- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Luật đấu thầu 2013
- 4Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Luật Đầu tư công 2014
- 7Công văn 1101/BKHĐT-TH năm 2015 hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 9Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 10Công văn 6000/UBND-NNNT năm 2015 triển khai dự án xử lý sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều khẩn cấp, có tính cấp bách do thành phố Hà Nội ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 6425/QĐ-UBND | Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2015 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT CHỦ TRƯƠNG ĐẦU TƯ DỰ ÁN XỬ LÝ CẤP BÁCH KHẮC PHỤC SỰ CỐ SẠT ĐÊ HỮU SÔNG LƯƠNG TỪ SAU CẦU HÒA HẠ TỚI ĐẬP MAI TRANG THUỘC THÔN HÒA HẠ, XÃ BẠCH HẠ, HUYỆN PHÚ XUYÊN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu ngày 26/11/2013;
Căn cứ Luật Đầu tư công ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 18 tháng 6 năm 2014;
Căn cứ các Nghị định của Chính phủ: số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/6/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu; số 32/2015/NĐ-CP ngày 25/3/2015 về quản lý chi phí đầu tư xây dựng; số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng;
Căn cứ Văn bản số 1101/BKHĐT-TH ngày 02/3/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công;
Căn cứ các văn bản của UBND Thành phố: số 09/2012/QĐ-UBND ngày 21/5/2012 về việc ban hành Quy định một số nội dung về quản lý đầu tư và xây dựng đối với các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 2334/UBND-KH&ĐT ngày 10/4/2015 về việc thực hiện quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng trên địa bàn thành phố Hà Nội; số 6000/UBND-NNNT ngày 27/8/2015 về việc triển khai dự án xử lý sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều khẩn cấp có tính cấp bách; văn bản số 6692/UBND-NNNT ngày 22/9/2015 của UBND Thành phố v/v xử lý sự cố sạt lở đê hữu sông Lương, huyện Phú Xuyên;
Xét đề nghị của UBND huyện Phú Xuyên tại Tờ trình số 1782a/TTr-UBND ngày 16/10/2015 về việc chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Xử lý cấp bách khắc phục sự cố sạt đê hữu sông Lương từ sau cầu Hòa Hạ tới đập Mai Trang thuộc thôn Hòa Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên; đề nghị của Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Báo cáo thẩm định đề xuất chủ trương đầu tư dự án số 1197/BC-KH&ĐT ngày 18/11/2015,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xử lý cấp bách khắc phục sự cố sạt đê hữu sông Lương từ sau cầu Hòa Hạ tới đập Mai Trang (phạm vi xử lý từ K8+400 đến K9+100) thuộc thôn Hòa Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội với nội dung chủ yếu sau:
1. Tên dự án: Xử lý cấp bách khắc phục sự cố sạt đê hữu sông Lương từ sau cầu Hòa Hạ tới đập Mai Trang thuộc thôn Hòa Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội;
2. Chủ đầu tư: Ủy ban nhân dân huyện Phú Xuyên;
3. Địa điểm xây dựng: Thôn Hòa Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội,
4. Mục tiêu đầu tư: Chống sạt lở, đảm bảo ổn định và an toàn đê hữu sông Lương, bảo vệ an toàn khu vực dân cư và các công trình hạ tầng nông thôn, tăng khả năng chống lũ, bảo đảm an toàn công tác phòng, chống lụt bão năm 2015 và các năm tiếp theo; góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
5. Quy mô đầu tư: Gia cố bảo vệ đê hữu sông Lương bằng phương pháp đắp áp trúc mở rộng thân đê, kè hộ chân lát mái đê với chiều dài xử lý khoảng 700m; cứng hóa mặt đê kết hợp giao thông nông thôn. Trong đó phân chia các hạng mục như sau:
- Thực hiện theo trình tự xử lý cấp bách đối với các hạng mục: Gia cố hộ chân, đào đắp xử lý các cung sạt và áp trúc thân đê theo mặt cắt thiết kế.
- Thực hiện theo trình tự XDCB hiện hành đối với các hạng mục: Kè bảo vệ mái đê, cứng hóa mặt đê bằng bê tông rộng 3,5m kết hợp giao thông nông thôn.
6. Tổng mức đầu tư dự kiến: 10.000 triệu đồng (Mười tỷ đồng chẵn).
7. Nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án: Ngân sách Thành phố (Sở Tài chính chủ trì nghiên cứu, đề xuất, báo cáo UBND Thành phố quyết định từ nguồn dự phòng ngân sách hoặc nguồn sự nghiệp cấp Thành phố năm 2015-2016 đảm bảo đáp ứng tiến độ dự án và không để xảy ra nợ XDCB).
8. Thời gian thực hiện dự án: Năm 2015-2016
- Hạng mục xử lý cấp bách: Hoàn thành trước 31/12/2015.
- Hạng mục xử lý theo trình tự XDCB hiện hành: Hoàn thành trước 31/3/2016.
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Trách nhiệm của Chủ đầu tư và các đơn vị tư vấn có liên quan:
- Hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật và UBND Thành phố về tính chuẩn xác, tính hợp pháp của các thông tin, số liệu trình bày trong hồ sơ Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư trình thẩm định, phê duyệt.
- Tổ chức lập dự án (thiết kế xây dựng được thực hiện theo trình tự một bước), dự toán xây dựng đảm bảo phương án thiết kế đưa ra thi công phải: Phù hợp với quy hoạch (hoặc định hướng quy hoạch có liên quan); khớp nối đồng bộ với các hệ thống hạ tầng trong khu vực, đặc biệt là dự án ĐTXD công trình Kè chống sạt lở và cứng hóa mặt đê sông Lương, huyện Phú Xuyên đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6526/QĐ-UBND ngày 30/10/2013; tính an toàn, bền vững của công trình trên cơ sở tối ưu về kinh tế, kỹ thuật cho tất cả các hạng mục trên tất cả các mặt (Hình thức, quy mô, kết cấu, biện pháp thi công công trình; vị trí, cự li, phương thức vận chuyển, trung chuyển vật liệu, đất...; sử dụng đất đào ra và khai thác đất tại chỗ để đắp); đầu tư tiết kiệm, hiệu quả cao; không được để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Đặc biệt:
+ Tính toán, xác định lại hình thức, quy mô, kết cấu gia cố chân kè: Sự cần thiết phải gia cố chân kè bằng 02 lớp rọ thép lõi đá hộc (nên theo hướng một lớp rọ) và dầm chân kè... đảm bảo tối ưu về kinh tế, kỹ thuật, an toàn, bền vững công trình; đầu tư tiết kiệm hiệu quả cao; không để xẩy ra lãng phí trong đầu tư.
+ Lát mái kè: Phạm vi dự án đi qua khu dân cư, cần nghiên cứu, tính toán xác định chiều dài kè và cao trình lát mái một cách tiết kiệm, hiệu quả, đồng thời tạo cảnh quan sạch đẹp và đảm bảo vệ sinh môi trường, cần xem xét hình thức kè bảo vệ mái đê bằng đá xây (không có khung bê tông) thay cho lát đá khan trong khung bê tông; không cần thiết phải kè đến cao trình mặt đê gây lãng phí thất thoát vốn đầu tư.
+ Với công tác thi công đất: Phải tính toán thi công bằng máy, sử dụng đất đào ra và khai thác đất tại chỗ để đắp (cho các hạng mục của dự án) nhằm đẩy nhanh tiến độ thi công, chất lượng, kỹ thuật công trình; xác định vị trí, cự li, phương thức vận chuyển, trung chuyển vật liệu (cả đất) đảm bảo tối thiểu hóa chi phí đầu tư; hạn chế cao nhất ảnh hưởng xấu tới môi trường cũng như các hoạt động dân sinh, kinh tế khu vực.
+ Không thực hiện một số hạng mục: Các điểm bậc lên xuống phục vụ dân sinh, các hạng mục phụ trợ không cần thiết... để phù hợp với nguyên tắc ưu tiên xử lý cấp bách.
- Phê duyệt dự án, thiết kế, dự toán xây dựng trên cơ sở kết quả thẩm định của Sở Nông nghiệp và PTNT (theo chỉ đạo của UBND Thành phố tại văn bản 6000/UBND-NNNT ngày 27/8/2015).
- Có trách nhiệm tổ chức thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 128 và Khoản 2 Điều 130 Luật Xây dựng; Khoản 2 Điều 42 và Khoản 2 Điều 43 Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 của Chính phủ và các quy định có liên quan, bảo đảm an toàn công trình đê điều, thủy lợi.
- Tập trung chỉ đạo, đôn đốc, giám sát chặt chẽ các nhà thầu trong suốt quá trình thực hiện các gói thầu để hoàn thành công trình đúng tiến độ, đảm bảo: chất lượng, kỹ - mỹ thuật công trình theo đúng quy định pháp luật hiện hành; đầu tư tiết kiệm hiệu quả cao; không được để xảy ra lãng phí, thất thoát vốn đầu tư. Trong quá trình thi công, hoàn thành và đưa công trình vào sử dụng mọi vấn đề về kinh tế, kỹ thuật công trình phải đảm bảo: an toàn bền vững; tối ưu về kinh tế, kỹ thuật trên tất cả các mặt; tuân thủ quy định pháp luật hiện hành về quản lý dự án đầu tư xây dựng của Nhà nước và Thành phố.
- Rà soát, điều chỉnh dự án ĐTXD công trình Kè chống sạt lở và cứng hóa mặt đê sông Lương, huyện Phú Xuyên đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 6526/QĐ-UBND ngày 30/10/2013, đảm bảo thống nhất, đồng bộ, không trùng lặp dự án giữa các đoạn thuộc đê hữu sông Lương.
- Thực hiện tốt công tác giám sát đánh giá đầu tư và giám sát cộng đồng trong suốt quá trình thực hiện dự án, đảm bảo tuân thủ đúng các quy định pháp luật hiện hành.
2. Trách nhiệm của các cơ quan có liên quan:
- Sở Nông nghiệp và PTNT chịu trách nhiệm thẩm định dự án, thiết kế, dự toán xây dựng và thực hiện chức năng quản lý nhà nước về chất lượng công trình theo quy định.
- Các sở, ban ngành khác (theo chức năng nhiệm vụ) chịu trách nhiệm: Hướng dẫn, tạo điều kiện để Chủ đầu tư triển khai thực hiện hoàn thành dự án đúng tiến độ, đảm bảo: chất lượng, kỹ-mỹ thuật công trình và tuân thủ đúng các quy định hiện hành của Nhà nước và của Thành phố về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND Thành phố, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và PTNT; Giám đốc Kho bạc Nhà nước Hà Nội; Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV đầu tư phát triển thủy lợi Sông Nhuệ và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 5513/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Gia cố kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng thuộc địa bàn xã Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- 2Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2016 chủ trương đầu tư dự án Nhà máy, hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- 3Quyết định 1110/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, mở rộng nút giao thông giữa Quốc lộ 32 với tuyến đường vào xã Tam Hiệp (xã làng nghề), huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 09/2012/QĐ-UBND về Quy định quản lý đầu tư và xây dựng dự án đầu tư trên địa bàn thành phố Hà Nội
- 3Luật đấu thầu 2013
- 4Nghị định 63/2014/NĐ-CP hướng dẫn Luật Đấu thầu về lựa chọn nhà thầu
- 5Luật Xây dựng 2014
- 6Luật Đầu tư công 2014
- 7Công văn 1101/BKHĐT-TH năm 2015 hướng dẫn phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư chương trình, dự án đầu tư công do Bộ Kế hoạch và Đầu tư ban hành
- 8Nghị định 32/2015/NĐ-CP về Quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- 9Nghị định 59/2015/NĐ-CP về quản lý dự án đầu tư xây dựng
- 10Công văn 6000/UBND-NNNT năm 2015 triển khai dự án xử lý sự cố hư hỏng công trình thủy lợi, đê điều khẩn cấp, có tính cấp bách do thành phố Hà Nội ban hành
- 11Quyết định 5513/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Gia cố kè chống sạt lở bờ hữu sông Hồng thuộc địa bàn xã Chu Minh, huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- 12Quyết định 866/QĐ-UBND năm 2016 chủ trương đầu tư dự án Nhà máy, hệ thống cấp nước sạch nông thôn huyện Ba Vì, thành phố Hà Nội
- 13Quyết định 1110/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Cải tạo, mở rộng nút giao thông giữa Quốc lộ 32 với tuyến đường vào xã Tam Hiệp (xã làng nghề), huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội
Quyết định 6425/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Xử lý cấp bách khắc phục sự cố sạt đê hữu sông Lương từ sau cầu Hòa Hạ tới đập Mai Trang thuộc thôn Hòa Hạ, xã Bạch Hạ, huyện Phú Xuyên, thành phố Hà Nội
- Số hiệu: 6425/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 26/11/2015
- Nơi ban hành: Thành phố Hà Nội
- Người ký: Trần Xuân Việt
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 26/11/2015
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực