Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 63/2014/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 15 tháng 12 năm 2014 |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH QUẢN LÝ CÁP VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Viễn thông ngày 23 tháng 11 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 6 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông;
Căn cứ Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung;
Căn cứ Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông;
Căn cứ Thông tư số 14/2013/TT-BTTTT ngày 21 tháng 6 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 839/TTr-STTTT ngày 10 tháng 11 năm 2014 về việc đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quyết định ban hành Quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và của Giám đốc Sở Tư pháp tại Báo cáo kết quả thẩm định số 154/BC-STP ngày 19 tháng 9 năm 2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 (mười) ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc các Sở: Thông tin và Truyền thông, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Xây dựng, Giao thông vận tải, Công Thương, Tư pháp; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; Thủ trưởng các doanh nghiệp viễn thông, truyền hình cáp trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; Thủ trưởng các sở, ban ngành liên quan và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUẢN LÝ CÁP VIỄN THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 63/2014/QĐ-UBND ngày 15 tháng 12 năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi)
Quy định này quy định về quản lý cáp viễn thông bao gồm: Yêu cầu kỹ thuật, cấp phép thi công, cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, lập kế hoạch và tổ chức triển khai hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, dùng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông; sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Quy định này không áp dụng đối với các tuyến cáp quang, cáp đồng thả biển hoặc đi ven thềm lục địa.
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc lập, phê duyệt quy hoạch và đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác, sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh.
1. Cáp viễn thông là tên gọi chung chỉ cáp quang, cáp đồng, cáp đồng trục (cáp truyền hình) được dùng để truyền thông tin trong mạng viễn thông thuộc quản lý chuyên ngành của Bộ Thông tin và Truyền thông.
2. Cáp treo là cáp viễn thông được lắp đặt trên hệ thống đường cột và các cấu trúc đỡ khác.
3. Cáp thuê bao là đoạn cáp viễn thông từ hộp cáp, hố cáp, bộ chia tín hiệu truyền hình đến thiết bị đầu cuối đặt trong nhà thuê bao. Cáp thuê bao còn gọi là cáp vào nhà thuê bao hay dây thuê bao.
4. Đường hầm là một kết cấu có dạng và kích thước khác nhau, đủ lớn và được đặt dưới mặt đất, dùng để lắp đặt các công trình ngoại vi viễn thông và cả trang thiết bị của nhiều ngành khác (điện lực; cấp, thoát nước...), nhân viên có thể đi lại trong đường hầm để lắp đặt, sửa chữa và bảo dưỡng các trang thiết bị được lắp đặt.
5. Cột treo cáp là cột bằng thép hoặc bê tông cốt thép dùng để treo cáp viễn thông.
6. Hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông bao gồm cột treo cáp và hạ tầng kỹ thuật ngầm.
7. Hạ tầng kỹ thuật ngầm bao gồm (cống cáp, bể cáp, hào và tuynel kỹ thuật, v.v...) là công trình hạ tầng kỹ thuật được xây dựng ngầm dưới mặt đất để lắp đặt cáp.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý cáp viễn thông
1. Việc lập, phê duyệt quy hoạch, kế hoạch và đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải phù hợp với quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, quy hoạch xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các quy hoạch khác có liên quan; đúng với quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và đảm bảo an toàn, mỹ quan đô thị.
2. Khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông.
3. Việc đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải đồng bộ với các công trình khác; mạng cáp viễn thông phải được ngầm hóa 100% tại các tuyến đường xây dựng mới trong khu đô thị, khu dân cư.
4. Bất kỳ một bộ phận nào của công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông bị hư hỏng, không còn sử dụng hoặc ngưng sử dụng phải được tháo dỡ và thu hồi; cáp viễn thông phải được sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa.
5. Cáp viễn thông phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định tại Thông tư liên tịch số 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT ngày 27 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Công Thương, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
6. Tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư và xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi ngầm cáp viễn thông được hỗ trợ ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
7. Các hành vi vi phạm gây ảnh hưởng đến an toàn cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, tùy theo mức độ sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
YÊU CẦU KỸ THUẬT CÁP VIỄN THÔNG VÀ CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐI CÁP VIỄN THÔNG
Điều 5. Điều kiện sử dụng cáp treo
1. Các trường hợp được sử dụng cáp treo
a) Khu vực không còn khả năng đi cáp ngầm trong các công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm tại khu vực đô thị.
b) Khu vực các tuyến đường liên thôn, liên xã tại khu vực nông thôn; khu vực vùng núi, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.
c) Khu vực địa chất không phù hợp để đi cáp ngầm.
d) Khu vực chưa có quy hoạch đô thị, chưa có khu dân cư, chưa có đường giao thông.
e) Khu vực dọc các tuyến đường chưa có quy hoạch ổn định, chưa xác định được các mốc lộ giới của đường bộ.
g) Khu vực dùng để cung cấp dịch vụ tạm thời.
2 Các trường hợp không được sử dụng cáp treo
a) Tổng số cáp của một doanh nghiệp hoặc một tổ chức được cấp giấy phép kinh doanh treo trên một tuyến không vượt quá 5 cáp.
b) Cáp vượt qua đường cao tốc, đường giao thông có độ rộng lớn hơn 70m và các tuyến đường trọng điểm theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi (nếu có).
Điều 6. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp treo
Ngoài những quy định bắt buộc tại Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT ban hành kèm theo Thông tư số 10/2011/TT-BTTTT ngày 14 tháng 4 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (sau đây gọi tắt là Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT), công trình cáp treo phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Không trồng cột mới đối với các tuyến đường đã có cột treo cáp, trừ trường hợp cột treo cáp trên các tuyến đường đó không có khả năng để treo thêm cáp. Trên mỗi cột treo cáp, mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (chủ sở hữu cáp) không treo nhiều hơn 01 (một) tủ/hộp cáp và không được quấn cáp xung quanh thân cột.
2. Cáp dự phòng có chiều dài tối đa không quá 10 (mười) mét, được quấn thành đường tròn (đường kính nhỏ hơn 0,6 mét) đưa vào mặt sau của cột và được cố định chắc chắn vào thân cột, điểm thấp nhất của vòng tròn cáp dự phòng cách mặt đất tối thiểu là 03 (ba) mét. Khoảng cách giữa 2 (hai) vòng tròn cáp dự phòng của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (chủ sở hữu cáp) gần nhau tối thiểu 200 (hai trăm) mét.
3. Cáp viễn thông phải gắn thẻ nhận biết theo Phụ lục I của Quy định này.
4. Khi treo thêm cáp viễn thông trên các tuyến đường đã được sắp xếp, chỉnh trang phải bảo đảm đúng yêu cầu kỹ thuật của tuyến cáp treo và phải bó vào tuyến cáp đã được sắp xếp.
5. Trước khi treo thêm cáp viễn thông (trừ cáp thuê bao) trên hệ thống cột đã có thì tổ chức, cá nhân phải báo cáo bằng văn bản và gửi kèm bản vẽ thiết kế tuyến cáp đó đến sở Thông tin và Truyền thông và đơn vị sở hữu cột treo cáp.
6. Cáp viễn thông treo trên cột điện của ngành điện không được vượt quá kết cấu chịu lực của cột điện, phải đảm bảo an toàn của ngành điện và các ngành liên quan.
7. Cáp vượt qua đường bộ, qua cầu, qua sông phải đảm bảo đạt tĩnh không theo quy định tại Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, Thông tư số 36/2012/TT-BGTVT ngày 13 tháng 9 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định cấp kỹ thuật của đường thủy nội địa; trên sợi cáp thấp nhất và tại vị trí thấp nhất phải treo biển báo độ cao.
Điều 7. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp và cáp trong đường hầm
Cáp trong cống bể, cáp chôn trực tiếp và cáp trong đường hầm phải tuân thủ các quy định kỹ thuật tại các điểm 2.2, 2.3, 2.4 Khoản 2 Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT; cáp phải gắn thẻ nhận biết theo quy định tại Phụ lục I của Quy định này.
Điều 8. Yêu cầu kỹ thuật đối với tủ/ hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu
Tuân thủ theo yêu cầu kỹ thuật quy định tại Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT và phải đảm bảo các yêu cầu sau:
1. Tủ/hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu lắp trên cột phải bố trí ở mặt sau cột (nhìn từ đường vào), được cố định chắc chắn vào thân cột bằng đai chống rỉ; điểm thấp nhất của tủ/hộp cáp so với mặt đất không nhỏ hơn 2 (hai) mét. Không lắp bệ ghế kiểm tra tủ/hộp cáp.
2. Cáp vào, cáp ra tại vị trí các tủ/hộp cáp đều phải được luồn trong ống nhựa, đi song song thân cột và phải cố định chắc chắn bằng đai chống rỉ vào thân cột.
3. Việc lắp đặt các thiết bị tủ cáp, hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu trên công trình công cộng phải đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, tính thẩm mỹ và được đồng ý của tổ chức, cá nhân là chủ quản công trình đó.
4. Không treo tủ/hộp cáp, măng sông, bộ chia tín hiệu, cáp dự phòng trên cột điện chiếu sáng, cây xanh, cột có lắp các thiết bị điện (trạm biến áp, thiết bị đóng cắt, tụ bù…).
Điều 9. Yêu cầu kỹ thuật đối với cáp thuê bao
1. Tuân thủ quy định tại điểm 2.6 Khoản 2 Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT.
2. Cáp thuê bao phải kéo thẳng, bó gọn và không để dự phòng trên cột. Độ dài cáp thuê bao không quá 300 (ba trăm) mét (tại khu vực các phường của thành phố Quảng Ngãi, các trung tâm huyện, thị trấn), các khu vực còn lại có thể dài hơn 300 (ba trăm) mét, nhưng phải đảm bảo độ suy hao tín hiệu trên đường dây trong phạm vi cho phép của doanh nghiệp.
3. Mỗi doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông (chủ sở hữu cáp) được phép đi không quá 05 (năm) cáp thuê bao riêng lẻ trên cùng một tuyến, nếu vượt quá 05 (năm) cáp thuê bao riêng lẻ trên cùng một tuyến phải thay các sợi cáp thuê bao này bằng sợi cáp có dung lượng lớn hơn (nhiều đôi).
Điều 10. Yêu cầu tiếp đất và chống sét
Cáp viễn thông và tất cả các thành phần khác thuộc công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông đều phải tiếp đất chống sét theo quy định tại các tiết: 2.1.5, 2.2.5, 2.3.4, 2.4.5, 2.5.4, 2.6.4 Khoản 2 Quy chuẩn QCVN 33:2011/BTTTT. Dây nối đất phải được đặt trong ống nhựa bảo vệ và cố định vào thân cột.
DÙNG CHUNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐI CÁP VIỄN THÔNG
Điều 11. Nguyên tắc sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông
Chủ sở hữu hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân có sử dụng hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông để thực hiện việc sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông theo nguyên tắc đảm bảo công bằng, hợp lý về quyền và lợi ích hợp pháp giữa các bên tham gia; sử dụng hiệu quả hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông. Việc tham gia sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
1. Phải được sự thỏa thuận bằng văn bản của chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung hoặc hợp đồng thuê (nếu có) của hai bên.
2. Việc lắp đặt thêm các đường dây cáp, thiết bị vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải đảm bảo sự hoạt động bình thường của hệ thống đã có.
3. Trong các trường hợp cụ thể nhằm đảm bảo an toàn giao thông, đảm bảo mỹ quan đô thị, quy hoạch đô thị và một số trường hợp khác thì Ủy ban nhân dân tỉnh sẽ quyết định việc sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật.
4. Giá thuê sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông (đối với công trình đầu tư ngoài nguồn ngân sách nhà nước) do các bên tự thỏa thuận trên cơ sở quy định tại Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và các khung giá khác liên quan.
Điều 12. Trách nhiệm của chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông sử dụng chung
1. Căn cứ quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và các quy hoạch khác, hàng năm, lập kế hoạch cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông sử dụng chung gửi Sở Thông tin và Truyền thông - cơ quan đầu mối hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có sử dụng hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông để phối hợp thực hiện việc cải tạo, sửa chữa, nâng cấp hoặc xây dựng mới.
2. Đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung giá thuê hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông sử dụng chung (đối với công trình được đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước), tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan đến công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông sử dụng chung.
3. Ký hợp đồng hoặc thỏa thuận bằng văn bản với tổ chức, cá nhân có nhu cầu sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông theo thẩm quyền.
4. Tuân thủ quy định về quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy định tại Nghị định số 72/2012/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2012 của Chính phủ về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật và các quy định khác có liên quan.
5. Định kỳ 3 (ba) tháng, thực hiện kiểm tra, đánh giá và thông báo tình hình hoạt động của công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung cho các tổ chức, cá nhân có sử dụng hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông sử dụng chung.
6. Xây dựng, khai thác và quản lý cơ sở dữ liệu tình hình quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung, báo cáo định kỳ 6 tháng và hàng năm đến Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 13. Trách nhiệm các tổ chức, cá nhân sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông
1. Cung cấp thông tin về đường dây cáp, thiết bị được lắp đặt trong công trình sử dụng chung cho chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông sử dụng chung.
2. Thông báo kịp thời cho chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý vận hành khi phát hiện các hiện tượng bất thường có thể gây ra sự cố, đồng thời phải có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị có liên quan tham gia xử lý sự cố.
3. Phối hợp với chủ sở hữu hoặc đơn vị quản lý vận hành công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và các đơn vị liên quan khác thực hiện việc tháo dỡ, di chuyển ra khỏi công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung các đường dây cáp, thiết bị cần nâng cấp, thiết bị hư hỏng cần thay thế và các thiết bị có nguy cơ gây mất an toàn.
4. Khi lắp đặt thêm các thiết bị vào hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung phải được sự đồng ý của chủ sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
5. Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính, kỹ thuật đã cam kết trong hợp đồng dùng chung đã ký kết (nếu có).
CẤP PHÉP, ĐIỀU KIỆN THI CÔNG CÔNG TRÌNH HẠ TẦNG KỸ THUẬT ĐI CÁP VIỄN THÔNG
Điều 14. Điều kiện thi công công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông
1. Trước khi khởi công xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, chủ đầu tư phải có giấy phép xây dựng hoặc giấy phép thi công do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định của pháp luật về xây dựng; trừ các trường hợp được miễn giấy phép theo quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Luật Viễn thông (sau đây gọi tắt là Nghị định số 25/2011/NĐ-CP).
2. Các công trình được miễn giấy phép xây dựng quy định tại Khoản 1 Điều 41 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP trước khi khởi công xây dựng công trình chủ đầu tư phải có văn bản thông báo thời điểm khởi công xây dựng công trình (theo mẫu tại Phụ lục II của Quy định này) cho Sở Thông tin và Truyền thông.
Điều 15. Cấp phép thi công, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông
1. Các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện cấp phép thi công, cấp phép xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông theo quy định của pháp luật và Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi.
2. Cơ quan cấp phép thi công, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông theo quy định tại Khoản 1 Điều này, lấy ý kiến Sở Thông tin và Truyền thông về sự phù hợp quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, phương án dùng chung, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật ngành viễn thông trước khi cấp phép.
XỬ LÝ, SẮP XẾP, CHỈNH TRANG VÀ NGẦM HÓA CÁP VIỄN THÔNG
Điều 16. Sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông
1. Tuân theo Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động và kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
2. Sắp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông phải đảm bảo các yêu cầu sau:
a) Kéo căng, buộc gọn hệ thống dây cáp viễn thông;
b) Loại bỏ và thu hồi cáp viễn thông, măng sông, tủ/hộp cáp, bộ chia tín hiệu đã hư hoặc không còn sử dụng;
c) Sắp xếp cáp dự phòng, măng sông, tủ/hộp cáp treo trên cột theo đúng quy định tại Quy định này; gia cố, thay thế cột không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật, gây ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị.
Điều 17. Xử lý cáp viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông khi bị sự cố
1. Khi cáp viễn thông, công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông và các thiết bị phụ trợ bị sự cố thì chủ sở hữu phải bố trí lực lượng có mặt kịp thời để xử lý nhằm đảm bảo an toàn giao thông và thông tin được thông suốt, đồng thời báo cho Sở Thông tin và Truyền thông biết để phối hợp xử lý.
2. Khi cột treo cáp viễn thông bị gãy hoặc bị nghiêng thì các đơn vị có cáp đi treo trên cột đó phải có trách nhiệm phối hợp với chủ sở hữu cột để gia cố, chỉnh sửa hoặc trồng cột mới (nếu cột bị gãy).
3. Các đơn vị có cột treo cáp và các đơn vị sử dụng cột treo cáp phải thiết lập đường dây nóng với nhau, cung cấp các số điện thoại để thông tin, liên lạc. Khi có sự cố hoặc có tình huống khẩn cấp, trong thời gian 02 (hai) giờ, các bên phải phối hợp khắc phục ngay.
Điều 18. Sở Thông tin và Truyền thông
1. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
2. Tham mưu trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch và danh mục các tuyến đường cần phải sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông; chủ trì thực hiện kế hoạch của Ủy ban nhân dân tỉnh về sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa cáp viễn thông.
3. Phối hợp với Sở Tài chính trong việc tổ chức hiệp thương giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung đi cáp viễn thông.
4. Kêu gọi các tổ chức, cá nhân đủ năng lực theo quy định của pháp luật tham gia xã hội hóa việc đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông để sử dụng chung theo quy định của pháp luật.
Điều 19. Sở Giao thông vận tải
1. Trước khi triển khai các dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường giao thông phải thông báo cho các tổ chức, đơn vị có công trình hạ tầng kỹ thuật đi cấp viễn thông nằm trong phạm vi đất dành cho hành lang an toàn đường bộ biết, phối hợp di dời.
2. Khi quy hoạch xây dựng các công trình giao thông phải kèm theo việc quy hoạch hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông như đường cống, bể cáp, hào, hầm, tuynel kỹ thuật, cột treo cáp.
3. Thanh tra, kiểm tra và xử lý các hành vi vi phạm đối với việc đầu tư, xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trong phạm vi đất dành cho đường bộ gồm đất của đường bộ và đất hành lang an toàn đường bộ.
1. Hướng dẫn đưa nội dung quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động vào các đồ án quy hoạch xây dựng tại các khu đô thị, khu dân cư, khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Chủ trì, phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quy định về quản lý, sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn, chỉ đạo Công ty Điện lực Quảng Ngãi tăng cường quản lý các tuyến cột và sắp xếp, chỉnh trang lại các đường dây điện, cáp viễn thông hiện có treo trên hệ thống cột điện, bảo đảm đúng Quy định này và các quy định hiện hành khác có liên quan của Nhà nước.
Chủ trì, phối hợp với các Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Xây dựng tổ chức hiệp thương giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và những nội dung liên quan quy định tại Khoản 4 Điều 14 Thông tư liên tịch số 210/2013/TTLT-BTC- BXD-BTTTT ngày 30 tháng 12 năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính, Bộ trưởng Bộ Xây dựng, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông về hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung và các khung giá khác liên quan.
Điều 23. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
1. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan cấp phép xây dựng, cấp phép thi công công trình hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông theo thẩm quyền.
2. Khi triển khai xây dựng các dự án mới hoặc cải tạo tuyến đường, khu đô thị, khu thương mại, khu dân cư, khu công nghiệp,... phải thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông biết để phối hợp triển khai hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông, bảo đảm tính đồng bộ của hệ thống hạ tầng kỹ thuật.
3. Chỉ đạo việc phối hợp với các đơn vị liên quan để thực hiện các công việc phục vụ việc sắp xếp, chỉnh trang cáp viễn thông trên địa bàn.
Điều 24. Công ty Điện lực Quảng Ngãi
1. Quản lý chặt chẽ việc treo cáp viễn thông trên hệ thống cột điện. Có trách nhiệm lập hồ sơ quản lý các tuyến cột điện có treo cáp viễn thông gồm các nội dung: Đơn vị thuê cột điện; chủng loại và số lượng từng loại cáp treo trên cột điện; điểm đầu - điểm cuối của tuyến cáp viễn thông; số và ngày ký hợp đồng thuê cột điện (nếu có).
2. Kiểm tra, tính toán khả năng chịu lực và tải trọng an toàn của cột điện trước khi tiến hành làm thủ tục cho treo cáp viễn thông.
3. Định kỳ 3 (ba) tháng một lần, thực hiện kiểm tra các tuyến cáp viễn thông để cập nhật các thông tin: Tình trạng hiện tại (độ võng, tính thẩm mỹ, bảo đảm an toàn giao thông và an toàn cho người dân xung quanh) của tuyến cáp treo trên cột điện; số lượng cáp viễn thông phát sinh treo trên cột điện và báo cáo cho Sở Thông tin và Truyền thông.
4. Phối hợp và tạo điều kiện thuận lợi để Sở Thông tin và Truyền thông, các cơ quan, địa phương liên quan và các tổ chức, cá nhân sở hữu cáp viễn thông thực hiện việc sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa và xử lý các sự cố về cáp viễn thông.
Điều 25. Các đơn vị chủ sở hữu cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông
1. Đầu tư, xây dựng, sử dụng chung hệ thống cột treo cáp, công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm, nếu tuyến, hướng của hệ thống cáp viễn thông giống nhau.
2. Phối hợp xây dựng kế hoạch, lộ trình ngầm hóa cáp viễn thông và sử dụng chung hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông.
3. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các cơ quan, địa phương, đơn vị liên quan trong việc sắp xếp, chỉnh trang và ngầm hóa các tuyến cáp viễn thông theo kế hoạch do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.
4. Bố trí nhân lực, phương tiện, công cụ và kinh phí cho việc sắp xếp, chỉnh trang, ngầm hóa cáp viễn thông.
Cơ quan, tổ chức, cá nhân phát hiện và thông báo kịp thời cho Sở Thông tin và Truyền thông về những hành vi vi phạm quy định quản lý cáp viễn thông trên địa tỉnh được xem xét khen thưởng theo quy định hiện hành của Nhà nước.
1. Thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Giao thông vận tải, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong đầu tư, xây dựng, quản lý, khai thác cáp viễn thông và hạ tầng kỹ thuật đi cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh theo thẩm quyền và quy định hiện hành của Nhà nước.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân, nếu vi phạm Quy định này thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện nếu có vướng mắc phát sinh, các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phản ánh bằng văn bản về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung./.
KÝ HIỆU, MÀU SẮC TRÊN THẺ NHẬN BIẾT CÁP VIỄN THÔNG
(Kèm theo Quy định Quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi)
TT | Tên doanh nghiệp | Ký hiệu | Màu nền | Màu chữ | Ghi chú |
1 | Viễn thông Quảng Ngãi | VT-VNPT | Vàng | Đen |
|
2 | Chi nhánh Viễn thông Viettel Quảng Ngãi | VT-VTEL | Vàng | Đỏ |
|
3 | Công ty Viễn thông Hà Nội (Vietnammobile) | VT-VNM | Vàng | Xanh lá cây (Green) |
|
4 | Công ty Thông tin di động Toàn cầu (Gtel) | VT-GTEL | Vàng | Xanh da trời (Blue) |
|
5 | Mobifone Quảng Ngãi | VT-VMS | Vàng | Cam |
|
6 | Công ty Truyền hình cáp Sài gòn Tourist (SCTV) | VT-SCTV | Vàng | Nâu |
|
7 | Công ty Viễn thông FPT | VT-FPT | Vàng | Hồng |
|
8 | Phát sinh đơn vị mới | Đăng ký với Sở Thông tin và Truyền thông để xem xét bổ sung |
MẪU THÔNG BÁO THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Kèm theo Quy định Quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi)
(Tên chủ đầu tư …) | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: ……….. | Địa danh, ngày ……… tháng ……… năm ………….. |
THÔNG BÁO
Về việc thi công công trình …………………………………………
(Tên chủ đầu tư thi công công trình): …….…………………………….………
Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………
Điện thoại: …………………………………………….…...............................................
Nay chúng tôi thông báo thi công công trình: (tên công trình)..............................…..
……………………………………………………………………………...........................
- Vị trí tuyến (mô tả tuyến từ điểm đầu đến điểm cuối)......……….………………
- Văn bản phê duyệt của chủ đầu tư (nếu có) số: …… ngày … tháng … năm 20….
- Dự kiến thời gian thi công: từ ngày ……..……….. đến ngày ….…………………….
- Cán bộ giám sát thi công: ………..………………..…… điện thoại: …………………
- Tên đơn vị thi công: ………………………………………………………………………………….; địa chỉ tại: …………………………………………… điện thoại: …………………
(Chủ đầu tư) thông báo và đề nghị các ngành, địa phương liên quan quan tâm, hỗ trợ chúng tôi hoàn thành tốt việc thi công công trình. Chúng tôi cam kết thực hiện đúng các quy định có liên quan của Nhà nước.
Xin chân thành cảm ơn./.
Nơi nhận: | Thủ trưởng đơn vị |
- 1Quyết định 34/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý mạng cáp treo viễn thông và truyền hình tại phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định việc sử dụng chung cột điện để treo cáp viễn thông và chỉnh trang làm gọn cáp viễn thông treo trên cột điện trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 3Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác quản lý hạ tầng cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 4Quyết định 30/2015/QĐ-UBND về Quy định quản lý cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 5Quyết định 40/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 31/2017/QĐ-UBND
- 6Quyết định 45/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 7Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2021
- 8Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Quyết định 45/2021/QĐ-UBND quy định về quản lý mạng cáp ngoại vi viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 88/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi hết hiệu lực toàn bộ, hết hiệu lực một phần, ngưng hiệu lực trong năm 2021
- 3Quyết định 260/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi trong kỳ hệ thống hóa 2019-2023
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật viễn thông năm 2009
- 3Quyết định 34/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý mạng cáp treo viễn thông và truyền hình tại phường, thị trấn thuộc tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 4Nghị định 25/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật Viễn thông
- 5Thông tư 10/2011/TT-BTTTT về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về viễn thông do Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 6Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 7Quyết định 04/2012/QĐ-UBND về Quy định việc sử dụng chung cột điện để treo cáp viễn thông và chỉnh trang làm gọn cáp viễn thông treo trên cột điện trên địa bàn tỉnh Long An do Ủy ban nhân dân tỉnh Long An ban hành
- 8Nghị định 72/2012/NĐ-CP về quản lý và sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật
- 9Thông tư 36/2012/TT-BGTVT quy định cấp kỹ thuật đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông tư 14/2013/TT-BTTTT hướng dẫn việc lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động tại địa phương do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 11Thông tư liên tịch 210/2013/TTLT-BTC-BXD-BTTTT hướng dẫn cơ chế, nguyên tắc kiểm soát giá và phương pháp xác định giá thuê công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Xây dựng - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 12Thông tư liên tịch 21/2013/TTLT-BXD-BCT-BTTTT quy định về dấu hiệu nhận biết các loại đường dây, cáp và đường ống được lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung do Bộ trưởng Bộ Xây dựng - Bộ Công thương - Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 13Chỉ thị 12/CT-UBND năm 2015 tăng cường công tác quản lý hạ tầng cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 14Quyết định 30/2015/QĐ-UBND về Quy định quản lý cáp viễn thông treo trên địa bàn tỉnh Bình Dương
- 15Quyết định 40/2021/QĐ-UBND sửa đổi Quy định quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Ninh Bình kèm theo Quyết định 31/2017/QĐ-UBND
Quyết định 63/2014/QĐ-UBND về quản lý cáp viễn thông trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 63/2014/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 15/12/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Lê Viết Chữ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/12/2014
- Ngày hết hiệu lực: 01/10/2021
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra