Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2009/QĐ-UBND | Đà Lạt, ngày 07 tháng 7 năm 2009 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH LÂM ĐỒNG
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị quyết số 17/NQ-TU ngày 20/10/2008 của Tỉnh ủy Lâm Đồng về đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh Lâm Đồng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Theo đề nghị của Sở Lao động Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 80/LĐTBXH ngày 19/01/2009 và Tờ trình số 415/TT-LĐTBXH ngày 10/4/2009,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 87/2004/QĐ-UB ngày 18/5/2004 của UBND tỉnh Lâm Đồng.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Lao động, Thương binh và Xã hội, Kế hoạch và Đầu tư , Tài chính, Công Thương, Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội tỉnh; Chủ tịch Liên minh Hợp tác xã, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt và các tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành./-
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
VỀ HỖ TRỢ CÁC DOANH NGHIỆP VÀ HỢP TÁC XÃ ĐÀO TẠO NGHỀ CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH LÂM ĐỒNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 07/7/2009 của UBND tỉnh Lâm Đồng)
Việc hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã trên địa bàn đào tạo nghề từ ngân sách địa phương nhằm thực hiện xã hội hóa đào tạo nghề; nâng chất lượng nguồn nhân lực, tạo việc làm bền vững cho người lao động; dạy nghề, tuyển dụng người tàn tật, bộ đội, công an xuất ngũ, đồng bào dân tộc it người, lao động thuộc hộ nghèo, vùng nghèo của tỉnh vào làm việc tại doanh nghiệp, hợp tác xã.
Điều 2. Đối tượng được hỗ trợ đào tạo nghề
Doanh nghiệp thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Hợp tác xã thành lập theo Luật Hợp tác xã đóng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng (dưới đây gọi chung là doanh nghiệp) có tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại tại doanh nghiệp với số lượng từ mười (10) công nhân trở lên mỗi năm hoặc gửi công nhân đi đào tạo trong nước để sử dụng và thời gian đào tạo từ một (01) tháng trở lên (thời gian đào tạo mỗi tháng ít nhất tám mươi (80) giờ).
Điều 3. Các hình thức đào tạo nghề được hỗ trợ
1. Đào tạo mới cho số lao động được tuyển mới vào doanh nghiệp.
2. Đào tạo lại hoặc đào tạo nghề mới cho số lao động đang làm việc tại doanh nghiệp để bố trí vào các ngành nghề mới được đầu tư hoặc do yêu cầu cải tiến công nghệ.
3. Gửi công nhân đi đào tạo nghề tại các trường cao đẳng nghề, trung cấp nghề, trung tâm dạy nghề hoặc các doanh nghiệp khác trong nước để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh (đối với các nghề, trình độ đào tạo mà doanh nghiệp chưa tổ chức đào tạo được).
4. Đào tạo tập trung theo đơn đặt hàng của doanh nghiệp với các đơn vị dạy nghề để đào tạo nghề cho công nhân của doanh nghiệp.
Điều 4. Các trường hợp không được hỗ trợ đào tạo
Doanh nghiệp không được hỗ trợ đào tạo với những trường hợp sau:
1. Số lao động của doanh nghiệp đã nhận hỗ trợ đào tạo nghề từ quỹ khuyến công của tỉnh hoặc các chương trình hỗ trợ đào tạo khác nếu cùng một trình độ đào tạo.
2. Số lao động không hoàn thành chương trình đào tạo.
3. Những lao động chưa được doanh nghiệp bố trí việc làm và chưa đóng bảo hiểm xã hội.
Ngân sách địa phương hỗ trợ cho doanh nghiệp để tổ chức đào tạo cho công nhân tại doanh nghiệp hoặc gửi đi đào tạo tại các trường, trung tâm dạy nghề hoặc các đơn vị khác trong nước khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1. Không thu học phí của người lao động được đào tạo nghề.
2. Người lao động được cấp bằng nghề, chứng chỉ sơ cấp nghề sau khoá đào tạo theo quy định của Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội hoặc được giám đốc doanh nghiệp cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình khoá học.
3. Bố trí việc làm, ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động đã hoàn thành chương trình đào tạo. Riêng hợp tác xã không bắt buộc đóng bảo hiểm xã hội cho nguời lao động.
4. Có đủ hồ sơ nhận kinh phí hỗ trợ đào tạo theo chương II quy định này.
5. Chịu sự kiểm tra của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội trong quá trình đào tạo.
Điều 6. Mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ
1. Đào tạo tại doanh nghiệp:
a) Mức hỗ trợ: 200.000 đồng/người/tháng;
b) Thời gian hỗ trợ tối đa: theo chương trình đào tạo và không quá 06 tháng.
2. Gửi công nhân đi đào tạo tại các doanh nghiệp khác hoặc theo hợp đồng đào tạo với các đơn vị dạy nghề:
a) Mức hỗ trợ: 300.000 đồng/người/tháng;
b) Thời gian hỗ trợ:
- Đào tạo trình độ sơ cấp nghề ở các trường, trung tâm dạy nghề hoặc gửi đào tạo tại doanh nghiệp khác: Theo thời gian ghi trong chứng chỉ nghề hoặc giấy chứng nhận hoàn thành hoàn khóa học và tối đa không quá sáu (06) tháng;
- Đào tạo trình độ trung cấp nghề: hai mươi (20) tháng;
- Đào tạo trình độ cao đẳng nghề: ba mươi (30) tháng.
3. Doanh nghiệp được hỗ trợ thêm 100.000 đồng/người/tháng khi đào tạo nghề cho các đối tựơng sau:
a) Đồng bào dân tộc ít người;
b) Lao động thuộc hộ nghèo (được cấp sổ hộ nghèo);
c) Bộ đội, công an xuất ngũ;
d) Người tàn tật;
e) Lao động ở các xã, thôn, buôn thuộc khu vực III theo danh mục địa bàn thuộc chương trình 135 giai đoạn 2 và các xã, thôn có trên 30% hộ nghèo vào năm trước.
THỦ TỤC, HỒ SƠ HỖ TRỢ KINH PHÍ ĐÀO TẠO
Điều 7. Tổ chức lớp đào tạo nghề tại doanh nghiệp
1. Chậm nhất không quá mười lăm (15) ngày sau khi bắt đầu tổ chức đào tạo nghề, doanh nghiệp gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hồ sơ gồm:
a) Kế hoạch tổ chức lớp đào tạo nghề (theo mẫu 01 tại phụ lục), trong đó phải nêu rõ:
- Lý do đào tạo;
- Số lượng lao động cần đào tạo;
- Mục tiêu đào tạo của doanh nghiệp;
- Nội dung và thời gian (số giờ) đào tạo;
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ đào tạo;
- Giáo viên, công nhân lành nghề tham gia đào tạo (01 giáo viên, công nhân lành nghề không hướng dẫn quá 30 học viên);
- Ngày bắt đầu đào tạo, ngày dự kiến kiểm tra tay nghề;
- Thời gian xin hỗ trợ đào tạo.
b) Danh sách học viên (tên xếp theo thứ tự vần A, B,C, theo mẫu số 02 tại phụ lục kèm theo quy định này).
2. Không quá ba (03) tháng sau khi kết thúc khoá đào tạo, doanh nghiệp gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo;
b) Quyết định của giám đốc doanh nghiệp công nhận hoàn thành chương trình đào tạo nghề, kèm theo danh sách lao động đề nghị hỗ trợ chi phí đào tạo (tên xếp theo thứ tự vần A, B, C và có xác nhận của Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố, thị xã, theo mẫu số 03 tại phụ lục kèm theo quy định này).
Điều 8. Gửi lao động đi đào tạo ở doanh nghiệp khác hoặc tại các trường, trung tâm dạy nghề
1.Thời hạn không quá mười lăm (15) ngày sau khi bắt đầu khoá đào tạo, doanh nghiệp gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hồ sơ gồm:
a) Văn bản báo cáo lý do về việc gửi lao động đi đào tạo;
b) Danh sách lao động gửi đi đào tạo (xếp theo vần A,B,C theo mẫu số 2 tại phụ lục kèm theo quy định này);
c) Bản sao giấy báo nhập học hoặc hợp đồng đào tạo.
2. Trong thời gian không quá ba (03) tháng sau khi người lao động kết thúc khoá đào tạo về làm việc tại doanh nghiệp, doanh nghiệp gửi Sở Lao động- Thương binh và Xã hội hồ sơ gồm:
a) Văn bản đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo;
b) Danh sách lao động đề nghị hỗ trợ kinh phí đào tạo có xác nhận của Bảo hiểm xã hội tỉnh hoặc Bảo hiểm xã hội huyện, thành phố, thị xã (theo mẫu số 03 tại phụ lục kèm theo quy định này);
c) Bản sao văn bằng tốt nghiệp nghề hoặc giấy chứng nhận hoàn thành khóa học.
Điều 9. Thời gian giải quyết hỗ trợ kinh phí
1. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đề nghị hỗ trợ kinh phí của doanh nghiệp, Sở Lao động- Thương binh và Xã hội kiểm tra hồ sơ hoặc trực tiếp kiểm tra tại doanh nghiệp; có văn bản thông báo cho doanh nghiệp, Sở Tài chính biết số lao động, kinh phí được hỗ trợ và số công nhân, lí do không được hỗ trợ (nếu có).
2. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội, Sở Tài chính chuyển kinh phí hỗ trợ cho doanh nghiệp.
3. Trong thời hạn ba mươi (30) ngày làm việc kể từ ngày nhận được thông báo của Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, doanh nghiệp có trách nhiệm báo cáo Sở Lao động- Thương binh và Xã hội và Sở Tài chính biết số kinh phí đã nhận được hoặc chưa nhận được theo thông báo của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội.
Điều 10. Trách nhiệm của Sở Lao động- Thương binh và Xã hội
1. Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Liên minh Hợp tác xã, Liên đoàn Lao động tỉnh tổ chức triển khai quy định này đến các doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh và các cơ sở đào tạo, dạy nghề có liên quan; lập kế hoạch ngân sách hàng năm vào tháng cuối quý III năm trước trình Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí ngân sách hỗ trợ doanh nghiệp đào tạo nghề cho người lao động.
2. Kiểm tra hoạt động đào tạo nghề của các doanh nghiệp xin hỗ trợ đào tạo nghề theo quy định này.
3. Báo cáo đánh giá kết quả hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm gửi Uỷ ban nhân dân tỉnh trước ngày 31 tháng 01 năm sau.
Điều 11. Trách nhiệm của Sở Tài chính
1. Tham mưu Uỷ ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí sự nghiệp hàng năm để thực hiện theo quyết định này.
2. Thực hiện chuyển kinh phí hỗ trợ đào tạo nghề cho doanh nghiệp theo đề nghị của Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
3. Kiểm tra quyết toán việc sử dụng kinh phí hỗ trợ theo quy định.
Điều 12. Trách nhiệm của Bảo hiểm Xã hội tỉnh
Xác nhận hoặc ủy quyền cho Bảo hiểm Xã hội huyện, thị xã, thành phố xác nhận danh sách lao động đóng bảo hiểm xã hội theo đề nghị của doanh nghiệp được quy định tại khoản 2 Điều 7 quy định này.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị liên quan
Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã Bảo Lộc, thành phố Đà Lạt, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Giáo dục đào tạo, Sở Nội vụ, Liên minh Hợp tác xã, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ban Quản lý các khu công nghiệp chịu trách nhiệm tổ chức giới thiệu quy định này của tỉnh đến các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, Hợp tác xã và các cơ sở đào tạo nghề có liên quan.
1. Ngân sách tỉnh bố trí 2% tổng kinh phí chi hỗ trợ đào tạo nghề hàng năm theo quy định này và giao cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội quản lý để chi cho công tác hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện.
2. Việc quản lý, sử dụng khoản kinh phí này thực hiện theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.
Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị có liên quan phản ảnh về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội để được hướng dẫn, tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng xem xét, bổ sung, điều chỉnh theo quy định./-
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
KHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp:_________________________________________________________
Địa chỉ đặt cơ sở xản xuất, dịch vụ:____________________________________________
Địa điểm tổ chức đào tạo:____________________________________________________
Họ tên, chức vụ người phụ trách khóa đào tạo:___________________________________
Điện thoại liên hệ:__________________________________________________________
I. Lí do đào tạo:
1. Tóm tắt phương án đầu tư mở rộng sản xuất hoặc đổi mới công nghệ, nâng chất lượng sản phẩm, dịch vụ.
2. Tổng số lao động hiện có________, trong đó số đã tham gia bảo hiểm xã hội:___________
3. Số lao động cần tăng thêm hoặc đào tạo, nâng cao tay nghề:________________________
II. Nghề và mục tiêu đào tạo:
1. Nghề:_________________________________, số lượng học viên:___________________
2. Nghề:_________________________________, số lượng học viên:___________________
Các công việc sẽ bố trí sau đào tạo:
Tên công việc
| Tổng số lao động hiện có | Số học viên sau học nghề sẽ bổ sung hoặc thay thế |
1. |
|
|
2. |
|
|
III. Nội dung chương trình, thời gian đào tạo (có thể gửi kèm theo kế hoạch chương trình đào tạo)
Các nội dung đào tạo | Học xong làm được nhiệm vụ, công việc | Thời gian đào tạo (giờ) | |
Lý thuyết | Thực hành | ||
- |
|
|
|
- |
|
|
|
Cộng |
|
|
|
IV. Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo:
1. Diện tích nhà xưởng:______m2, diện tích phòng học lý thuyết:________m2
2. Trang thiết bị phục vụ đào tạo:
Tên trang thiết bị | ĐVT | Số lượng |
1. |
|
|
2. |
|
|
V. Giáo viên, công nhân lành nghề hướng dẫn lớp học:
Họ tên | Tuổi | Trình độ chuyên môn kỹ thuật | Thâm niên nghề (năm) |
1. |
|
|
|
2. |
|
|
|
3. |
|
|
|
VI. Thời gian thực hiện:
1. Ngày bắt đầu đào tạo:___________________________________________________
2. Ngày dự kiến kiểm tra, kết thúc lớp/khóa học:_________________________________
VII. Số tháng đề nghị hỗ trợ đào tạo: ____________ tháng
VIII. Các đề nghị khác đối với cơ quan lao động, tài chính (nếu có):_______________
________________________________________________________________________
________________________________________________________________________
| _____________, Ngày tháng năm Giám đốc doanh nghiệp |
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
KHÓA ĐÀO TẠO NGHỀ TẠI DOANH NGHIỆP
Tên doanh nghiệp:_________________________________________________________
Địa chỉ:__________________________________________________________________
TT | Họ và tên | Năm sinh | Địa chỉ thường trú | Nghề được đào tạo | |
Nam | Nữ | ||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| _____________, Ngày tháng năm Giám đốc doanh nghiệp |
PHỤ LỤC
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------
Tên doanh nghiệp:_______________________________________________________
Địa chỉ:________________________________________________________________
TT | Họ và tên | Năm sinh | Lao động thuộc đối tượng | Nghề đào tạo | Công việc đang làm | Đóng BHXH từ tháng/năm | |
Nam | Nữ | ||||||
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
XÁC NHẬN CỦA BHXH VỀ THỜI GIAN ĐÓNG BHXH | _________, ngày tháng năm GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP |
- 1Quyết định 87/2004/QĐ-UB về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho công nhân trên địa bàn Lâm Đồng
- 2Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 56/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 1224/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến hết ngày 31/12/2013
- 1Quyết định 87/2004/QĐ-UB về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho công nhân trên địa bàn Lâm Đồng
- 2Quyết định 483/QĐ-UBND năm 2010 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành hết hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 56/2013/QĐ-UBND về hỗ trợ doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng
- 4Quyết định 1224/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành đến hết ngày 31/12/2013
Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định hỗ trợ các doanh nghiệp và hợp tác xã đào tạo nghề cho người lao động trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng do Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng ban hành
- Số hiệu: 64/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Lâm Đồng
- Người ký: Huỳnh Đức Hòa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 17/07/2009
- Ngày hết hiệu lực: 15/12/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra