- 1Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 2Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- 3Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 4Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban hành
- 5Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 6Luật Giao thông đường bộ 2001
- 7Nghị định 39/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 67/2002/QĐ-UBBT | Phan Thiết, ngày 31 tháng 10 năm 2002 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BÌNH THUẬN
- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Quyết định số 01/2002/QĐ-BVHTT ngày 02/01/2002 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu phố văn hóa;
- Theo đề nghị của Sở Văn hóa - Thông tin tại văn bản số 47/TT-VHTT ngày 18/10/2002 về việc ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu của phong “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế công nhận các danh hiệu: Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có nếp sống văn minh.
Điều 2. Quy chế công nhận các danh hiệu: Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có nếp sống văn minh ban hành kèm theo Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND Tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố và các thành viên Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Tỉnh căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | TM. UBND TỈNH BÌNH THUẬN |
CÔNG NHẬN CÁC DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA, THÔN VĂN HÓA, KHU PHỐ VĂN HÓA, ĐƠN VỊ CÓ NẾP SỐNG VĂN MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 67 2002/QĐ/UBBT ngày 31tháng 10 năm 2002 của UBND tỉnh Bình Thuận )
2- Các gia đình, thôn, khu phố, cơ quan, đơn vị, trường học… có nhiều thành tích quy định tại Khoản 1 Điều này bao gồm:
a. Hộ gia đình đang sinh sống tại tỉnh Bình Thuận.
b. Thôn, bản… gọi chung là thôn.
c. Khu dân cư, khu phố, tổ dân phố, khu tập thể… gọi chung là khu phố.
d. Cơ quan, đơn vị, trường học trên địa bàn tỉnh Bình Thuận gọi chung là đơn vị.
1- Danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa có 3 cấp công nhận:
a. Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa hàng năm do Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận.
b. Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận.
c. Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa do Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận.
2- Danh hiệu Đơn vị có Nếp sống văn minh do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận.
Điều 3. Việc công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh và việc khen thưởng Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa xuất sắc, Đơn vị có Nếp sống văn minh phải đảm bảo nguyên tắc công khai, dân chủ, đúng tiêu chuẩn.
Mục 1: TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU GIA ĐÌNH VĂN HÓA
Điều 4. Tiêu chuẩn công nhận Gia đình văn hóa:
1- Gia đình có kế hoạch phát triển kinh tế, làm giàu chính đáng:
a. Phấn đấu bằng sức của gia đình không để bị đói, xóa nghèo, từng bước vươn lên làm giàu chính đáng.
b. Có kế hoạch tiêu dùng hợp lý, tiết kiệm.
2- Thực hiện tốt công tác dân số-giáo dục-vệ sinh môi trường-trật tự an toàn xã hội:
a. Gia đình hòa thuận có kỷ cương nề nếp, không có người mắc các tệ nạn xã hội như: xì ke, ma túy, trộm cắp, mại dâm, uống rượu say gây rối.
b. Không để con trong độ tuổi (từ 6-14 tuổi) thất học, bỏ học giữa chừng, trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên.
c. Thực hiện tốt kế hoạch hóa gia đình (mỗi cặp vợ chồng có 1 hoặc 2 con, không sinh con thứ 3 trở lên), trong gia đình không có trẻ em bị suy dinh dưỡng.
d. Giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội nơi cư trú; bảo đảm vệ sinh trong nhà, tham gia phong trào giữ gìn vệ sinh môi trường ở địa bàn dân cư và nếp sống văn hóa nơi công cộng.
e. Thực hiện Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, giữ gìn thuần phong mỹ tục và bài trừ mê tín dị đoan.
f. Không tham gia đánh bạc, số đề; không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; các thành viên trong gia đình không tham gia vào các hoạt động mại dâm, karaoké ôm, bia ôm.
g. Không xây cất lấn chiếm vỉa hè, họp chợ, phơi lúa cản trở giao thông; không tham gia đua xe lạng lách, đánh võng vi phạm Luật an toàn giao thông đường bộ.
3- Gia đình ấm no, hòa thuận, tiến bộ, khoẻ mạnh và hạnh phúc:
a. Gia đình hòa thuận, ông bà cha mẹ mẫu mực, con cháu thảo hiền.
b. Các thành viên trong gia đình chăm lo rèn luyện sức khoẻ và phòng bệnh, tích cực tham gia phong trào văn hóa-văn nghệ, thể dục-thể thao, đọc sách-báo và sinh hoạt Thôn - Khu phố, câu lạc bộ gia đình do địa phương tổ chức.
4- Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân:
a. Các thành viên trong gia đình thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b. Làm tròn nghĩa vụ công dân đối với Nhà nước và chính quyền địa phương theo luật định như: nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ nộp thuế, nghĩa vụ lao động công ích…
c. Tham gia bảo vệ, tôn tạo các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh của địa phương.
5- Tham gia các phong trào ở địa phương, đoàn kết tương trợ trong cộng đồng dân cư:
a. Thực hiện và tham gia tốt các phong trào do chính quyền, mặt trận, đoàn thể ở địa phương phát động, các hoạt động xã hội từ thiện nhằm xây dựng địa bàn dân cư ổn định, vững mạnh; vận động các gia đình khác cùng tham gia.
b. Tích cực tham gia sinh hoạt, học tập do Thôn - Khu phố và các đoàn thể chính trị tổ chức; tham gia hòa giải các mối quan hệ bất đồng trong địa bàn dân cư.
c. Gia đình thực hiện tốt hương ước, quy ước của Thôn - Khu phố địa phương ban hành.
d. Đoàn kết với cộng đồng dân cư, tương trợ giúp đỡ nhau trong lao động sản xuất, tham gia giúp đỡ các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với nước, gia đình thương binh, liệt sĩ neo đơn trong Thôn - Khu phố khi gặp khó khăn, hoạn nạn.
Điều 5. Gia đình văn hóa do Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Quy chế này.
b. Các hộ gia đình có thời gian đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa từ 6 tháng trở lên, có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên, được Ban vận động ở khu dân cư xem xét, bình chọn, đề nghị công nhận là Gia đình văn hóa hàng năm.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Bảng tự chấm điểm của gia đình có xác nhận của tổ dân cư hoặc tổ tự quản.
b. Biên bản hội nghị xem xét, bình chọn và đề nghị của tổ dân cư hoặc tổ tự quản.
c. Công văn đề nghị của Ban vận động Thôn, Khu phố.
3- Căn cứ đề nghị của Ban vận động Thôn, Khu phố, Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" xã, phường, thị trấn xem xét, đề nghị Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn ra quyết định công nhận đạt danh hiệu Gia đình văn hóa hàng năm.
Điều 6. Gia đình văn hóa do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Quy chế này.
b. Có từ 3 năm liên tục trở lên, được Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận là Gia đình văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
b. Báo cáo thành tích 3 năm liên tục xây dựng Gia đình văn hóa của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
c. Biên bản họp xét và đề nghị của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” xã, phường, thị trấn.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Văn hóa Thông tin -Thể thao có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" huyện, thành phố phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố xét quyết định công nhận Gia đình văn hóa.
Điều 7. Gia đình văn hóa do Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 4 Quy chế này.
b. Có từ 5 năm liên tục trở lên được Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận là Gia đình văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
b. Báo cáo thành tích 5 năm liên tục xây dựng Gia đình văn hoá của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
c. Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng thi đua huyện, thành phố.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá" Tỉnh phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị Ủy ban Nhân dân Tỉnh quyết định công nhận Gia đình văn hóa.
Mục 2: TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN THÔN VĂN HÓA
Điều 8. Tiêu chuẩn chung công nhận danh hiệu Thôn văn hóa:
1- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a. Có từ 80% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế phát triển, ổn định; nhiều người có công ăn việc làm, nhiều hộ gia đình giàu, giảm còn dưới 5% hộ gia đình nghèo, không còn hộ đói.
b. Có từ 80% hộ gia đình trở lên có nhà xây hoặc nhà bền vững cấp 1, 2, 3 đối với khu vực đồng bằng và cận đô thị.
2- Dân số, giáo dục, văn hóa, thể thao:
a. Có 80% trở lên người trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi cặp vợ chồng chỉ có 1 hoặc 2 con, không sinh con thứ 3 trở lên.
b. Giảm tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng xuống dưới 20%, trẻ em trong độ tuổi đều được đến trường, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học trở lên.
c. Có các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế phù hợp; có đội văn nghệ quần chúng và duy trì sinh hoạt, tổ chức tốt phong trào văn hóa - văn nghệ-thể thao - vui chơi - giải trí thường xuyên trong thôn. Cụ thể là có 1 khu vực (hoặc cơ sở) để sinh hoạt văn hoá-văn nghệ, hội họp, sinh hoạt các câu lạc bộ, có các câu lạc bộ sinh hoạt đều và phát huy tác dụng tốt.
d. Thực hiện tốt Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội và sinh hoạt cộng đồng, bài trừ mê tín dị đoan.
e. Phát huy tốt tình làng nghĩa xóm; đoàn kết giúp nhau lúc hoạn nạn, khó khăn; giúp đỡ người nghèo; chăm sóc phụng dưỡng các bà mẹ Việt Nam anh hùng, người có công với nước, gia đình thương binh liệt sĩ gặp khó khăn; chăm lo cuộc sống người già, trẻ mồ côi, người bất hạnh, tật nguyền.
3- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a. Đảm bảo vệ sinh sạch đẹp trong từng gia đình, đường giao thông, đường làng, ngõ xóm, trong khu dân cư có nhiều cây xanh và từng bước được nâng cấp, thực hiện tốt các Nghị định 36-39-40/CP về an toàn giao thông của Chính phủ.
b. Huy động tốt sức dân tham gia xây dựng và nâng cấp cơ sở hạ tầng: trường học, đường làng và các công trình phúc lợi công cộng, đặc biệt là cơ sở sinh hoạt văn hóa-thể thao.
c. Có từ 80% hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sạch và 70% hộ nhân dân xây dựng nhà tắm, hố xí đúng tiêu chuẩn.
d. Tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
4- Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước:
a. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm tròn các nghĩa vụ của công dân đối với Nhà nước.
b. Đấu tranh bài trừ các tệ nạn xã hội nghiêm trọng, không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành; thực hiện tốt Nghị định 87-88/CP của Chính phủ, cảm hóa 100% người lầm lỗi trở về tái hòa nhập cộng đồng; đảm bảo an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng Thôn an toàn giao thông.
5- Đăng ký và thực hiện Quy ước:
a. Xây dựng và thực hiện Quy ước, Hương ước theo Chỉ thị 24/1998-CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Có trên 95% hộ gia đình tự nguyện đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa. Có từ 80% số hộ gia đình trở lên được công nhận là Gia đình văn hoá.
b. Hệ thống chính trị được củng cố, kiện toàn, duy trì sinh hoạt theo định kỳ có hiệu quả, động viên các thành viên tham gia tốt phong trào hành động cách mạng của địa phương, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, cuối năm có 80% tổ tự quản, tổ dân cư, xóm đạt danh hiệu tiên tiến.
c. Các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu qua; có phong trào đền ơn đáp nghĩa và hoạt động từ thiện có hiệu quả.
Điều 9. Thôn văn hóa do Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại điều 8 Quy chế này.
b. Được Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn đề nghị.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ban vận động xây dựng Thôn văn hóa.
b. Báo cáo thành tích 1 năm của Thôn văn hóa.
3- Căn cứ hồ sơ đề nghị của Ban vận động, cán bộ Văn hóa thông tin xã, phường, thị trấn có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn kiểm tra, đánh giá và đề nghị Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn xét quyết định công nhận Thôn văn hóa hàng năm.
Điều 10. Thôn văn hóa do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Quy chế này.
b. Có từ 3 năm liên tục trở lên được Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn bình xét công nhận là Thôn văn hóa.
c. Được Ủy ban Nhân dân xã, thị trấn đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận là Thôn văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn.
b. Báo cáo thành tích 3 năm liên tục trở lên của Thôn văn hóa có xác nhận của Ủy ban Nhân dân xã,phường, thị trấn.
c. Biên bản họp xét thi đua của Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” xã, phường, thị trấn.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân xã, phường, thị trấn, Phòng Văn hóa Thông tin -Thể thao có trách nhiệm tham mưu cho Ban chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huyện, thành phố phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố xét quyết định công nhận Thôn văn hóa.
Điều 11. Thôn văn hóa do Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8 Quy chế này.
b. Có từ 5 năm liên tục trở lên được Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận là Thôn văn hóa.
c. Được Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận Thôn văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
b. Báo cáo thành tích 5 năm liên tục được công nhận là Thôn văn hóa của Ban vận động có xác nhận của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
c. Biên bản họp xét thi đua của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Sở Văn hóa - Thông tin tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào "Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Tỉnh phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp tổ chức kiểm tra, đánh giá, xét chọn và đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh xét quyết định công nhận Thôn văn hóa.
1- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển:
a. Đã định canh, định cư; có từ 60% số hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định, số hộ gia đình nghèo dưới 15%, không có hộ gia đình đói.
b. Có từ 60% số hộ gia đình trở lên có nhà ở được xây hoặc làm bền vững.
2- Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a. Có tụ điểm sinh hoạt văn hóa - thể thao, có đội văn nghệ quần chúng duy trì được các sinh hoạt văn hóa-thể thao truyền thống của dân tộc.
b. Tổ chức việc cưới, việc tang, lễ hội theo Nếp sống văn hóa phù hợp với phong tục, tập quán dân tộc.
3- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp:
a. Đường làng, ngõ xóm nơi sinh hoạt công cộng sạch sẽ.
b. Có từ 60% số hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sạch và có nhà tắm, hố xí hợp vệ sinh.
4- Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước:
a. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện Quy ước, Hương ước theo Chỉ thị 24/1998-CT-TTg ngày 19/6/1998 của Thủ tướng Chính phủ.
c. Không có tệ nạn xã hội, không trồng, buôn bán và sử dụng thuốc phiện, ma tuý; không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành.
d. Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường; đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học.
5- Đăng ký và thực hiện Quy ước xây dựng Thôn văn hóa:
a. Có trên 90% hộ dân đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa. Cuối năm có từ 60% số hộ gia đình trở lên được công nhận là Gia đình văn hóa.
b. Các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả.
Điều 13. Công nhận Thôn văn hóa ở các xã, huyện miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số:
1- Tiêu chuẩn áp dụng quy định tại điều 12 Quy chế này.
2- Hồ sơ và thủ tục đề nghị Ủy ban Nhân dân xã công nhận áp dụng quy định tại điểm b Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 9 Quy chế này.
3- Hồ sơ và thủ tục đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện công nhận áp dụng quy định tại điểm b, c Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 10 Quy chế này.
4- Hồ sơ và thủ tục đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận áp dụng quy định tại điểm b, c Khoản 1, Khoản 2 và Khoản 3 Điều 11 Quy chế này.
Mục 3: TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU KHU PHỐ VĂN HÓA
Điều 14. Tiêu chuẩn công nhận danh hiệu Khu phố văn hóa :
1- Có đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển :
a. Có từ 90% hộ gia đình trở lên có đời sống kinh tế ổn định; nhiều hộ gia đình giàu, dưới 5% hộ gia đình nghèo, không có hộ đói.
b. Có từ 90% hộ gia đình trở lên có nhà ở được xây bền vững.
2- Có đời sống văn hóa tinh thần lành mạnh, phong phú:
a. Có các thiết chế văn hóa, giáo dục, y tế; có điểm sinh hoạt văn hóa vui chơi giải trí; có hoạt động văn hóa, thể thao thường xuyên. b. Thực hiện tốt Nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, lễ hội, bài trừ mê tín dị đoan .
3- Có môi trường cảnh quan sạch đẹp :
a. Đường giao thông được trải nhựa hoặc bê tông hóa; có hệ thống đèn chiếu sáng; đường phố, nơi sinh hoạt công cộng sạch đẹp; thực hiện tốt Nghị định 36/2001/NĐ-CP ngày 10/7/2001 của Chính phủ về trật tự, an toàn giao thông đô thị.
b. Có từ 100% hộ gia đình trở lên được sử dụng nước sạch, có trên 80% hộ gia đình có nhà tắm, hố xí đúng tiêu chuẩn, vệ sinh môi trường được bảo đảm.
c. Tôn tạo và bảo vệ các di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh ở địa phương.
4- Thực hiện đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước :
a. Thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
b. Đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện tốt Nếp sống văn minh đô thị và Quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng và thực hiện Quy ước khu phố theo tinh thần Chỉ thị 24.
c. Không có tệ nạn xã hội (mại dâm, ma túy, cờ bạc, số đề, huê hụi, bia ôm…); không tàng trữ và sử dụng văn hóa phẩm thuộc loại cấm lưu hành, cảm hóa 100% người lầm lỗi trở về tái hòa nhập cộng đồng.
d. Trẻ em đang độ tuổi đi học đều được đến trường; đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở trở lên.
f. Có 80% người trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện KHHGĐ. Không có trẻ em suy dinh dưởng.
5- Đăng ký và thực hiện Quy ước xây dựng Khu phố văn hóa:
a. Có 100% hộ gia đình đăng ký xây dựng Gia đình văn hóa, có từ 90% hộ gia đình trở lên được công nhận là Gia đình văn hóa.
b. Các tổ chức đoàn thể hoạt động có hiệu quả; có phong trào Đền ơn đáp nghĩa và hoạt động từ thiện có hiệu quả.
Điều 15. Khu phố văn hóa do Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này.
b. Được Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn đề ghị.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ban vận động xây dựng Khu phố văn hóa.
b. Báo cáo thành tích 1 năm của Khu phố văn hóa.
3- Căn cứ hồ sơ đề nghị của Ban vận động, cán bộ VHTT phường, thị trấn có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn kiểm tra, đánh giá và đề nghị UBND phường, thị trấn quyết định công nhận Khu phố văn hóa hàng năm.
Điều 16. Khu phố văn hóa do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận :
1- Về tiêu chuẩn :
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này.
b. Có từ 3 năm liên tục trở lên được Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn bình xét Khu phố văn hóa.
c. Được Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận Khu phố văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn.
b. Báo cáo thành tích 3 năm liên tục được bình xét là Khu phố văn hóa có xác nhận của Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn.
c. Biên bản họp xét thi đua của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” phường, thị trấn.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân phường, thị trấn, Phòng Văn hóa - Thông tin Thể thao có trách nhiệm tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” huỵên, thành phố phối hợp với cơ quan Thi đua - Khen thưởng cùng cấp kiểm tra, đánh giá và đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố xét quyết định công nhận Khu phố văn hóa.
Điều 17. Khu phố văn hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này.
b. Có từ 5 năm liên tục trở lên được Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận Khu phố văn hóa.
c. Được Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận Khu phố văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
b. Báo cáo thành tích 5 năm liên tục được công nhận Khu phố văn hóa có xác nhận của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
c. Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thành phố.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Sở văn hóa-Thông tin tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Tỉnh phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp tổ chức kiểm tra, đánh giá xét chọn và đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh xét quyết định công nhận Khu phố văn hóa.
Mục 4: TIÊU CHUẨN, THỦ TỤC CÔNG NHẬN DANH HIỆU ĐƠN VỊ CÓ NẾP SỐNG VĂN MINH
Điều 18. Tiêu chuẩn công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh:
1- Có trụ sở làm việc khang trang, sạch đẹp:
a. Bố trí, sắp xếp phòng ốc đảm bảo khoa học, thuận lợi cho công việc.
b. Có cơ sở vật chất, các phương tiện tiện nghi, đạt chất lượng khá trở lên.
c. Có bảng nội quy hoặc quy định của cơ quan, đơn vị (cụ thể về giờ giấc, tác phong, thái độ giao tiếp, bảo mật…)
d. Có bảng tên đơn vị trước cổng. Treo cờ và khẩu hiệu đúng quy định.
2- Thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường:
a. Có nhà vệ sinh sạch sẽ, có hệ thống nước sạch để dùng.
b. Vệ sinh ở trong và xung quanh khu vực cơ quan đảm bảo sạch sẽ.
c. Có kế hoạch giữ gìn cảnh quan và bảo vệ môi trường tại chỗ.
3- Đảm bảo an toàn cơ quan và đoàn kết nội bộ:
a. Thực hiện tốt quy định về an toàn lao động.
b. Có quy chế dân chủ và thường xuyên thực hiện tốt quy chế dân chủ.
c. Hệ thống điện đúng tiêu chuẩn kỹ thuật, có đầy đủ phương tiện phòng chống cháy nổ.
d. Chấp hành tốt chế độ phòng gian, bảo mật và hưởng ứng phong trào thi đua bảo vệ an ninh Tổ quốc.
e. Có lực lượng tự vệ được huấn luyện theo chế độ, thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ cơ quan.
f. Giải quyết kịp thời các mâu thuẩn phát sinh, giữ gìn sự đoàn kết trong cơ quan, đơn vị.
4- Thực hiện giao tiếp, ứng xử văn minh:
a. Trang phục gọn gàng, đẹp, đúng quy định; dùng ngôn ngữ, cử chỉ nhã nhặn, lịch thiệp trong giao tiếp hàng ngày.
b. Không cửa quyền, hách dịch, không tham ô, lãng phí của công, không vi phạm pháp luật, có ý thức tiết kiệm và bảo vệ tài sản cơ quan.
c. Cán bộ, công chức, nhân viên và người lao động có ý thức trách nhiệm cao; làm việc có hiệu quả, hoàn thành nhiệm vụ được giao, chấp hành nội quy và kỷ luật lao động nghiêm.
d. Giữ gìn mối quan hệ đoàn kết với nhân dân ở nơi công tác và cư trú.
5- Đăng ký và chấp hành đầy đủ quy ước Nếp sống văn minh:
a. Có phong trào thi đua học tập, rèn luyện, tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao trong cơ quan, đơn vị.
b. 100% cán bộ, công nhân, viên chức, chiến sĩ đăng ký thực hiện Nếp sống văn minh và Gia đình văn hóa (nơi cư trú); 100% các cán bộ, công nhan viên, chiến sĩ (đã có gia đình) của cơ quan đạt danh hiệu Gia đình Văn hóa.
c. Không có trường hợp vi phạm pháp luật, kỷ luật hoặc sai sót nghiêm trọng trong sinh hoạt, công tác.
Điều 19. Đơn vị có Nếp sống văn minh do Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 18 Quy chế này.
b. Có thời gian tham gia đăng ký, phát động xây dựng từ 6 tháng trở lên, có tổng số điểm đạt từ 80 điểm trở lên được Ban Thường trực cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn minh đề nghị UBND huyện, thành phố công nhận.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Bảng tự chấm điểm của đơn vị.
b. Báo cáo kết quả quá trình triển khai xây dựng Đơn vị có Nếp sống văn minh. Có xác nhận của chi bộ Đảng trực tiếp quản lý.
c. Công văn đề nghị công nhận danh hiệu của Thủ trưởng đơn vị.
3- Căn cứ đề nghị của cơ quan, đơn vị, Ban thường trực cuộc vận động xây dựng Nếp sống văn minh từng cấp tiến hành xem xét, thẩm định và lập danh sách đề nghị Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố quyết định công nhận Đơn vị có Nếp sống văn minh.
Mục 5: KHEN THƯỞNG THÔN VĂN HÓA, KHU PHỐ VĂN HÓA XUẤT SẮC VÀ ĐƠN VỊ CÓ NẾP SỐNG VĂN MINH
Điều 20. Ủy ban Nhân dân tỉnh xét khen thưởng Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa xuất sắc:
1- Về tiêu chuẩn:
a. Thôn văn hóa đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8; Thôn văn hóa khu vực miền núi đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12; Khu phố văn hóa đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này.
b. Có từ 5 năm liên tục được Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố công nhận là Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
b. Báo cáo thành tích 5 năm liên tục được công nhận là Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa có xác nhận của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố.
c. Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng huyện, thành phố.
3- Căn cứ đề nghị của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố, Sở Văn hóa -Thông tin tham mưu cho Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Tỉnh phối hợp với Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cùng cấp có trách nhiệm kiểm tra xác nhận thành tích, xét chọn và làm tờ trình đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh quyết định tặng bằng khen.
1- Về tiêu chuẩn:
a. Thôn văn hóa đạt thành tích xuất sắc trong việc thực hiện các tiêu chuẩn quy định tại Điều 8; Thôn văn hóa khu vực miền núi đạt các tiêu chuẩn quy định tại Điều 12; Khu phố văn hóa đạt tiêu chuẩn quy định tại Điều 14 Quy chế này.
b. Có từ 5 năm liên tục trở lên được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận là Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa.
2- Hồ sơ đề nghị gồm có:
a. Công văn đề nghị của Ủy ban Nhân dân tỉnh.
b. Báo cáo thành tích 5 năm liên tục trở lên được công nhận là Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa.
c. Biên bản họp xét thi đua của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tỉnh.
Điều 22. Các huyện, thành phố khi cấp Giấy công nhận danh hiệu “Đơn vị có Nếp sống văn minh” tùy theo điều kiện của mỗi huyện, thành phố có tặng phẩm khen thưởng cho các đơn vị đạt danh hiệu “Đơn vị có Nếp sống văn minh” nhằm tạo động lực cho các đơn vị tiếp tục cố gắng phấn đấu đạt và giữ vững danh hiệu cao quý của cuộc vận động.
Điều 23. Riêng việc khen thưởng đối với các danh hiệu Thôn, Khu phố tiên tiến, xuất sắc do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh hướng dẫn, hàng năm sơ, tổng kết cuộc vận động quyết định khen thưởng theo đề nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các cấp nhằm động viên, thúc đẩy cuộc vận động.
Điều 24. Hàng năm, việc xét và công nhận các danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có nếp sống văn minh các cấp và việc khen thưởng Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa xuất sắc, được tổ chức 1 lần vào quý IV.
2- Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa được Ủy ban nhân dân huyện, thành phố công nhận được trao Quyết định công nhận, kèm theo Giấy công nhận Gia đình văn hóa và Bằng công nhận Thôn, Khu phố văn hóa.
3- Gia đình văn hóa,Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa được Ủy ban Nhân dân tỉnh công nhận được trao Quyết định công nhận, kèm theo Giấy công nhận Gia đình văn hóa và Bằng công nhận Thôn, Khu phố văn hóa.
4- Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa xuất sắc sẽ được Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” Tỉnh xét đề nghị Ủy ban Nhân dân tỉnh khen thưởng kèm tặng phẩm theo quy định.
5- Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa xuất sắc sẽ được Ủy ban nhân dân tỉnh xét đề nghị Bộ Văn hóa - Thông tin khen thưởng theo Quy chế của Bộ Văn hóa-Thông tin ban hành.
Điều 26. Giấy công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa kèm theo Quyết định công nhận của Ủy ban Nhân dân huyện, thành phố thực hiện theo quy định của Ủy ban Nhân dân cùng cấp.
Điều 27. Giấy công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa và Bằng công nhận Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa kèm theo Quyết định công nhận của Ủy ban Nhân dân tỉnh được in theo mẫu thống nhất trong toàn quốc.
Điều 28. Căn cứ vào điều kiện cụ thể, từng địa phương khen thưởng bằng tiền hoặc hiện vật lưu niệm cho các Gia đình văn hóa, Thôn - khu phố văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh.
Điều 29. Gia đình, thôn, khu phố, đơn vị đã được công nhận là Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có Nếp sống văn minh nếu vi phạm một trong những quy định ở Quy chế này sẽ không được xét công nhận tiếp ở đợt sau hoặc cấp cao hơn./.
- 1Quyết định 02/2008/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khối phố văn hóa” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 2Quyết định 186/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa, Đơn vị văn hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 3Quyết định 34/2009/QĐ-UBND về quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu dân cư văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
- 4Quyết định 52/2003/QĐ-UBBT về việc ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có nếp sống văn minh do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 87-CP năm 1995 về tăng cường quản lý các hoạt động văn hoá và dịch vụ văn hoá, đẩy mạnh bài trừ một số tệ nạn xã hội nghiêm trọng
- 3Nghị định 88-CP năm 1995 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong các hoạt động văn hoá, dịch vụ văn hoá và phòng chống một số tệ nạn xã hội
- 4Nghị định 40-CP năm 1996 về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- 5Chỉ thị 24/1998/CT-TTg về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng, bản, thôn, ấp, cụm dân cư do Chính Phủ ban hành
- 6Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 7Luật Giao thông đường bộ 2001
- 8Nghị định 39/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 9Quyết định 01/2002/QĐ-BVHTT ban hành Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hoá, Làng văn hoá, Khu phố văn hoá do Bộ trưởng Bộ Văn hoá- Thông tin ban hành
- 10Quyết định 02/2008/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khối phố văn hóa” do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- 11Quyết định 186/2006/QĐ-UBND về Quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Khu phố (ấp) tiên tiến, Khu phố (ấp) văn hóa, Đơn vị văn hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành
- 12Quyết định 34/2009/QĐ-UBND về quy chế công nhận danh hiệu Gia đình văn hóa, Làng văn hóa, Khu dân cư văn hóa trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Quyết định 67/2002/QĐ-UBBT ban hành Quy chế công nhận các danh hiệu Gia đình văn hóa, Thôn văn hóa, Khu phố văn hóa, Đơn vị có nếp sống văn minh do tỉnh Bình Thuận ban hành
- Số hiệu: 67/2002/QĐ-UBBT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 31/10/2002
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Thuận
- Người ký: Huỳnh Tấn Thành
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 31/10/2002
- Ngày hết hiệu lực: 12/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực