Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ NỘI VỤ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 645/QĐ-BNV | Hà Nội, ngày 14 tháng 06 năm 2010 |
BỘ TRƯỞNG BỘ NỘI VỤ
Căn cứ Sắc lệnh số 102/SL-L004 ngày 20 tháng 5 năm 1957 ban hành Luật quy định về quyền lập hội;
Căn cứ Nghị định số 48/2008/NĐ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ;
Căn cứ Nghị định số 88/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 7 năm 2003 của Chính phủ quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý hội;
Xét đề nghị của Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam và Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam đã được Đại hội lần thứ II của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam thông qua ngày 29 tháng 3 năm 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ và Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. BỘ TRƯỞNG |
HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP NHỎ VÀ VỪA NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN VIỆT NAM (VARISME)
(Phê duyệt kèm theo Quyết định số 645/QĐ-BNV ngày 14 tháng 6 năm 2010 của Bộ trưởng Bộ Nội vụ)
1. Tên gọi:
Tên tiếng Việt: Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam.
Tên tiếng Anh: Vietnam Association of Rural Industrial SME
Viết tắt: VARISME.
2. Trụ sở: Trụ sở chính của Hiệp hội đặt tại Thủ đô Hà Nội, Hiệp hội có Văn phòng đại diện ở các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam và nước sở tại.
Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam là tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tự nguyện của các doanh nghiệp ngành nghề nông thôn Việt Nam, các cơ sở sản xuất, các hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản, thủ công mỹ nghệ, trang trại và làng nghề, hộ kinh doanh ngành nghề, nhằm hợp tác, hỗ trợ và bảo vệ, đẩy mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ, nghiên cứu khoa học, thông tin kinh tế, thúc đẩy quan hệ hội nhập kinh tế quốc tế của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện Nghị quyết về nông nghiệp, nông dân, nông thôn của Đảng và chủ trương chính sách của Nhà nước.
Phương châm của Hiệp hội là: Đoàn kết – Hợp tác – Phát triển.
1. Tập hợp các Doanh nghiệp nhỏ và vừa sản xuất, kinh doanh, dịch vụ ngành nghề nông thôn trong cả nước, phối hợp hoạt động của các thành viên, trao đổi, cung cấp thông tin trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, khoa học công nghệ, vốn tín dụng, thị trường, thương mại và đầu tư giữa các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế với các doanh nghiệp, doanh nhân, tổ chức kinh tế trong và ngoài nước .
2. Hỗ trợ các hoạt động hợp tác khoa học công nghệ, đầu tư, xúc tiến thương mại, vốn tín dụng và các hoạt động phát triển dự án của các doanh nghiệp ngành nghề nông thôn Việt Nam, các tổ chức kinh tế và người lao động, nghệ nhân, nhà khoa học đang nghiên cứu, làm việc trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn.
1. Hiệp hội có tư cách pháp nhân, có con dấu, dấu nổi, dấu thu nhỏ để dùng cho việc cấp thẻ hội viên, có tài khoản tại Ngân hàng.
2. Hiệp hội hoạt động trên phạm vi cả nước theo pháp luật nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Điều lệ này.
3. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam được gia nhập là thành viên của các tổ chức trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
1. Tổ chức liên kết, tập hợp các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, nhằm hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, thống nhất ý chí, hành động trong việc thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về khuyến khích phát triển ngành nghề nông thôn, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, thực hiện thành công Nghị quyết của Đảng về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
2. Đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, là cầu nối giữa hội viên với cơ quan Đảng và Nhà nước;
3. Nghiên cứu tổng hợp các ý kiến của doanh nghiệp hội viên, thành viên để phản ánh, đề đạt với các cơ quan Đảng và Nhà nước về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển ngành nghề nông thôn, về việc bổ sung, sửa đổi và ban hành các chủ trương chính sách, tạo điều kiện thuận lợi phát triển ngành nghề nông nghiệp, nông thôn.
4. Tổ chức giúp đỡ, tháo gỡ khó khăn cho hội viên trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Phát triển quan hệ hợp tác, liên doanh, liên kết, đầu tư, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, tiếp cận các nguồn vốn tín dụng, vốn ODA theo quy định của pháp luật để thông tin cho hội viên nhằm hỗ trợ các dự án phát triển sản xuất, các phương án sản xuất kinh doanh để nâng cao hiệu quả, sức cạnh tranh sản phẩm hàng hóa của doanh nghiệp hội viên.
5. Tư vấn cho hội viên về các biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm hàng hoá theo quy trình, tiêu chuẩn của cơ sở, tiêu chuẩn ngành, tiêu chuẩn Nhà nước và tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường theo quy định của pháp luật. Giúp hội viên trong việc đăng ký quyền sở hữu về trí tuệ, hoàn thiện công nghệ sản xuất, phương pháp quản lý theo quy định của pháp luật.
6. Tham gia để giải quyết các tranh chấp giữa các hội viên nhằm hạn chế tối đa các thiệt hại do tranh mua, tranh bán gây ra, đảm bảo cạnh tranh lành mạnh theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức cung cấp thông tin, phổ biến chủ trương chính sách mới của Đảng và Nhà nước. Tổ chức và tạo điều kiện cho hội viên tham gia hội chợ triển lãm, hội nghị, hội thảo, tham quan, khảo sát thị trường trong nước và Quốc tế theo quy định của pháp luật. Giới thiệu đối tác và các dịch vụ kỹ thuật, tư vấn đầu tư, xúc tiến thương mại theo quy định của pháp luật.
8. Tham gia với các cơ quan Nhà nước về tổ chức, đào tạo trong và ngoài nước về kỹ thuật, công nghệ, cách quản lý mới cho các cán bộ quản lý, cán bộ nghiệp vụ và đội ngũ thợ lành nghề của hội viên theo quy định của pháp luật. Giúp đỡ các tài năng trẻ trong sản xuất kinh doanh.
9. Tham gia vào việc bảo tồn, phát triển làng nghề truyền thống theo quy định của pháp luật.
10. Mở rộng quan hệ với các tổ chức Quốc tế để tham gia một số Hiệp hội Quốc tế có liên quan về sản xuất kinh doanh của Hiệp hội theo quy định của pháp luật, để tranh thủ sự hỗ trợ và hợp tác về vốn tín dụng, khoa học công nghệ, mở rộng thị trường và hợp tác về xuất khẩu lao động.
11. Tham gia công tác khuyến công, khuyến nông và khuyến ngư.
12. Tham gia chương trình, dự án, đề tài nghiên cứu, tư vấn, phản biện và giám định xã hội theo đề nghị của cơ quan nhà nước; cung cấp dịch vụ công về các vấn đề thuộc lĩnh vực hoạt động của Hiệp hội, tổ chức dạy nghề, truyền nghề theo quy định của pháp luật.
13. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến nội dung hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với các vấn đề liên quan tới sự phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa và lĩnh vực ngành nghề nông thôn. Được tổ chức đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức các hoạt động dịch vụ khác và được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.
14. Phối hợp với cơ quan, tổ chức có liên quan để thực hiện nhiệm vụ của Hiệp hội.
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam, các trang trại, các hợp tác xã nông nghiệp, thủy sản, hợp tác xã ngành nghề, hợp tác xã dịch vụ, tổ sản xuất, chủ hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế trong phạm vi cả nước, các cá nhân có khả năng và tâm huyết với Hiệp hội, các doanh nghiệp muốn giúp đỡ, hỗ trợ Hiệp hội, tán thành điều lệ, tự nguyện làm đơn được công nhận là Hội viên của Hiệp hội.
Điều 7. Các hình thức hội viên
1. Hội viên chính thức
Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn, các trang trại, các hợp tác xã nông lâm, thủy hải sản, hợp tác xã ngành nghề, hợp tác xã dịch vụ, tổ sản xuất, chủ hộ sản xuất kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế và các cá nhân của Việt Nam có khả năng và tâm huyết với các hoạt động Hiệp hội, tán thành điều lệ, muốn trở thành hội viên chính thức, tự nguyện làm đơn được công nhận là Hội viên chính thức của Hiệp hội.
2. Hội viên liên kết
Các doanh nghiệp liên doanh và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài (sau đây gọi chung là doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài) hoạt động tại Việt Nam, có đóng góp cho sự phát triển của Hiệp hội, tán thành Điều lệ Hiệp hội thì được Ban Thường trực Hiệp hội công nhận là hội viên liên kết.
3. Hội viên danh dự
Công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện hoặc không có đủ tiêu chuẩn trở thành hội viên chính thức của Hiệp hội, tán thành Điều lệ của Hiệp hội, được Ban Thường trực Hiệp hội công nhận là hội viên danh dự.
4. Hội viên liên kết và hội viên danh dự được tham gia các hoạt động và tham dự Đại hội của Hiệp hội, nhưng không tham gia bầu cử và ứng cử Ban lãnh đạo Hiệp hội, không biểu quyết các vấn đề của Hiệp hội.
1. Được tham gia các hội nghị, diễn đàn, thảo luận, biểu quyết các vấn đề chung, ứng cử và bầu cử vào các cơ quan lãnh đạo của Hiệp hội.
2. Được nhận các thông tin kinh tế kỹ thuật, thị trường từ Hiệp hội, được tham gia hội thảo, tham quan, hội chợ triển lãm, tập huấn về kỹ thuật nghiệp vụ quản lý, nâng cao tay nghề do Hiệp hội tổ chức hoặc phối hợp tổ chức.
3. Được Hiệp hội bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trong sản xuất kinh doanh theo qui định của pháp luật, được Hiệp hội giới thiệu với các đối tác để thảo luận và ký hợp đồng xuất nhập khẩu sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi để tăng khả năng liên doanh, liên kết với các đơn vị trong nước và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Được đề xuất ý kiến và yêu cầu Hiệp hội thay mặt doanh nghiệp, thay mặt hội viên kiến nghị với các cơ quan Đảng và Nhà nước về các cơ chế, chính sách liên quan, tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất kinh doanh, đảm bảo lợi ích chính đáng của hội viên.
5. Được khen thưởng về thành tích sản xuất kinh doanh và những đóng góp xây dựng Hiệp hội và những đóng góp cho xã hội.
6. Được cấp thẻ hội viên.
7. Được xin ra khỏi Hiệp hội.
1. Chấp hành nghiêm chỉnh Điều lệ, Quy chế, Nội quy, Nghị quyết, Quyết định và Chương trình hoạt động của Hiệp hội do Đại hội (Đại hội đại biểu) hoặc Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành, Nghị quyết và các Quyết định của Ban Thường trực Hiệp hội. Tích cực tham gia các hoạt động chung theo sự phân công của Hiệp hội.
2. Đóng hội phí, lệ phí và các khoản quỹ chung bao gồm:
a) Đóng lệ phí gia nhập.
b) Đóng hội phí hàng năm.
Mức lệ phí gia nhập Hiệp hội và lệ phí hàng năm do Ban Thường trực Hiệp hội quy định.
Hội viên danh dự không phải thực hiện nghĩa vụ này.
3. Có trách nhiệm bảo vệ lợi ích chung của Hiệp hội và toàn thể Hội viên, bồi thường thiệt hại do chính mình gây ra.
4. Thực hiện nghĩa vụ báo cáo lên cơ quan Hiệp hội theo quy định của Ban Thường trực Hiệp hội.
Điều 10. Tư cách Hội viên bị chấm dứt khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
1. Hội viên tập thể bị phá sản hoặc giải thể.
2. Hội viên là cá nhân mất năng lực hành vi dân sự hoặc mất quyền công dân.
3.Hội viên không đóng hội phí từ 01 năm trở lên mà không có lý do chính đáng và không gửi báo cáo tới Ban Thường trực Hiệp hội bằng văn bản.
Những hội viên bị chấm dứt tư cách hội viên, Văn phòng Hiệp hội báo cáo với Ban Thường trực Hiệp hội để Thường trực Hiệp hội xem xét và Chủ tịch Hiệp hội ra Quyết định xóa tên trong danh sách hội viên.
Điều 11. Khai trừ Hội viên: Hội viên bị khai trừ khi vi phạm một trong những trường hợp sau:
1. Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ, Nghị quyết, Quy định của Hiệp hội.
2. Hoạt động gây tổn hại đến uy tín hoặc tài chính của Hiệp hội.
Hội viên bị khai trừ phải được sự đồng ý của qúa bán số Ủy viên Ban Thường trực Hiệp hội có mặt tại Hội nghị Ban Thường trực, trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch (hoặc của người được Chủ tịch Ủy quyền chủ trì hội nghị) ở bên nào thì bên đó là quyết định.
Điều 12. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động
Tổ chức và hoạt động của Hiệp hội theo nguyên tắc tập trung dân chủ, quyết định theo đa số được thể hiện ở các Nghị quyết của Đại hội (Đại hội đại biểu), Nghị quyết của Ban Chấp hành, Nghị quyết của Ban Thường trực và sự phân công trách nhiệm rõ ràng cho các thành viên trong Ban lãnh đạo Hiệp hội. Các Nghị quyết của Đại hội (Đại hội đại biểu), Nghị quyết của Ban Chấp hành, Ban Thường trực phải được quá bán số đại biểu được mời có mặt và quá bán số đại biểu có mặt tán thành mới có giá trị và hợp lệ.
1. Tổ chức của Hiệp hội gồm:
- Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu của Hiệp hội;
- Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội (gọi tắt là Ban Chấp hành);
- Ban Thường trực Hiệp hội;
- Ban Kiểm tra;
- Văn phòng và các Ban chuyên môn;
- Các tổ chức trực thuộc: Căn cứ yêu cầu phát triển của Hiệp hội, Hiệp hội được thành lập các đơn vị trực thuộc gồm: Các Trung tâm, Trường đào tạo, Viện nghiên cứu, cơ quan ngôn luận (Báo Điện tử; Báo viết; Tạp chí), các tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Việc thành lập các đơn vị trực thuộc theo quy định của pháp luật.
2. Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là tỉnh): Hội doanh nghiệp nhỏ và vừa địa phương tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập, nếu tán thành Điều lệ Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam thì làm đơn xin gia nhập Hiệp hội và được công nhận là Hội thành viên của Hiệp hội.
3. Chi Hội do Hiệp hội thành lập theo quy định của pháp luật.
Cơ quan cao nhất của Hiệp hội là Đại hội toàn thể Hội viên hoặc Đại hội đại biểu (gọi chung là Đại hội) được tổ chức 5 năm một lần do Ban Chấp hành triệu tập.
Đại hội bất thường được triệu tập khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành đề nghị, hoặc theo đề nghị của ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức đề nghị.
1. Nội dung chính được đưa ra Đại hội thảo luận và quyết định:
a) Thông qua chương trình hoạt động của Hiệp hội;
b) Bầu Ban Chấp hành và Ban Kiểm tra;
c) Thông qua quyết toán tài chính, kế hoạch tài chính;
d) Xem xét và quyết định quyền lợi và nghĩa vụ của Hội viên;
e) Sửa đổi bổ sung Điều lệ;
2. Số lượng đại biểu tham dự Đại hội do Ban Thường trực quyết định.
3. Nghị quyết của Đại hội có giá trị khi quá bán số đại biểu chính thức được mời tham gia Đại hội có mặt và số phiếu biểu quyết đạt quá bán số đại biểu có mặt tại Đại hội.
Điều 15. Ban Chấp hành Trung ương Hiệp hội (gọi tắt là Ban Chấp hành)
1. Ban Chấp hành Hiệp hội là cơ quan điều hành của Hiệp hội giữa 2 kỳ Đại hội.
2. Số lượng Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội do Đại hội quyết định. Ủy viên Ban Chấp hành phải là người có tâm huyết với Hiệp hội, có trình độ và khả năng điều hành, có phẩm chất đạo đức tốt. Ủy viên Ban Chấp hành do Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu trực tiếp bầu hoặc được Ban Thường trực mời bổ sung theo quy định tại Điều 16 và Điều 17 của Điều lệ này.
3. Ủy viên Ban Chấp hành không tham gia Hội nghị Ban Chấp hành từ 02 (hai) lần trở lên mà không có lý do chính đáng và gửi báo cáo bằng văn bản tới Ban Thường trực Hiệp hội và được Ban Thường trực chấp nhận bằng văn bản thì coi như tự chấm dứt tư cách Ủy viên Ban Chấp hành. Ban Thường trực ra thông báo tới toàn thể Ban Chấp hành và hội viên, thành viên Hiệp hội biết.
4. Trường hợp Ủy viên Ban Chấp hành vắng mặt tại Hội nghị thì có thể gửi ý kiến của mình bằng văn bản tới Ban Thường trực (hoặc Hội nghị Ban Chấp hành, phiên họp mà mình vắng mặt) về những vấn đề cần góp ý bổ sung hoặc biểu quyết. Ý kiến của Ủy viên Ban chấp hành vắng mặt được coi là hợp lệ khi Ban Thường trực nhận được ý kiến bằng văn bản theo đúng thời gian quy định.
5. Nghị quyết của Ban Chấp hành có giá trị khi số đại biểu có mặt cộng với số Ủy viên gửi ý kiến bằng văn bản đạt trên 1/2 số Ủy viên Ban chấp hành.
6. Ban Chấp hành mỗi năm họp 01 lần. Trường hợp họp bất thường do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập hoặc có 2/3 số ủy viên Ban Chấp hành đề nghị để giải quyết những công việc đột xuất.
7. Ủy viên Ban Chấp hành vì lý do sức khỏe hay vì lý do cá nhân khác, có nguyện vọng xin thôi Ủy viên Ban Chấp hành thì làm đơn gửi Ban Thường trực Hiệp hội. Ban Thường trực xem xét việc cho thôi Ủy viên Ban Chấp hành đối với người có đơn xin thôi và thông báo cho toàn thể Ban Chấp hành và thành viên, hội viên biết.
Điều 16. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành
1. Tổ chức thực hiện các Nghị quyết đã được Đại hội của Hiệp hội thông qua.
2. Bầu Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, bầu bổ sung Ban Chấp hành theo đề nghị của Ban Thường trực Hiệp hội.
3. Xây dựng chương trình hoạt động của Ban Chấp hành hàng năm và cả nhiệm kỳ, tổ chức thực hiện các chương trình đó.
4. Thông qua báo cáo tổng kết, quyết toán tài chính hàng năm, xây dựng phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp hàng năm .
5. Chuẩn bị các văn kiện Đại hội, triệu tập Đại hội nhiệm kỳ và bất thường.
6. Ban Chấp hành ủy quyền Ban Thường trực ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội.
7. Ban Chấp hành ủy quyền Ban Thường trực xem xét quyết định việc cho thôi Ủy viên Ban Chấp hành đối với Ủy viên Ban Chấp hành vì lý do sức khỏe hay lý do cá nhân khác có đơn gửi Ban Thường trực xin thôi Ủy viên Ban Chấp hành.
8. Các Ủy viên Ban chấp hành thực hiện theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành Hiệp hội.
1. Ban Thường trực của Hiệp hội gồm: Chủ tịch và các Phó Chủ tịch.
2. Ban Thường trực có trách nhiệm điều hành các công việc thường xuyên của Hiệp hội, thực hiện những nhiệm vụ theo Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành và Ban Thường trực.
3. Ban Thường trực Ban hành các Quy chế tổ chức và hoạt động của các đơn vị pháp nhân trực thuộc theo quy định của pháp luật.
4. Trong thời gian chưa tổ chức Đại hội nhiệm kỳ, khi có yêu cầu, xét thấy cần thiết, Ban Thường trực xem xét, đề nghị Ban Chấp hành quyết định bầu bổ sung Ủy viên Ban Chấp hành mới, số lượng Ủy viên bầu bổ sung không quá 1/3 tổng số Ủy viên hiện có trong thời điểm bổ sung.
5. Ban Thường trực xem xét việc cho thôi Ủy viên Ban Chấp hành khi có đơn đề nghị xin thôi của cá nhân Ủy viên Ban Chấp hành đó.
6. Ban Thường trực mỗi quý họp 01 lần. Trường hợp họp bất thường do Chủ tịch Hiệp hội triệu tập để giải quyết những công việc đột xuất.
Hội nghị Ban Thường trực được triệu tập theo yêu cầu của Chủ tịch Hiệp hội để giải quyết những công việc thường xuyên của Hiệp hội. Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực theo đa số. Trường hợp vắng mặt trong Hội nghị Ban Thường trực Chủ tịch có thể yêu cầu người vắng mặt gửi ý kiến bằng văn bản, ý kiến được coi là hợp lệ khi Ban Thường trực nhận được theo đúng thời gian quy định. Trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch ở bên nào thì bên đó là quyết định.
Điều 18. Chủ tịch và các Phó Chủ tịch
1. Chủ tịch:
- Là người đại diện pháp nhân của Hiệp hội;
- Tổ chức triển khai các Nghị quyết của Đại hội, Nghị quyết của Ban Chấp hành, Nghị quyết Ban Thường trực, chương trình công tác hàng năm;
- Ký các Nghị quyết Đại hội, Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành và Nghị quyết Hội nghị Ban Thường trực;
- Ký ban hành các văn bản về thành lập, giải thể các tổ chức của Hiệp hội, chế độ làm việc của Hiệp hội và quy chế tổ chức hoạt động của các đơn vị trực thuộc;
- Triệu tập và chủ trì các cuộc họp Ban Chấp hành, Ban Thường trực;
- Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức danh quản lý, điều hành các đơn vị trực thuộc.
2. Các Phó Chủ tịch giúp việc Chủ tịch phụ trách từng mặt công tác do Chủ tịch phân công. Khi Chủ tịch vắng mặt, uỷ quyền để một Phó Chủ tịch thay mặt Chủ tịch điều hành hoạt động của Hiệp hội.
Tổng Thư ký được bầu trong số ủy viên Ban Chấp hành. Tổng Thư ký là người giúp việc Chủ tịch Hiệp hội xử lý các công việc hàng ngày của Thường trực Hiệp hội.
- Ban Kiểm tra gồm 3 Ủy viên được Đại hội toàn thể ( hoặc Đại hội đại biểu ) bầu. Trưởng Ban Kiểm tra phải là Ủy viên Ban Chấp hành;
- Ban Kiểm tra hoạt động theo quy chế của Ban Kiểm tra và theo quy định của pháp luật.
Điều 21. Tài chính của Hiệp hội
Tài chính của Hiệp hội bao gồm các nguồn thu:
1. Lệ phí gia nhập và hội phí do Hội viên đóng góp;
2. Thu do hoạt động dịch vụ tạo ra;
3. Các nguồn tài trợ theo quy định của pháp luật;
4. Các nguồn thu khác theo quy định của Điều lệ và của pháp luật.
Các khoản chi của Hiệp hội thực hiện theo Quy chế do Ban Thường trực thông qua trên cơ sở các quy định của pháp luật Nhà nước gồm:
1. Chi cho hoạt động của Văn phòng Hiệp hội;
2. Các nghiên cứu, khảo nghiệm khoa học;
3. Hỗ trợ hội viên khi gặp khó khăn;
4. Công tác từ thiện;
5. Trả lương, thưởng, bảo hiểm xã hội, y tế cho cán bộ, nhân viên Văn phòng Hiệp hội.
KHEN THƯỞNG, KỶ LUẬT VÀ GIẢI THỂ
1 Hội viên Hiệp hội, Ủy viên Ban Chấp hành, cán bộ nhân viên thuộc các Ban chuyên môn của Hiệp hội có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành Điều lệ, Quy chế, Nghị quyết, Quyết định của Hiệp hội đem lại hiệu quả cho Hiệp hội, xã hội thì được khen thưởng.
2. Hình thức khen thưởng theo Quy chế của Hiệp hội các các quy định của Luật thi đua khen thưởng hiện hành.
1. Hội viên, Ủy viên Ban Chấp hành, cán bộ nhân viên và các Ban chuyên môn của Hiệp hội nếu làm trái Điều lệ, Quy chế, Nghị quyết, Quyết định của Hiệp hội, gây thiệt hại đến uy tín, kinh tế của Hiệp hội hoặc của Hội viên khác thì tuỳ theo mức độ vi phạm mà chịu hình thức kỷ luật khác nhau;
2. Ban Thường trực Hiệp hội xử lý kỷ luật cán bộ giúp việc, tập thể, cá nhân đơn vị trực thuộc, hội viên Hiệp hội. Trong hội nghị xử lý kỷ luật, trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch (hoặc người được Chủ tịch Ủy quyền chủ trì hội nghị) ở bên nào thì bên đó là quyết định cuối cùng;
3. Ban Chấp hành xem xét xử lý kỷ luật đối với Ủy viên Ban Chấp hành. Trong hội nghị xử lý kỷ luật, trường hợp số phiếu ngang nhau thì phiếu của Chủ tịch (hoặc người được Chủ tịch Ủy quyền chủ trì hội nghị) ở bên nào thì bên đó là quyết định cuối cùng.
1. Hiệp hội tự giải thể theo đề nghị của trên 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên chính thức.
2. Hiệp hội bị giải thể theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi Hiệp hội có vi phạm nghiêm trọng ở các trường hợp sau:
- Hiệp hội không hoạt động liên tục mười hai tháng;
- Hiệp hội có vi phạm pháp luật nghiêm trọng;
- Khi có nghị quyết của Đại hội về việc Hiệp hội tự giải thể mà ban lãnh đạo Hiệp hội không chấp hành;
3. Thủ tục và trình tự giải thể theo quy định của pháp luật.
Điều 26. Sửa đổi bổ sung Điều lệ
Mọi sửa đổi bổ sung Điều lệ này phải được Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu của Hiệp hội thông qua.
Bản Điều lệ này có 7 Chương, 27 điều đã được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai thông qua ngày 29 tháng 03 năm 2010 và có hiệu lực khi được Bộ Nội Vụ phê duyệt. Ban Chấp hành Hiệp hội có trách nhiệm hướng dẫn việc thực hiện Điều lệ này./.
- 1Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 2Quyết định 1347/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 3Công văn 5136/VPCP-ĐMDN năm 2016 kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 473/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
- 1Luật về quyền lập hội 1957
- 2Nghị định 88/2003/NĐ-CP quy định về tổ chức, hoạt động và quản lý Hội
- 3Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 4Nghị định 48/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ
- 5Quyết định 797/QĐ-BNV năm 2009 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội chống hàng giả và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam nhiệm kỳ 2008 - 2010 do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 01/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Doanh nghiệp cọc bê tông phía Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 7Quyết định 1347/QĐ-BNV năm 2012 phê duyệt Điều lệ Hiệp hội Phòng, chống HIV/AIDS trong cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 8Công văn 5136/VPCP-ĐMDN năm 2016 kiến nghị của Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa tỉnh Tuyên Quang do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 473/QĐ-BNV năm 2021 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hiệp hội Trang trại và Doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam do Bộ Nội vụ ban hành
Quyết định 645/QĐ-BNV năm 2010 phê duyệt Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) của Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa ngành nghề nông thôn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- Số hiệu: 645/QĐ-BNV
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/06/2010
- Nơi ban hành: Bộ Nội vụ
- Người ký: Nguyễn Tiến Dĩnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra