Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2019/QĐ-UBND | Long An, ngày 20 tháng 12 năm 2019 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LONG AN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 của Chính phủ về phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Thông tư số 29/2018/TT-BTC ngày 28/3/2018 của Bộ Tài chính hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 4572/QĐ-BCT ngày 07/12/2017 của Bộ Công Thương ban hành quy chế xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và thực hiện các đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ;
Căn cứ Quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 03/11/2017 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2018 – 2025;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại tờ trình số 3093/TTr-SCT ngày 11/12/2019.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này Quy chế quản lý kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày 31/12/2019.
Giao Sở Công Thương làm cơ quan đầu mối chủ trì, phối hợp với các cơ quan tổ chức có liên quan triển khai thực hiện quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Công Thương, Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố; Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ KINH PHÍ CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LONG AN ĐẾN NĂM 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 65/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh Long An)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy chế này quy định nội dung chi, mức hỗ trợ và trình tự xây dựng, thẩm định, phê duyệt các đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An (gọi tắt là Chương trình).
2. Đối tượng áp dụng
Quy chế này áp dụng đối với cơ quan quản lý Chương trình, các đơn vị chủ trì thực hiện các đề án thuộc Chương trình và các tổ chức, cá nhân tham gia thực hiện các hoạt động thuộc Chương trình.
Điều 2. Cơ quan quản lý Chương trình, đơn vị chủ trì đề án
Sở Công Thương là cơ quan quản lý Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2018 - 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4025/QĐ-UBND ngày 03/11/2017 (gọi tắt là Chương trình 4025); có trách nhiệm tham mưu UBND tỉnh thực hiện Chương trình 4025 theo đúng quy định pháp luật hiện hành.
Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Sở Công Thương tỉnh Long An là đơn vị chủ trì đề án; có trách nhiệm:
- Xây dựng Chương trình công nghiệp hỗ trợ hàng năm trình Hội đồng thẩm định để tham mưu UBND tỉnh cấp ngân sách.
- Chủ trì xây dựng hoặc hướng dẫn các đơn vị thụ hưởng xây dựng đề án công nghiệp hỗ trợ trình Hội đồng thẩm định.
- Thực hiện và quyết toán các đề án công nghiệp hỗ trợ theo quy định pháp luật hiện hành.
Điều 3. Kinh phí thực hiện Chương trình
1. Kinh phí thực hiện Chương trình được hình thành từ các nguồn sau:
a) Ngân sách nhà nước (kinh phí sự nghiệp) được UBND tỉnh cấp hàng năm theo kế hoạch.
b) Nguồn đóng góp của các tổ chức, cá nhân thực hiện các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ.
c) Các nguồn vốn hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
2. Kinh phí thực hiện Chương trình được giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm theo khả năng cân đối ngân sách cho Sở Công Thương.
Điều 4. Nguyên tắc, điều kiện hỗ trợ
1. Nguyên tắc hỗ trợ:
a) Đối tượng thụ hưởng phải lập hồ sơ để trình duyệt cấp kinh phí và hoàn thành việc hỗ trợ khi các dự án đã đi vào hoạt động sản xuất theo đúng quy định của Nhà nước.
b) Đề án phải thuộc Chương trình 4025.
c) Các tổ chức, cá nhân sử dụng kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ phải đúng mục đích, đúng chế độ, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của cơ quan chức năng có thẩm quyền; thực hiện quyết toán kinh phí đã sử dụng theo quy định hiện hành.
2. Điều kiện hỗ trợ:
Các tổ chức, cá nhân được hỗ trợ từ Chương trình 4025 phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Nội dung nhiệm vụ, đề án phù hợp với nội dung quy định tại Khoản 2 Điều 10 Quyết định số 10/2017/QĐ-TTg ngày 03/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ ban hành quy chế quản lý và thực hiện chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ và phù hợp với danh mục trong Chương trình 4025.
b) Nhiệm vụ, đề án đảm bảo thực hiện đúng mục tiêu, tiết kiệm và nội dung chi theo đúng chế độ hiện hành.
c) Doanh nghiệp phải cam kết đủ kinh phí thực hiện đề án và đề án chưa được hỗ trợ từ bất kỳ nguồn kinh phí của nhà nước.
1. Hỗ trợ chi khảo sát, đánh giá nhu cầu; xây dựng tiêu chuẩn, quy chuẩn kiểm soát chất lượng cho sản phẩm công nghiệp hỗ trợ gồm: Chi công lao động thuê ngoài đối với chuyên gia trực tiếp; thuê chuyên gia tư vấn; mua vật tư, nguyên, nhiên vật liệu, tiêu chuẩn, quy trình, tài liệu, bí quyết công nghệ, hội thảo, dịch tài liệu, công tác khảo sát. Mức hỗ trợ 100% nhưng tối đa không quá 7 triệu đồng/doanh nghiệp.
2. Tổ chức đánh giá, xác nhận năng lực doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ là 70% nhưng tối đa không quá 50 triệu/doanh nghiệp.
3. Tổ chức hội thảo xúc tiến đầu tư giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ của tỉnh với các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong và ngoài nước. Mức hỗ trợ là 70% nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/chương trình.
4. Tổ chức chương trình xúc tiến thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ là 70% nhưng tối đa không quá 1 tỷ đồng/chương trình.
5. Tổ chức hoặc tham gia hội chợ triển lãm trưng bày các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ; kết nối doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Mức hỗ trợ là 70% nhưng tối đa không quá 12 triệu đồng/doanh nghiệp tham gia.
6. Hỗ trợ quảng bá, đăng ký thương hiệu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ. Mức hỗ trợ là 70%, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/thương hiệu.
7. Hỗ trợ tham gia các chương trình xúc tiến, phát triển thị trường nước ngoài.
Mức hỗ trợ là 70%, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/doanh nghiệp tham gia.
8. Tư vấn, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ
Mức hỗ trợ là 70%, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp.
1. Đánh giá khả năng, nhu cầu áp dụng các tiêu chuẩn, hệ thống quản lý trong sản xuất tại các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 7 triệu đồng/doanh nghiệp.
2. Hỗ trợ tổ chức chương trình đào tạo về áp dụng hệ thống quản trị doanh nghiệp, quản trị sản xuất phù hợp với yêu cầu quốc tế.
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/1 lớp học 30 học viên.
3. Hỗ trợ đánh giá, công nhận hệ thống quản trị doanh nghiệp và quản trị sản xuất.
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
1. Nghiên cứu đánh giá nhu cầu về nhân lực của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Mức hỗ trợ là 70%, nhưng tối đa không quá 7 triệu đồng/doanh nghiệp.
2. Đào tạo cán bộ quản lý nhà nước về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 30 triệu đồng/người tham gia.
3. Hỗ trợ đào tạo cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật của doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ về chính sách, quản lý, công nghệ, thương mại
Mức hỗ trợ là 70%, nhưng tối đa không quá 5 triệu đồng/người tham gia.
4. Thuê tư vấn và hợp tác liên kết với các chuyên gia nước ngoài để đào tạo nâng cao trình độ của đội ngũ nhân lực quản lý, quản trị sản xuất, đội ngũ kỹ thuật, công nghệ.
Nội dung chi cho công việc này được áp theo Điểm b, Khoản 2, Điều 8 của Thông tư 29/2018/TT-BTC, mức hỗ trợ là 70% nhưng tối đa không quá 100 triệu/doanh nghiệp.
1. Giới thiệu, phổ biến một số quy trình công nghệ sản xuất và yêu cầu kỹ thuật về sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/chương trình.
2. Kết nối chuyên gia trong và ngoài nước hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong tỉnh
Mức hỗ trợ là 70%, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/chương trình.
3. Hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm, chuyển giao công nghệ cho các doanh nghiệp và các cơ sở nghiên cứu trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ.
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp.
4. Hỗ trợ hoàn thiện đổi mới công nghệ và sản xuất thử nghiệm sản phẩm công nghiệp hỗ trợ
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/doanh nghiệp.
5. Hỗ trợ doanh nghiệp tiếp nhận, chuyển giao công nghệ tiên tiến, hiện đại, mua bản quyền, sáng chế, phần mềm
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp.
6. Thuê chuyên gia nước ngoài
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp.
7. Hỗ trợ các dự án nghiên cứu và sản xuất thử nghiệm các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án.
8. Hỗ trợ kinh phí nghiên cứu cho các tổ chức, cá nhân đã tự đầu tư nghiên cứu, phát triển và triển khai ứng dụng vào sản xuất có kết quả ứng dụng mang lại hiệu quả kinh tế
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/cơ sở hoặc cá nhân.
9. Hợp tác quốc tế trong đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ
Mức hỗ trợ là 50%, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/chương trình.
Điều 9. Xây dựng và công bố thông tin về công nghiệp hỗ trợ hàng năm
1. Khảo sát, xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh và sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong các lĩnh vực dệt may, da giày, điện tử, sản xuất lắp ráp ôtô, cơ khí chế tạo, công nghiệp công nghệ cao, sản phẩm cơ khí trọng điểm.
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 300 ngàn đồng/doanh nghiệp.
2. Cung cấp thông tin cung cầu về thị trường sản phẩm công nghiệp hỗ trợ và chính sách công nghiệp hỗ trợ
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 100 triệu đồng/chương trình.
3. Xuất bản các ấn phẩm về công nghiệp hỗ trợ
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 2 ngàn đồng/án phẩm.
4. Vận hành trang thông tin điện tử về công nghiệp hỗ trợ
Mức hỗ trợ là 100%, nhưng tối đa không quá 300 triệu đồng/chương trình.
Điều 10. Quản lý chương trình đề án công nghiệp hỗ trợ
1. Cơ quan quản lý kinh phí công nghiệp hỗ trợ được sử dụng tối đa 1,5% kinh phí hỗ trợ do UBND tỉnh giao hàng năm để hỗ trợ xây dựng chương trình, đề án, kiểm tra, giám sát, nghiệm thu. Nội dung chi áp dụng theo Khoản 1, Điều 11 của Thông tư 29/2018/TT-BTC.
2. Đối với tổ chức thực hiện dịch vụ công nghiệp hỗ trợ được chi tối đa 3% trên dự toán đề án công nghiệp hỗ trợ, riêng đối với địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn và đặc biệt khó khăn được chi đến 4%. Nội dung chi áp dụng theo Khoản 2, Điều 11 của Thông tư 29/2018/TT-BTC.
3. Các hoạt động khác có trong Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ giai đoạn 2018 đến 2025 được UBND tỉnh phê duyệt tại Quyết định số 4025/QĐ- UBND ngày 03/11/2017, nhưng chưa quy định trong quy chế này thì áp dụng theo Thông tư 29/2018/TT-BTC.
XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC ĐỀ ÁN THUỘC CHƯƠNG TRÌNH
1. Nội dung đề án được xây dựng theo Mẫu số 1 ban hành kèm quyết định này.
2. Đề án phải đáp ứng các yêu cầu sau:
a) Đáp ứng được nhu cầu thực tế trong phát triển công nghiệp hỗ trợ;
b) Phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh;
c) Phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển các vùng kinh tế, ngành, của tỉnh đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt;
d) Đảm bảo tính khả thi về: Phương thức triển khai, thời gian, tiến độ triển khai, nguồn nhân lực, tài chính và cơ sở vật chất kỹ thuật và các vấn đề khác liên quan;
đ) Đối với các dự án có thời gian kéo dài hơn 01 năm tài chính, đơn vị thực hiện phải xây dựng nội dung kinh phí cho từng năm.
Điều 12. Tiếp nhận, thẩm định và phê duyệt đề án
1. Tiếp nhận đề án
Các đơn vị thụ hưởng gửi đề án về Sở Công Thương trước ngày 15/3 hàng năm. Sở Công Thương có trách nhiệm hướng dẫn xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ các đề án theo yêu cầu, tiêu chí lựa chọn, đánh giá nội dung và tổng hợp các đề án trình Hội đồng thẩm định.
2. Thẩm định đề án
a) Hội đồng thẩm định
UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định để thẩm định, đánh giá các đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An.
Hội đồng thẩm định có từ 07 (bảy) đến 09 (chín) thành viên. Thành phần Hội đồng gồm đại diện Sở Công Thương làm Chủ tịch, 01 Phó Chủ tịch, 01 ủy viên thư ký; đại diện các sở ngành và tổ chức có liên quan. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ thẩm định các đề án do đơn vị chủ trì xây dựng. Hội đồng có thể mời và tham khảo ý kiến chuyên gia trong quá trình thẩm định.
b) Trách nhiệm của Hội đồng thẩm định
- Nghiên cứu, phân tích, đánh giá nội dung, thông tin trong hồ sơ đề án theo các yêu cầu, tiêu chí đã quy định.
- Chấm điểm độc lập theo các nhóm tiêu chí đánh giá và thang điểm quy định.
c) Nguyên tắc làm việc của Hội đồng thẩm định
- Hội đồng thẩm định làm việc theo nguyên tắc dân chủ, khách quan, chịu trách nhiệm cá nhân về tính khách quan, tính chính xác đối với những ý kiến tư vấn độc lập và trách nhiệm tập thể về kết luận chung của Hội đồng thẩm định.
- Các hồ sơ đề án phải được gửi đến các thành viên Hội đồng thẩm định và các chuyên gia (nếu có) trước phiên họp ít nhất 05 (năm) ngày làm việc.
- Phiên họp của Hội đồng thẩm định phải có sự tham gia của ít nhất 2/3 số thành viên, trong đó phải có Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch và ủy viên thư ký. Ý kiến bằng văn bản của thành viên vắng mặt chỉ có giá trị tham khảo.
- Chủ tịch chủ trì các phiên họp của Hội đồng thẩm định. Trường hợp không thể tham dự Phiên họp, Chủ tịch ủy quyền cho Phó Chủ tịch chủ trì thay.
- Các thành viên Hội đồng thẩm định, chuyên gia (nếu có) có trách nhiệm giữ bí mật về các thông tin liên quan đến quá trình đánh giá hồ sơ.
d) Tiêu chí thẩm định
Hồ sơ đề án được thẩm định theo các nhóm tiêu chí/nội dung sau:
- Luận giải về sự cần thiết và tính phù hợp của đề án (điểm tối đa 16);
- Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và phạm vi của đề án (điểm tối đa 16);
- Nội dung và phương án tổ chức thực hiện (điểm tối đa 20);
- Sản phẩm và hiệu quả dự kiến của đề án (điểm tối đa 16);
- Dự toán kinh phí thực hiện đề án (điểm tối đa 16);
- Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện đề án (điểm tối đa 16).
Chi tiết các tiêu chí thẩm định hồ sơ đề án và thang điểm tại Mẫu số 2 ban hành kèm theo Quyết định này.
đ) Trình tự, thủ tục làm việc của Hội đồng thẩm định
- Ủy viên thư ký công bố quyết định thành lập Hội đồng thẩm định.
- Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch được ủy quyền điều khiển phiên họp, tóm tắt các yêu cầu đối với Hội đồng thẩm định.
- Các thành viên Hội đồng thẩm định thảo luận, phân tích từng hồ sơ đề án theo các tiêu chí quy định tại Thông tư này. Sau khi trao đổi, từng thành viên Hội đồng thẩm định nhận xét, đánh giá và cho điểm từng hồ sơ đề án theo Mẫu số 2 ban hành kèm theo quyết định này.
- Hội đồng thẩm định bầu Ban kiểm phiếu bao gồm 3 (ba) thành viên, trong đó có 1 (một) Trưởng ban.
- Các thành viên Hội đồng thẩm định bỏ phiếu đánh giá chấm điểm cho từng hồ sơ đề án. Phiếu đánh giá hợp lệ là phiếu thực hiện theo đúng chỉ dẫn ghi trên phiếu.
- Ban kiểm phiếu tổng hợp kết quả theo Mẫu số 3 ban hành kèm theo Quyết định này và báo cáo Hội đồng thẩm định kết quả kiểm phiếu.
- Những hồ sơ đề án được “đề nghị thực hiện” hoặc “đề nghị thực hiện có chỉnh sửa” phải được ít nhất 2/3 tổng số thành viên Hội đồng thẩm định dự họp đồng ý và số thành viên này bảo đảm không ít hơn 1/2 tổng số thành viên của Hội đồng thẩm định. Hội đồng thẩm định trao đổi, thảo luận, thống nhất đưa ra các yêu cầu bổ sung, hoàn thiện đối với các hồ sơ đề án được đề nghị thực hiện và có yêu cầu chỉnh sửa.
- Trong trường hợp chưa đưa ra được kết luận cuối cùng, Hội đồng thẩm định lập biên bản báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
- Ủy viên thư ký lập biên bản tổng hợp kết quả thẩm định theo Mẫu số 4 ban hành kèm theo Quyết định này.
e) Phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng năm
- Căn cứ kết quả thẩm định của Hội đồng thẩm định và dự toán chi ngân sách cho Chương trình hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Sở Công Thương thông báo cho các đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện đề án để chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đề án.
- Đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện đề án có trách nhiệm chỉnh sửa, hoàn thiện hồ sơ đề án và gửi hồ sơ đề án đã hoàn thiện về Sở Công Thương trong vòng 10 (mười) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo. Quá thời hạn nêu trên, đề án sẽ bị xóa tên khỏi Danh mục.
- Trên cơ sở rà soát các hồ sơ đề án đã hoàn thiện, Sở Công Thương tổng hợp, trình Chủ tịch UBND tỉnh xem xét, phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ hàng năm, bao gồm Danh mục đề án và dự toán kinh phí thực hiện đề án trong năm kế hoạch.
- Chương trình được phê duyệt và công bố công khai trên Cổng thông tin điện tử của UBND tỉnh.
Điều 13. Lập và phân bổ dự toán
1. Hàng năm, Sở Công Thương xây dựng dự toán kinh phí Chương trình công nghiệp hỗ trợ để tổng hợp vào dự toán ngân sách của Sở Công Thương, gửi Sở Tài chính để tổng hợp vào dự toán ngân sách địa phương trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo quy định hiện hành.
2. Căn cứ dự toán được giao, Sở Công Thương thực hiện phân bổ kinh phí thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương chi tiết theo từng đề án, nhiệm vụ, đơn vị chủ trì gửi Sở Tài chính kiểm tra theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
3. Các đơn vị trực tiếp sử dụng kinh phí công nghiệp hỗ trợ phải quyết toán kinh phí năm với Sở Công Thương. Quyết toán năm Sở Công Thương gửi Sở Tài chính thẩm định theo quy định hiện hành.
Điều 14. Điều chỉnh và chấm dứt thực hiện đề án
1. Trường hợp đơn vị thực hiện điều chỉnh, thay đổi nội dung hoặc chấm dứt thực hiện đề án đã được phê duyệt, phải có văn bản nêu rõ lý do và kiến nghị phương án điều chỉnh gửi UBND tỉnh xem xét, quyết định (thông qua Hội đồng thẩm định).
2. Sau khi có quyết định điều chỉnh hoặc chấm dứt thực hiện đề án, cơ quan có thẩm quyền thực hiện điều chuyển kinh phí còn dư (nếu có); việc quản lý và sử dụng kinh phí này thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý và sử dụng vốn ngân sách.
3. Trường hợp tổ chức được giao thực hiện đề án không thực hiện đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ của đề án, đã được phê duyệt hoặc xét thấy nội dung không phù hợp, Sở Công Thương trình UBND tỉnh xem xét, quyết định chấm dứt đề án.
Điều 15. Chế độ thông tin, báo báo
Định kỳ hàng quý (ngày 10 của tháng đầu quý sau) hoặc đột xuất, các đơn vị được hỗ trợ, các sở, ngành, địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình liên quan đến công nghiệp hỗ trợ thuộc lĩnh vực quản lý gửi về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương theo quy định.
1. Sở Công Thương
Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng thẩm định thực hiện Chương trình. Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan xây dựng, tiếp nhận, đánh giá sơ bộ đề án, trình Hội đồng thẩm định, trình UBND tỉnh phê duyệt các đề án trên cơ sở kết quả của Hội đồng thẩm định.
Theo dõi việc tổ chức thực hiện các đề án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong hợp đồng đã ký; đảm bảo sử dụng kinh phí tiết kiệm, có hiệu quả và chịu trách nhiệm về nội dung chi theo đúng chế độ tài chính hiện hành.
Theo dõi kịp thời báo cáo, đề xuất tình hình thực hiện các đề án theo quy định.
2. Sở Tài chính
Hàng năm căn cứ vào khả năng cân đối ngân sách tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí (sự nghiệp kinh tế) để thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Kêu gọi đầu tư từ các tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài để thu hút vốn và các nguồn lực phục vụ hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ. Phối hợp với Sở Công Thương kiểm tra, giám sát thực hiện chương trình.
4. Thủ trưởng các sở, ngành tỉnh; Chủ tịch UBND cấp huyện theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tổ chức triển khai thực hiện quy định này.
5. Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp - Đơn vị thực hiện đề án: thực hiện các đề án theo đúng mục tiêu, nội dung, tiến độ, dự toán trong hợp đồng đã ký. Cung cấp đầy đủ thông tin, thông tin chính xác tình hình thực hiện. Thực hiện các chế độ báo cáo, quyết toán đúng quy định.
6. Trong quá trình tổ chức thực hiện quy chế này, nếu có vướng mắc gì cần sửa đổi, bổ sung các sở, ngành, UBND cấp huyện và các đơn vị thực hiện đề án, kịp thời phản ảnh về Sở Công Thương để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh xem xét, quyết định.
7. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy chế này, tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị xử lý theo pháp luật hiện hành./.
Thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm ……
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ ĐỀ ÁN
1. Tên đề án……………………………………………………………….
2. Sự cần thiết và tính phù hợp của đề án
- Luận giải về sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án.
- Phân tích, làm rõ nhu cầu trong nước về việc triển khai, thực hiện đề án.
- Căn cứ thực hiện đề án: Chứng minh sự phù hợp của đề án với mục tiêu, định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh và chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
3. Mục tiêu của đề án.
- Làm rõ mục tiêu chung, mục tiêu cụ thể của đề án.
4. Đối tượng thụ hưởng
- Nêu rõ đối tượng thụ hưởng của đề án. Đối với các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, nêu rõ đối tượng doanh nghiệp dự kiến tham gia, tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp tham gia.
5. Phạm vi thực hiện đề án.
- Nêu rõ phạm vi về không gian, thời gian thực hiện đề án.
6. Tổ chức chủ trì đề án
Tên tổ chức chủ trì đề án:……………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………….
E-mail: ……………………………….. Website: …………………..………
7. Chủ nhiệm đề án
Họ và tên: …………………………………….……………………………
Ngày, tháng, năm sinh: …………………………Nam/Nữ:…………………
Học hàm, học vị: …………………………………………
Tên tổ chức đang công tác:…………………………………………………
Địa chỉ tổ chức:……………………………………………………………
Chức vụ: ……………………………...
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………….
E-mail: ………………………………..
8. Thư ký đề án
Họ và tên: …………………………………….……………………………
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………Nam/Nữ:……………………
Học hàm, học vị: …………………………………………
Tên tổ chức đang công tác:…………………………………………………
Địa chỉ tổ chức:……………………………………………………………
Chức vụ: ………………………………
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………….
E-mail: ………………………………..
9. Các tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án (nếu có)
9.1. Tổ chức 1:
Tên tổ chức:…………………………………………………………………
Địa chỉ:……………………………………………………………………..
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………….
E-mail: ……………………………….. Website: …………………..………
9.2. Tổ chức 2:
Tên tổ chức:…………………………………………………………………
Địa chỉ:………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………… Fax: ……………………………….
E-mail: ……………………………….. Website: …………………..………
10. Các cán bộ thực hiện đề án
Ghi những người sẽ có đóng góp chính thuộc tổ chức chủ trì và tổ chức phối hợp tham gia thực hiện đề án, không quá 10 người kể cả chủ nhiệm đề án
STT | Họ và tên, học hàm học vị | Tổ chức công tác | Nội dung công việc tham gia |
1 |
|
|
|
… |
|
|
|
II. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG ÁN TỔ CHỨC THỰC HIỆN
11. Nội dung đề án
11.1 Luận giải về việc đưa ra những nội dung của đề án
Nêu rõ cơ sở cho việc cụ thể hóa mục tiêu và định hướng những nội dung chính cần thực hiện trong đề án
11.2 Chi tiết nội dung hoạt động
Liệt kê và mô tả chi tiết những nội dung cần thực hiện để giải quyết vấn đề đặt ra kèm theo các nhu cầu về nhân lực, tài chính và nguyên vật liệu.
Nội dung 1:…………………………………………………………………
- Công việc 1:
- Công việc 2:
Nội dung 2:…………………………………………………………………
- Công việc 1:
- Công việc 2:
12. Phương pháp tổ chức, thực hiện
Làm rõ phương pháp sẽ sử dụng gắn với từng nội dung chính của đề án, làm như thế nào để đạt được các mục tiêu của đề án. Khả năng hợp tác với các chuyên gia, đối tác uy tín để thực hiện đề án.
13. Tiến độ thực hiện các nội dung của đề án
TT | Các nội dung, công việc chủ yếu; các mốc đánh giá chủ yếu | Kết quả phải đạt | Thời gian (bắt đầu, kết thúc) | Cá nhân, tổ chức thực hiện |
1 | Nội dung 1 |
|
|
|
1.1 | - Công việc 1 |
|
|
|
1.2 | - Công việc 2 |
|
|
|
2 | Nội dung 2 |
|
|
|
2.1 | - Công việc 1 |
|
|
|
2.2 | - Công việc 2 |
|
|
|
| ……… |
|
|
|
III. SẢN PHẨM CỦA ĐỀ ÁN
14. Kết quả và các sản phẩm dự kiến
(Kết quả dự kiến phải rõ ràng: định tính và định lượng,hướng trực tiếp đến đối tượng thụ hưởng, xác định các yêu cầu cụ thể về chất lượng sản phẩm của đề án)
TT | Tên sản phẩm | Yêu cầu của sản phẩm | Ghi chú |
1 | Sản phẩm 1 |
|
|
2 | Sản phẩm 2 |
|
|
| …… |
|
|
15. Hiệu quả dự kiến
Phân tích hiệu quả trực tiếp và gián tiếp của đề án đến ngành công nghiệp hỗ trợ, cả trong ngắn hạn và dài hạn. Phân tích tính lan tỏa và tính bền vững của các kết quả thực hiện đề án.
16. Dự báo rủi ro và giải pháp phòng ngừa
Dự báo các rủi ro có thể xảy ra gây ảnh hưởng tới hiệu quả của đề án, các giải pháp phòng ngừa, giảm thiểu và khắc phục rủi ro.
IV. NHU CẦU VÀ NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN
17. Kinh phí thực hiện đề án phân theo nguồn kinh phí
Tổng kinh phí thực hiện đề án ……… triệu đồng, trong đó:
- Từ ngân sách địa phương: ………
- Từ nguồn tự có của tổ chức: ………
- Từ nguồn khác: ………
18. Dự toán chi tiết cho đề án
18.1 Căn cứ lập dự toán
Nêu rõ những căn cứ lập dự toán cho đề án.
18.2 Dự toán chi tiết cho đề án
Dự toán kinh phí chi tiết bao gồm mức hỗ trợ đề nghị từ nguồn kinh phí Chương trình, nguồn kinh phí đối ứng (nếu có). Đối với các đề án có thời gian thực hiện kéo dài hơn 01 năm tài chính, đơn vị chủ trì phải xây dựng nội dung và kinh phí cho từng năm.
………, ngày …… tháng … năm 20 | ……, ngày …… tháng … năm 20…… |
UBND TỈNH LONG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
Thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm…..
1. Tên đề án đề xuất thực hiện:
2. Tên đơn vị đăng ký chủ trì thực hiện:
3. Nội dung thẩm định:
Tiêu chí đánh giá | Chuyên gia đánh giá | Hệ số | Tổng điểm | Điểm tối đa | ||||
4 | 3 | 2 | 1 | 0 | ||||
1. Luận giải về sự cần thiết và tính phù hợp của đề án [Mục 2] |
|
|
|
|
|
|
| 16 |
- Sự cần thiết, tính cấp bách, ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
- Sự phù hợp của đề án với định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ của tỉnh và chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
2. Mục tiêu, đối tượng thụ hưởng và phạm vi của đề án [Mục 3, 4,5] |
|
|
|
|
|
|
| 16 |
- Mục tiêu của đề án là cụ thể, rõ ràng và khả thi | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
- Đối tượng thụ hưởng của đề án là phù hợp và được quy định cụ thể, rõ ràng | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
3. Nội dung và phương án tổ chức thực hiện [Mục 11, 12, 13] |
|
|
|
|
|
|
| 20 |
- Tính hệ thống, logic, đầy đủ, rõ ràng của các nội dung thực hiện đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 1 |
| |
- Tính hợp lý, khả thi về phương pháp tổ chức thực hiện đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
- Tính hợp lý, khả thi về tiến độ thực hiện các hoạt động của đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
4. Sản phẩm và hiệu quả dự kiến của đề án [Mục 14, 15, 16] |
|
|
|
|
|
|
| 16 |
- Sản phẩm của đề án phù hợp với mục tiêu và nội dung thực hiện đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 1 |
| |
- Hiệu quả tích cực của đề án đến đối tượng thụ hưởng và ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
- Tác động lan tỏa và tính bền vững của các kết quả thực hiện đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 1 |
| |
5. Dự toán kinh phí thực hiện đề án [Mục 17, 18] |
|
|
|
|
|
|
| 16 |
- Tính hợp lý giữa dự toán tổng vốn đầu tư và nội dung, kết quả, sản phẩm dự kiến của đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
- Dự toán kinh phí thực hiện được xây dựng rõ ràng, cụ thể, phù hợp với các quy định hiện hành. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
6. Năng lực và kinh nghiệm của tổ chức, cá nhân thực hiện đề án [Hồ sơ năng lực kèm theo] |
|
|
|
|
|
|
| 16 |
- Năng lực, kinh nghiệm của tổ chức chủ trì đề án và tổ chức phối hợp chính thực hiện đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
- Năng lực, kinh nghiệm của thành viên chủ trì và các thành viên tham gia thực hiện đề án. | □ | □ | □ | □ | □ | 2 |
| |
Điểm tổng hợp | □ | □ | □ | □ | □ |
|
| 100 |
Ghi chú: Điểm đánh giá của chuyên gia theo thang điểm:
4 = Rất tốt; 3 = Tốt; 2 = Trung bình; 1 = Kém; 0 = Rất kém
Kiến nghị của chuyên gia: (đánh dấu X)
□ 1. Đề nghị thực hiện đề án
□ 2. Đề nghị thực hiện đề án với các chỉnh sửa dưới đây.
□ 3. Không thực hiện đề án (có kết quả đánh giá tổng hợp là ‘Kém” hoặc “Rất kém”).
Hồ sơ đề án đề nghị thực hiện hoặc đề nghị thực hiện có chỉnh sửa phải có điểm tổng hợp lớn hơn 70/100 điểm và không có tiêu chí nào bị đánh giá không điểm (0 điểm)
Kiến nghị các nội dung cần chỉnh sửa:……………………………………
| Thành viên Hội đồng thẩm định |
UBND TỈNH LONG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
Thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm…..
TT | Tên đề án | Số phiếu phát ra | Số phiếu thu về | Số phiếu hợp lệ | Kết quả bỏ phiếu | Ghi chú | |||
Số phiếu đề nghị thực hiện | Số phiếu đề nghị thực hiện có chỉnh sửa | Số phiếu đề nghị không thực hiện | Tổng số điểm trung bình | ||||||
1 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
… |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Các thành viên Ban kiểm phiếu | Trưởng Ban kiểm phiếu |
UBND TỈNH LONG AN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
| ………, ngày … tháng … năm 20… |
BIÊN BẢN TỔNG HỢP KẾT QUẢ THẨM ĐỊNH HỒ SƠ ĐỀ ÁN
Thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ năm…..
A. Thông tin chung
1. Quyết định thành lập Hội đồng:
2. Địa điểm và thời gian:
3. Số thành viên hội đồng có mặt trên tổng số thành viên ……… / ……..người, vắng mặt……. người, gồm các thành viên:……………………………………………...
4. Khách mời tham dự họp Hội đồng:
TT | Họ và tên | Đơn vị công tác |
1 |
|
|
2 |
|
|
… | …… |
|
5. Danh sách đề án được Hội đồng thẩm định đánh giá
TT | Tên đề án | Tên tổ chức đăng ký chủ trì | Tên cá nhân đăng ký chủ trì |
1 |
|
|
|
2 |
|
|
|
… | …… |
|
|
B. Nội dung làm việc của hội đồng (ghi chép của thư ký hội đồng):
1. Hội đồng đã nghe:
1.1 Ông/Bà ……………………………………, Ủy viên thư ký Hội đồng đọc Quyết định thành lập Hội đồng thẩm định hồ sơ đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ.
1.2. Ông/Bà …………………………………….., chủ tịch Hội đồng điều khiển buổi làm việc.
2. Ý kiến của các thành viên hội đồng
2.1. Các thành viên Hội đồng trao đổi, thảo luận về các nội dung liên quan đến từng đề án cụ thể.
2.2. Hội đồng đã bầu ban kiểm phiếu với các thành viên sau:
- Trưởng ban: …………………………………………
- Hai thành viên: …………………………………………
…………………………………………
2.3. Tổng hợp kết quả đánh giá, chấm điểm của Hội đồng đối với từng đề án sau khi kiểm phiếu: Kết quả kiểm phiếu được tổng hợp theo Mẫu số 2 kèm theo.
2.4. Kết luận, kiến nghị của Hội đồng
TT | Tên đề án | Kiến nghị về việc thực hiện đề án | Kiến nghị về nội dung cần chỉnh sửa bổ sung |
1 |
|
| (Chi tiết tại phụ lục kèm theo cho từng đề án) |
2 |
|
|
|
… | …… |
|
|
Hội đồng đề nghị UBND tỉnh xem xét và quyết định./.
Thư ký Hội đồng | Chủ tịch Hội đồng |
- 1Quyết định 19/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí và mức chi cụ thể thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 25/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 3Quyết định 50/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025
- 4Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 5Quyết định 33/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 của Quy chế quản lý và định mức chi các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 04/2019/QĐ-UBND
- 6Quyết định 94/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
- 7Kế hoạch 94/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2020
- 8Quyết định 11/2020/QĐ-UBND về Quy chế "Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hà Nội"
- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ
- 3Quyết định 10/2017/QĐ-TTg Quy chế quản lý và thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 4572/QĐ-BCT năm 2017 về Quy chế xây dựng, tiếp nhận, thẩm định, phê duyệt và thực hiện đề án thuộc Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ Công Thương ban hành
- 5Thông tư 29/2018/TT-BTC hướng dẫn lập, quản lý và sử dụng kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 19/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng kinh phí và mức chi cụ thể thực hiện Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 25/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí phát triển Công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 50/2019/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 14/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025
- 9Quyết định 02/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 10Quyết định 33/2019/QĐ-UBND sửa đổi Khoản 1, Khoản 2 Điều 6 của Quy chế quản lý và định mức chi các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ địa phương trên địa bàn tỉnh Trà Vinh kèm theo Quyết định 04/2019/QĐ-UBND
- 11Quyết định 94/QĐ-UBND về Kế hoạch thực hiện đẩy mạnh phát triển công nghiệp của tỉnh Quảng Ngãi năm 2020
- 12Kế hoạch 94/KH-UBND về Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ thành phố Hà Nội năm 2020
- 13Quyết định 11/2020/QĐ-UBND về Quy chế "Quản lý kinh phí phát triển công nghiệp hỗ trợ và quy định mức chi cụ thể các hoạt động phát triển công nghiệp hỗ trợ của thành phố Hà Nội"
Quyết định 65/2019/QĐ-UBND về Quy chế quản lý kinh phí Chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ trên địa bàn tỉnh Long An đến năm 2025
- Số hiệu: 65/2019/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/12/2019
- Nơi ban hành: Tỉnh Long An
- Người ký: Trần Văn Cần
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra