- 1Thông tư 15/2005/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Quyết định 2309/2005/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm vùng miền núi phía tây, tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 66/2007/QĐ-UBND | Thanh Hóa, ngày 08 tháng 01 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH CHI TIẾT KHU ĐÔ THỊ SỐ 2 -ĐÔ THỊ TRUNG TÂM VÙNG MIỀN NÚI PHÍA TÂY TỈNH THANH HÓA
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003; Nghị định số 08/2005/ NĐ-CP ngày 24/ 01/2005 của Chính phủ về Quy hoạch xây dựng; Thông tư số 15/2005/TT-BXD ngày 19/8/2005 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn lập thẩm định phê duyệt quy hoạch xây dựng;
Căn cứ Quyết định số 2309/2005/QĐ-UB ngày 24/8/2005 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc phê duyệt quy hoạch chung xây dựng Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa; Quyết định số 459/QĐ-UBND ngày 22/02/2006 của Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt Nhiệm vụ và dự toán Khảo sát, lập Quy hoạch chi tiết Khu số 2-Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa;
Theo đề nghị của UBND huyện Ngọc Lặc tại Tờ trình số 196/TTr-UB ngày 07/12/2006 và đề nghị của Sở Xây dựng Thanh Hóa tại Tờ trình số 2028/SXD-QH ngày18/12/2006, về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết Khu số 2 - Đô thị Trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa,
QUYẾT ĐỊNH:
Cụ thể hóa quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 2309/2005/ QĐ-UB ngày 24/8/2005.
Xây dựng khu đô thị số 2 - Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở cải tạo, xây dựng mới đảm bảo yêu cầu hiện đại, tiên tiến và phát triển bền vững.
2. Phạm vi và ranh giới lập quy hoạch:
Phạm vi nghiên cứu lập quy hoạch khu đô thị số 2, thuộc địa giới hành chính xã Ngọc Khê và thị trấn Ngọc Lặc, Huyện Ngọc Lặc.
Diện tích lập quy hoạch chi tiết: 254,5 ha, có giới hạn như sau:
+ Phía Bắc giáp: Đường 15A kéo dài
+ Phía Nam giáp: Xã Minh Sơn
+ Phía Đông giáp: Sông Cầu Chày
+ Phía Tây giáp: Đường Hồ Chí Minh.
- Là một trong những Trung tâm dịch vụ thương mại đô thị (của vùng miền núi), bao gồm: Trung tâm hội chợ triển lãm, chợ đầu mối, các cửa hàng siêu thị cao cấp, các trung tâm thương mại dịch vụ, văn phòng đại diện và cho thuê của các doanh nghiệp;
- Là khu ở chính của đô thị, đáp ứng nhu cầu ở và sinh hoạt của 20.000 người.
- Dân số hiện trang: 5 602 người
- Dự báo quy mô dân số trong tương lai khoảng: 20.000 người.
Tổng diện tích khu đô thị là : 254,50 ha,Bao gồm:
a) Đất dân dụng : 141,72 ha
Trong đó : - Đất XD Trung tâm dịch vụ thương mại: 17,64 ha:
- Đất dân dụng thuộc đô thị quản lý : 124,08 ha, gồm:
+ Đất XD nhà ở đô thị :63,89 ha
+ Đất XD công trình giáo dục :10,07 ha
+ Đất XD CT công cộng thuộc đơn vị ở: 3,22 ha
+ Đất cây xanh thể thao : 15,10 ha;
+ Đất giao thông: 31,80ha.
b) Đất ngoài dân dụng : 112,78 ha
Bao gồm : - Đất làng nghề tiểu thủ công nghiệp : 12,46 ha
- Công XD trình công cộng ngoài đô thị : 3,62 ha
- Đất cây xanh cách ly và GT đối ngoại : 96,70 ha
6. Bố cục quy hoạch, phân khu chức năng:
6.1. Khu trung tâm dịch vụ thương mại đô thị:
- Trung tâm dịch vụ thương mại gồm: Siêu thị, khách sạn, trung tâm hội chợ - triển lãm, Chợ đầu mối, bưu điện, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp, bãi đỗ xe trung tâm..v.v. Vị trí được bố trí tại trục trung tâm của đô thị, diện tích đất 17,64ha.
- Công trình xây dựng cao tầng, mật độ xây dựng: 24 - 40%, , hệ số sử dụng đất: 1,2 - 2,8.
6.2. Khu dân dụng thuộc đô thị quản lý: Được tổ chức thành 2 đơn vị ở:
- Trung tâm đơn vị ở (trung tâm phường) gồm: Trụ sở Đảng uỷ, HĐND – UBND phường, Công an, Trường học (Tiểu học và THCS), Sân thể thao, Trạm xá, Chợ, Nhà văn hóa, Đài tượng niệm... được bố trí tại 2 vị trí thuộc 2 đơn vị ở tương ứng 2 phường, trong đó sử dụng lại cơ sở vật chất của các công trình hành chính của thị trấn hiện tại làm trung tâm hành chính của đơn vị ở số 2.
Tổng diện tích chiếm đất: 3,22ha, mật độ xây dựng 40%, tầng cao trung bình 3 tầng, hệ số sử dụng đất 1,2 lần.
- Trung tâm khu nhà ở: Mỗi đơn vị ở được bố trí thành các khu nhà ở với hệ thống gồm trường mầm non, nhà văn hóa, sân thể thao, quầy dịch vụ thương mại, hệ thống bãi đỗ xe, công viên cây xanh,v.v...
Tổng diện tích chiếm đất : 25,17 ha
6.3. Khu dân cư đô thị: Tổng diện tích 63,89 ha, xác định như sau:
- Đất dân cư hiện có: Xắp xếp, cải tạo nâng cấp khu dân cư hiện có dọc QL15A thành các khu dân cư với hình thức nhà ở kiểu phố kết hợp kinh doanh dịch vụ thương mại, một số khu dân cư cũ theo kiểu làng bản trước đây được quy hoạch cải tạo sắp xếp lại, bố trí xen cư theo kiểu nhà ở có vườn, quy mô khoảng 1.000 hộ. Tổng diện tích chiếm đất: 14,77 ha, mật độ xây dựng 60%, tầng cao trung bình 3 tầng, hệ số sử dụng đất 1,8 lần.
- Đất dân cư mới: Gồm dân cư nhà vườn, nhà liền kề và chung cư cao tầng. Đây là các khu dân cư xây mới cần được nghiên cứu quản lý chặt chẽ nhằm tạo được bộ mặt kiến trúc cho đô thị mới. Về bố cục đuợc tổ chức theo mô hình đan xen một cách hợp lý, khoa học. Riêng công trình nhà chung cư cao tầng sẽ được xây dựng với hình thức kiến trúc hiện đại, chủ yếu bố trí tiếp cận với các công trình công cộng gắn với khu trung tâm của khu đô thị nhằm tạo điểm nhấn cho đô thị. Tổng diện tích chiếm đất: 49,12 ha.
6.4 Đất ngoài khu dân dụng: Tổng diện tích 112,78ha, trong đó:
- Đất làng nghề tiểu thủ công nghiệp, diện tích chiếm đất: 12,46 ha.
Tuân thủ theo quy hoạch chung được duyệt, bố trí khu làng nghề truyền thống của nhân dân các dân tộc miền núi với hình thức kiến trúc mang bản sắc truyền thống, nhằm tạo lập 1 khu sản xuất, trưng bày và giới thiệu sản phẩm làng nghề truyền thống. Trong khuôn viên làng nghề bố trí các khu giới thiệu sản phẩm, bãi đỗ xe và đường dạo cho du khách thăm quan.
- Đất công trình công cộng ngoài đô thị: 3,62ha, trong đó bố trí bến xe đầu mối tại cửa ngõ phía Nam của đô thị với diện tích 1,82ha.
- Đất cây xanh dọc sông Cầu Chày nhằm cải tạo môi trường sinh thái của khu vực và cây xanh cách ly giao thông đối ngoại (đường Hồ Chí Minh ), diện tích: 96,7ha
7. Quy hoạch Kiến trúc cảnh quan:
- Khu đô thị số 2 được xác định tập trung cải tạo và đầu tư trong giai đoạn đầu của đô thị vùng, do có tuyến giao thông quan trong đi qua (đường Hồ Chí Minh và QL15A), việc nghiên cứu không gian kiến trúc phải được chú trọng nhằm đảm bảo việc xây dựng và phát triển các công trình hài hòa, hiện đạị, giữ gìn bản sắc dân tộc và tạo sự phát triển bền vững. Đầu tư xây dựng một số công trình công cộng (hợp khối) với nhiều cơ quan chức năng gắn với việc xây dựng một số nhà chung cư cao tầng, tạo điểm nhấn cho trục trung tâm đô thị.
- Xây dựng khu trung tâm dịch vụ thương mại đô thị bao gồm: Siêu thị, khách sạn, trung tâm hội chợ, triển lãm, bưu điện, văn phòng cho thuê và chung cư cao cấp..., tạo không gian kiến trúc hiện đại, bền vững trong khu đô thị; các hạng mục công trình, tuỳ theo tính chất, quy mô, diện tích sử dụng đất ... sẽ quyết định theo từng dự án đầu tư .
- Các khu xây dựng mới phải khai thác triệt để hình thức kiến trúc dân tộc, sắc thái kiến trúc xứ Thanh, bố trí hài hòa công trình với sân vườn và cảnh quan thiên nhiên, hình thức nhẹ nhàng phong phú và thuận lợi cho việc sử dụng .
- Cây xanh bóng mát và cảnh quan: Được bố trí cụ thể phù hợp với chức năng của từng khu vực, lựa chọn trồng các loại cây có tán lá lớn, tuổi thọ cao, ít gẫy đổ phù hợp với cảnh quan đô thị miền núi. Tăng mật độ trồng cây cổ thụ có tán lá đẹp quanh năm tại các vị trí ven đường, ven sông, suối. Đối với công viên vườn hoa, trồng nhiều loại cây trang trí có tính thẩm mỹ cao, tuổi thọ lớn, có chiều cao và tán lớn.
Đối với công viên cây xanh gắn với hành lang sông cầu Chày được tổ chức phù hợp với cao trình thóat nước khu vực và không ảnh hưởng đến thóat lũ trong mùa mưa bão; Tại nơi có địa hình thuận lợi được nghiên cứu bố trí một số công trình phục vụ vui chơi giải trí nhằm khai thác quỹ đất ven sông.
- Việc xây dựng các nhà ở phải tuân thủ theo đúng qui hoạch đô thị: Chỉ giới xây dựng, tầng cao nhà, mái đua của ban công, ô văng, cốt nền, cốt sàn.... đảm bảo phù hợp với từng khu vực, đường phố. Trước khi xây dựng phải được cấp giấy phép xây dựng và phải tuân theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý đô thị.
8. Quy hoạch công trình kỹ thuật hạ tầng:
Quy hoạch xây dựng đồng bộ và hiện đại Hệ thống các công trình hạ tầng kỹ thuật, bao gồm:
a. Giao thông:
Mạng lưới giao thông Khu đô thị số 2 được qui hoạch trên cơ sở các trục đường theo quy hoạch chung và các trục đường hiện có của thị trấn Ngọc Lặc (QL15A). Hệ thống giao thông nội thị bố trí đảm bảo thuận tiện giữa các khu chức năng và hợp lý với giao thông đối ngooại (đường Hồ Chí Minh).
Xây dựng nút giao khác cốt đơn giản giữa QL15A và đường Hồ Chí Minh tạo sự giao lưu, liên kết giữa các khu chức năng và tạo cảnh quan kiến trúc cho đô thị.
Các tuyến đường trong khu vực gồm: Đường trục chính cấp II, đường trục chính khu vực và đường trong các khu nhà ở.
- Tuyến đường số 1 (I1-K3), có MCN 1-1: Tuyến đường cảnh quan khu trung tâm thương mại: Mặt đường: (10,5 x 2) = 21,0m, CGĐĐ = 57,0m, CGXD = 65,0m, Chiều dài tuyến 469,4m;
- Tuyến đường số 2 (T2-I 1-J 2,); Tuyến đường số 3 (A-B-C-D…-J-K-L); Tuyến đường số 5 (P-P1-D); Tuyến đường số 6 (R-R1- F-F1); Tuyến đường số 7 (S- S1-G-G1); Tuyến đường số 8 (T-T1-T2-H-H1) ; Tuyến đường số 9 (R1-S1-T1- U1-V1-W1): có MCN 2 - 2, gồm: Mặt đường 15,0m, CGĐĐ = 25,0m, CGXD = 33,0m, Tổng chiều dài các tuyến là 7104,2 m.
- Tuyến đuờng số 10 (Q-E-F1-G1-H1-K3- K2-J-W1-W);Tuyến đường số 11 (K1-K2); Tuyến đường số 12 (V-V1-J2-J1);Tuyến đường số 14 (P1- O1): có MCN 3-3, gồm: Mặt đường 10,5m, CGĐĐ = 20,5m, CGXD = 26,0m, Tổng chiều dài tuyến là 3769,8m.
- Tuyến đường số 4 (N-O-P-Q-R- S-T-U-V-W-L), có MCN 4-4, gồm: Mặt đường 15,0m, CGĐĐ = 24,0m, CGXD = 27,0m, Tổng chiều dài tuyến là 3 467,5m.
- Tuyến đường số 13 ( L-K-K5), có MCN 5-5, gồm: Mặt đường (9,0 x 2) = 18,0m, CGĐĐ = 33,0m, CGXD = 45,0m, Chiều dài tuyến là 723,0m.
b. San nền, thóat nuớc mưa:
Do đặc điểm địa hình miền núi có cao độ thay đổi từ 25.00m – 44,90m, cốt ngập lụt thay đổi theo từng khu vực. Sử dụng giải pháp san nền cục bộ cho từng ô đất xây dựng công trình nhằm tránh khối lượng đào đắp lớn.
San nền dốc từ trong lô đất dốc ra các tuyến đường bao xung quanh với độ dốc san nền nhỏ nhất i = 0.2%, cốt khống chế cho từng khu đất xây dựng công trình đảm bảo không bị ngập úng, ngập lụt.
Độ dốc thóat nước tuân thủ theo hướng dốc của địa hình tự nhiên, hướng dốc chính từ Tây sang Đông, từ Bắc xuống Nam. Các tuyến đường ngang hướng Đông – Tây được sử dụng nhằm tăng khả năng thoát nước mặt của đô thị vào mùa mưa lớn. Lựa chọn cao độ san nền:
- Cao độ san nền cao nhất: + 44.11 m;
- Cao độ san nền thấp nhất: + 30.67 m;
- Cao độ san nền trung bình: + 37.39 m.
Đầu tư xây dựng các tuyến cống thóat nước mưa qua đường Hồ Chí Minh theo quy hoạch, đảm bảo yêu cầu thóat nước của lưu vực phía Tây tuyến đường.
Tập trung đầu tư cải tạo sông cầu Chày đảm bảo yêu cầu thóat nước, đồng thời kết hợp với cảnh quan sinh thái ven sông.
c) Cấp điện:
Tổng nhu cầu dùng điện khu đô thị 2 là: 12 281 kVA
+ Lưới điện 35 KV :
Tuyến đường dây trung thế 35KV dài 4,63Km do không nằm đúng vị trí quy hoạch sẽ được di chuyển vào vị trí qui hoạch theo trục đường giao thông phía đường Hồ Chí Minh..
Tuyến đường dây 35KV xây dựng mới được bố trí đi dọc theo các trục đường giao thông cấp điện đến các trạm biến áp phụ tải 35/22/0.4KV, chiều dài tuyến 3,778 km.
+ Lưới điện 22 (trước mắt vận hành10KV):
Tuyến đường dây 10KV lấy nguồn từ trạm biến áp trung gian Ngọc Lặc. Tuyến 10KV đi dọc theo trục đường giao thông 15A được giữ nguyên cấp điện cho các trạm biến áp phụ tải 10/0.4kV. Tuyến đường dây 10KV nằm không đúng theo vị trí quy hoạch sẽ được di chuyển vào vị trí quy hoạch ( Chiều dài đường điện 10KV cần di chuyển 0,88 km).
+ Trạm biến áp:
Trạm biến áp xây mới có tổng công suất 9.937 MVA (Chưa tính công suất máy biến áp cấp cho khu làng nghề truyền thống). Sử dụng các máy biến áp có công suất: 180kVA, 250kVA, 320kVA, 400kVA đảm bảo bán kính cấp điện từ 200-300m. Nguồn vào trạm biến áp được lấy từ đường dây 35KV lộ 373 Ngọc Lặc.
+ Lưới điện hạ thế và chiếu sáng:
Xây dựng mới 15,243km đường dây hạ thế và chiếu sáng. Để đảm bảo an toàn vận hành cũng như mỹ quan cho khu đô thị sẽ xây dựng đường dây hạ áp bằng cáp vặn xoắn ABC 4x95, ABC4x70.
Kết cấu tuyến đường dây hạ thế và chiếu sáng:
* Sử dụng hệ thống điện áp 3 pha 4 dây nối đất trung tính trực tiếp.
* Cột điện hạ thế : Dùng cột BTLT-10m để kết hợp lắp đặt hệ thống điện chiếu sáng.
d) Cấp nước:
+ Nguồn nước lấy cho Khu đô thị số 2 được lấy từ nhà máy nước của đô thị (theo quy hoạch chung).
+ Tổng nhu cầu dùng nước 3400m3/ngđ;
+ Chỉ tiêu cấp nước 120l/ng/ngđ.
+ Để đảm bảo cấp nước cho khu đô thị số 2 an toàn và thuận tiện , mạng lưới đường ống được thiết kế dạng mạch vòng, có đường kính từ Æ75¸Æ350 , tổng chiều dài 16.060 m.
đ) Thông tin liên lạc:
+ Hòa mạng thông tin liên lạc của khu đô thị số 2 với mạng thông tin quốc gia nhằm đảm bảo yêu cầu sử dụng thông tin, liên lạc tốt nhất.
+ Xây dựng các trạm Bưu điện văn hóa tại các khu nhà ở theo mô hình của ngành Bưu chính- Viễn thông, nhằm phục vụ tốt nhu cầu của nhân dân đô thị.
+ Phấn đấu đạt chỉ tiêu sử dụng máy điện thoại đến năm 2020 là 350 máy/ 1000 dân.
e) Thóat nước thải và vệ sinh môi trường:
+ Xây dựng hệ thống thóat nước thải riêng biệt.
Nước thải từ các khu nhà được xử lý sơ bộ bằng bể tự hoại sau đó theo hệ thống thóat nước thải về khu xử lý để làm sạch. Nước thải sau khi đã được xử lý đạt tiêu chuẩn mới được thóat ra sông Cầu Chày;
Xây dựng 1 khu xử lý nước thải độc lập cho khu đô thị;
+ Vệ sinh môi trường: Tổ chức thực hiện việc thu gom và sử lý chất thải rắn 100%; tại các khu ở có bố trí các điểm thu gom rác thải tập trung, chất thải được thu gom và vận chuyển đến khu sử lý rác của đô thị tại xã Thuý Sơn (theo quy hoạch chung).
9. Quy hoạch xây dựng đợt đầu và các dự án ưu tiên đầu tư:
Khu đô thị số 2- Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây Thanh Hóa được xác định là khu dân dụng đầu tư xây dựng đợt đầu. Việc triển khai công tác quản lý đất đai và thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch được duyệt là việc làm cần thiết và cấp bách; Trước mắt, tiến hành thực hiện các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách nhà nước, vốn huy động từ các nhà đầu tư đồng thời khai thác triệt để nguồn vốn từ quỹ đất nhằm tạo động lực thúc đẩy sự phát triển cho toàn đô thị:
a. Các dự án đầu tư hạ tầng khu đô thị:
- Đường trục chính trung tâm thương mại.
- Đường gom phía Đông đường HCM: Theo dự án đầu tư đã được Chủ tịch UBND tỉnh phê duyệt tại quyết định số 3448/QĐ-UBND ngày 23/11/2006).
- Các tuyến đường xương cá nối đường gom với QL15A hiện tại, tạo quỹ đất có khả năng sinh lợi để khai thác, hoặc tái định cư cho các dự án trong khu vực quy mô mỗi khu từ 5 - 10ha.
- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu đô thị mới quy mô đất đai mỗi khu khoảng 5 -10 ha;
- Công trình cấp nước cho đô thị:
b.Các dự án công trình kiến trúc.
- Đầu tư chợ đầu mối trung tâm (cả công trình kiến trúc và hạ tầng kỹ thuật) nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của nhân dân đô thị, quy mô chiếm đất 2,0ha;
- Đầu tư công trình hành chính đơn vị ở số 1 ở phía Bắc khu đất (trụ sở UBND, công an, trung tâm y tế ): quy mô 3 000 m2 sàn;
- Căn cứ nội dung phê duyệt trong quyết định này, hướng dẫn Tư vấn thiết kế hòan chỉnh hồ sơ quy hoạch (Thuyết minh + bản vẽ) trước khi đóng dấu thẩm định và ban hành kèm theo quyết định.
- Bàn giao hồ sơ, tài liệu quy hoạch cho UBND huyện Ngọc Lặc quản lý và tổ chức thực hiện theo quy hoạch được duyệt.
- Phối hợp cùng UBND huyện Ngọc Lặc, tổ chức công bố rộng rãi nội dung quy hoạch chi tiết để nhân dân biết, kiểm tra giám sát và thực hiện.
Điều 3. UBND huyện Ngọc Lặc có trách nhiệm:
- Tiếp nhận đồ án quy hoạch và tổ chức quản lý thực hiện theo quy hoạch được duyệt; phối hợp cùng Sở Xây dựng Thanh Hóa công bố quy hoạch chi tiết.
- Từng bước tổ chức nghiên cứu, định vị tim tuyến, lộ giới các trục giao thông chính trên thực địa. Xác lập hệ thống mốc lưới khống chế toạ độ, độ cao Nhà nước để có cơ sở quản lý hướng dẫn thực hiện.
- Lập chương trình, dự án ưu tiên đầu tư hàng năm và dài hạn, xác định các biện pháp thực hiện quy hoạch xây dựng và cải tạo đô thị trên cơ sở huy động mọi nguồn vốn đầu tư trong và ngoài nước, nguồn khai thác từ quỹ đất bằng các cơ chế chính sách theo quy định hiện hành của nhà nước;
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2191/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 2Quyết định 559/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
- 1Thông tư 15/2005/TT-BXD hướng dẫn lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch xây dựng do Bộ xây dựng ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật xây dựng 2003
- 4Quyết định 2309/2005/QĐ-UB phê duyệt quy hoạch chung xây dựng đô thị trung tâm vùng miền núi phía tây, tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 5Quyết định 2191/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt nhiệm vụ và dự toán lập điều chỉnh quy hoạch chung đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030
- 6Quyết định 559/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt điều chỉnh quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 Khu dân cư phường Nam Ngạn, thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Quyết định 66/2007/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch chi tiết khu đô thị số 2 - Đô thị trung tâm vùng miền núi phía Tây tỉnh Thanh Hóa do Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa ban hành
- Số hiệu: 66/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 08/01/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
- Người ký: Nguyễn Văn Lợi
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 18/01/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực