đặc biệt tại các địa bàn khó khăn, địa bàn có nhiều người nhập cư, các đối tượng đặc thù.

- Cập nhật chuyên môn kỹ thuật về dự phòng phát hiện và xử lý nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, thực hiện liên kết phòng chống HIV/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục và chăm sóc sức khỏe sinh sản; Nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành cho nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản về dự phòng phát hiện, điều trị nhiễm khuẩn đường sinh sản và nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Chú trọng kỹ năng tư vấn và giáo dục sức khỏe, bình đẳng giới cho cộng đồng; phòng tránh và phát hiện sớm các bệnh nhiễm khuẩn, kết hợp các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản với dịch vụ chăm sóc người có HIV. Đào tạo cán bộ về tư vấn và phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con.

- Tổ chức khám phụ khoa, làm các xét nghiệm dịch âm đạo định kỳ tại tuyến y tế cơ sở; Thực hiện đúng quy trình xét nghiệm nhiễm khuẩn đường sinh dục ở các cơ sở tuyến huyện có phòng xét nghiệm đã được huấn luyện; thực hiện đúng quy trình khống chế nhiễm khuẩn tại các cơ sở dịch vụ Chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các tuyến; xây dựng và thực hiện quy trình kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện các quy định chuyên môn, quy trình kỹ thuật các dịch vụ sức khỏe sinh sản.

- Bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ y tế phục vụ khám, chẩn đoán nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục cho các điểm cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tư vấn về phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục/HIV. Nâng cao nhận thức cho phụ nữ tuổi sinh đẻ về vệ sinh, phòng nhiễm khuẩn đường sinh sản/nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục. Cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có nội dung và hình thức phù hợp nhiều nhóm đối tượng, từng vùng, đặc biệt chú trọng đối tượng vị thành niên và người dân ở vùng sâu, vùng xa.

đ) Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho vị thành niên, thanh niên.

- Mở rộng mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện với vị thành niên, thanh niên. Trên cơ sở mô hình cung cấp dịch vụ thân thiện với VTN/TN ở tuyến tỉnh, nhân rộng các mô hình đến tận các huyện, thành phố trong toàn tỉnh.

- Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, tư vấn lồng ghép với cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe thân thiện với VTN/TN. Mở các góc thân thiện VTN/TN tại các cơ sở cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin có nội dung về chăm sóc sức khỏe sinh sản VTV/TN, kỹ năng sống, kỹ năng thương thuyết; tập trung truyền thông về phòng ngừa các bệnh nhiễm khuẩn, lây truyền qua đường tình dục và HIV, sử dụng các biện pháp tránh thai, hạn chế phá thai, thực hiện phá thai an toàn. Đẩy mạnh công tác tư vấn về chăm sóc sức khỏe sinh sản, đặc biệt đối tượng vị thành niên.

- Tăng cường sự gắn kết giữa nhà trường, gia đình, đoàn thể, các tổ chức xã hội, các tổ chức xã hội nghề nghiệp trong các hoạt động giáo dục về dân số và sức khỏe sinh sản, phòng ngừa HIV, bình đẳng giới cho nhóm vị thanh niên, và thanh niên trong và ngoài nhà trường, đặc biệt là nhóm lao động di cư trẻ, lao động tự do, công nhân trẻ trong các khu công nghiệp thông qua các phương pháp tiếp cận phù hợp với từng nhóm đối tượng.

- Triển khai các hoạt động theo dõi, giám sát, đánh giá dịch vụ sức khỏe thân thiện VTN và thanh niên.

e) Dự phòng, sàng lọc và điều trị sớm các bệnh ung thư đường sinh sản và dự phòng, điều trị vô sinh

- Cập nhật chuyên môn kỹ thuật về dự phòng phát hiện sớm ung thư đường sinh sản cho nhân viên cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng thực hành. Đào tạo mở rộng từ tuyến tỉnh đến tuyến huyện và tất cả các cơ sở y tế xã, các cơ sở cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản khác về các nội dung tầm soát ung thư cổ tử cung và ung thư vú theo tài liệu hướng dẫn Quốc gia của Bộ Y tế.

- Tổ chức mạng lưới khám phát hiện và điều trị sớm ung thư đường sinh sản. Tổ chức khám phụ khoa, sàng lọc thường quy cơ hội và định kỳ ung thư cổ tử cung, ung thư vú tại tuyến y tế cơ sở. Bổ sung, nâng cấp cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, dụng cụ y tế cho các điểm cung cấp dịch vụ sức khỏe sinh sản.

- Huy động sự đóng góp của nhân dân qua thu một phần lệ phí, tranh thủ sự hỗ trợ của các tổ chức Quốc tế trong việc hỗ trợ hàng hóa, thuốc men, trang thiết bị và dụng cụ khám sàng lọc ung thư sinh dục của các tổ chức Chính phủ và Phi Chính phủ, cá nhân người nước ngoài.

- Mở rộng mạng lưới cung cấp dịch vụ hỗ trợ vô sinh, đào tạo cán bộ về tư vấn và điều trị vô sinh, cung cấp trang thiết bị tại tuyến tỉnh. Đào tạo tư vấn vô sinh cho cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến huyện và xã.

f) Chăm sóc sức khỏe sinh sản nam giới, SKSS cho người cao tuổi

- Cập nhật các quy trình kỹ thuật chăm sóc sức khỏe sinh sản người cao tuổi, nam học cho cán bộ cung cấp dịch vụ tuyến tỉnh đến tuyến xã.

- Bước đầu kiến tạo cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe sinh sản người cao tuổi. Phát triển khoa chăm sóc người cao tuổi ở các bệnh viện tỉnh, huyện; Triển khai rộng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho người cao tuổi: Tư vấn về sức khỏe, sức khỏe sinh sản, tình dục và điều trị các rối loạn tiền mãn kinh, mãn kinh và mãn dục nam.

4. Xây dựng, bổ sung và hoàn thiện hệ thống chính sách về dân số và sức khỏe sinh sản

Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về dân số và sức khỏe sinh sản cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển; đồng thời xây dựng và hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật nhằm đảm bảo hành lang pháp lý và môi trường xã hội thuận lợi để thực hiện tốt công tác dân số, sức khỏe sinh sản.

5. Xã hội hóa, phối hợp liên ngành và hợp tác

5. 1. Xã hội hóa công tác dân số và sức khỏe sinh sản

Khuyến khích các cơ sở ngoài công lập tham gia cung cấp dịch vụ dân số và sức khỏe sinh sản; Lồng ghép chính sách dân số vào các mô hình gia đình văn hóa, cụm dân cư không có người sinh con thứ 3 trở lên; có chính sách hỗ trợ cho các vùng khó khăn, vùng có mức sinh và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên còn cao; xử lý, kỷ luật về trách nhiệm đối với người đứng đầu các đơn vị, địa phương để xảy ra tình trạng công tác dân số, sức khỏe sinh sản không đạt kế hoạch được giao và tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên không giảm hoặc gia tăng.

5. 2. Phối hợp liên ngành

Tăng cường phối hợp liên ngành, đề cao trách nhiệm của Ban Chỉ đạo công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình của tỉnh, của từng cơ quan, đơn vị trong thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở, đặc biệt giữa các lĩnh vực có liên quan đến các mục tiêu, chỉ tiêu và giải pháp. Các cơ quan xây dựng cơ chế phối hợp có hiệu quả giữa các cơ quan, đơn vị về việc thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản trong triển khai Chiến lược. Huy động các đoàn thể, tổ chức chính trị xã hội, xã hội nghề nghiệp trong việc tuyên truyền vận động, tư vấn, thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản.

5. 3. Hợp tác Quốc tế

Tham gia các hoạt động Quốc tế về dân số, sức khỏe sinh sản nhằm trao đổi, học tập kinh nghiệm, tuyên truyền, quảng bá chính sách dân số, sức khỏe sinh sản của Việt Nam nói chung, tỉnh Sơn La nói riêng với cộng đồng Quốc tế trong lĩnh vực dân số và sức khỏe sinh sản. Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động nhằm đạt được sự hiểu biết chung, xây dựng quan hệ hợp tác với các cơ quan, tổ chức, đối tác mới hoạt động trong lĩnh vực dân số và phát triển, dân số và sức khỏe sinh sản. Mở rộng và đa dạng hóa các hình thức hợp tác với các tổ chức Quốc tế, khu vực, Chính phủ các nước và các tổ chức Phi Chính phủ nhằm nâng cao hiệu quả trong thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản.

6. Đào tạo, nghiên cứu, thông tin số liệu và tài chính

Chú trọng đào tạo chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ dân số và sức khỏe sinh sản theo hướng chuyên nghiệp hóa; nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học về dân số, sức khỏe sinh sản; kiện toàn và đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số và sức khỏe sinh sản. Tăng cường năng lực giám sát, đánh giá, phân tích và dự báo.

6. 1. Về công tác đào tạo, tập huấn

Phổ cập trình độ trung cấp y tế dân số, đào tạo kiến thức cơ bản về dân số và sức khỏe sinh sản, tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ để thực hiện chức năng, nhiệm vụ trong giai đoạn mới. Tập huấn cho cán bộ lãnh đạo các cấp về văn bản pháp luật liên quan đến Chương trình dân số và sức khỏe sinh sản.

6. 2. Về nâng cao năng lực và tổ chức thực hiện các nghiên cứu khoa học

Phối hợp với ngành thống kê để đánh giá những chỉ báo về dân số, sức khỏe sinh sản nói riêng, các chỉ báo kiểm định của Chiến lược Dân số giai đoạn 2011 - 2015 và đến năm 2020. Đánh giá về quy mô, cơ cấu và chất lượng dân số để tỉnh có những định hướng trong vấn đề phát triển kinh tế - xã hội. Tiến hành khảo sát, đánh giá tỷ lệ giới tính khi sinh, tình trạng nạo phá thai, tình trạng dị tật, khuyết tật bẩm sinh, tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết thống để có giải pháp khắc phục.

6. 3. Kiện toàn và đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành dân số và sức khỏe sinh sản.

6. 4. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống chỉ báo đánh giá, đặc biệt là các chỉ báo đánh giá chất lượng để xử lý và cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời những thông tin cần thiết, phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành các hoạt động dân số và sức khỏe sinh sản. Kiện toàn và đẩy mạnh tin học hóa hệ thống thông tin quản lý, cơ sở dữ liệu chuyên ngành trên cơ sở tổ chức hệ thống thu thập thông tin biến động đầy đủ, kịp thời và chính xác. Nâng cao chất lượng thu thập, lưu trữ, xử lý, tổng hợp, cung cấp thông tin, số liệu dân số và sức khỏe sinh sản phục vụ quản lý, điều hành cho các ngành, các cấp.

6. 5. Tiếp tục tăng cường đầu tư nguồn ngân sách Nhà nước phục vụ cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản, đáp ứng được nhiệm vụ đề ra. Lồng ghép các hoạt động dân số và sức khỏe sinh sản vào Chương trình hoạt động thường xuyên của các ngành, đoàn thể, các Chương trình, Dự án. Huy động nguồn lực từ cộng đồng, các Dự án, tổ chức để tăng nguồn lực và hiệu quả của Chương trình nhằm thực hiện các nhiệm vụ mới đạt kết quả cao hơn; Thực hiện phân bổ kinh phí công khai, có định mức rõ ràng, tập trung cho cơ sở, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng có mức sinh cao; quản lý chặt chẽ và nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách Nhà nước cho công tác dân số, chăm sóc sức khỏe sinh sản.

IV. THỜI GIAN THỰC HIỆN: Từ năm 2011 - 2015.

V. DỰ KIẾN TỔNG KINH PHÍ ĐẦU TƯ

1. Nhu cầu kinh phí 146. 758. 270. 000 đồng.

(Phụ lục II)

1. 1. Về Dân số: 104. 323. 270. 000 đồng.

 - Nguồn ngân sách Trung ương (CTMTQGDS): 80. 800. 470. 000 đồng.

- Nguồn ngân sách địa phương (Nghị quyết số 277/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh): 23. 522. 800. 000 đồng.

1. 2. Về chăm sóc sức khỏe sinh sản: 42. 435. 000. 000 đồng.

 - Nguồn ngân sách Trung ương: 41. 897. 000. 000 đồng.

- Nguồn ngân sách địa phương: 538. 000. 000 đồng.

2. Giải pháp huy động vốn

Đảm bảo cơ cấu kinh phí đầu tư hàng năm đó là: Chương trình mục tiêu Quốc gia chiếm 80%, ngân sách tỉnh chiếm 11%, ngân sách huyện 2%, ngân sách xã 1%, huy động cộng đồng, tranh thủ viện trợ của Quốc tế từ 6% trở lên chi cho công tác dân số và sức khỏe sinh sản.

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Theo dõi giám sát, đánh giá kết quả thực hiện

- Xây dựng hệ thống theo dõi, giám sát, đánh giá một cách khoa học để nâng cao chất lượng dự báo và đánh giá khả năng hoàn thành kế hoạch Chương trình hành động và có những điều chỉnh đúng thực tế tại địa phương.

- Thu thập, cập nhật thông tin, tổng hợp báo cáo, phổ biến các thông tin kết quả thực hiện đầy đủ, chính xác kịp thời để phục vụ sự chỉ đạo điều hành, quản lý công tác dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh, chăm sóc sức khỏe sinh sản các cấp.

2. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành, đoàn thể

2. 1. Sở Y tế

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản trên phạm vi toàn tỉnh; xây dựng và tổ chức thực hiện các kế hoạch 5 năm, hàng năm phù hợp với Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; Rà soát để sửa đổi, bổ sung chính sách về dân số và sức khỏe sinh sản cho phù hợp với yêu cầu của từng giai đoạn phát triển.

Tiếp tục kiện toàn tổ chức, bộ máy làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản từ tỉnh đến cơ sở, đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, quản lý cho đội ngũ cán bộ làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản các cấp. Đào tạo và bồi dưỡng kỹ thuật cho những người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, thực hiện và ứng dụng những nghiên cứu khoa học liên quan. Lồng ghép vào các chương trình, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực, chủ động, kiểm soát, giải quyết các nguyên nhân làm mất cân bằng giới tính khi sinh.

Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược của các ngành, các cấp. Triển khai phổ biến kịp thời những quy định về chính sách dân số và sức khỏe sinh sản của Đảng và Nhà nước, của Bộ Y tế, Tổng Cục Dân số - KHHGĐ để các ngành, các cấp thực hiện. Tổ chức việc thông tin, báo cáo định kỳ và đề xuất vấn đề cần giải quyết để UBND tỉnh kịp thời xử lý.

2. 2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Có trách nhiệm phân bổ chỉ tiêu kế hoạch hàng năm về dân số, sức khỏe sinh sản; phối hợp với Sở Tài chính bố trí các nguồn kinh phí để thực hiện Chiến lược, hướng dẫn lồng ghép các nội dung công tác Dân số và SKSS vào chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. 3. Sở Tài chính

Có trách nhiệm cân đối, bố trí ngân sách cho các Chương trình, Dự án thực hiện Chiến lược; hướng dẫn bổ sung kinh phí từ ngân sách; kiểm tra, giám sát việc sử dụng kinh phí theo đúng Luật Ngân sách và các quy định hiện hành.

2. 4. Sở Giáo dục và Đào tạo

Chủ trì thực hiện các nội dung giáo dục dân số, sức khỏe sinh sản, giới và giới tính trong nhà trường; lồng ghép phổ biến các nội dung dân số và sức khỏe sinh sản vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

2. 5. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Chủ trì đào tạo và tạo việc làm nhằm sử dụng tối đa và có chất lượng lực lượng lao động, phát huy lợi thế cơ cấu “Dân số vàng”; chủ trì phối hợp với các sở, ban, ngành thực hiện chính sách an sinh xã hội, nâng cao phúc lợi xã hội, vị thế của phụ nữ, trẻ em gái, cải thiện phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người cao tuổi.

2. 6. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp xây dựng, chỉ đạo thực hiện hoạt động nghiên cứu khoa học về dân số và sức khỏe sinh sản, đặc biệt là những nghiên cứu về nâng cao chất lượng dân số và sức khỏe sinh sản phù hợp với đặc thù của tỉnh Sơn La.

2. 7. Sở Tài nguyên và Môi trường

Phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch phân bố dân cư gắn với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường sinh thái; hạn chế tác hại của môi trường đối với sức khỏe cộng đồng. Lồng ghép các mục tiêu, chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành, lĩnh vực.

2. 8. Cục Thống kê tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế trong việc điều tra, khảo sát, thu thập và thống nhất cung cấp số liệu hàng năm về Dân số - KHHGĐ.

2. 9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Chủ trì phối hợp các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo tổ chức thực hiện Chương trình nâng cao tầm vóc và thể lực; đưa các tiêu chí về dân số - sức khỏe sinh sản vào hương ước, quy ước thôn bản, gia đình văn hóa, phát triển gia đình bền vững, phòng chống bạo lực gia đình gắn liền với các thiết chế văn hóa hướng tới mục tiêu gia đình ít con, no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển bền vững.

2. 10. Sở Thông tin và Truyền thông

Chủ trì phối hợp với Sở Y tế, các cơ quan thông tin đại chúng đẩy mạnh các hoạt động thông tin, tuyên truyền, giáo dục chuyển đổi hành vi về dân số và sức khỏe sinh sản. Xử lý nghiêm những hành vi xuất bản những ấn phẩm, sản phẩm thông tin có nội dung vi phạm chính sách dân số, sức khỏe sinh sản; lồng ghép các mục tiêu chỉ tiêu về dân số vào quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành.

2. 11. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan lồng ghép nội dung dân số vào các Chương trình khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư và phát triển nông thôn; hướng dẫn kiểm tra thực hiện công tác di dân theo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.

2. 12. Sở Tư pháp

Có trách nhiệm phối hợp, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền rà soát, sửa đổi bổ sung hệ thống các văn bản, chính sách theo hướng tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý Nhà nước trong lĩnh vực dân số và sức khỏe sinh sản.

2. 13. Công an tỉnh

Phối hợp chỉ đạo đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực Dân số - KHHGĐ cho tất cả các cán bộ, chiến sĩ, công nhân viên trong lực lượng Công an. Chỉ đạo Phòng công tác Chính trị xây dựng các phóng sự về những mô hình, điển hình tiêu biểu về công tác dân số - KHHGĐ gắn liền với mô hình xây dựng gia đình văn hóa trong toàn lực lượng Công an Sơn La.

2. 14. Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh

Phối hợp với Sở Y tế đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về lĩnh vực dân số, sức khỏe sinh sản cho tất cả các cán bộ, chiến sỹ trong lực lượng Bộ đội Biên phòng và nhân dân vùng biên giới làm tốt công tác Dân số - SKSS. Đặc biệt là chỉ đạo Ban Quân y thực hiện tốt Chương trình chăm sóc sức khỏe sinh sản tại các địa bàn trên.

2. 15. Ban Dân tộc tỉnh

Có trách nhiệm phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan giám sát, kiểm tra, thanh tra việc thi hành các chính sách dân số và sức khỏe sinh sản; tuyên truyền vận động thực hiện chính sách dân số và sức khỏe sinh sản đối với đồng bào các dân tộc thiểu số.

2. 16. Báo Sơn La, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh

Tăng thời lượng phát sóng, số lượng bài viết và nâng cao chất lượng tuyên truyền về dân số, sức khỏe sinh sản trong các Chương trình, chuyên trang, chuyên mục.

2. 17. UBND các huyện, thành phố

Căn cứ tình hình thực tế của địa phương xây dựng, tổ chức thực hiện các kế hoạch hành động 5 năm, hàng năm về dân số và sức khỏe sinh sản phù hợp với Chiến lược Dân số và Sức khỏe sinh sản Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, của địa phương mình. Phối hợp với Sở Y tế thường xuyên củng cố, xây dựng tổ chức bộ máy làm công tác dân số và sức khỏe sinh sản ở địa phương. Tập trung chỉ đạo Trung tâm Dân số - KHHGĐ, Trung tâm Y tế, các ban, ngành, đoàn thể tại các huyện, thành phố và các xã, phường, thị trấn tổ chức triển khai có hiệu quả các nội dung dân số, sức khỏe sinh sản tại địa phương. Đưa công tác dân số, sức khỏe sinh sản thành một nội dung, chỉ tiêu quan trọng trong Chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Lồng ghép có hiệu quả Chương trình Dân số, sức khỏe sinh sản với các Chương trình kinh tế - xã hội khác trên địa bàn, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác dân số, sức khỏe sinh sản tại địa phương, tổng hợp báo cáo UBND tỉnh (qua Sở Y tế) theo quy định.

2. 18. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức thành viên như: Hội liên Hiệp phụ nữ tỉnh, Hội Nông dân tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh, Hội Người cao tuổi tỉnh... Huy động các tầng lớp nhân dân tham gia các hoạt động về dân số, sức khỏe sinh sản và phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành của tỉnh trong tổ chức thực hiện Kế hoạch.

Các sở, ban, ngành tham gia triển khai Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao và triển khai thực hiện chính sách dân số, sức khỏe sinh sản trong toàn ngành. UBND các huyện, thành phố tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch, đẩy mạnh phối hợp liên ngành trong công tác dân số và sức khỏe sinh sản tại địa phương.

Hàng năm, căn cứ vào kết quả kiểm tra đánh giá thực hiện công tác dân số và sức khỏe sinh sản của các huyện, thành phố, các sở, ban, ngành, đoàn thể và các tổ chức xã hội, UBND tỉnh xét khen thưởng kịp thời những đơn vị và cá nhân xuất sắc, đồng thời nghiêm túc phê bình các đơn vị, cá nhân vi phạm chính sách dân số và sức khỏe sinh sản./.


PHỤ LỤC I

CHỈ TIÊU SỰ NGHIỆP DÂN SỐ - KHHGĐ

Stt

Chỉ tiêu

Đơn vị tính

Thực hiện năm 2001

Thực hiện năm 2010

Giai đoạn 2011 - 2015

 

KH 2011

KH 2012

KH 2013

KH 2014

KH 2015

1

Dân số trung bình

1. 000 người

924. 651

1. 092. 700

1. 109. 450

1. 129. 104

1. 147. 474

1. 165. 570

1. 183. 368

 

 

Trong đó: - Dân số thành thị

1. 000 người

102. 358

152. 978

157. 074

159. 850

162. 450

165. 012

167. 532

 

- Tỷ lệ dân số thành thị

%

11, 07

14, 00

14, 10

14, 10

14, 10

14, 10

14, 10

 

- Dân số nông thôn

1. 000 người

822. 293

939. 722

952. 376

969. 254

985. 024

1. 000. 558

1. 015. 836

 

- Tỷ lệ dân số nông thôn

%

88, 93

86, 00

85, 90

85, 90

85, 90

85, 90

85, 90

 

2

Tỷ suất sinh thô

26, 1

24, 3

23, 4

22, 9

22, 4

21, 9

21, 4

 

3

Tỷ suất chết thô

6, 55

5, 8

6, 13

6, 13

6, 13

6, 13

6, 13

 

4

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên

%

1, 95

1, 85

1, 73

1, 68

1, 63

1, 58

1, 53

 

5

Tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên

%

18

9, 5

9

8, 5

8

7, 5

7

 

6

Mức giảm tỷ lệ sinh

0, 9

0, 9

0, 5

0, 5

0, 5

0, 5

0, 5

 

7

Tỷ lệ cặp vợ chồng áp dụng các biện pháp tránh thai hiện đại

%

65

74, 5

75

75, 5

76

76, 5

77

 

8

Tuổi thọ trung bình

Tuổi

 

69, 6

70, 1

70, 6

71, 1

71, 6

72, 1

 

9

Tỷ lệ tảo hôn

%

 

23, 9

22, 7

21, 5

20, 3

19, 1

17, 9

 

10

Tỷ lệ kết hôn cận huyết thống

%

 

2, 63

2, 43

2, 23

2, 03

1, 83

1, 63

 

 

PHỤ LỤC II

TỔNG HỢP KINH PHÍ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC DÂN SỐ/SKSS GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 TỈNH SƠN LA

Stt

Tên Dự án

Nguồn kinh phí chia ra các năm (Ngàn đồng)

Nguồn kinh phí

Tổng cộng
(Ngàn đồng)

2011

2012

2013

2014

2015

CT. mục tiêu

Địa phương

V. đối ứng

I

Chương trình Dân số/KHHGĐ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/KHHGĐ

1. 534000

2. 252. 000

4. 622. 000

3. 288. 000

3. 398. 000

15. 094. 000

 

 

15. 094. 000

 

Đảm bảo hậu cần và cung cấp dịch vụ KHHGĐ

2. 784. 800

3. 743. 400

5. 368. 400

6. 156. 400

6. 992. 400

25. 045. 400

 

 

25. 045. 400

 

Nâng cao chất lượng giống nòi

706. 000

1. 286. 155

1. 451. 705

1. 611. 655

1. 832. 155

6. 887. 670

 

 

6. 887. 670

 

Nâng cao năng lực quản lý Chương trình dân số/KHHGĐ

3. 846. 000

3. 950. 400

10. 736. 000

6. 718. 000

6. 723. 000

31. 973. 400

 

 

31. 973. 400

 

Đề án kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh

 

 

550. 000

600. 000

650. 000

1. 800. 000

 

 

1. 800. 000

 

Xây dựng cơ bản

560. 000

1. 000. 000

6. 700. 000

 

 

 

8. 260. 000

 

8. 260. 000

 

Nâng cao năng lực quản lý Chương trình dân số/KHHGĐ (Thực hiện Nghị quyết số 277/2009/NQ-HĐND của HĐND tỉnh Sơn La)

2. 750. 000

3. 000. 000

3. 143. 800

3. 162. 000

3. 207. 000

 

15. 262. 800

 

15. 262. 800

 

Cộng Chương trình dân số

12. 180. 800

15. 231. 955

32. 571. 905

21. 536. 055

22. 802. 555

80. 800. 470

23. 522. 800

 

104. 323. 270

II

Chương trình Chăm sóc Sức khỏe sinh sản

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Dự án truyền thông chuyển đổi hành vi về chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em, SKSS

300. 000

300. 000

400. 000

1. 691. 000

727. 000

3. 418. 000

 

 

3. 418. 000

2

Dự án cải thiện sức khỏe bà mẹ và trẻ em

2. 423. 000

2. 809. 000

3. 817. 000

3. 642. 000

5. 403. 000

18. 094. 000

538. 000

 

18. 632. 000

3

Dự án phòng, chống nhiễm khuẩn, ung thư đường sinh sản

835. 000

1. 400. 000

3. 800. 000

5. 000. 000

4. 000. 000

15. 035. 000

 

 

15. 035. 000

4

Dự án Hỗ trợ sinh sản

 

 

100. 000

500. 000

1. 000. 000

1. 600. 000

 

 

1. 600. 000

5

Dự án Cải thiện SKSS cho người chưa thành niên và thanh niên

 

 

650. 000

700. 000

700. 000

2. 050. 000

 

 

2. 050. 000

6

Dự án Cải thiện sức khỏe sinh sản cho nhóm dân số đặc thù

 

 

500. 000

600. 000

600. 000

1. 700. 000

 

 

1. 700. 000

 

Cộng Chương trình chăm sóc Sức khỏe sinh sản

3. 558. 000

4. 509. 000

9. 267. 000

12. 133. 000

12. 430. 000

41. 897. 000

538. 000

 

42. 435. 000

 

Tổng cộng (I + II)

15. 738. 800

19. 740. 955

41. 838. 905

33. 669. 055

35. 232. 555

122. 697. 470

24. 060. 800

 

146. 758. 270