Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 64/2009/QĐ-UBND | Vinh, ngày 15 tháng 7 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC NGÀNH, CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Thanh tra ngày 15/6/2004;
Căn cứ Luật Khiếu nại, tố cáo ngày 02/12/1998; các Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004 và năm 2005;
Căn cứ Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29/4/2003;
Căn cứ Nghị định số 157/2007/NĐ-CP ngày 27/10/2007 của Chính phủ Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng UBND tỉnh và Chánh Thanh tra tỉnh;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh”.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Chánh Thanh tra tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY ĐỊNH
CHẾ ĐỘ TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU CÁC NGÀNH, CÁC CẤP TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH.
(Ban hành kèm theo Quyết định số 64/2009/QĐ-UBND ngày 15 tháng 7 năm 2009 của UBND tỉnh Nghệ An).
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh.
Văn bản này quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trên địa bàn tỉnh Nghệ An (gọi chung là người đứng đầu) trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 2. Đối tượng áp dụng.
1. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhà nước thuộc UBND tỉnh, gồm:
a) Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các ban, ngành cấp tỉnh (gọi chung là Sở);
b) Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã (gọi chung là UBND cấp huyện).
2. Cấp phó của người đứng đầu quy định tại khoản 1 Điều này khi được cấp trưởng uỷ quyền bằng văn bản hoặc quyết định phân công thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 3. Trách nhiệm của người đứng đầu trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Thực hiện việc quản lý nhà nước về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của mình;
2. Hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, tổ chức do mình quản lý trong việc thực hiện pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
3. Thực hiện việc tiếp công dân, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo và giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo đúng quy định của pháp luật;
4. Triển khai, tổ chức thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo của cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
5. Phối hợp, tạo điều kiện cho các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật;
6. Thực hiện chế độ thông tin, báo cáo về công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Điều 4. Nguyên tắc xác định chế độ trách nhiệm.
1. Người đứng đầu có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch và đề ra các biện pháp, tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng chức năng, nhiệm vụ và thẩm quyền của mình; đồng thời phải chịu trách nhiệm trực tiếp trước pháp luật và Thủ trưởng cơ quan cấp trên trong việc để xảy ra vi phạm các quy định về tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo tại cơ quan, đơn vị, địa phương do mình phụ trách.
2. Người đứng đầu nếu để các đơn vị trực thuộc xảy ra các vi phạm pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải chịu trách nhiệm liên đới.
3. Trong trường hợp vụ việc vi phạm pháp luật trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều người quy định tại Điều 2 quy định này thì tất cả những người này đều phải chịu trách nhiệm theo quy định tại Điều 9 quy định này và các quy định khác của pháp luật.
Chương II
TRÁCH NHIỆM CỦA NGƯỜI ĐỨNG ĐẦU TRONG CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN VÀ GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI, TỐ CÁO.
Điều 5. Trách nhiệm trong việc tiếp công dân, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo.
1. Bố trí địa điểm tiếp công dân và các điều kiện, trang thiết bị phục vụ cho việc tiếp công dân được thuận tiện; xây dựng nội quy, bố trí lịch, cử cán bộ tiếp công dân và tổ chức thực hiện việc tiếp công dân theo đúng quy định của pháp luật;
2. Trực tiếp thực hiện việc tiếp công dân theo lịch, nội quy và các quy định của pháp luật; trường hợp đặc biệt có thể ủy quyền cho cấp phó của mình thực hiện việc tiếp công dân. Không được ủy quyền cho cán bộ cấp phòng, ban thay mặt người đứng đầu thực hiện việc tiếp công dân định kỳ hàng tháng.
3. Chỉ đạo, tổ chức việc tiếp nhận, xử lý đơn thư khiếu nại, tố cáo hoặc kiến nghị, phản ánh của công dân theo đúng trình tự, thủ tục và thẩm quyền; hướng dẫn công dân khiếu nại, tố cáo đến đúng cơ quan có thẩm quyền giải quyết;
4. Trực tiếp xem xét, xử lý các đơn thư khiếu nại, tố cáo gửi đến cơ quan, đơn vị mình; phân công, giao việc cho các cơ quan, đơn vị trực thuộc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng thẩm quyền;
5. Khi cần thiết, phối hợp, tham gia với các cơ quan, đơn vị khác theo thẩm quyền trong việc tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
6. Phải tổ chức thống nhất tập trung vào một đầu mối trong việc tiếp công dân; tiếp nhận, phân loại, xử lý đơn thư và giao trách nhiệm giải quyết, xử lý đơn thư.
7. Thực hiện tốt công tác dự báo tình hình khiếu nại, tố cáo trên địa bàn, chủ động các phương án giải quyết và kịp thời báo cáo cấp có thẩm quyền để thực hiện tốt, có hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 6. Trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1. Thụ lý giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của mình đảm bảo đúng quy trình, thủ tục, thời gian và đúng quy định của pháp luật;
2. Có ý kiến bằng văn bản khi có yêu cầu tham gia đóng góp ý kiến hoặc cử người phối hợp với các cơ quan cùng cấp, hoặc cấp trên, cấp dưới đối với những vụ việc giải quyết khiếu nại, tố cáo có liên quan đến chức năng, thẩm quyền của mình khi có yêu cầu;
3. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của Thủ trưởng cấp trên trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo theo đúng quy định của pháp luật về cán bộ, công chức; pháp luật về Khiếu nại, tố cáo và các quy định khác;
4. Tổ chức thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo và các quy định khác của pháp luật;
5. Tổ chức kiểm tra, xác minh, tham mưu Chủ tịch UBND tỉnh giải quyết các vụ việc khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền giải quyết của Chủ tịch UBND tỉnh khi được giao đảm bảo đúng quy định của pháp luật.
Điều 7. Trách nhiệm trong quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo.
1. Rà soát, xây dựng, ban hành hoặc tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản, chương trình kế hoạch, biện pháp thực hiện việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước được giao;
2. Chỉ đạo xây dựng, phê duyệt và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra việc chấp hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo của Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc; có biện pháp xử lý, chấn chỉnh những vi phạm (nếu có);
3. Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn các đơn vị trực thuộc thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;
4. Phối hợp, tạo điều kiện để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thực hiện công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo và giám sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật;
5. Sắp xếp tổ chức, kiện toàn bộ máy của tổ chức Thanh tra cùng cấp; thực hiện tốt việc đào tạo, bồi dưỡng và các chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức trực tiếp làm công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo; chuẩn bị tốt cơ sở vật chất phục vụ việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị mình đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ;
6. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về khiếu nại, tố cáo cho cán bộ và nhân dân thuộc phạm vi quản lý hoặc theo sự phân công, phân cấp của UBND tỉnh;
7. Tổ chức nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật; xây dựng cơ sở dữ liệu phục vụ công tác quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo;
8. Thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc cơ quan, đơn vị và lĩnh vực do mình được giao phụ trách theo quy định của UBND tỉnh và Thanh tra tỉnh;
9. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi UBND tỉnh giao hoặc theo quy định của pháp luật.
Chương III
CHẾ ĐỘ KHEN THƯỞNG VÀ XỬ LÝ VI PHẠM
Điều 8. Khen thưởng.
1. Những người quy định tại Điều 2 quy định này nếu thành xuất sắc nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo thì được khen thưởng theo quy định hiện hành.
2. Không được xét tặng các danh hiệu thi đua trong năm như: Chiến sỹ thi đua cơ sở, chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, chiến sỹ thi đua toàn quốc nếu để xảy ra một trong các điều kiện sau:
a) Công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, địa phương được xếp loại Trung bình trở xuống;
b) Tỷ lệ giải quyết khiếu nại, tố cáo của cơ quan, đơn vị, địa phương đạt tỷ lệ từ 80% trở xuống;
c) Số vụ việc cấp trên yêu cầu phải giải quyết lại chiếm tỷ lệ 50% trở lên so với tổng số vụ việc được cấp trên kiểm tra, rà soát lại (trừ trường hợp vì lý do khách quan);
d) Thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo và các kết luận kiểm tra, xác minh đơn khiếu nại, tố cáo đạt tỷ lệ 50% trở xuống nếu không có lý do chính đáng;
e) Để đơn thư, vụ việc khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên tỉnh nhiều; để UBND tỉnh phải nhiều lần ra văn bản đôn đốc, nhắc nhở trách nhiệm trong giải quyết khiếu nại, tố cáo;
g) Không xây dựng kế hoạch hoặc không hoàn thành kế hoạch thanh tra, kiểm tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực thuộc trong công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không có lý do chính đáng;
h) Vi phạm các quy định trách nhiệm khác về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo đến mức phải xử lý.
Điều 9. Xử lý trách nhiệm đối với người đứng đầu trong các trường hợp.
1. Vi phạm nội dung trách nhiệm đối với người đứng đầu được quy định tại các Điều 5, 6, 7 của Quy định này.
2. Chỉ đạo, điều hành và tổ chức việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn không đúng quy định của pháp luật; kết luận sai bản chất vụ việc hoặc đạt chất lượng, hiệu quả thấp; giải quyết không hết nội dung, không đúng quy trình, thủ tục hoặc quá thời hạn quy định; để đơn thư, vụ việc tồn đọng không giải quyết hoặc có đoàn đông người, đơn thư khiếu nại, tố cáo vượt cấp lên trên; để xảy ra tình trạng cấp trên phải yêu cầu giải quyết lại nhiều lần.
3. Không thực hiện, thực hiện chậm hoặc không hoàn thành, hoàn thành với chất lượng, hiệu quả thấp các nhiệm vụ về giải quyết khiếu nại, tố cáo do cấp trên giao nhưng không báo cáo hoặc báo cáo chậm trễ mà không có lý do chính đáng.
4. Không giao nhiệm vụ hoặc giao nhiệm vụ cho cấp dưới không đúng quy định, thẩm quyền về giải quyết khiếu nại, tố cáo; không kiểm tra hoặc thiếu kiểm tra, đôn đốc cấp dưới thực hiện các quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
5. Không kịp thời giải quyết hoặc không có ý kiến phúc đáp theo quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của người đứng đầu khi cấp dưới đã báo cáo, xin ý kiến chỉ đạo trong giải quyết khiếu nại, tố cáo dẫn đến vi phạm thời hạn trong giải quyết khiếu nại, tố cáo.
6. Chỉ đạo trái pháp luật hoặc chỉ đạo không rõ ràng, thiếu nhất quán gây khó khăn trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo; tham mưu, đề xuất, trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền văn bản trái pháp luật; tự ý giải quyết công việc không thuộc thẩm quyền hoặc vượt quá thẩm quyền trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
7. Không tổ chức thực hiện hoặc tổ chức thực hiện không nghiêm túc, đạt hiệu quả thấp các quyết định giải quyết khiếu nại, quyết định xử lý tố cáo đã có hiệu lực pháp luật, gây khiếu kiện kéo dài.
8. Khi phát hiện cán bộ, công chức, viên chức thuộc quyền quản lý có vi phạm trong việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không có biện pháp kiên quyết để chấm dứt hành vi đó; không kịp thời áp dụng biện pháp khắc phục có hiệu quả; không xử lý kịp thời hoặc xử lý không đúng quy định hoặc bao che cho hành vi vi phạm.
9. Vi phạm quy định của pháp luật về tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong cơ quan, đơn vị, địa phương hoặc cán bộ do mình trực tiếp quản lý.
10. Vi phạm các quy định khác của pháp luật về trách nhiệm của người đứng đầu trong tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Điều 10. Các hình thức xử lý vi phạm trách nhiệm.
1. Hàng năm, tiến hành đánh giá, xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của Giám đốc các Sở và Chủ tịch UBND cấp huyện; đây là một trong những nội dung làm căn cứ để xếp loại đối với cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp, các ngành.
2. Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền để xảy ra một hoặc nhiều vi phạm nêu tại Điều 9 quy định này thì tùy theo mức độ và hành vi vi phạm sẽ bị xem xét, xử lý theo quy định hiện hành về xử lý kỷ luật cán bộ, công chức. Trường hợp có những vi phạm mang tính chất nghiêm trọng, tùy theo mức độ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền vi phạm các quy định của pháp luật trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo gây thiệt hại cho nhà nước, tập thể hoặc công dân còn phải chịu trách nhiệm bồi thường theo quy định của pháp luật.
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 11.
1. Giao Chánh Thanh tra tỉnh tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng năm đối với Giám đốc các Sở và Chủ tịch UBND cấp huyện.
2. Giao Giám đốc các Sở và Chủ tịch UBND cấp huyện hướng dẫn việc đánh giá, chấm điểm, xếp loại kết quả thực hiện nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo hàng năm đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức thuộc phạm vi quản lý của mình.
Điều 12.
1. Chánh Thanh tra tỉnh và Chánh Văn phòng UBND tỉnh trong phạm vi thẩm quyền quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo chịu trách nhiệm thực hiện, theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện Quy định này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, người đứng đầu các cấp, các ngành và cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Thanh tra tỉnh) để xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 35/2009/QĐ-UBND về quy chế phối hợp giải quyết các vụ việc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo, làm mất an ninh trật tự tại trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước thành phố Cần Thơ
- 2Quyết định 57/2008/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhà nước trong công tác cải cách hành chính do tỉnh Nghệ An ban hành
- 3Quyết định 792/QĐ-UB năm 1997 quy định về chế độ và quan hệ phối hợp trách nhiệm trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Tỉnh Phú Thọ ban hành
- 4Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 5Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 6Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Quyết định 86/2014/QĐ-UBND Quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh, tranh chấp đất đai trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 2Quyết định 5149/QĐ-UBND năm 2015 xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành từ ngày 31/12/2014 trở về trước đang còn hiệu lực thi hành
- 3Quyết định 814/QĐ-UBND năm 2016 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành hết hiệu lực thi hành toàn bộ hoặc một phần
- 1Luật Khiếu nại, tố cáo sửa đổi 2005
- 2Luật Khiếu nại, tố cáo 1998
- 3Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh Cán bộ, công chức năm 2003
- 4Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 5Luật Khiếu nại, Tố cáo sửa đổi 2004
- 6Luật Thanh tra 2004
- 7Nghị định 157/2007/NĐ-CP Quy định chế độ trách nhiệm đối với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị của Nhà nước trong thi hành nhiệm vụ, công vụ
- 8Quyết định 35/2009/QĐ-UBND về quy chế phối hợp giải quyết các vụ việc tập trung đông người khiếu nại, tố cáo, làm mất an ninh trật tự tại trụ sở cơ quan Đảng, Nhà nước thành phố Cần Thơ
- 9Quyết định 57/2008/QĐ-UBND quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị nhà nước trong công tác cải cách hành chính do tỉnh Nghệ An ban hành
- 10Quyết định 792/QĐ-UB năm 1997 quy định về chế độ và quan hệ phối hợp trách nhiệm trong công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân do Tỉnh Phú Thọ ban hành
Quyết định 64/2009/QĐ-UBND ban hành Quy định chế độ trách nhiệm của người đứng đầu các ngành, các cấp trong công tác tiếp công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo trên địa bàn tỉnh do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- Số hiệu: 64/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/07/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Nghệ An
- Người ký: Thái Văn Hằng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra