UỶ BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 65/2006/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 04 năm 2006 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh;
Căn cứ Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH, ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành tạm thời khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, ngành, lãnh thổ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ trình số 1889/TTr- SXD-KTXD ngày 22 tháng 3 năm 2006 và Công văn số 1220/STP-VB, ngày 07 tháng 4 năm 2006 của Sở Tư pháp về Quy định định mức chi phí quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh;
QUYẾT ĐỊNH :
Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về định mức chi phí quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc Sở Quy hoạch-Kiến trúc, Giám đốc Sở Tài nguyên-Môi trường, Thủ trưởng các sở-ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
VỀ ĐỊNH MỨC CHI PHÍ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Kèm theo Quyết định số 65/2006/QĐ-UBND ngày tháng 5 năm 2006 của Ủy ban nhân dân thành phố)
a) Phù hợp Quy hoạch tổng thể phát triển ngành đã được Ủy ban nhân dân thành phố thông qua.
b) Danh mục lĩnh vực, ngành nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển ngành được quy định tại mục 1.1, phần thứ nhất, Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH.
Ví dụ : Quy hoạch mạng lưới giáo dục trên địa bàn quận-huyện được xác định thuộc quy hoạch tổng thể phát triển ngành, lĩnh vực kết cấu hạ tầng xã hội, ngành giáo dục – đào tạo, quy mô cấp quận-huyện.
c) Trong quy hoạch phát triển ngành phải chỉ định địa điểm cụ thể; phải là ngành kinh tế – xã hội (không được chia nhỏ hơn).
Điều 2. Nội dung quy hoạch phát triển ngành :
1. Kiểm tra, điều tra bổ sung, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển của ngành :
a) Đánh giá các điều kiện phát triển, thực trạng phát triển, điểm xuất phát của ngành, những vấn đề mâu thuẫn gay gắt cần giải quyết;
b) Dự báo và phân tích nhu cầu xã hội;
c) Đánh giá, dự báo khả năng thu hút các nguồn vốn trong xã hội.
2. Dự báo định hướng phát triển : Luận chứng mục tiêu, phương hướng phát triển, vai trò của ngành đối với nền kinh tế của quận-huyện, thành phố (cơ cấu ngành; cơ cấu lĩnh vực chủ lực; nhịp độ tăng trưởng...).
3. Lựa chọn phương án phân bố (hay tổ chức) ngành theo lãnh thổ.
4. Xác định các giải pháp thực hiện quy hoạch :
a) Địa điểm cụ thể, quy mô, diện tích (đối chiếu với quy hoạch ngành của thành phố đã duyệt).
b) Luận chứng các chương trình và dự án ưu tiên; nhu cầu vốn, lao động...;
c) Xác định các giải pháp về chính sách phát triển.
5. Xác định phạm vi nghiên cứu phục vụ cấp khu vực cấp vùng (nếu có).
Điều 3. Dự toán chi phí quy hoạch :
1. Đối với việc xây dựng một quy hoạch mới :
a) Khung giá (mức vốn) quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh : 320.000 đ x 2.092 km2 x 1,5 = 1.004.160.000 đồng.
b) Khung giá quy hoạch phát triển ngành thuộc thành phố Hồ Chí Minh : 40% x 1.004.160.000 đồng = 401.664.000 đồng.
Đối với trường hợp quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nhưng phục vụ cho cấp khu vực, cấp vùng thì khung giá quy hoạch phát triển ngành được tính : 50% x 1.004.160.000 đồng = 502.080.000 đồng.
c) Khung giá quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn quận-huyện thuộc thành phố Hồ Chí Minh bằng 50% khung giá quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh hoặc bằng 40% quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của quận-huyện, hay bằng 20% khung giá quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Ví dụ, mức vốn quy hoạch phát triển mạng lưới giáo dục trên địa bàn quận-huyện sẽ là : 50% x 401.664.000 đồng = 200.832.000 đồng/quận-huyện hoặc 20% x 1.004.160.000 đồng = 200.832.000 đồng/quận-huyện.
Đây là chi phí tối đa trước thuế (mức trần). Thuế giá trị gia tăng cộng thêm là 5%. Các đơn vị phải lập dự toán chi tiết theo cơ cấu định mức chi phí quy định tại điều 4.
2. Đối với việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch :
a) Đối với quy hoạch đã lập được 3 năm trở lên nhưng dưới 5 năm : tính bằng 50% khung giá quy hoạch mới như trên.
b) Đối với quy hoạch đã lập trên 5 năm : tính bằng 60% khung giá quy hoạch mới như trên.
Điều 4. Cơ cấu định mức chi phí các nhiệm vụ trong một quy hoạch tổng thể phát triển ngành :
1. Đối với việc xây dựng một quy hoạch mới :
TT | Nội dung công việc | Tỷ lệ (%) |
| Tổng số | 100 |
I. | Chi phí lập đề cương nghiên cứu, và các công việc tổ chức thực hiện | 2 |
II. | Chi phí điều tra, thu thập tài liệu, số liệu để nghiên cứu xây dựng quy hoạch | 20 |
1. | Chi phí thu thập và xử lý các tài liệu và khảo sát bổ sung | 6 |
2. | Chi phí tính toán các số liệu, dữ liệu | 3 |
3. | Chi phí phân tích và xử lý tư liệu, số liệu nghiên cứu | 6 |
4. | Chi phí đi lại, ăn ở đến nơi khảo sát | 5 |
III. | Chi phí thiết kế quy hoạch | 50 |
1. | Chi phí kiểm kê, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển | 11 |
2. | Chi phí tính toán, dự báo, luận chứng định hướng phát triển | 18 |
3. | Chi phí nghiên cứu các giải pháp | 21 |
IV. | Chi phí xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt | 10 |
V. | Chi phí xây dựng bản đồ, biểu bảng hiện trạng và quy hoạch | 8 |
VI. | Chi phí hội thảo, thẩm định, xét duyệt và chi khác | 10 |
1. | Hội nghị, hội thảo | 2 |
2. | Chi phí xin ý kiến, tư vấn chuyên gia | 2 |
3. | Chi phí thẩm định, nghiệm thu | 3 |
4. | Chi phí quản lý phí | 3 |
2. Đối với việc rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch :
TT | Nội dung công việc | Tỷ lệ (%) |
| Tổng số | 100 |
I. | Chi phí lập đề cương nghiên cứu, và các công việc tổ chức thực hiện | 2 |
II. | Chi phí điều tra, thu thập tài liệu, số liệu để nghiên cứu xây dựng quy hoạch | 19 |
1. | Chi phí thu thập và xử lý các tài liệu và khảo sát bổ sung | 7 |
2. | Chi phí tính toán các số liệu, dữ liệu | 3 |
3. | Chi phí phân tích và xử lý tư liệu, số liệu nghiên cứu | 4 |
4. | Chi phí đi lại, ăn ở đến nơi khảo sát | 5 |
III. | Chi phí thiết kế quy hoạch | 55 |
1. | Chi phí kiểm kê, đánh giá các yếu tố, điều kiện phát triển | 10 |
2. | Chi phí tính toán, dự báo, luận chứng định hướng phát triển | 20 |
3. | Chi phí nghiên cứu các giải pháp | 25 |
IV. | Chi phí xây dựng báo cáo tổng hợp, báo cáo tóm tắt | 9 |
V. | Chi phí xây dựng bản đồ, biểu bảng hiện trạng và quy hoạch | 5 |
VI. | Chi phí hội thảo, thẩm định, xét duyệt và chi khác | 10 |
1. | Hội nghị, hội thảo | 2 |
2. | Chi phí xin ý kiến, tư vấn chuyên gia | 2 |
3. | Chi phí thẩm định, nghiệm thu | 3 |
4. | Chi phí quản lý phí | 3 |
3. Chi phí quản lý phí nêu trên (3%) là chi phí quản lý của cơ quan chủ đầu tư dự án (bên A), không phải của cơ quan tư vấn lập dự án (bên B). Các chi phí hội nghị, hội thảo, xin ý kiến, tư vấn chuyên gia, thẩm định, nghiệm thu (tổng cộng là 7%) là khoản chi phí cho các công việc này trong quá trình nghiên cứu xây dựng dự án.
4. Đề cương nghiên cứu phải được Sở quản lý ngành phê duyệt trước khi tổ chức thực hiện.
Điều 5. Thẩm quyền thẩm định, phê duyệt đồ án và dự toán lập quy hoạch phát triển ngành :
1. Trên địa bàn thành phố :
a) Thẩm quyền thẩm định đồ án quy hoạch : Chủ trì : Sở quản lý ngành; phối hợp : Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch : Ủy ban nhân dân thành phố.
c) Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí lập đồ án quy hoạch : Sở Quy hoạch – Kiến trúc.
2. Trên địa bàn quận-huyện :
a) Thẩm quyền thẩm định đồ án quy hoạch : Chủ trì : Sở quản lý ngành; phối hợp : Sở Quy hoạch - Kiến trúc và Sở Kế hoạch và Đầu tư.
b) Thẩm quyền phê duyệt đồ án quy hoạch : Ủy ban nhân dân quận-huyện.
c) Thẩm quyền thẩm định và phê duyệt dự toán chi phí lập đồ án quy hoạch : Ủy ban nhân dân quận-huyện.
1. Giao Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì, phối hợp với Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, các Sở quản lý ngành và quận, huyện để tổ chức xây dựng đề cương mẫu phục vụ cho công tác lập, thẩm định hồ sơ nhiệm vụ quy hoạch và đồ án quy hoạch ngành trên địa bàn thành phố, quận-huyện, quy định thời gian thực hiện phù hợp quy định.
2. Các đồ án quy hoạch phát triển ngành thực hiện từ ngày 26 tháng 8 năm 2002 (là ngày Quyết định số 519/2002/QĐ-BKH ngày 26 tháng 8 năm 2002 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư có hiệu lực thi hành) thì được áp dụng định mức chi phí theo quy định tại Quyết định này.
3. Giao Sở Xây dựng theo dõi việc tổ chức thực hiện, quá trình triển khai có vấn đề khó khăn vướng mắc Sở Xây dựng chủ trì phối hợp với các cơ quan liên quan đề xuất bổ sung, hoàn chỉnh quy định, báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 77/2008/QĐ-UBND về định mức chi phí lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 43/2013/QĐ-UBND điều chỉnh Điểm a, Khoản 4, Điều 1, Quyết định 60/2012/QĐ-UBND về định mức chi phí quy hoạch xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 519/2002/QĐ-BKH ban hành tạm thời khung giá, định mức chi phí xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội ngành, lãnh thổ của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư
- 3Quyết định 43/2013/QĐ-UBND điều chỉnh Điểm a, Khoản 4, Điều 1, Quyết định 60/2012/QĐ-UBND về định mức chi phí quy hoạch xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 65/2006/QĐ-UBND quy định tạm thời về định mức chi phí quy hoạch phát triển ngành trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội ban hành
- Số hiệu: 65/2006/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/04/2006
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Văn Đua
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/05/2006
- Ngày hết hiệu lực: 08/11/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực