Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6433/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 21 tháng 07 năm 2014 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Nghị định số 95/2012/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;
Căn cứ Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 22-NQ/TW ngày 10 tháng 4 năm 2013 của Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam về hội nhập quốc tế;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 31/NQ-CP ngày 13 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ về Chương trình hành động hội nhập quốc tế.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31/NQ-CP NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6433/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
Ngày 10 tháng 4 năm 2013, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam đã ban hành Nghị quyết số 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế (sau đây gọi là Nghị quyết 22). Đây là Nghị quyết có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể hóa đường lối đối ngoại và chủ trương "chủ động, tích cực hội nhập quốc tế" mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã đề ra. Nghị quyết 22 khẳng định chủ động, tích cực hội nhập quốc tế là định hướng chiến lược lớn của Đảng nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa và chỉ rõ mục tiêu, quan điểm chỉ đạo và những định hướng chủ yếu để triển khai công tác hội nhập quốc tế toàn diện trong thời gian tới.
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị, ngày 13 tháng 5 năm 2014, Chính phủ đã ra Nghị quyết số 31/NQ-CP ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 22, trong đó yêu cầu các Bộ, ngành địa phương xây dựng các Chương trình hành động riêng để triển khai Chương trình hành động của Chính phủ.
Trên cơ sở đó, Chương trình hành động này được Bộ Công Thương ban hành với mục tiêu cụ thể hóa các nhiệm vụ chủ yếu đề ra tại Nghị quyết số 31/NQ-CP. Chương trình hành động xác định các nội dung công việc cụ thể, lộ trình, thời gian thực hiện cho các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương tập trung triển khai trong thời gian tới.
Để đạt được mục tiêu trên, trong thời gian tới, bên cạnh các nhiệm vụ thường xuyên, các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương cần cụ thể hóa và tổ chức triển khai thực hiện các nội dung công việc sau đây:
1. Rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X
a) Rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), đảm bảo hài hòa, đồng bộ với Chương trình hành động về hội nhập quốc tế.
b) Định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên WTO.
2. Xây dựng và triển khai Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do đến năm 2020
3. Xây dựng và triển khai Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020
4. Nâng cao hiệu quả tham gia và tăng cường đóng góp tại các cơ chế đa phương và khu vực
a) Thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ rà soát chính sách thương mại của Việt Nam trong khuôn khổ WTO. Xây dựng phương án và tham gia các cuộc đàm phán của WTO, gồm các nội dung: thuận lợi hóa thương mại, mở cửa thị trường hàng phi nông sản (NAMA), nông nghiệp, dịch vụ, giải quyết tranh chấp...
b) Thực hiện, rà soát, nâng cấp các hiệp định đã ký kết, xây dựng phương án và tham gia đàm phán các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN +, đặc biệt là Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP).
c) Kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
d) Tiếp tục triển khai và kết thúc đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA Việt Nam - EU; Việt Nam - Hàn Quốc; Việt Nam - EFTA; Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazakhstan và các FTA khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép đàm phán).
đ) Định kỳ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hợp tác trong khuôn khổ các Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban liên Chính phủ về hợp tác kinh tế với các nước.
e) Thực hiện các hoạt động nghiên cứu phục vụ đàm phán, các hoạt động truyền thông nhằm lấy ý kiến các bên liên quan cho hoạt động đàm phán và vận động hỗ trợ công tác đàm phán. Tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về các thỏa thuận thương mại quốc tế.
g) Ký mới Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam.
h) Thực hiện các nghiên cứu để nâng cao hiệu quả hoạt động và nâng tầm các cơ chế liên kết kinh tế tiểu vùng, trong đó coi trọng cơ chế hợp tác Mê Công, Tiểu vùng Mê Công mở rộng, Hợp tác ACMECS, Sáng kiến Hợp tác Vịnh Bắc Bộ mở rộng...
i) Triển khai các biện pháp giải trình kỹ thuật kết hợp với vận động chính trị, ngoại giao trong việc vận động các nước sớm công nhận quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam.
k) Tiếp tục tham gia đóng góp thực hiện các cam kết với các tổ chức tài chính quốc tế (Ngân hàng Phát triển Châu Á, Ngân hàng Thế giới, Quỹ Tiền tệ Quốc tế) nhằm đẩy nhanh tiến độ thực hiện các chương trình, dự án đã ký kết do Bộ Công Thương quản lý (bao gồm các dự án ODA trong ngành điện, dự án hỗ trợ kỹ thuật thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu - lĩnh vực năng lượng và giao thông…).
l) Tăng cường và nâng cao vai trò của Việt Nam trong việc tham gia Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc (UNCTAD).
m) Triển khai kế hoạch hành động quốc gia (IAP) của Việt Nam trong Diễn đàn Hợp tác Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) và các sáng kiến hợp tác về kinh tế thương mại, đầu tư trong khuôn khổ APEC, đặc biệt tập trung nguồn lực để tổ chức thành công năm APEC 2017 tại Việt Nam.
n) Nâng cao năng lực tận dụng ưu đãi thuộc cam kết mở cửa thị trường hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do Việt Nam tham gia.
5. Đẩy mạnh thực hiện cải cách thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài tìm hiểu thị trường, xúc tiến các hoạt động thương mại - đầu tư; thường xuyên tiến hành đối thoại, tham vấn với doanh nghiệp để cùng tham gia xây dựng, hoàn thiện môi trường kinh doanh
6. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến kiến thức về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế, các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
a) Tổ chức đào tạo, thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
b) Thông tin, tuyên truyền về Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do đến năm 2020.
c) Tổ chức tuyên truyền về Cộng đồng Kinh tế ASEAN, các Hiệp định ASEAN, ASEAN +.
d) Tuyên truyền về APEC và năm APEC 2017 tổ chức tại Việt Nam.
7. Tăng cường đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho hội nhập kinh tế quốc tế
a) Triển khai các hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các cán bộ làm công tác hội nhập quốc tế ở các cơ quan quản lý nhà nước.
b) Thực hiện chương trình đào tạo về nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các dự án do APEC, WTO, ASEAN và các tổ chức đa phương khác tài trợ.
1. Trên cơ sở những nhiệm vụ chủ yếu trong Chương trình hành động này và chức năng nhiệm vụ đã được phân công, Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ Công Thương chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc xây dựng và triển khai các hoạt động cụ thể của đơn vị mình, bảo đảm thực hiện kịp thời và hiệu quả những nội dung trong Chương trình hành động của Bộ.
2. Căn cứ vào Chương trình hành động và dự toán kinh phí của các đơn vị hàng năm, cùng với khả năng huy động nguồn ngân sách của Bộ, các đơn vị chủ động bố trí kinh phí để thực hiện Chương trình.
3. Trong quá trình tổ chức thực hiện Chương trình hành động này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể, Thủ trưởng các đơn vị chủ động báo cáo Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định.
4. Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác kinh tế quốc tế chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động, báo cáo Lãnh đạo Bộ./.
DANH MỤC CÁC CÔNG VIỆC CỤ THỂ TRONG CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ CÔNG THƯƠNG
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 31/NQ-CP NGÀY 13 THÁNG 5 NĂM 2014 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 6433/QĐ-BCT ngày 21 tháng 7 năm 2014 của Bộ Công Thương)
STT | Nội dung công việc | Đơn vị chủ trì | Cơ quan, đơn vị phối hợp | Sản phẩm | Thời hạn hoàn thành |
1 | Rà soát, cập nhật và tổ chức thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ nhằm tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 Khóa X về một số chủ trương để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững sau khi Việt Nam là thành viên WTO; định kỳ tổng hợp, đánh giá, báo cáo tình hình thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ. | Văn phòng Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (UBQG - HTKTQT) | Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị của Bộ Công Thương | Báo cáo trình Chính phủ | Hàng năm |
2 | Hoàn thiện Chương trình hành động thực hiện Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do đến năm 2020 | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị của Bộ Công Thương | Chương trình hành động trình Chính phủ | 2014 |
3 | Hoàn thiện Chiến lược hội nhập kinh tế quốc tế đến năm 2020 | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các đơn vị của Bộ Công Thương | Chiến lược trình Chính phủ | 2014 |
4 | Thực hiện nghĩa vụ thông báo và nghĩa vụ rà soát chính sách thương mại của Việt Nam trong WTO | Văn phòng UBQG - HTKTQT, Vụ Pháp chế | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các đơn vị của Bộ Công Thương | Báo cáo trình Chính phủ | 2014-2020 |
5 | Xây dựng phương án và tham gia các cuộc đàm phán của WTO, gồm các nội dung: thuận lợi hóa thương mại, NAMA, nông nghiệp, dịch vụ, giải quyết tranh chấp... | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Phương án, Báo cáo trình Chính phủ | Hàng năm |
6 | Triển khai Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) của Việt Nam trong APEC và các sáng kiến hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư trong khuôn khổ APEC | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Kế hoạch hành động quốc gia (IAP) của Việt Nam trong APEC | Hàng năm |
7 | Xây dựng chiến lược tổ chức, điều phối các nội dung hợp tác về kinh tế, thương mại, đầu tư trong khuôn khổ APEC khi Việt Nam đăng cai năm APEC 2017 | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các đơn vị của Bộ Công Thương | Chiến lược | Tháng 6 năm 2016 |
8 | Thực hiện, rà soát, nâng cấp các hiệp định đã ký kết, xây dựng phương án và đàm phán các hiệp định trong khuôn khổ ASEAN, ASEAN + | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các đơn vị của Bộ Công Thương | Hiệp định/cam kết | Hàng năm |
9 | Tiếp tục triển khai đàm phán các hiệp định thương mại tự do (FTA Việt Nam - EU; Việt Nam - Hàn Quốc; Việt Nam - EFTA; Việt Nam - Liên minh Hải quan Nga, Belarus, Kazkhstan và các FTA khác được Thủ tướng Chính phủ cho phép đàm phán) | Các Vụ Thị trường ngoài nước, Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các đơn vị của Bộ Công Thương | Các Hiệp định thương mại tự do song phương | 2014-2020 |
10 | Rà soát, điều chỉnh, bổ sung cam kết theo quy định của Hiệp định Đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA) | Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Báo cáo trình Chính phủ | 2015 |
11 | Kết thúc đàm phán Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan, các đơn vị của Bộ Công Thương | Hiệp định TPP | 2014-2015 |
12 | Đàm phán và ký kết các hiệp định hợp tác trong lĩnh vực thương mại với các nước đối tác quan trọng của Việt Nam | Vụ Hợp tác Quốc tế và các Vụ Thị trường ngoài nước | Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp | Các hiệp định hợp tác kinh tế thương mại | 2014-2020 |
13 | Xây dựng Chiến lược phát triển quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại với đối tác quan trọng của Việt Nam | Các Vụ Thị trường ngoài nước | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Các chiến lược hợp tác kinh tế thương mại | 2014-2020 |
14 | Định kỳ rà soát, đánh giá kết quả thực hiện các nội dung hợp tác trong khuôn khổ các Ủy ban hỗn hợp, Ủy ban liên Chính phủ với các nước | Vụ Hợp tác Quốc tế | Các Bộ, ngành, địa phương, các đơn vị của Bộ Công Thương | Báo cáo kết quả thực hiện | Hàng năm |
15 | Xây dựng Chương trình hành động quốc gia về tạo thuận lợi cho thương mại, nâng cao năng lực cạnh tranh thương mại | Văn phòng UBQG - HTKTQT | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Báo cáo nghiên cứu | 2015 |
16 | Ký mới Hiệp định Xúc tiến và tạo thuận lợi thương mại trong khu vực tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam (CLV) | Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương | Bộ Ngoại giao, Bộ Tư pháp, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Tài chính, các tỉnh trong khu vực tam giác phát triển CLV | Hiệp định | 2015 |
17 | Xây dựng Chiến lược phát triển quan hệ thương mại - công nghiệp với Trung Quốc đến năm 2020 | Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương | Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nông nghiệp và PTNT | Chiến lược | 2015 |
18 | Đề án phát triển xuất khẩu hàng nông sản sang Trung Quốc đến 2015 | Vụ Thị trường Châu Á - Thái Bình Dương | Bộ Nông nghiệp và PTNT, Bộ Y tế | Đề án | 2015 |
19 | Xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch hàng hóa giữa các Sở Giao dịch hàng hóa tại Vương Quốc Anh với các Sở Giao dịch hàng hóa và các ngân hàng thương mại tại Việt Nam. | Vụ Thị trường trong nước | Các ngân hàng của Việt Nam. | Các chương trình xúc tiến thương mại | 2014-2015 |
20 | Thông tin tuyên truyền phổ biến kiến thức về tình hình hội nhập kinh tế quốc tế và các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam | Văn phòng UBQG - HTKTQT | Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các đơn vị của Bộ Công Thương | Các chương trình đào tạo, thông tin tuyên truyền, bài viết, ấn phẩm... | Hàng năm |
21 | Thông tin, tuyên truyền về Chiến lược tham gia các thỏa thuận thương mại tự do (FTA) đến năm 2020 | Văn phòng UBQG - HTKTQT | Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng, các đơn vị của Bộ Công Thương | Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm | Hàng năm |
22 | Tổ chức tuyên truyền về Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực ASEAN (RCEP) | Văn phòng UBQG - HTKTQT | Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng | Các chương trình thông tin tuyên truyền, ấn phẩm... | 2014-2015 |
23 | Thực hiện các hoạt động truyền thông nhằm giải thích cam kết, hướng dẫn thực thi các Hiệp định ASEAN, ASEAN +, Cộng đồng kinh tế ASEAN sau năm 2015 (đến 2025) | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng | Các hoạt động truyền thông | Hàng năm |
24 | Tổ chức quảng bá, phổ biến thông tin liên quan đến hợp tác kinh tế của APEC nói chung và năm APEC 2017 nói riêng, và đào tạo cán bộ chuẩn bị cho việc Việt Nam đăng cai APEC 2017 | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Các chương trình thông tin, tuyên truyền, ấn phẩm,... | 2016-2017 |
25 | Chương trình đào tạo về Nâng cao năng lực xây dựng và thực hiện các dự án do APEC tài trợ | Vụ Chính sách Thương mại Đa biên | Các Bộ, ngành là đầu mối các Ủy ban, nhóm công tác trong APEC | Báo cáo kết quả | Hàng năm |
26 | Các hoạt động nghiên cứu phục vụ đàm phán, các hoạt động truyền thông nhằm lấy ý kiến các bên liên quan cho hoạt động đàm phán và vận động hỗ trợ công tác đàm phán | Các Vụ Thị trường ngoài nước, Vụ Chính sách Thương mại đa biên, Văn phòng UBQG - HTKTQT | Các Bộ, ngành, cơ quan liên quan | Các hội thảo, nghiên cứu, báo cáo | Hàng năm |
27 | Tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về các thỏa thuận thương mại quốc tế | Văn phòng UBQG - HTKTQT | Các doanh nghiệp, hiệp hội ngành hàng | Các hội nghị, hội thảo, tọa đàm | Hàng năm |
- 1Quyết định 596/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 1260/QĐ-BTTTT năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP, 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 3Quyết định 358/QĐ-UBDT năm 2014 về Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc về hội nhập quốc tế giai đoạn 2014 - 2020
- 4Quyết định 03/QĐ-BCĐLNCTANQP năm 2015 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng
- 1Nghị định 95/2012/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công thương
- 2Nghị quyết 22-NQ/TW năm 2013 về Hội nhập quốc tế do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 3Quyết định 596/QĐ-TTg năm 2014 thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết 31/NQ-CP năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 1260/QĐ-BTTTT năm 2014 về Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP, 22-NQ/TW về hội nhập quốc tế do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Quyết định 358/QĐ-UBDT năm 2014 về Chương trình hành động của Ủy ban Dân tộc về hội nhập quốc tế giai đoạn 2014 - 2020
- 7Quyết định 03/QĐ-BCĐLNCTANQP năm 2015 về Quy chế tổ chức, hoạt động của Ban Chỉ đạo liên ngành hội nhập quốc tế về chính trị, an ninh, quốc phòng
Quyết định 6433/QĐ-BCT năm 2014 Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 31/NQ-CP về hội nhập quốc tế do Bộ Công Thương ban hành
- Số hiệu: 6433/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 21/07/2014
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Vũ Huy Hoàng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 21/07/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra