Hệ thống pháp luật

BỘ NỘI VỤ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 666/QĐ-BNV

Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH KẾ HOẠCH SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020 VÀ TRIỂN KHAI XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020 CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG

BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ

Căn cứ Nghị định số 34/2017/NĐ-CP ngày 03 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;

Căn cứ Nghị quyết số 30c/NQ-CP ngày 08 tháng 11 năm 2011 của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011 - 2020; Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 13 tháng 6 năm 2013 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 30c/NQ-CP của Chính phủ ban hành Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020; Quyết định số 225/QĐ-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016 - 2020;

Căn cứ Chương trình số 3035/CTPH-BTTTT-BNV ngày 22 tháng 8 năm 2017 của Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Nội vụ về Chương trình phối hợp thúc đẩy gắn kết ứng dụng công nghệ thông tin với cải cách hành chính giai đoạn 2017-2020;

Căn cứ Quyết định số 1150/QĐ-BNV ngày 30 tháng 12 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương”;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Cải cách hành chính,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch sửa đổi, bổ sung Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Điều 3. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ trưởng (để b/c);
- Thứ trưởng Nguyễn Trọng Thừa;
- Sở Nội vụ các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Lưu: VT, CCHC.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Trọng Thừa

 

KẾ HOẠCH

SỬA ĐỔI, BỔ SUNG ĐỀ ÁN XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020 VÀ TRIỂN KHAI XÁC ĐỊNH CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH NĂM 2020 CỦA CÁC BỘ, CƠ QUAN NGANG BỘ, ỦY BAN NHÂN DÂN CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 666/QĐ-BNV ngày 29 tháng 9 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020.

- Xác định được Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ (gọi tắt là các bộ), Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là các tỉnh).

- Cuối quý I năm 2021 công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh.

2. Yêu cầu

- Sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 để phục vụ cho việc xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020, phù hợp với thực tiễn và chỉ đạo của Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình.

- Thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ thuộc trách nhiệm của các bộ, các tỉnh trong triển khai thực hiện Kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính.

- Tổ chức công tác tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh bảo đảm trung thực, khách quan, đúng quy định.

- Tổ chức điều tra xã hội học theo bộ câu hỏi điều tra xã hội học đối với từng nhóm đối tượng điều tra, khảo sát quy định trong Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cấp tỉnh bảo đảm khách quan, phù hợp với điều kiện thực tế.

- Xác định được Chỉ số cải cách hành chính phản ánh thực chất, khách quan kết quả cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh năm 2020.

- Nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các cấp, các ngành và người dân đối với cải cách hành chính nói chung và đánh giá kết quả cải cách hành chính hàng năm của các bộ, các tỉnh nói riêng.

II. NỘI DUNG TRIỂN KHAI

1. Tổ chức 02 Hội thảo khoa học về sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 (xin ý kiến chuyên gia, nhà khoa học và một số bộ, ngành trung ương và địa phương)

- Thời gian: cuối tháng 10 và đầu tháng 11 năm 2020

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ

- Thành phần: chuyên gia, nhà khoa học, đại diện một số bộ, ngành trung ương và địa phương.

- Số lượng và địa điểm:

+ Hội thảo tại Bộ dự kiến 60-65 đại biểu

+ Hội thảo tại tỉnh Vĩnh Phúc dự kiến 90-100đại biểu.

2. Tổ chức hội nghị tập huấn trực tuyến điều tra xã hội học xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh.

- Thời gian: tháng 11 năm 2020

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ và Tổng công ty Bưu điện Việt Nam

- Thành phần: 19 bộ, ngành trung ương; Sở Nội vụ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Tổng công ty Bưu điện Việt Nam; điều tra viên của 63 Bưu điện các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Số lượng: dự kiến 200 đại biểu tham dự tại các đầu điểm cầu các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Địa điểm: Tổng công ty Bưu điện Việt Nam.

3. Điều tra xã hội học

a) Điều tra xã hội học cấp bộ

- Đối tượng và số lượng mẫu điều tra xã hội học:

+ Lãnh đạo cấp vụ/cục/tổng cục của 19 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc đối tượng xác định Chỉ số cải cách hành chính: 1.600 người (cụ thể là: số vụ, cục và tổng cục thuộc bộ x tối đa 4 người/đơn vị x 19 bộ, cơ quan ngang bộ; số lượng vụ, cục, tổng cục và số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng bộ, cơ quan ngang bộ);

+ Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 3.591 người (cụ thể là: 3 người/sở x 19 sở/tỉnh x 63 tỉnh, thành phố = 3.591 người; số lượng sở và số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng tỉnh);

+ Lãnh đạo đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5.985 người (cụ thể là: 01 người/đơn vị x 5 đơn vị/sở x 19 sở/tỉnh x 63 tỉnh, thành phố = 5.985 người; số lượng đơn vị thuộc, trực thuộc sở, số lượng sở và số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng tỉnh);

+ Công chức của 19 bộ, cơ quan ngang bộ thuộc đối tượng xác định Chỉ số cải cách hành chính: 380 người (cụ thể là: 20 người/1 đơn vị x 19 bộ, cơ quan ngang bộ);

+ Lãnh đạo Hội, hiệp hội đánh giá các Bộ quản lý nhà nước về lĩnh vực chính của Hội: 02 người/hội, hiệp hội x 03 hội, hiệp hội x 17 bộ, cơ quan ngang bộ + 02 người thuộc Hội hỗ trợ phát triển kinh tế miền núi đánh giá Ủy ban Dân tộc = 104 người)1.

- Tổng số mẫu điều tra dự kiến: 11.660 mẫu phiếu.

b) Điều tra xã hội học cấp tỉnh

- Đối tượng điều tra xã hội học:

+ Đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh: 1.930 người (cụ thể là: 1830 người (30 người/tỉnh, thành phố x 61 tỉnh, thành phố) + 50 người (Hà Nội) + 50 người (thành phố Hồ Chí Minh) = 1.930 người);

+ Lãnh đạo các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: 3.591 người (cụ thể là: 3 người/sở x 19 sở/tỉnh x 63 tỉnh, thành phố = 3.591 người; số lượng sở và số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng tỉnh);

+ Lãnh đạo đơn vị thuộc, trực thuộc cơ quan chuyên môn cấp tỉnh của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: 5.985 người (cụ thể là: 01 người/đơn vị x 5đơn vị/sở x 19 sở/tỉnh x 63 tỉnh, thành phố = 5.985 người; số lượng đơn vị thuộc, trực thuộc sở, số lượng sở và số lượng mẫu có thể thay đổi cụ thể theo tình hình thực tế của từng tỉnh);

+ Lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện: ít nhất 567 người (cụ thể là: 03 người/huyện x 3 huyện/tỉnh x 63 tỉnh, thành phố = 567 người); (mỗi tỉnh lựa chọn từ 03 đến 04 đơn vị cấp huyện theo quy mô, trình độ phát triển kinh tế - xã hội);

+ Người dân và Doanh nghiệp: Thực hiện điều tra xã hội học theo Quyết định số 2640/QĐ-BNV ngày 10 tháng 10 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2017-2020 và Kế hoạch Đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2020.

- Tổng số lượng mẫu điều tra (trừ người dân và doanh nghiệp): Dự kiến 12.073 mẫu phiếu.

c) Tổng số mẫu điều tra chung: 23.733 mẫu phiếu.

d) Thời gian điều tra xã hội học: Tháng 11 năm 2020.

đ) Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

e) Cơ quan phối hợp: Các bộ, cơ quan ngang bộ, các cơ quan có liên quan và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

4. Giám sát công tác điều tra xã hội học

- Thời gian: Tháng 11 năm 2020.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Các bộ, các tỉnh và các cơ quan có liên quan.

5. Tổ chức đánh giá và tự đánh giá của các bộ, các tỉnh

- Thời gian: Gửi nộp báo cáo tự đánh giá, chấm điểm, tài liệu kiểm chứng, báo cáo giải trình thông qua phần mềm Quản lý chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính và bản giấy Báo cáo tổng hợp kết quả chấm điểm về Bộ Nội vụ trước ngày 29 tháng 01 năm 2021.

- Cơ quan chủ trì: Các bộ, các tỉnh.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan.

6. Tổ chức thẩm định kết quả tự đánh giá, chấm điểm của các bộ, các tỉnh

- Thời gian: Tháng 02 - tháng 3 năm 2021.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ (thường trực Hội đồng thẩm định).

- Cơ quan phối hợp: Các bộ là thành viên Hội đồng thẩm định.

7. Tổng hợp, xử lý số liệu để xác định Chỉ số cải cách hành chính

- Thời gian: Tháng 01- tháng 02 năm 2021.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ (Vụ Cải cách hành chính).

- Cơ quan phối hợp: Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng Thẩm định; các bộ, các tỉnh và các cơ quan có liên quan.

8. Tổng hợp, xây dựng báo cáo kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh

- Thời gian: Tháng 3 năm 2021.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: các cơ quan có liên quan.

9. Họp Hội đồng thẩm định thống nhất kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh

- Thời gian: Tháng 3 năm 2021.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Hội đồng thẩm định; các cơ quan có liên quan.

10. Công bố Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, các tỉnh

- Thời gian: Cuối tháng 3 năm 2021.

- Cơ quan chủ trì: Bộ Nội vụ.

- Cơ quan phối hợp: Các cơ quan có liên quan.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Trách nhiệm thực hiện của Bộ Nội vụ

a) Vụ Cải cách hành chính

- Chủ trì, phối hợp với Vụ Kế hoạch - Tài chính lập dự toán kinh phí sửa đổi, bổ sung một số nội dung của Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020;

- Tổ chức các hội nghị, hội thảo triển khai Kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh;

- Theo dõi, đôn đốc các bộ, các tỉnh triển khai kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020;

- Xây dựng, trình Bộ trưởng phê duyệt kế hoạch điều tra xã hội học; phối hợp với Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam và các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai công tác điều tra xã hội học; tổng hợp phiếu, xử lý kết quả điều tra xã hội học phục vụ xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020;

- Tính toán, xác định kết quả Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và xây dựng báo cáo Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh;

- Tổ chức các cuộc họp Hội đồng thẩm định và Tổ Thư ký giúp việc Hội đồng thẩm định;

- Trình Bộ trưởng phê duyệt báo cáo Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh;

- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh.

b) Vụ Kế hoạch - Tài chính: Phối hợp với Vụ Cải cách hành chính, các cơ quan có liên quan bố trí kinh phí để sửa đổi, bổ sung một số nội dung Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và triển khai Kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020.

c) Văn phòng Bộ: Chuẩn bị các điều kiện cần thiết theo chức năng của đơn vị, phối hợp với Vụ Cải cách hành chính thực hiện các nhiệm vụ trong kế hoạch sửa đổi, bổ sung một số nội dung Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính và công bố Chỉ số cải cách hành chính năm 2020.

d) Trung tâm Thông tin và Tạp chí Tổ chức Nhà nước: Phối hợp với Vụ Cải cách hành chính trong việc thông tin, tuyên truyền về kết quả xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, các tỉnh.

2. Trách nhiệm thực hiện của các bộ, các tỉnh

- Phân công nhiệm vụ cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc và bố trí kinh phí để tổ chức triển khai các nội dung kế hoạch xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 trong phạm vi trách nhiệm của bộ, các tỉnh theo hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Tự theo dõi, đánh giá và chấm điểm kết quả thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính của bộ, tỉnh và các cơ quan, đơn vị trực thuộc theo các tiêu chí, tiêu chí thành phần được quy định trong Chỉ số cải cách hành chính cấp bộ, cấp tỉnh và các văn bản hướng dẫn của Bộ Nội vụ.

- Phối hợp với Bưu điện các tỉnh, thành phố triển khai thực hiện hiệu quả công tác điều tra xã hội học xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 theo quy định.

- Thống kê danh sách đối tượng điều tra xã hội học và gửi về Bộ Nội vụ (qua Vụ Cải cách hành chính) trước ngày 20 tháng 10 năm 2020.

- Tổng hợp số liệu, xây dựng báo cáo kết quả tự đánh giá, chấm điểm xác định Chỉ số cải cách hành chính của bộ, tỉnh gửi Bộ Nội vụ theo quy định.

- Phối hợp với Bộ Nội vụ trong việc tổ chức điều tra xã hội học để xác định Chỉ số cải cách hành chính của bộ, tỉnh./.



1 Thanh tra Chính phủ không có quản lý nhà nước về lĩnh vực chính của hội, hiệp hội nào

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 666/QĐ-BNV về Kế hoạch sửa đổi, bổ sung Đề án xác định chỉ số cải cách hành chính năm 2020 và triển khai xác định Chỉ số cải cách hành chính năm 2020 của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành

  • Số hiệu: 666/QĐ-BNV
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/09/2020
  • Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
  • Người ký: Nguyễn Trọng Thừa
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/09/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản