ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 670/QĐ-UBND | Vũng Tàu, ngày 17 tháng 3 năm 2010 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Phòng, chống bạo lực gia đình ngày 21 tháng 11 năm 2007;
Căn cứ Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020”;
Xét Tờ trình số 58/TTr-SVHTTDL ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch đề nghị ban hành kế hoạch thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kế hoạch thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu (Kèm theo Kế hoạch số 57/KH-SVHTTDL-NSVH&GĐ ngày 03 tháng 3 năm 2010 của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.
Điều 2. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo bà Rịa –Vũng Tàu; Thủ trưởng các sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| KT. CHỦ TỊCH |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 57/KH-SVHTTDL-NSVH&GĐ | Vũng Tàu, ngày 03 tháng 3 năm 2010 |
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN “ĐỀ ÁN TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC, LỐI SỐNG TRONG GIA ĐÌNH VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2010 – 2020” TRÊN ĐỊA TỈNH BÀ RỊA - VŨNG TÀU
Thực hiện Quyết định số 3391/QĐ-BVHTTDL ngày 01 tháng 10 năm 2009 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020”;
Để tuyên truyền, giáo dục các tầng lớp nhân dân giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch xây dựng kế hoạch thực hiện “Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020” trên địa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như sau:
I. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI
1. Mục tiêu:
1.1. Mục tiêu tổng quát:
Bằng các hoạt động tuyên truyền, giáo dục thiết thực, phù hợp, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của các tầng lớp nhân dân đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình, góp phần xây dựng gia đình Việt Nam thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, đóng góp tích cực cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội.
1.2. Mục tiêu cụ thể:
Mục tiêu 1: đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ các cấp (tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương - gọi tắt là cấp tỉnh; huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh - gọi tắt là cấp huyện; xã, phường, thị trấn - gọi tắt là cấp xã; thôn, ấp, tổ dân phố hoặc khu phố - gọi tắt là cấp thôn) tham gia quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án.
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt nhằm thực hiện mục tiêu 1
- Cán bộ liên quan đến quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án cấp tỉnh được tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ do trung ương tổ chức.
- Cán bộ liên quan đến quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án các cấp huyện, xã, thôn thuộc địa bàn đề án được tập huấn, đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ ở các lớp do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức.
- Cán bộ liên quan đến quản lý, chỉ đạo, thực hiện đề án các cấp được dự các cuộc nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm do đề án các cấp tổ chức.
- Các cuộc giao lưu, trao đổi kinh nghiệm thực hiện đề án giữa các thôn do cấp xã tổ chức được thực hiện.
Mục tiêu 2: hỗ trợ tài liệu nhằm nâng cao hiệu quả đề án
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt nhằm thực hiện mục tiêu:
- Tất cả các cấp thuộc địa bàn triển khai thực hiện đề án đều được hỗ trợ tài liệu, phục vụ cho việc cung cấp kiến thức, kỹ năng phục vụ việc nâng cao hiệu qủa đề án.
Mục tiêu 3: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục
Các chỉ tiêu cơ bản cần đạt nhằm thực hiện mục tiêu 3:
- Thực hiện các chuyên mục, chuyên trang tuyên truyền giáo dục liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức, lối sống, cách ứng xử trong gia đình trên báo, đài địa phương.
- Hàng tháng, các đơn vị cấp thôn đều có các buổi sinh hoạt có nội dung tuyên truyền, giáo dục liên quan đến giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình.
2. Phạm vi của đề án:
2.1. Năm 2010:
Đề án được thực hiện thí điểm trong phạm vi hẹp tại 01 xã của 01 huyện để rút kinh nghiệm cho các năm kế tiếp.
2.2. Trong các năm 2011 - 2012:
Hàng năm đề án sẽ thực hiện theo cách thức:
- Địa bàn duy trì: những xã, phường, thôn, ấp đã triển khai từ năm trước (duy trì thêm 24 tháng);
- Địa bàn mở thêm: mở rộng thêm ra 01 đơn vị cấp huyện (theo cách thức thực hiện của năm 2010).
2.3. Định hướng cho các năm 2013 - 2020
Sau khi rút kinh nghiệm, đề án được chuẩn hóa, hàng năm đề án sẽ thực hiện theo cách thức của các năm 2011 - 20120.
II. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tổ chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham gia chỉ đạo, quản lý, thực hiện đề án công tác tại cơ quan cấp tỉnh và cấp huyện.
- Tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt tham gia chỉ đạo, quản lý, thực hiện đề án công tác tại các cấp xã, thôn.
2. Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng
Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng thông qua các hình thức chương trình, hoặc chuyên trang, chuyên mục theo nội dung:
a) Những vấn đề cần tập trung quảng bá, tuyên truyền, giáo dục:
- Những giá trị truyền thống quý báu của gia đình của dân tộc được gia đình gìn giữ, vun đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dụng nước và giữ nước.
- Những giá trị nhân văn mới hiện nay gia đình cần tiếp thu, đề cao.
b) Những biểu hiện cần phê phán
Sự xuống cấp của các giá trị đạo đức truyền thống tốt đẹp của gia đình; lối sống thực dụng, ích kỷ; tệ nạn xã hội như ma tuý, cờ bạc, rượu chè bê tha, mại dâm; tảo hôn; bạo hành trong gia đình; xâm hại trẻ em; thiếu sự quan tâm trẻ em; thiếu sự quan tâm người già; những biểu hiện tiêu cực trong hôn nhân với người nước ngoài...
3. Tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố)
- Tuyên truyền, giáo dục thông qua sinh hoạt đơn vị cấp thôn - gọi tắt là sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố).
- Nội dung: xoay quanh các vấn đề được xác định tại phần II, mục 2, điểm a, điểm b nêu trên.
- Hình thức: thông qua các buổi họp, sinh hoạt chuyên đề hoặc thành một trong các nội dung của các buổi họp, sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố)
- Việc tuyên truyền, giáo dục thông qua, sinh hoạt thôn (ấp, tổ dân phố) được thực hiện 01 lần/tháng/thôn (ấp, tổ dân phố)
4. Học tập, trao đổi kinh nghiệm
Tổ chức các cuộc học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các huyện và các thôn
5. Kiểm tra giám sát
- Cấp tỉnh tổ chức kiểm tra giám sát định kỳ 3 tháng/lần tình hình thực hiện đề án tại các huyện và các thôn.
- Cấp huyện hàng tháng tổ chức, thực hiện kiểm tra giám sát tình hình thực hiện đề án tại các thôn.
6. Sơ kết, tổng kết đánh giá việc triển khai thực hiện
Việc sơ kết, đánh giá tình hình, kết quả, đề án được thực hiện vào cuối hàng năm và thực hiện tổng kết vào năm cuối của đề án
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHÍNH
1. Lãnh đạo, tổ chức, quản lý
- Các địa phương đưa việc tuyên truyền, giáo dục, giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình thành một trong những trọng tâm công tác của lĩnh vực gia đình trong năm 2010 và các năm kế tiếp. Hoạt động này được thể chế hóa bằng kế hoạch công tác hàng năm.
- Gắn việc thực hiện đề án với việc thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa, với việc phát huy hiệu quả các thiết chế văn hoá ở cơ sở.
- Xây dựng hệ thống bộ máy quản lý đề án các cấp: để bảo đảm cho việc quản lý và thực hiện hiệu quả, đề án có bộ máy quản lý ở các cấp (trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, cấp thôn). Thành viên ban quản lý đề án các cấp hoạt động theo chế độ kiêm nhiệm.
- Ban quản lý đề án cấp tỉnh do Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch ra quyết định thành lập; có chức năng, nhiệm vụ giúp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn tỉnh. Thành viên ban quản lý do Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch quyết định.
- Ban quản lý đề án cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ra quyết định thành lập; có chức năng, nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân huyện điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn huyện; Phòng Văn hoá Thông tin huyện làm nhiệm vụ thường trực. Thành viên ban quản lý do huyện quyết định.
- Ban quản lý đề án cấp xã do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định thành lập; có chức năng, nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn xã; Trưởng ban là Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã; thành viên ban quản lý do xã quyết định.
- Ban quản lý đề án cấp thôn do Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ra quyết định thành lập gồm 3 người (Trưởng ban và 2 Phó ban: Phó ban kiêm kế toán, 1 phó ban kiêm thủ quỹ); có chức năng nhiệm vụ giúp Ủy ban nhân dân xã điều hành, quản lý và tổ chức thực hiện các hoạt động của đề án tại địa bàn các thôn. Ủy ban nhân dân xã ra quyết định thành lập ban quản lý đề án các thôn trên cơ sở được đại diện các hộ gia đình trong các thôn bầu (chỉ bầu 2 phó ban). Trưởng thôn kiêm Trưởng ban.
2. Nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ
Tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng, cung cấp cho cho đội ngũ cán bộ các cấp tham gia đề án có những kiến thức, kỹ năng cần thiết bảo đảm việc chỉ đạo, quản lý, tham gia thực hiện đề án và làm tốt việc tuyên truyền, giáo dục, cung cấp kiến thức về giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình.
3. Tuyên truyền, giáo dục
- Đẩy mạnh, đa dạng hóa, các hình thức tuyên truyền, giáo dục về vai trò, vị trí ý nghĩa của đạo đức, lối sống cách ứng xử tốt đẹp trong gia đình; về vai trò của các tổ chức, lực lượng xã hội, của gia đình, các thành viên trong gia đình đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của gia đình, của dân tộc.
- Chú trọng việc tuyên truyền, giáo dục cho các gia đình, các thành viên trong gia đình về pháp luật, chính sách liên quan đến việc xây dựng gia đình no ấm bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, phát triển bền vững, đặc biệt là đối với việc giữ gìn, phát huy các giá trị đạo đức lối sống, cách ứng xử trong gia đình.
- Thường xuyên nêu gương người tốt việc tốt, phê phán những biểu hiện không lành mạnh ảnh hưởng đến cuộc sống gia đình.
4. Kinh phí thực hiện đề án
- Kinh phí trung ương: nguồn kính phí do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch bố trí đảm bảo cho các hoạt động trọng tâm và cơ bản ở mức hạn chế, tối thiểu (47.000.000 đồng/năm).
- Kinh phí địa phương: đề nghị được bố trí hàng năm để bổ sung các hoạt động chưa có kinh phí và bảo đảm cho các hoạt động khác của đề án được thực hiện theo đúng định hướng và đạt hiệu quả.
- Ngoài các nguồn kinh phí trên, đề nghị các huyện bố trí kinh phí bổ sung cho các hoạt động nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của đề án được triển khai thực hiện đạt chất lượng, hiệu quả cao nhất./.
| GIÁM ĐỐC |
- 1Chỉ thị 20/2005/CT-UBND về việc tổ chức "Tháng hành động vì Trẻ em" và "Ngày Gia đình Việt Nam" năm 2005 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2012 tổ chức triển khai “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 3Chỉ thị 05/2007/CT-UBND tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tháng hành động Vì trẻ em, hoạt động hè và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 4Kế hoạch 1111/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 5Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016- 2020"
- 6Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tỉnh Thanh Hóa
- 1Chỉ thị 20/2005/CT-UBND về việc tổ chức "Tháng hành động vì Trẻ em" và "Ngày Gia đình Việt Nam" năm 2005 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007
- 4Quyết định 3391/QĐ-BVHTTDL năm 2009 phê duyệt "Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 - 2020" do Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành
- 5Chỉ thị 21/CT-UBND năm 2012 tổ chức triển khai “Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030” trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 6Chỉ thị 05/2007/CT-UBND tổ chức kỷ niệm Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6, Tháng hành động Vì trẻ em, hoạt động hè và Ngày Gia đình Việt Nam 28/6 do tỉnh Bến Tre ban hành
- 7Kế hoạch 1111/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2015 - 2020 trên địa bàn tỉnh Lai Châu
- 8Kế hoạch 201/KH-UBND năm 2016 thực hiện “Đề án Tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam trên địa bàn tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2016- 2020"
- 9Kế hoạch 123/KH-UBND năm 2017 thực hiện Chỉ thị về đẩy mạnh giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 670/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt kế hoạch thực hiện Đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình Việt Nam giai đoạn 2010 – 2020 trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Số hiệu: 670/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 17/03/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- Người ký: Võ Thành Kỳ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/03/2010
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực