Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2013/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 11 tháng 11 năm 2013 |
Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật giáo dục ngày 14 tháng 6 năm 2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Luật giáo dục đại học ngày 18 tháng 6 năm 2012;
Căn cứ Luật đầu tư ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Căn cứ Nghị quyết số 50/2010/QH12 của Quốc hội khóa XII kỳ họp thứ VII thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2010 về thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học;
Căn cứ Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 31/2011/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2011 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 02 tháng 8 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giáo dục;
Căn cứ Nghị định số 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định về điều kiện và thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện,
1. Quyết định này quy định điều kiện và thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện.
2. Việc thành lập các trường đại học trên cơ sở nâng cấp các trường cao đẳng đang hoạt động được áp dụng theo quy định tại văn bản này.
3. Việc thành lập phân hiệu trường đại học được áp dụng theo quy định tại văn bản này.
1. Quyết định này áp dụng đối với trường đại học, học viện, kể cả các trường đại học thành viên thuộc các đại học (sau đây gọi chung là trường đại học), các tổ chức, cá nhân có liên quan.
2. Việc thành lập trường đại học có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện theo các quy định tại Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục.
MỤC 1. ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ VÀ TRÌNH TỰ THỦ TỤC THÀNH LẬP HOẶC CHO PHÉP THÀNH LẬP TRƯỜNG ĐẠI HỌC
Điều 3. Điều kiện thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học
Trường đại học được thành lập hoặc cho phép thành lập khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có Đề án thành lập trường đại học phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và quy hoạch mạng lưới các trường đại học, cao đẳng giai đoạn 2006 - 2020. Nội dung Đề án thành lập trường cần nêu rõ: Tên gọi; ngành nghề, quy mô đào tạo; mục tiêu, nội dung, chương trình; nguồn lực tài chính; đất đai; cơ sở vật chất; giảng viên và cán bộ quản lý; chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu bộ máy tổ chức, quản lý; kế hoạch xây dựng và phát triển trường trong từng giai đoạn; thời hạn và tiến độ thực hiện dự án đầu tư; hiệu quả kinh tế - xã hội.
2. Có văn bản chấp thuận về việc thành lập trường trên địa bàn tỉnh, thành phố của Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi tắt là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) nơi trường đặt trụ sở chính.
3. Có diện tích đất xây dựng trường tại trụ sở chính không dưới 05 ha và đạt bình quân ít nhất 25m2/sinh viên tại thời điểm trường có quy mô đào tạo ổn định sau 10 năm phát triển; có cơ sở vật chất, thiết bị và đội ngũ giảng viên cơ hữu, nhất là giảng viên có trình độ từ tiến sĩ trở lên đáp ứng yêu cầu hoạt động của nhà trường. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người học, người dạy, người lao động trong nhà trường.
4. Đối với trường công lập phải có Dự án đầu tư xây dựng trường được cơ quan chủ quản phê duyệt, xác định rõ nguồn vốn để thực hiện theo kế hoạch và đối với trường tư thục phải có vốn điều lệ với mức tối thiểu là 250 tỷ đồng (không bao gồm giá trị đất xây dựng trường), vốn đầu tư và vốn điều lệ được xác định bằng tiền mặt và tài sản đã chuẩn bị để đầu tư và được cơ quan có thẩm quyền xác nhận bằng văn bản.
5. Có dự kiến cụ thể về số lượng, cơ cấu đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý, đáp ứng tiêu chuẩn về chất lượng, trình độ đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo, phù hợp với lộ trình để mở mã ngành và tuyển sinh đào tạo Đề án thành lập trường đã đề ra.
Điều 4. Quy trình thành lập, cho phép thành lập trường đại học
Việc thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học được thực hiện theo hai bước:
1. Phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học;
2. Ra Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học.
1. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gồm có:
a) Tờ trình đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập của cơ quan chủ quản đối với trường đại học công lập hoặc đề nghị phê duyệt chủ trương cho phép thành lập của tổ chức hoặc cá nhân đối với trường đại học tư thục;
b) Văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chấp thuận về việc thành lập trường tại địa phương. Văn bản chấp thuận cần nêu rõ về sự cần thiết, tính phù hợp của việc thành lập trường với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; chủ trương cấp đất hoặc cho thuê đất xây dựng trường, địa điểm khu đất và khả năng phối hợp, tạo điều kiện của địa phương đối với việc xây dựng và phát triển nhà trường; văn bản pháp lý về quyền sử dụng đất (nếu có);
c) Đề án thành lập trường đại học;
d) Đối với hồ sơ thành lập trường đại học tư thục, ngoài các văn bản nêu tại các điểm a), b) và c) Điều này thì hồ sơ cần có thêm các văn bản theo hướng dẫn mẫu chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo sau đây:
- Danh sách các thành viên sáng lập;
- Biên bản cử đại diện đứng tên thành lập trường của các thành viên góp vốn;
- Bản cam kết góp vốn xây dựng trường của cá nhân, tổ chức và ý kiến đồng ý của người đại diện đứng tên thành lập trường;
- Danh sách các cổ đông cam kết góp vốn;
- Biên bản thỏa thuận góp vốn.
2. Trình tự thủ tục đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học gửi 6 bộ hồ sơ, trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thẩm định hồ sơ, lập báo cáo, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường;
c) Giải quyết hồ sơ:
Sau thời hạn 45 ngày kể từ khi nhận được hồ sơ thành lập trường theo đúng quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về kết quả xử lý hồ sơ cho các tổ chức, cá nhân chủ trì Dự án thành lập trường.
3. Hết thời hạn 03 năm, kể từ ngày có văn bản của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường, nếu Đề án đề nghị ra Quyết định thành lập, cho phép thành lập trường chưa được trình thì Chủ đầu tư và Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, ra văn bản hủy bỏ văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường nêu trên.
Đối với những trường hợp văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực hoặc bị hủy bỏ thì việc xử lý về đất đai và tài sản trên đất được áp dụng theo quy định tại
1. Hồ sơ đề nghị Thủ tướng Chính phủ ra quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường gồm có:
a) Văn bản phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;
b) Giấy chứng nhận đầu tư đối với việc thành lập trường đại học tư thục do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp;
c) Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản của cơ quan có thẩm quyền giao đất, hoặc cho thuê đất từ 50 năm trở lên để xây dựng trường, trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất nơi trường đặt trụ sở chính;
d) Quy hoạch xây dựng trường và thiết kế tổng thể đã được cơ quan chủ quản phê duyệt đối với các trường đại học công lập hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt đối với các trường đại học tư thục;
đ) Văn bản báo cáo chi tiết về tình hình triển khai Dự án đầu tư thành lập trường của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập) hoặc của Ban quản lý dự án kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính (đối với trường đại học tư thục);
e) Dự kiến ngành nghề đào tạo, cán bộ quản lý và quy mô đào tạo;
g) Các văn bản pháp lý xác nhận về vốn của chủ đầu tư do Ban quản lý Dự án đang được giao quản lý bao gồm:
- Các thuyết minh khả năng đầu tư tài chính, quyết định đầu tư tài chính và điều kiện cơ sở vật chất - kỹ thuật của cơ quan chủ quản (đối với trường đại học công lập);
- Các văn bản xác nhận của ngân hàng về số tiền hiện có do Ban quản lý Dự án đang quản lý, các văn bản pháp lý minh chứng về quyền sở hữu tài sản kèm theo văn bản định giá tài sản góp vốn nếu góp vốn bằng tài sản hoặc quyền sở hữu tài sản; các chứng từ liên quan đến số vốn đã được đầu tư xây dựng và mua sắm trang thiết bị cho trường (có xác nhận của cơ quan tài chính có thẩm quyền về số vốn đã đầu tư xây dựng trường và xác nhận của Ngân hàng về số vốn góp trong tài khoản của Ban quản lý Dự án);
2. Trình tự thủ tục đề nghị Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường đại học.
a) Chủ đề án lập 9 bộ hồ sơ (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo quy định, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho chủ Đề án biết để sửa đổi, bổ sung;
c) Đối với các hồ sơ đã đầy đủ theo quy định tại Khoản 1 Điều này, trong vòng 60 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, tổ chức thẩm định hồ sơ và thẩm định thực tế để đánh giá chính xác về những điều kiện và nội dung Đề án, hoàn thiện hồ sơ gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ xin ý kiến bằng văn bản đối với các Đề án đáp ứng điều kiện quy định và có văn bản thông báo cho chủ Đề án đối với những Đề án chưa đủ điều kiện. Việc thẩm định thực tế Đề án do Hội đồng thẩm định gồm: Đại diện Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Nội vụ, Bộ Tài chính và Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi trường đặt trụ sở chính thực hiện. Hội đồng thẩm định do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập và có nhiệm vụ tham mưu cho Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về tính khả thi của Đề án để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
d) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ ý kiến bằng văn bản của các cơ quan, đơn vị liên quan, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổng hợp các ý kiến hoàn thiện hồ sơ Đề án và trình Thủ tướng Chính phủ.
3. Sau thời hạn 04 năm, kể từ khi Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thành lập hoặc cho phép thành lập trường có hiệu lực, nếu trường không đủ điều kiện để được phép hoạt động đào tạo thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm báo cáo Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định hủy bỏ Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường nêu trên, đồng thời Bộ Giáo dục và Đào tạo có văn bản thông báo gửi Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố nơi trường đặt trụ sở để xử lý thu hồi quyền sử dụng đất xây dựng trường đã giao theo thẩm quyền.
Đối với những trường hợp Quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường hết hiệu lực thì đất đai và tài sản trên đất xử lý như quy định tại
MỤC 2. ĐIỀU KIỆN, HỒ SƠ, TRÌNH TỰ THỦ TỤC CHO PHÉP TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO
Điều 7. Điều kiện để được cho phép hoạt động đào tạo
Trường đại học được cho phép hoạt động đào tạo khi có đủ các điều kiện sau đây:
1. Có quyết định thành lập hoặc quyết định cho phép thành lập trường đại học của Thủ tướng Chính phủ;
2. Có đất đai, cơ sở vật chất, thiết bị, ký túc xá sinh viên, cơ sở phục vụ giáo dục thể chất đáp ứng yêu cầu hoạt động đào tạo theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Địa điểm xây dựng trường đại học phải bảo đảm về môi trường giáo dục, an toàn cho người dạy, người học và những người lao động theo nội dung Đề án thành lập trường đã cam kết;
3. Có chương trình đào tạo và giáo trình, tài liệu giảng dạy, học tập theo quy định;
4. Có đội ngũ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, phù hợp với ngành nghề đào tạo, đạt tiêu chuẩn về phẩm chất và trình độ đào tạo, bảo đảm thực hiện mục tiêu, chương trình giáo dục; đáp ứng yêu cầu về giảng viên đại học và cán bộ quản lý theo quy định hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo;
5. Có đủ nguồn lực tài chính để bảo đảm hoạt động của trường đại học;
6. Có quy chế tổ chức và hoạt động; và quy chế tài chính nội bộ của trường đại học.
Điều 8. Hồ sơ đề nghị cho phép hoạt động đào tạo
1. Tờ trình đề nghị cho phép hoạt động đào tạo.
2. Báo cáo tình hình thực hiện cam kết theo Đề án thành lập trường.
3. Chương trình đào tạo.
4. Thuyết minh các điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo.
a) Danh sách trích ngang cán bộ giảng viên cơ hữu và cán bộ quản lý có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
b) Thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo chung toàn trường, số lượng và diện tích giảng đường, thư viện, phòng thí nghiệm, các loại máy móc thiết bị, giáo trình, tài liệu, sách phục vụ hoạt động giáo dục có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
5. Dự kiến chỉ tiêu và kế hoạch tuyển sinh.
Điều 9. Trình tự thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo
1. Trình tự thủ tục cho phép trường đại học hoạt động đào tạo
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận và tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo của trường đại học;
b) Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong vòng 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng được các điều kiện quy định tại
- Nếu hồ sơ không đáp ứng được các quy định tại
2. Hết thời hạn 3 năm, kể từ ngày quyết định cho phép hoạt động đào tạo có hiệu lực, nếu trường đại học không triển khai hoạt động đào tạo thì quyết định cho phép hoạt động đào tạo hết hiệu lực.
3. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định cho phép hoạt động đào tạo đối với trường đại học.
Điều 10. Đình chỉ hoạt động đào tạo của trường đại học
1. Trường đại học bị đình chỉ hoạt động đào tạo trong các trường hợp sau đây:
a) Có hành vi gian lận để được thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo;
b) Không bảo đảm một trong các điều kiện quy định tại
c) Người cho phép hoạt động đào tạo không đúng thẩm quyền;
d) Vi phạm quy định của pháp luật về giáo dục bị xử phạt vi phạm hành chính ở mức độ phải đình chỉ hoạt động;
đ) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật.
2. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo đối với trường đại học. Quyết định đình chỉ hoạt động đào tạo phải xác định rõ lý do đình chỉ, thời hạn đình chỉ, biện pháp bảo đảm quyền lợi của nhà giáo, người học và người lao động trong trường và phải công bố công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
3. Sau thời hạn đình chỉ, nếu nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ được khắc phục thì người có thẩm quyền quyết định đình chỉ ra quyết định cho phép hoạt động đào tạo trở lại.
MỤC 3. SÁP NHẬP, CHIA, TÁCH, GIẢI THỂ TRƯỜNG ĐẠI HỌC, THÀNH LẬP PHÂN HIỆU
Điều 11. Sáp nhập, chia, tách trường đại học
1. Việc sáp nhập, chia, tách trường đại học phải bảo đảm các yêu cầu sau đây:
a) Phù hợp với quy hoạch mạng lưới trường đại học;
b) Đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
c) Bảo đảm quyền lợi của giảng viên, người học và người lao động của trường;
d) Góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục đại học;
đ) Chỉ cho phép sáp nhập các trường đại học, các học viện trên địa bàn cùng tỉnh hoặc thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Hồ sơ sáp nhập, chia, tách trường đại học bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); Tờ trình của trường đại học (đối với trường tư thục) trình Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học kèm theo ý kiến của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đặt trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập hoặc các trụ sở mới sau khi chia tách.
b) Biên bản Đại hội cổ đông về việc sáp nhập, chia, tách trường đại học (đối với trường tư thục);
c) Đề án sáp nhập, chia, tách trường đại học, trong đó làm rõ mục đích của việc sáp nhập, chia, tách trường đại học; trụ sở chính của trường sau khi sáp nhập, chia, tách; dự kiến cơ cấu tổ chức nhân sự; phương án đối với giảng viên, người học và người lao động của trường; kế hoạch, lộ trình thực hiện việc sáp nhập, chia, tách; thủ tục và thời hạn chuyển đổi tài sản, chuyển đổi vốn góp, cổ phần.
3. Trình tự thủ tục sáp nhập, chia, tách trường đại học:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu hồ sơ không đầy đủ theo yêu cầu tại Khoản 2 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo bằng văn bản cho cơ quan chủ quản (đối với trường công lập); trường đại học (đối với trường tư thục) để sửa đổi, bổ sung;
- Trường hợp hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì thẩm định, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Điều 12. Thành lập Phân hiệu trường đại học
1. Việc thành lập Phân hiệu trường đại học phải đáp ứng được các điều kiện quy định tại
2. Quy trình thành lập Phân hiệu trường đại học thực hiện như quy định tại
3. Hồ sơ đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập Phân hiệu trường đại học.
a) Tờ trình đề nghị thành lập Phân hiệu của trường đại học;
b) Văn bản chấp thuận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh về việc thành lập Phân hiệu tại địa phương;
c) Đề án thành lập Phân hiệu: Đề án thành lập Phân hiệu phải xác định rõ mục tiêu, nội dung, chương trình, ngành nghề, quy mô đào tạo; đất đai, địa điểm dự kiến xây dựng Phân hiệu, cơ sở vật chất, thiết bị, giảng viên, nguồn lực tài chính, tổ chức bộ máy; phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển Phân hiệu;
d) Xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về khả năng tài chính của trường để chứng minh trường có đủ năng lực xây dựng Phân hiệu.
4. Trình tự đề nghị phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu trường đại học.
a) Chủ Đề án lập 6 bộ hồ sơ thành lập Phân hiệu (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ Đề án thành lập Phân hiệu của trường đại học, tổ chức thẩm định hồ sơ các điều kiện thành lập Phân hiệu trường đại học;
c) Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ Đề án.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 3 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét, quyết định phê duyệt chủ trương thành lập hoặc cho phép thành lập Phân hiệu.
5. Hồ sơ đề nghị thành lập Phân hiệu trường đại học.
a) Quyết định phê duyệt chủ trương thành lập phân hiệu trường đại học;
b) Văn bản pháp lý xác nhận về quyền sử dụng đất hoặc văn bản giao đất, cho thuê đất để xây dựng Phân hiệu (trong đó xác định rõ địa điểm, mốc giới, địa chỉ, diện tích của khu đất) của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
c) Bản Quy hoạch thiết kế tổng thể Phân hiệu được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
d) Báo cáo của trường đại học về tình hình thực hiện xây dựng Phân hiệu có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi phân hiệu đặt trụ sở. Trong báo cáo cần nêu rõ điều kiện: về giảng viên, cơ sở vật chất, thiết bị, tài chính phù hợp với kế hoạch từng giai đoạn phát triển của Phân hiệu.
6. Trình tự đề nghị thành lập phân hiệu trường đại học.
a) Chủ Đề án lập 6 bộ hồ sơ thành lập Phân hiệu (trong đó có 01 bộ hồ sơ gốc) gửi đến Bộ Giáo dục và Đào tạo;
b) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ Đề án thành lập Phân hiệu của trường đại học, tổ chức thẩm định thực tế các điều kiện thành lập Phân hiệu trường đại học;
c) Thời hạn giải quyết hồ sơ:
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo thông báo cho trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ Đề án.
- Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 5 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập Phân hiệu.
7. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quyết định thành lập Phân hiệu và cho phép Phân hiệu hoạt động đào tạo.
8. Việc cho phép Phân hiệu hoạt động đào tạo được thực hiện theo quy định tại Điều 7, Điều 8 và Điều 9 của Quyết định này.
9. Việc đình chỉ hoạt động đào tạo của Phân hiệu được thực hiện theo quy định tại
Điều 13. Giải thể trường đại học
1. Trường đại học bị giải thể trong những trường hợp sau đây:
a) Vi phạm nghiêm trọng các quy định của pháp luật về quản lý và tổ chức hoạt động của trường đại học;
b) Hết thời hạn đình chỉ hoạt động đào tạo mà không khắc phục được nguyên nhân dẫn đến việc bị đình chỉ;
c) Mục tiêu và nội dung hoạt động trong quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập trường không còn phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước;
d) Theo đề nghị của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học;
đ) Không thực hiện đúng cam kết thể hiện trong đề án được phê duyệt sau thời hạn 04 năm, kể từ ngày quyết định thành lập hoặc cho phép thành lập có hiệu lực.
2. Quyết định giải thể trường đại học phải xác định rõ lý do giải thể, các biện pháp bảo đảm quyền hợp pháp của giảng viên, người học và người lao động.
3. Đối với những trường đại học bị giải thể thì Nhà nước sẽ thu hồi đất để tiếp tục bố trí cho cơ sở giáo dục khác sử dụng, không thay đổi mục đích sử dụng đất cho giáo dục. Đối với các tài sản trên đất sẽ giải quyết theo các quy định hiện hành.
4. Hồ sơ giải thể trường đại học bao gồm:
a) Công văn đề nghị giải thể trường đại học của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học trong đó nêu rõ lý do, mục đích giải thể trường;
b) Phương án giải thể trường đại học, trong đó nêu rõ các biện pháp bảo đảm quyền lợi hợp pháp của giảng viên, người học, người lao động; phương án giải quyết tài chính, tài sản của nhà trường.
5. Trong trường hợp trường đại học vi phạm một trong các nội dung quy định tại các điểm a, b và c Khoản 1 Điều này mà không có đề nghị của cơ quan chủ quản hoặc của tổ chức, cá nhân thành lập trường thì Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định các điều kiện bị giải thể của trường đại học trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
6. Trình tự thủ tục giải thể trường đại học.
a) Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp nhận hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học và tổ chức thẩm định. Việc thẩm định hồ sơ đề nghị giải thể trường đại học được thực hiện theo quy định tại
- Trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ, nếu hồ sơ không đáp ứng được yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ thông báo cho tổ chức, cá nhân thành lập trường đại học bổ sung và hoàn thiện hồ sơ xin giải thể trường.
- Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận hồ sơ đáp ứng yêu cầu quy định tại Khoản 4 Điều này, Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì phối hợp với các Bộ, ngành liên quan thẩm định hồ sơ xin giải thể, tổng hợp trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
b) Quyết định giải thể trường đại học được công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng.
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo
a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương thẩm định việc thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học;
b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, địa phương để chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện các đề án thành lập trường đại học;
2. Các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ và các cơ quan liên quan có trách nhiệm phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo để thực hiện việc thẩm định thành lập, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy chứng nhận đầu tư, phối hợp thẩm định thực tế Đề án trên địa bàn theo quy định hiện hành và ra quyết định thành lập Ban quản lý Dự án (trên cơ sở đề xuất của chủ Đề án) để triển khai dự án đầu tư xây dựng trường; kiểm tra và xác nhận các điều kiện cho phép hoạt động đào tạo.
1. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2014.
2. Quyết định này thay thế Quyết định số 07/2009/QĐ-TTg ngày 15 tháng 01 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học.
3. Đối với những Đề án thành lập trường đã được phê duyệt chủ trương thành lập hoặc chủ trương cho phép thành lập thì không phải thực hiện các nội dung quy định tại
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT. THỦ TƯỚNG |
- 1Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Công văn 401/VPCP-KGVX quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 3483/VPCP-KGVX quyết định quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 2168/QĐ-TTg năm 2013 cho phép thành lập Trường Đại học Công nghệ Miền Đông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 2377/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- 7Quyết định 2056/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Quyết định 07/2009/QĐ-TTg ban hành điều kiện và thủ tục thành lập, đình chỉ hoạt động, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
- 3Quyết định 2056/QĐ-BGDĐT năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành
- 1Luật Giáo dục 2005
- 2Luật Đầu tư 2005
- 3Nghị định 75/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Giáo dục
- 4Nghị định 108/2006/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đầu tư
- 5Luật Tổ chức Chính phủ 2001
- 6Luật giáo dục sửa đổi năm 2009
- 7Nghị quyết 50/2010/QH12 thực hiện chính sách, pháp luật về thành lập trường, đầu tư và bảo đảm chất lượng đào tạo đối với giáo dục đại học do Quốc hội ban hành
- 8Nghị định 31/2011/NĐ-CP sửa đổi Nghị định số 75/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Giáo dục
- 9Luật giáo dục đại học 2012
- 10Nghị định 73/2012/NĐ-CP quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục
- 11Công văn 401/VPCP-KGVX quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 12Công văn 3483/VPCP-KGVX quyết định quy định về điều kiện và trình tự, thủ tục thành lập, cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học do Văn phòng Chính phủ ban hành
- 13Quyết định 2168/QĐ-TTg năm 2013 cho phép thành lập Trường Đại học Công nghệ Miền Đông do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 14Quyết định 2377/QĐ-TTg năm 2014 phê duyệt Đề án thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động của Trường Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2014 - 2017 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 64/2013/QĐ-TTg về điều kiện thủ tục thành lập hoặc cho phép thành lập, cho phép hoạt động đào tạo, đình chỉ hoạt động đào tạo, sáp nhập, chia, tách, giải thể trường đại học, học viện do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 64/2013/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/2013
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 821 đến số 822
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra